Home
Nhan Dinh Ngay Quan Luc 19/6/1973
Quan Luc 19-6-1973
Tuong Lanh VNCH
Tran Chien Tet Mau Than 1968
Nhung tran chien cuoi cung 30/4/1975
Khong bao gio quen nguoi Chien Si VNCH
Nhung ngay cuoi cung VNCH
Cac tran danh-BietDongQuan-Halao 1972
Trai Thoi Chinh Chien VNCH
Nguoi Linh VNCH-Vanh Khan Tang cho To Quoc
Quan Huy Hieu QLVNCH
KhongQuan QLVNCH
HaiQuan QLVNCH
Su Doan Du QLVNCH
Luc Luong Dac Biet QLVNCH
BietKichDu QLVNCH
Thuy Quan Luc Chien QLVNCH
BietDongQuan QLVNCH
Biet Doi Thien Nga
ThieuSinhQuan QLVNCH
Nu Quan Nhan QLVNCH
Nhung hinh anh nguoi Linh VNCH
HoangSa_TruongSa VNCH
CB XDNT-VNCH-Bac Cali
TienGiay VNCH
SuuTamTemThu VNCH 1951-1975
Vovinam Vo Thuat
Links
Contact Me
News
Sinh Hoat Van Nghe Khu Hoi Bac Cali

vnmn.jpg

         Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH

sdd.jpg

 

Sau Hiệp Định Geneva, ngày 1 tháng 5 năm 1955, Liên Đoàn ND đầu tiên của QLVNCH được thành lập gồm có TĐ1ND, TĐ3ND, TĐ5ND và TĐ6ND.  Riêng TĐ4ND được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1952 tại Đà Nẵng, nhưng sau vị thiệt hại nặng trong một cuộc hàng quân tại Lào nên giải tán vào cuối năm 1952.

Trong thời gian thành lập các TĐ1ND, TĐ3ND, TĐ5ND, TĐ6ND từ năm 1951 đến 1954, các Tiễu Đoàn Trưởng đều là người Pháp, mặc dầu trong mỗi TĐ th́ trung b́nh có khoảng ¾ là người Việt, phần lớn các cấp chỉ huy đều do người Pháp nắm giữ.  Trong các TĐ cũng có nhiều Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan người Việt, nhưng chỉ được bổ nhiệm các chức vụ Tiểu Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng và cao nhất là Đại Đội Trưởng.  Chỉ từ đầu năm 1955 tât cả các cấp chỉ huy mới hoàn toàn là người Việt.   Thời gian đầu, mỗi TĐ gồm có 3 đại đội, sau được tăng lên thành 4 đại đội.  Ngoài 4 TĐND c̣n có Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, TĐ Yểm Trợ, Đại Đội Công Binh và Đại Đội Pháo Binh.

Với sự thành lập TĐ8ND và  tái thành lập TĐ7ND, ngày 1 tháng 12 năm 1959, Liên Đoàn ND trở thành Lữ Đoàn ND.  Đây là Lữ Đoàn ND đầu tiên của QLVNCH.

Lữ Đoàn 2 ND được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1965.  TĐ9ND được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1965.  Cũng trong năm 1965, Đại Đội Pháo Binh trở thành TĐ1 Pháo Binh.

Ngày 1 tháng 12 năm 1965, Sư Đoàn ND đựoc thành lập.  Đến năm 1967, SĐND được tăng cường thêm TĐ11ND, thành lập ngày 11/12/1967.  Quân Y được thành lập cấp Tiểu Đoàn ngày 1/6/1968, Tiểu Đoàn Yểm Trợ ra đời ngày 1/11/1968. TĐ2 Pháo Binh thành lập ngày 1/12/1968 và T Đ 3 Pháo Binh thành lập đấu năm 1969.  Đầu năm 1970, các đơn vị Công Binh và Truyền Tin được thành lập cấp Tiểu Đoàn.
 
Như vậy tính đến đầu năm 1970, cơ cấu Sư Đoàn ND bao gồm:
 
Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn ND

Lữ Đoàn 1 ND

TĐ1ND
TĐ8ND
TĐ9ND
TĐ1 Pháo Binh.
ĐĐ1 Trinh Sát


Lữ Đoàn 2 ND

TĐ5ND
TĐ7ND
TĐ11ND
TĐ2 Pháo Binh.
ĐĐ2 Trinh Sát


Lữ Đoàn 3 ND

TĐ2ND
TĐ3ND
TĐ6ND
TĐ3 Pháo Binh.
ĐĐ3 Trinh Sát


Lữ Đoàn Yểm Trợ

TĐ Truyền Tin
TĐ Yểm Trợ
TĐ Quân Y
TĐ Công Binh 

Đầu năm 1974, để đối đầu với sự gia tăng xâm nhập vào miền Nam của CSBV, Bộ TTM/QLVNCH chấp thuận cho SĐND thành lập thêm Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù, bao gồm 6 Tiểu Đoàn 12,14,15,16,17,18 Nhẩy Dù, Đại Đội 4 Trinh Sát và Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh Nhẩy Dù.  Trong thời gian cuối cùng của VNCH năm 1975, LĐ4ND nhận lănh trọng trách bảo vệ ṿng đai Đô Thành Sài G̣n


Bộ Tư Lệnh SĐND

Bộ chỉ huy đặt tại trại Hoàng Hoa Thám, bản doanh của Bộ Tư Lệnh SĐND.

Tư Lệnh SĐND:

  • Đại Tướng Đỗ Cao Trí (1954 – 1956)
  • Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi (1956 – 1960)
  • Đại Tướng Cao Văn Viên (1960 – 1964)
  • Trung Tướng Dư Quốc Đống (1964 – 1972)
  • Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng (1972 – 1975) 


Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù

Bản doanh đặt tại trại Hoàng Hoa Thám, Gia Định

Lữ Đoàn Trưởng:

  • Trung Tá Hồ Trung Hậu (1/12/1966)
  • Đại Tá Lê Quang Lưỡng (1/4/1971 - 1972)
  • Trung Tá Lê Văn Ngọc (1972-1973)
  •  Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh (1974 – 1975)


Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù

Bản doanh đặt tại Long B́nh, Thủ Đức

Lữ Đoàn Trưởng:

  • Trung Tá Đào Văn Hùng (1/12/1966)
  • Đại Tá Trần Quốc Lịch (1/4/1971 – 1973)
  • Đại Tá Nguyễn Thu Lương (1974 – 1975)

 

Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù

Bản doanh đặt tại trại Hoàng Hoa Thám

Lữ Đoàn Trưởng:

  • Trung Tá Nguyễn Khoa Nam (1/12/1966 - 1968)
  •  Đại Tá Nguyễn Văn Thọ (1968 – 1971)
  • Trung Tá Trương Vĩnh Phước (1/4/1971)
  • Trung Tá Lê Văn Phát

Lữ Đoàn 4 Nhẩy Dù

Bản doanh đặt tại trại Hoàng Hoa Thám

Lữ Đoàn Trưởng:

  • Trung Tá Lê Minh Ngọc (1974 – 1975)


Tiểu Đoàn 1 Nhẩy Dù

TĐ1ND được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1951 tại Chí Hoà, Sài G̣n (Quyết định thành lập kư ngày 15/7/1951).  Nguyên thuỷ là phát xuất từ hai lực lượng nhẩy dù trong quân đội Pháp, đó là 1st Compagnie de la Garde (Đại Đội 1 Pḥng Vệ Bắc Việt) và 1st Companie Indochinoise Parachutiste (Đại Đội 1 Nhẩy Dù Đông Dương), kết hợp để trờ thành 1st Companie Indochinoise Parachutiste (TĐ1 Nhẩy Dù Đông Dương), và sau đó trở thành TĐ1ND.

Trong suốt cuộc chiến bảo vệ quê hương, TĐ1ND đă tham chiến trong các trận Mộc Hóa (tháng 12/1960); Kiến Phong (6/1961); Vị Thanh, Chương Thiện (1/1962); Chiến Khu “C” (2/1963); Phuớc Thành (4/1963); chiến dịch Quyết Thắng – Quân Khu 4 (3/1964); Tân Châu Hồng Ngự (tháng 3/1964); Hành Quân Liên Kết - Quảng Ngăi (1965); Mậu Thân (1968); Cầu Khởi – Tây Ninh (2/1969); Cồ Nổ (7/1969); Mỏ Vẹt – Cambodge (1970); Hạ Lào Lam Sơn 719 (1970).  Tại mặt trận Thường Đức (từ ngày 18 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11 năm 1974), TĐ1ND đă chiến đấu cùng với TĐ8ND, TĐ9ND và LĐ3ND.

TĐ1ND đă oanh dũng chiến đấu cùng với TĐ8ND, TĐ9ND và các lực lượng bạn tai mặt trận Xuân lộc, Long Khánh từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.

Tiểu Đoàn Trưởng:

  • Đại Úy Vũ Quang Tài
  • Đ/U Albert Lê Quang Triệu
  • Thiếu Tá Trần Văn Đô
  • Đ/U Dư Quốc Đống
  • Đ/U Bùi Kim Kha 
  • Đ/U Đoàn Văn Nu
  • Th/T Lê Văn Đặng
  • Th/T Nguyễn Thu Lương
  • Th/T Phạm Hy Mai
  • Th/T Nguyễn Xuân Phan
  • Th/T La Trịnh Tường (1/4/1971)
  • Th/T Lê Hồng
  • Th/T Ngô Tùng Châu


Tiểu Đoàn 3 Nhẩy Dù

TĐ3ND được thành lập vào ngày 1 tháng 9 năm 1952 tại Trường Bưởi, Hà Nội.  Nguyên thuỷ phát xuất từ 10th Bataillon Parachutiste de Chasseurs á Pied.

Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1965, TĐ3ND đă tham chiến trong trận đánh Đức Cơ ở Pleiku.  Tháng 9 năm 1965, TĐ3ND đă nhẩy xuống Bến Cát cùng với TĐ5ND, TĐ6ND và TĐ 173 ND Hoa Kỳ. 

Từ tháng 12 năm 1966 đến tháng 12 năm 1967, cùng với TĐ5ND, TĐ3ND đă tham gia chiến dịch Fairfax (Operation Fairfax).  Trong dịp Tết Mậu Thân, cùng với TĐ7ND và TĐ9ND, TĐ3ND đă oanh liệt chiến đấu dành lại cố đô Huế từ tay quân đội chính quy CSVN.  Sau chiến thắng Tết Mậu Thân, từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 12 tháng 4 năm 1968, kết hợp với Lực Lượng Đồng Minh Hoa Kỳ (bao gồm LĐ1 Kị Binh, LĐ2Kị Binh, LĐ3 Kị Binh), cùng với TĐ6ND và TĐ8ND, TĐ3ND đă tham gia chiến dịch Lam Sơn 207A (Quân Đội Hoa Kỳ đăt tên là Operation Pegasus), với mục đích làm giảm thiểu áp lực của CSVN trên Quân Đôi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (Trung Đoàn 1 và Trung Đoàn 26 TQLC) đang đóng tại Khe Sanh lúc bấy giờ. 

Từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 17 tháng 5 năm 1968, tại A-Shau TĐ3ND cùng với TĐ6ND và TĐ8ND tham gia chiến dịch Lam Sơn 216 cùng với Lực Lượng Đồng Minh Hoa Kỳ, bao gồm LĐ3 Kị Binh, SĐ23 BB HK và LĐ1ND HK (Quân Đội Hoa Kỳ đặt tên là Operation Delaware).

TĐ3ND cùng với TĐ6ND tham chiến trận G̣ Nổi (Tây Ninh) ngày 19 tháng 5 năm 1969.

Năm 1970, trong chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào, v́ ở trong tư thế tử thủ, TĐ3ND cùng với LĐ3ND đă bị phân tán mỏng, sau đó nhờ sự tiếp viện của TĐ8ND, TĐ3ND đă được giải vây.

Từ ngày 24 tháng 5 đến ngày 19 tháng 6 năm 1971, TĐ3ND cùng với TĐ8ND và TĐ9ND tham gia trận Giải Tỏa Căn Cứ Hỏa Lực 5.

Năm 1973, TĐ3ND chiến đấu ở Vùng 1 Chiến Thuật, ở Huế và sau đó là Đà Nẵng.  TĐ3ND cũng đă tham gia nhiều trận chiến ở vùng Quảng Trị trong năm 1974 (Trận Thường Đức, từ ngày 18 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11 năm 1974), và sau đó đă chiến đấu ở vùng Quảng Nam.

TĐ3ND đă oanh dũng chiến đấu trong trận đánh cuối cùng ở mặt trận Phan Rang, Phước Tuy từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 17 tháng 4 năm 1975.

Tiểu Đoàn Trưởng:

  • Đ/U Phan Trọng Chinh
  • Đ/U Nguyễn Văn Lộc
  • Th/T Trương Kế Hùng
  • Th/T Trần Quốc Lịch
  • Th/T Lê Văn Phát
  • Th/T Trần Văn Sơn (1/4/1971)
  • Th/T Vơ Thanh Đồng
  • Th/T Lă Qúy Trang


Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù

TĐ5ND được thành lập vào ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Trường Bưởi, Hà Nội.  Nguyên thuỷ phát xuất từ 3rd Bataillon de Parachutistes Coloniaux.   Cuối tháng 9 và trong suốt tháng 10 năm 1953, TĐ5ND đă tham gia chiến dịch Brochet I, II, III và IV.  Ngày 22 tháng 11 năm 1953, tham gia trân Điện Biên Phủ, Ngày 25 và 26 tháng 1 năm 1954, TĐ5ND được không vận ra khỏi Điện Biên Phủ, ngày 13 tháng 3 năm 1954 th́ lại trở lại tham gia trận Điên Biên Phủ.

Sau trận Điên Biên Phủ, ngày 12 tháng 7 năm 1954, những chiến sĩ TĐ5ND c̣n lại được trực thuộc vào TĐ7ND.  Ngày 1 tháng 5 năm 1955, khi Chiến Đoàn ND đầu tiên của QLVNCH được thành lập, TĐ5ND đă được chính thức tái thành lập.   

Tháng 3 năm 1965, TĐ5ND tham chiến trận Ba Gia. 

Tháng 9 năm 1965, cùng với TĐ6ND và TĐ173 Nhẩy Dù Hoa Kỳ, TĐ5ND tham gia trận chiến tại Bến Cát.  Tháng 10 năm 1965, TĐ5ND nhẩy vào Bồng Sơn để tham gia chiến dịch “T́m và Diệt Địch” (Search and Destroy Operation).  

Cuối tháng giêng năm 1966, TĐ5ND được không vận trở lại Bồng Sơn, để tham dự cuộc hành  quân hỗn hợp giữa Sư Đoàn ND và Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ.     
    
Từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 12 năm 1967, nằm trong chiến dịch Fairfax (Operation Fairfax), TĐ5ND đă cùng với TĐ3ND, TĐ 5 Biệt Động Quân và SĐ1, SĐ4, SĐ25 Bộ Binh Hoa Kỳ tham gia khoá huấn luyện tại Gia Định.

Cùng với TĐ6ND và TĐ11ND, TĐ5ND tham chiến trận Giải Tỏa Căn Cứ Hỏa Lực 6 từ ngày 4 tháng 4 đến ngày 17 tháng 4 năm 1971 tại Tân Cảnh.

Sau Phục Sinh năm 1972, TĐ5ND đă tham chiến ở khu vực sông Mỹ Chánh và sau đó là khu vực phía Nam vùng Quảng Trị.  Đầu năm 1973, TĐ5ND tham chiến ở vùng cầu Bỉ An.  Trong suốt năm 1974, TĐ5ND đă tiếp tục tham chiến ở vùng Sông Bố, tỉnh lỵ Thừa Thiên, vùng phụ cận Huế va tỉnh lỵ Phú Lộc.

Tháng 3 năm 1975, theo như dự định th́ TĐ5ND sẽ được không vận về Sài G̣n để ǵn giữ Thủ Đô, tuy nhiên, kế hoạch này không thành và TĐ5ND đă chuyển quân về tỉnh lỵ Khánh Dương, ở vùng 2 Cao Nguyên.  Ngày 30 tháng 3 năm 1975, với đạn dược chỉ c̣n khoảng 20%, một phần lớn binh sĩ ND bị bắt và số binh sĩ ND c̣n lại đă tiếp tục chiến đấu anh dũng cùng với các TĐND bạn tại mặt trận Khánh Dương và Phan Rang.

Tiểu Đoàn Trưởng:

  • Đ/U Le Chaud
  • Đ/U Phạm Văn Phú
  • Đ/U Nguyễn Chánh Thi
  • Đ/U Ngô Xuân Soạn
  • Đ/U Hồ Tiêu
  • Đ/U Ngô Quang Trưởng
  • Th/T Hồ Trung Hậu
  • Th/T Nguyễn Khoa Nam
  • Th/T Nguyễn Vỹ
  • Th/T Nguyễn Chí Hiếu
  • Trung Tá Bùi Quyền
  • Th/T Vơ Trọng Em


Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù

TĐ7ND đưọc thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Hải Pḥng, nguyên thuỷ phát xuất từ 1st Battalion Parachutiste Khmer.  Trong thời gian đầu thành lập, TĐ6ND trực thuộc vào những đơn vị ND của Quân Đội Pháp (French Expeditionary Corps Airborn Units).

Ngày 1/3/1955 v́ thiếu quân số nên giải tán TĐ7ND để lấy quân số bổ sung cho các đơn vị căn bản cơ hữu của các TĐND.  Sau Hiệp Định Geneva, TĐ7ND đựợc tái thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1959.

Trong trận chiến Tết Mậu Thân, TĐ7ND, cùng với TĐ3ND, TĐ9ND, TĐ5BĐQ và một phần lưc lượng binh sĩ của SĐ1, SĐ4, SĐ25 Bộ Binh Hoa Kỳ được lịnh tái chiếm Cố Đô Huế.  Đến tháng năm 1968, TĐ7ND được chỉ thị về Sài G̣n để bảo vệ ṿng đai phi-trường Tân Sơn Nhất.

Năm 1970, cùng với TĐ2ND, TĐ3ND và LĐ1ND, TĐ7ND tham chiến tại Hạ Lào (Lam Sơn 719)

Sau Phục Sinh năm 1973, SĐND tham chiến tại vùng 1 Chiến Thuật và TĐ7ND nhận lănh trách nhiệm bảo vệ khu vực chung quanh tỉnh lỵ Thừa Thiên, ngày 27 va 28 tháng 6 nam 1973, TĐ7ND mở mặt trận tiến qua song Mỹ Chánh.  Đến tháng 7 năm 1973, TĐ7ND tham dự vào các cuộc hành quân ở vùng Quảng Trị và chung quanh thành phố Huế.  Tháng 10 năm 1973, TĐ7ND tham dự trận chiến tại khu vực sông Thạch Hăn.

Đầu năm 1974, TĐ7ND trở về đóng quân tại Đà Nẵng cho đến ngày 18 tháng 3 năm 1974 th́ về Sài G̣n với trách nhiệm bảo vệ Thủ Đô.  Sau đó không lâu, TĐ7ND đưọc lịnh thuyên chuyển đến Phan Rang và đă chiến đấu cho đến giờ phút cuối cùng cùng với các chiến sĩ của LĐ3ND.

Tiểu Đoàn Trưởng:

  • Đ/U Trịnh Xuân Nghiêm
  • Tr/T Ngô Xuân Nghị
  • Đ/U Nguyễn Văn Nhâm
  • Tr/T Ngô Xuân Nghị
  • Th/T Nguyễn Bá Trước
  • Th/T Lê Văn Ngọc
  • Th/T Lê Minh Ngọc
  • Th/T Trần Đăng Khôi (1/4/1971)
  • Th/T Nguyễn Lô


Tiểu Đoàn 6 Nhẩy Dù

TĐ6ND được thành lập ngày 1 tháng 3 năm 1954 tai Tân Sơn Nh́, Gia Định.  Không như các TĐND khác được thành lập trước đây, như TĐ1ND, TĐ3ND và TĐ5ND, TĐ6ND đươc thành lập đầu tiên với những vị chỉ huy là người Việt và hẩu hết là quân số của TĐ19 Khinh Quân tại Cà Mau (đa số là người gốc Khmer Krộm).  

Tháng 9 năm 1965, LĐ2ND bao gồm TĐ5ND và TĐ6ND đă cùng với TĐ173ND Hoa Kỳ tham gia trận chiến vùng Bến Cát và tháng 10 năm 1965 th́ tham gia mặt trận Bồng Sơn trong chiến dịch “t́m va diệt địch”.

Tháng 4 năm 1968, cùng với TĐ3ND, TĐ8ND, LĐ1, LĐ2 và LĐ3 Kị Binh HK, TĐ6ND tham gia chiến dịch Lam Sơn 207A (Operation Pegasus), với mục đích làm giảm thiể áp lục của cộng quân trên binh lính TQLC Hoa Kỳ ở Khe Sanh.

Tháng 5 năm 1968, TĐ6ND cùng với SĐ1 Kỵ Binh Hoa Kỳ và TĐ101ND Hoa Kỳ tham gia chiến dịch Delaware ở mặt trận thung lũng A-Shau.

Ngày 19 tháng 5 năm 1969, cùng với TĐ3ND, TĐ6ND tham chiến trận G̣ Nổi, Tây Ninh.

Muà Xuân năm 1970, TĐ6ND tham dự chiên dịch Lam Sơn 719.

Cùng với TĐ5ND và TĐ11ND, TĐ6ND tham chiến trận Giải Tỏa Căn Cứ Hỏa Lực 6 từ ngày 4 tháng 4 đến ngày 17 tháng 4 năm 1971 tại Tân Cảnh.

Năm 1972, TĐ6ND tham chiến tại vùng Quảng Trị đê ngăn chận sự xâm lược của quân đội chính quy CSVN.  Đầu năm 1973, TĐ6ND tham chiến tại Cố Đô Huế, quốc lộ 1 và thung lũng Sông Bố, đến tháng 3 năm 1973, TĐ6ND được gửi đến để bảo vệ cho vùng Quảng Nam và Đà Nẵng.  Trong lúc các TĐND bạn tham chiến trận đánh Đồi 1062 (Hill 1062), TĐ6ND lúc đó đang đóng quân ỏ tỉnh lỵ Hiếu Đức, nằm về phía Tây của thành phố Đà Nẵng.  Trong suốt năm 1974, TĐ6ND đă tham dự nhiếu mặt trận tại vùng Thừa Thiên và Quảng Trị (Trận Thường Đức, từ ngày 18 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11 năm 1974).

Ngày 6 tháng 1 năm 1975, TĐ6ND cùng với LĐ3ND được chỉ thị tái chiếm Ban Mê Thuột.  Đến tháng 4 năm 1975, cùng với TĐ2ND và TĐ5ND tham chiến mặt trận Khánh Dương.

Tiểu Đoàn Trưởng:

  • Thạch Con
  • Tr/T Trương Vĩnh Phước
  • Th/T Nguyễn Văn Đỉnh (1/4/1971)
  • Tr/T Nguyễn Hữu Thành

Tiểu Đoàn 8 Nhẩy Dù

TĐ8ND được thành lập vào ngày 1 tháng 12 năm 1959 tại Sài G̣n.  Trong những năm đầu, TĐ8ND nhận lănh trách nhiệm bảo vệ ṿng đai Thủ Đô Sài G̣n, vùng phụ cận phi-trường Tân Sơn Nhất, cũng như tham dự các trận đánh ở Đà Nẵng và nhiều nơi khác.

Tháng 3 năm 1964, cùng với TĐ1ND, TĐ8ND tham chiến tại mặt trận Tân Châu Hồng Ngự.

Tháng 6 năm 1965, cùng với LĐ2ND, TĐ8ND đă đóng quân tại Đức Cơ, trong phạm vi Căn Cứ Quân Sự Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (US Special Force Camp – Det, A-215), gần biên giới Cam Bốt.  Tại nơi đây, trong 7 ngày lien tiếp cộng quân đă liên tục tấn công vào căn cứ quân sự.  Ngày 3 tháng 8 năm 1965, TĐ8ND nhẩy vào căn cứ quân sự này với mục đích tiếp viện cũng như làm giảm thiểu áp lực của cộng quân trên binh sĩ BĐQ và TQLC đang trên đường tiến về Pleiku để tiếp vận và giải vây căn cứ quân sự trong khu vực Đức Cơ

Sau mặt trận Đức Cơ, tháng 9 năm 1965, cùng với TĐ3ND, TĐ8ND đă nhẩy vào tham chiến tại khu vực Bến Cát, cùng lúc đó, TĐ5ND, TĐ6ND cùng với TĐ173ND Hoa Kỳ tiến vào khu vực Bến Cát từ phiá Nam..  Tháng 10 năm 1965, cùng với các TĐND bạn, TĐ8ND đă nhẩy xuống Bồng Sơn trong chiến dịch “t́m và diệt địch”.    

Đầu năm 1966, SĐND phối hợp với TĐ173ND Hoa Kỳ tham gia chiến dịch Đồng Bằng Reeds (Plain of Reeds).  Đến cuối tháng giêng năm 1966, TĐ8ND trở lại Bồng Sơn đóng quân cùng với SĐ1 Kỵ Binh Hoa Kỳ.  Trong suốt năm 1967, TĐ8ND cùng với các TĐND bạn đă tham dự nhiều trận đánh, chủ yếu là ở vùng 1 và vùng 2 Chiến Thuật. 

Sau Tết Mậu Thân, đầu tháng 4 năm 1968, cùng với TĐ3ND và TĐ6ND, TĐ8ND đa tham gia chiến dịch Pegasus, với mục đích tăng viện cho binh sĩ TQLC Hoa Kỳ đang đóng quân tại Khe Sanh.  Bắt đầu từ ngày 19 tháng 4 cho đến ngày 13 tháng 5 năm 1968, TĐ8ND đă tham dự chiến dịch Delaware (Operation Delaware) cùng với SĐ1 Kỵ Binh Hoa Kỳ trong mặt trận thung lũng A-Shau.

Trong chiến dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào, TĐ8ND cùng với Đội 17 Thiết Giáp Hoa Kỳ đă giải vây cho TĐ2ND.

Từ ngày 24 tháng 5 đến ngày 19 tháng 6 năm 1971, TĐ8ND cùng với TĐ3ND và TĐ9ND tham gia trận Giải Tỏa Căn Cứ Hỏa Lực 5.

Trong lúc LĐ2 và LĐ3ND đang tham chiến tại vùng 1 Chiến Thuật, trong khu vực sông Mỹ Chánh, phía Nam tỉnh lỵ Quảng Trị, TĐ8ND cùng với LĐ1ND chiến đấu anh dũng tại mặt trận An Lộc từ tháng 4 cho đến tháng 5 năm 1973 và đă ngăn chận được cộng quân mở cuộc tấn công vào Thủ Đô Sài G̣n.  Qua giữa năm 1973, TĐ8ND tham gia mặt trận Quảng Trị, v́ vào thời điểm đó SĐND được giao phó cho trách nhiêm bảo vệ khu vực phiá Nam và Tây Nam vùng Quảng Trị.  Tháng 8 năm 1973, TĐ8ND cùng với TĐ1ND và TĐ9ND mở cuộc tấn công chiếm đồi 1062 (Hill 1062) trong vùng Quảng Nam. 

Từ ngày 18 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11 năm 1974, cùng với TĐ1ND, TĐ9ND và LĐ3ND, TĐ8ND tham chiến mặt trận Thường Đức.

TĐ8ND cùng với LĐ1ND tham dự trận đánh oanh liệt cuối cùng tại mặt trận Xuân Lộc.

Tiểu Đoàn Trưởng:

  • Tr/T Văn Bá Ninh
  • Th/T Nguyễn Văn Đỉnh
  • Th/T Nguyễn Viết Thanh
  • Tr/T Đào Thiện Tuyển

Tiểu Đoàn 2 Nhẩy Dù

TĐ2ND được thành lập vào ngày 1 tháng 9 năm 1965 tại Sài G̣n.  Đặc biệt một điểm là TĐ2ND đă tham gia một khóa huấn luyện của Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi tại trung tâm Huấn Luyện Quân Sự Vạn Kiếp.

Tết Mậu Thân 1968, TĐ2ND cùng với TĐ7ND và TĐ9ND tham chiến tại mặt trận Quảng Trị

Năm 1971, trong cuộc hành quân Chiến Dịch Lam Sơn 719, v́ bị ép vào thế chiến lược tự vệ, rất nhiều chiến sĩ TĐ2ND đă bị thương hoặc đă hy sinh đền Tổ Quốc. 

Chiến công hiển hách nhất của TĐ2ND là tại mặt trận mùa Hè Đỏ Lửa 1972.  Cùng với TĐ7ND và TĐ9ND, TĐ2ND tham chiến tại đồi Delta, Charlie.  Tại mặt trận Tá`I Chiếm Quảng Trị, cùng với TĐ1ND và TĐ5ND, TĐ2ND đă chiếm lại được cổ thành Đinh Công Tráng, Quảng Trị. 

Từ ngày 18 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11 năm 1974, cùng với LĐ1ND, TĐ2ND tham chiến mặt trận Thường Đức.

Đầu tháng 4 năm 1975, TĐ2ND đă chiến đấu anh dũng tại mặt trận Khánh Dương và tiếp tục chiến đấu không chịu buông súng cho đến trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Tiểu Đoàn Trưởng:

  • Th/T Lê Văn Mạnh
  • Tr/T Ngô Lê Tỉnh
  • Th/T Nguyễn Đ́nh Ngọc
  • Tr/T Trương Kim Thạch
  • Th/T Nguyễn Văn Mạnh (1/4/1971)
  • Th/T Trần Công Hạnh


Tiểu Đoàn 9 Nhẩy Dù

TĐ9ND được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1965.  TĐ9ND tham dự khoá huấn luyện tại trung tâm Huấn Luyện Quân Sự Vạn Kiếp với Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi. 

Kể từ ngày 1 tháng 12 năm 1965, cùng với TĐ1ND, TĐ8ND và TĐ1 Pháo Binh ND, TĐ9ND trực thuộc vào LĐ1ND.  Cuối tháng giêng năm 1966, cùng với các TĐND bạn và SĐ1 Kỵ Binh Hoa Kỳ, TĐ9ND tham dự những trận đánh ở khu vực Bồng Sơn.  Vào thời điểm Tết Mậu Thân, TĐ9ND đang đóng quân tại Quảng Trị.  Cùng với TĐ3ND và TĐ7ND, TĐ9ND đă được lịnh tái chiếm Cố Đô Huế.

Sau chiến thắng Tết Mậu Thân, cho đến năm 1969, TĐ9ND đóng quân và tham chiến các trận đánh ở vùng 1 Chiến Thuật.  Năm 1970, TĐ9ND cũng tham gia chiến dịch Lam Sơn 719.  Cùng với LĐ1ND, TĐ9ND đă anh dũng chiến đấu tại mặt trận An Lộc năm 1972.

Ngày 18 tháng 8 năm 1973, cùng với LĐ2ND và TĐ8ND, TĐ9ND mở mặt trận tấn công vào đồi 1062 ở vùng Quảng Nam.  Sau nhiều cuộc tấn công, cuối cùng vào tháng 12 năm 1973 QLVNCH đă chiếm được đồi 1062.

Từ ngày 18 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11 năm 1974, cùng với TĐ1ND, TĐ2ND và TĐ8ND, TĐ9ND tham chiến mặt trận Thường Đức.

Trong chiến dịch hành quân 322 (Task Force 322), TĐ9ND cùng với SĐ18 Bộ Binh và Biệt Động Quân đă chiến đấu oanh liệt tại mặt trận Xuân Lộc, và sau đó rút quân về Bà Rịa, Phước Tuy cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Tiểu Đoàn Trưởng:

  • Th/T Lê Văn Huệ
  • Th/T Nguyễn Thế Nhă
  • Th/T Trần Kim Ngọc
  • Th/T Trần Hữu Phú (1/4/1971)
  • Tr/T Tr/T Nguyễn Văn Nhỏ
  • Th/T Lê Mạnh Dương
     

    Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù

TĐ11ND được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1967 tại đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Đức, và trực thuộc vào LĐ2ND.  TĐ11ND đă tham dự nhiều trận đánh nhăm tiếp viện cho các TĐND bạn. 

Tháng 2 năm 1971, TĐ11ND đă tham gia chiến dịch Lam Sơn 719, nhằm cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh.

Cùng với TĐ5ND và TĐ6ND, TĐ11ND tham chiến trận Giải Tỏa Căn Cứ Hỏa Lực 6 từ ngày 4 tháng 4 đến ngày 17 tháng 4 năm 1971 tại Tân Cảnh.

Tháng 4 năm 1972, cùng với LĐ2ND, TĐ11ND tham chiến tại mặt trận Kontum (khu vực vùng Rocket Ridge).   Ngọn đồi Charlie là nơi đă ghi dấu tích chiến đấu hào hùng của TĐ11ND.

Chiến công hiển hách nhất của TĐ11ND là cùng với TĐ7ND và TĐ9ND tham chiến mặt trận tái chiếm Quảng Trị vào mùa Hè Đỏ Lửa 1972. 

Đến cuối tháng 6 năm 1972, TĐ11ND đóng quân tại Thừa Thiên, và đă tham dự vào cuộc tấn công qua bên bờ sông Mỹ Chánh.  Tháng 8 năm 1973, LĐ1ND và LĐ3ND rời khỏi vùng 1 Chiến Thuật, chỉ c̣n có LĐ2ND tiếp tục đóng quân tại Thừa Thiên cùng với SĐTQLC.  TĐ11ND cũng đă tham gia vào trận đánh đồi 1062.  Trong suốt năm 1974, TĐ11ND đă tham dự nhiều trận đánh ở vùng Quảng Trị và đă ngăn chận được nhiều cuộc tấn công của cộng quân.

Tháng 3 năm 1975, cùng với LĐ2ND, TĐ11ND rút quân về lại vùng 2 Chiến Thuật và đă chiến đấu oanh dũng tại mặt trận Phan Rang, Phước Tuy cùng với các binh chủng bạn trong QLVNCH cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.  

Tiểu Đoàn Trưởng:

  • Tr/T Nguyễn Đ́nh Bảo
  • Tr/T Ngô Lê Tỉnh
  • Th/T Lê Văn Mễ
  • Th/T Nguyễn Văn Thành


Ghi chú: Đại đa số những dữ kiện này dịch từ trong quyển sách có tựa là: Insigna of the Republic of Vietnam Army Airborne Division, xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2002.  Tác gỉa Harry Pugh cho biết là ông đă trích dịch từ một số tài liệu xuất bản ở Hoa Kỳ và Pháp để hoàn thành quyển sách này.  Những tài liệu mà ông Harry Pugh đă xử dụng bao gồm:

  1. French Airborne Troops: Wings and Insignia.  (BALTZER, Jacques and MICHELETTI, Eric – Paris, 2001)
  2. Insignes de L’armê Franciase – Les Troupes Aeroportees (MALCROS, Christian – France, 1983)
  3. Angels in Red Hats: Paratroopers of the Second Indochina War (MARTIN, Michael – USA, 1995)
  4. Vietnam Airborne (ROTTMAN, Gordon – London, 1990)
  5. Vietnam Airborne (SMYTH, Cecil – USA, 1973)
  6. Histoire des Parachutistes Francais (GAUJAC, Paul – Paris, 1975)  

Enter content here

Enter supporting content here