Home
Nhan Dinh Ngay Quan Luc 19/6/1973
Quan Luc 19-6-1973
Tuong Lanh VNCH
Tran Chien Tet Mau Than 1968
Nhung tran chien cuoi cung 30/4/1975
Khong bao gio quen nguoi Chien Si VNCH
Nhung ngay cuoi cung VNCH
Cac tran danh-BietDongQuan-Halao 1972
Trai Thoi Chinh Chien VNCH
Nguoi Linh VNCH-Vanh Khan Tang cho To Quoc
Quan Huy Hieu QLVNCH
KhongQuan QLVNCH
HaiQuan QLVNCH
Su Doan Du QLVNCH
Luc Luong Dac Biet QLVNCH
BietKichDu QLVNCH
Thuy Quan Luc Chien QLVNCH
BietDongQuan QLVNCH
Biet Doi Thien Nga
ThieuSinhQuan QLVNCH
Nu Quan Nhan QLVNCH
Nhung hinh anh nguoi Linh VNCH
HoangSa_TruongSa VNCH
CB XDNT-VNCH-Bac Cali
TienGiay VNCH
SuuTamTemThu VNCH 1951-1975
Vovinam Vo Thuat
Links
Contact Me
News
Sinh Hoat Van Nghe Khu Hoi Bac Cali

vnmn.jpg

       I. LỜI GIỚI THIỆU.

Kể từ lâu, năm 1957 đă có quân của LLĐB/HK tại Việt-Nam, lúc đó họ chỉ làm nhiệm vụ huấn luyện, cố vấn và giúp đỡ quân đội VNCH. Các biệt kích mũ xanh phải t́nh nguyện hai lần, lần đầu học nhẩy dù và sau đó học về LLĐB. Trong năm 1957, ngày 24 tháng sáu, liên đoàn 1 LLĐB được thành lập tại Okinawa và gửi sang Việt Nam huấn luyện cho 58 quân nhân Việt Nam tại trung tâm huấn- uyện Biệt Động Đội ở Nha Trang. Những sĩ quan thụ huấn đó sau này trở thành huấn luyện viên hoặc cán bộ nồng cốt cho các đơn vị đầu tiên của LLĐB/VN. Mười năm sau LLĐB cố vấn và yểm trợ cho hơn 40.000 Dân Sự Chiến Đấu, hoạt động trên khắp lănh thổ miền nam Việt Nam.

       II. PHÁT TRIỂN.

Trong năm 1959, 1960 với sự bành trướng của Việt Cộng, gia tăng các vụ phá hoại, khủng bố gây nên t́nh trạng bất an nơi thôn quê, hẻo lánh. Quân đội Hoa Kỳ gửi thêm ba mươi huấn luyện viên LLĐB từ căn cứ Fort Bragg sang nam Việt Nam để tổ chức một chương tŕnh huấn luyện cho QLVNCH.

Ngày 21 tháng Chín 1961, Tổng Thống John F. Kenedy tuyên bố sẽ tăng thêm ngân khoản viện trợ quân sự, kinh tế cho Việt Nam. Chính quyền Hoa Kỳ lo ngại về vấn đề xâm nhập người và vũ khí của quân cộng sản vào miền nam, do đó phải t́m cách ngăn chặn sự xâm nhập này. Các toán A Lực Lượng Đặc Biệt được giao phó cho trách nhiệm tổ chức và huấn luyện những dân tộc thiểu số, phá hoại, ngăn chặn đường xâm nhập của địch từ bắc vào nam. Về sau những lực lượng vơ trang này được gọi là Dân Sự Chiến Đấu.

Liên đoàn 5 LLĐB/HK được gửi sang Việt Nam và hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các hoạt động, hành quân đặc biệt tại miền nam. Lực Lượng Đặc Biệt được lục quân Hoa Kỳ tổ chức nhằm thích ứng cho các cuộc hành quân ngoại lệ và đă được định nghiă như “ba khía cạnh liên hệ trong du kích chiến, trốn tránh và đào tẩu, gậy ông đập lưng ông chống lại kẻ thù”. Chiến tranh ngoại lệ được định nghiă như sau “Hoạt động ngay trong ḷng địch, hoặc những nơi địch kiểm soát”.

Cơ cấu tổ chức căn bản của liên đoàn Lực Lượng Đặc Biệt gồm có một bộ chỉ huy đầu năo, ban chỉ huy các đại đội, ba đại đội hoặc nhiều hơn, một đại đội truyền tin và một phi đoàn yểm trợ. Các bộ, ban chỉ huy gồm đủ các ban tham mưu để chỉ huy và theo dơi, thêm phần quân y, và đơn vị tiếp tế thả dù. Đại đội LLĐB thường do một sĩ quan cấp bậc trung tá chỉ huy, thường gồm có một ban tham mưu và một BCH hành quân C, bộ chỉ huy này sẽ chỉ huy ba BCH/HQ B, mỗi BCH/HQ B sẽ chỉ huy bốn toán A. Toán A là một đơn vị căn bản mười hai người nồng cốt của LLĐB.

       III. LỰC LƯỢNG DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU.

Có hai lư do cho việc tổ chức DSCĐ. Người Hoa Kỳ tin rằng nên vơ trang nhóm dân tộc thiểu số để chống lại sự xâm nhập của quân cộng sản. Lư do thứ hai, người Thượng và các sắc dân thiểu số là mục tiêu chính cho chủ thuyết tuyên truyền của cộng sản, họ không hài ḷng về chính quyền quốc gia, rất dễ bị địch lợi dụng, tuyển mộ.

Vào tháng Chín 1962, bộ chỉ huy LLĐB tại Việt Nam được thành lập và trực thuộc Bộ Chỉ Huy Quân Viện (MAAG). Đến tháng Mười 1962, có tất cả hai mươi bốn toán LLĐB/HK hoạt động trên miền nam Việt Nam. Tháng Mười Một 1962, LLĐB/HK tại Việt Nam được tổ chức gồm có một BCH C, ba BCH B và hai mươi sáu toán A. Ngoài ra c̣n có một bộ chỉ huy đặt tại Saigon. BCH C không làm việc b́nh thường trên phương diện chỉ huy, điều hành mà làm nhiệm vụ như phần mở rộng của BCH trung ương.

Trong thời gian từ tháng Mười Hai 1962 đến tháng Hai 1963, BCH/LLĐB/HK hoàn toàn chịu trách nhiệm chỉ huy các hoạt động của các toán A tại Việt Nam. Lúc đó các toán A đă thiết lập các trại Dân Sự Chiến Đấu trên khắp bốn quân khu. Một BCH B được thành lập trên mỗi vùng chiến thuật để phối hợp với hệ thống chỉ huy của QLVNCH và chỉ huy, yểm trợ các toán A. Các toán A được xử dụng tạm thời lấy từ liên đoàn 1 LLĐB từ Okinawa, và liên đoàn 5, 7 LLĐB từ Fort Bragg, North Carolina. Đến tháng Mười Hai 1963, các toán A phối hợp với LLĐB Việt Nam đă huấn luyện và vơ trang cho 18000 người thuộc lực lượng xung kích (Mobile Strike Force, Mike Force) và 43000 người pḥng vệ dân sự (CIDG). Tháng Hai 1963, bộ chỉ huy LLĐB/HK từ Saigon dời đi Nha Trang do hai điều thuận lợi, thứ nhất, Nha Trang nằm vào khoảng giữa từ vĩ tuyến 17 đến cuối miền nam, dễ điều hành các toán A nằm rải rác khắp miền nam Việt Nam. Thứ hai, vị trí nơi biển dễ nhận đồ trang bị, tiếp liệu đến từ Okinawa và phi trường, đường xá có sẵn cho vấn đề tiếp vận.

Cuối năm 1964, lực lượng Dân Sự Chiến Đấu không c̣n là vấn đề phát triển nữa. Mục đích và nhiệm vụ cũng thay đổi, không ngoài việc pḥng vệ xóm làng, các trại DSCĐ được xử dụng làm căn cứ cho các cuộc hành quân tấn công vào sào huyệt địch. Sự thay đổi lớn thứ hai nhằm tăng phần hiệu qủa cho việc kiểm soát biên giới, LLĐB/HK xây thêm một số trại biên pḥng.

Trong cuộc hành quân Switchback (11-62 đến 07-62), các hoạt động tấn công thuộc lực lượng xung kích DSCĐ bao gồm phục kích, tuần tiễu, thám sát trong khu vực trách nhiệm của mỗi trại. Ngoài ra những cuộc hành quân phối hợp với các đơn vị VNCH bao gồm LL/DSCĐ thuộc nhiều trại. Trong tháng sáu, bốn đại đội xung kích DSCĐ lấy từ các trại Đak To, Plei Mrong và Polei Krong phối hợp hành quân lùng địch.

Quân cộng sản phản ứng bằng cách pháo kích, quấy rối các trại biên pḥng. Trong cuộc hành-quân Switchback, các hoạt động địch gia tăng, hầu hết các trại đều bị bắn quấy rối. Ngày 3 tháng Giêng 1963, đặc công cùng hai đại đội CSBV tấn công và tràn ngập trại Plei Mrong. Vấn đề pḥng thủ các trại biên pḥng được xét lại, bộ chỉ huy Quân Viện ra lệnh cho các toán A thiết lập thêm tuyến pḥng thủ thứ hai cho tất cả các tiền đồn. LLĐB/HK được tăng cường thêm hai tiểu đoàn Công-binh Hải-quân (Seabee) phụ gíup trong việc xây cất.

Việc xử dụng LL/DSCĐ bao gồm các hoạt động tuần tiễu, lục soát ra ngoài phạm vi trách nhiệm của trại thường cần có những căn cứ tiền phương và lực lượng tiếp ứng. Một lực lượng xung kích 20000 quân được thành lập bắt đầu từ tháng Mười Một 1963 và hoàn tất vào tháng B ẩy năm 1964. Mỗi đại đội DSCĐ có 150 người gồm bộ chỉ huy 10 người và ba trung đội khinh binh 35 người, trung đội súng nặng 35 người. Mỗi trại có quân số bốn đại đội. Hai đại đội hoạt động bên ngoài từ những căn cứ tiền phương, tung các trung đội và các toán viễn-thám năm người ra hoạt động.

Vào tháng Giêng 1965, trước khi Hoa Kỳ đem thêm quân vào chiến trường miền nam. Kế hoạch chống xâm nhập được xác định rơ ràng gửi đi từ bộ chỉ huy liên đoàn 5 LLĐB/HK tới các BCH B và các toán A như sau: Định nghiă: Kế hoạch chống xâm nhập của LLĐB là một chương tŕnh hỗn hợp quân sự và dân sự vụ, được tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:

  1. Loại trừ Việt cộng, thiết lập vùng an ninh.
  2. Bảo đảm sự kiểm soát của chính quyền quốc gia đối với dân trong vùng.
  3. Động viên những người dân hăng hái, sẵn sàng tham gia trong các chương tŕnh của chính quyền quốc gia.
Những mục tiêu nói trên có thể đạt được khi thi hành một trong ba nhiệm vụ sau:
  1. Kiểm soát và theo dơi biên giới.
  2. Hoạt động nơi các đường xâm nhập.
  3. Hành quân nơi chiến khu, căn cứ của địch. Bắt đầu từ năm này, quân cộng sản đă thay đổi chiến thuật từ du kích sang trận địa chiến. Các hoạt động của LLĐB được phân làm ba loại. Một, thiết lập thêm trại DSCĐ nhằm ngăn chặn mức độ chuyển quân, tiếp vận của địch, bỏ một số trại do áp lực quá nặng của địch và pḥng thủ các trại dọc theo biên giới như A Shau, Lang Vei, Cồn Thiên, Lộc Ninh, Bù Đốp.
Thứ hai, mở các cuộc hành quân ngoại lệ như hành quân Delta trong vùng I chiến-thuật. Hành quân Black Jack 33 ở vùng III, trong kế hoạch hành quân Sigma. Đây là cuộc hành quân đầu tiên phối hợp giữa đơn-vị du kích lưu-động và đơn vị xung kích tiếp ứng. Hành quân Black Jack 41, hai đại đội xung kích lưu động nhẩy dù xuống tấn công căn cứ địch trong vùng núi Thất Sơn dưới vùng IV. Một đơn vị xung kích khác tảo thanh nơi Suối Đá trong vùng III, loại khỏi ṿng chiến một tiểu đoàn Việt cộng trong hành quân Attleboro.

Cuối cùng là những cuộc hành quân phối hợp với các đơn vị chính quy bạn. Hành quân Nathan Hale phối hợp giữa DSCĐ, sư đoàn 1 Không Kỵ và sư đoàn 101 Nhẩy Dù Hoa Kỳ. Hành quân Henry Clay và Thayer. Hành quân Rio Blanco ở vùng I bao gồm các đơn vị thuộc DSCĐ, Điạ Phương Quân, Biệt Động Quân Việt Nam, Thuỷ Quân Lục Chiến Đại Hàn, và TQLC/HK. Hành quân Sam Houston trên vùng II phối hợp giữa sư đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ và DSCĐ.

       IV. HÀNH QUÂN NGOẠI LỆ.

Với sự thành lập các đơn vị du kích lưu động và hành quân Sigma, Omega trong thời gian từ tháng Tám cho đến tháng Mười năm 1966, khả năng về Chiến Tranh Ngoại Lệ của LLĐB gia tăng. Một trong những đặc tính của LLĐB là khả năng mở các cuộc hành quân ngắn hoặc lâu dài nơi vùng địch kiểm soát.

Lực lượng Du Kích Lưu Động được thành lập vào mùa thu năm 1966, cải tiến và phát triển từ quan niệm về đơn vị xung kích lưu động. Những đơn vị du kích này được tổ chức, huấn luyện và trang bị để hoạt động xa, nơi Việt cộng hoặc Bắc quân xem như thiên đàng. Trang bị nhẹ, các quân nhân thuộc đơn vị này xâm nhập vào vùng địch, do thám đường ṃn, t́m kiếm dấu vết, căn cứ địch, thâu lượm tin tức t́nh báo về những cuộc chuyển quân của địch. Khi phát giác ra nơi đóng quân của địch, toán du kích sẽ theo dơi các hoạt động của địch, phục kích lẻ tẻ, quấy rối, đặt ḿn bẫy. Trường hợp t́m thấy kho tiếp liệu, toán sẽ t́m cách phá hủy hoặc hướng dẫn phi cơ oanh kích.

Một đơn vị du kích thường được đưa vào vùng hoạt động bằng tất cả mọi phương tiện có sẵn. Khi đă vào vùng địch kiểm soát, đơn vị thực sự trở nên du kích quân. Đồ tiếp tế được thực hiện qua không trợ. Đơn vị này thường hoạt động trong ḷng địch một thời gian từ ba mươi đến sáu mươi ngày. Họ trở thành những “Chủ nhân ông” trong khu vực hoạt động, được toàn quyền hành động kể cả vấn đề không trợ, để đạt mục tiêu. Để tránh bị lộ hành tung, đôi khi phải cho đồ tiếp tế vào bom Napalm giả do khu trục cơ A1E Skyraider thả xuống trong một phi vụ oanh kích gỉa tạo.

Ngoài việc phát triển đơn vị du kích cho mỗi vùng chiến thuật. Liên đoàn 5 LLĐB/HK c̣n tổ chức thêm những cuộc hành quân ngoại lệ khác như hành quân Omega và Sigma. Hai tổ chức hành quân trên làm tăng thêm khả năng viễn thám, thâu lượm tin tức t́nh báo của liên đoàn ngoài chương tŕnh hành quân Delta đă có sẵn. Mỗi tổ chức có quân số khoảng 600 người, gồm một đơn vị viễn thám và một đơn vị xung kích tiếp ứng, thêm một toán cố vấn tổ chức như BCH B của LLĐB.

Hành quân Delta được đặt dưới quyền chỉ huy hỗn hợp LLĐB Việt Mỹ và theo lệnh trực tiếp của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH và BCH Quân Viện Hoa Kỳ (MAC-V). Các toán hành quân Delta được tiểu đoàn 91 Biệt Cách Dù sẵn sàng làm lực lượng tiếp ứng yểm trợ. Các toán hành-quân Omega và Sigma được LLĐB trực tiếp chỉ huy và chỉ chịu trách nhiệm hoạt động ngoài vùng I và II chiến thuật. Các toán này được các đơn vị xung kích lưu động thuộc lực lượng DSCĐ yểm trợ.

       V. HUẤN LUYỆN VÀ KHÔNG TRỢ.

Chương tŕnh huấn luyện cho các cuộc hành quân ngoại lệ trước hết là phần huấn luyện về bộ binh, kỹ thuật tác chiến trong vùng Đông Nam Á. Những quân nhân được tuyển chọn cho hành quân ngoại lệ thường đă trải qua thời gian phục vụ trong lực lượng DSCĐ và đă có kinh nghiệm chiến đấu. Phần huấn luyện kỹ thuật hành quân ngoại lệ bắt đầu từ giai đoạn này. Đầu tiên là phải qua khóa huấn luyện nhẩy dù, sau đó là các môn học đặc biệt về hành quân như: di chuyển lặng lẽ, bí mật, phương pháp t́m dấu vết, theo dơi, cách xử dụng bản đồ, điạ bàn, dụng cụ làm dấu, những kỹ thuật xâm nhập, triệt thoái vùng thám sát, hoạt động, xử dụng các loại vũ khí đặc biệt, cứu thương, kỹ thuật đột kích, phục kích.

Chương tŕnh huấn luyện kéo dài năm hay sáu tuần lễ, sáu ngày một tuần và khoảng mười tiếng đồng hồ mỗi ngày. Các buổi huấn luyện trong căn cứ và thực tập ngoài băi tập.

Vấn đề hành quân ngoại lệ rất cần phần không trợ. Phi đoàn không yểm thuộc lục quân Hoa Kỳ biệt phái cho liên đoàn 5 LLĐB đă yểm trợ trực tiếp bằng những trực thăng vơ trang và chuyển vận. Ngoài ra Không Lực Hoa Kỳ cung cấp phương tiện chuyển vận, đổ quân cấp đơn vị lớn và về tiếp liệu. Không Lực Hoa-Kỳ và Việt Nam c̣n yểm trợ thêm về phần oanh kích hoặc chuyển tiếp công điện qua hệ thống truyền tin. Ngoài vùng I chiến thuật, máy bay của Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cũng cung cấp những phương tiện yểm trợ tương tự.

       VI. SOẠN THẢO KẾ HOẠCH HÀNH QUÂN.

Chiến tranh ngoại lệ là một vai tṛ rất quan trọng của LLĐB trên chiến trường nam Việt Nam. Ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt, mỗi cuộc hành quân đều được soạn thảo, điều nghiên kỹ lưỡng trước khi thực hiện và lực lượng tham dự được di chuyển đến căn cứ tiền phương trước khi ra tay. Thời gian dành cho soạn thảo kế hoạch, chuyển quân tuỳ theo mỗi loại hành quân và độ khẩn của cuộc hành quân.

Soạn thảo lệnh hành quân bắt đầu với đầy đủ chi tiết t́nh báo về khu vực hành quân. Mọi dữ kiện về điạ thế, thời tiết và những nơi t́nh nghi có quân địch đều được thâu thập và phân tích. Tất cả những chi tiết đó đều được ghi trên bản đồ, những lộ tŕnh chính và phụ cho nhiệm vụ trinh sát đều được chọn lựa và đánh dấu. Nguồn tin tức thường được lấy từ các bản báo cáo về t́nh báo, không ảnh, thẩm vấn tù binh, và những bản báo cáo của các đơn vị bạn đă hành quân qua trước đây. Nếu cần, ban tham mưu soạn thảo lệnh hành quân bay những phi vụ thám thính khu vực hoạt động trước. Những chuyến bay này rất quan trọng cho quyết định cuối cùng chọn điểm xâm nhập, triệt xuất, chính và phụ.

Khi việc soạn thảo, điều nghiên đă hoàn tất, lệnh hành quân sẽ được ban ra. Kế tiếp là việc chuẩn bị hành quân, trường hợp cần thiết phải chuyển quân, vật liệu đến một căn cứ tiền phương đă có không yểm. Nếu chỉ là một toán nhỏ, ít vật liệu, phi cơ trực thăng của lục quân, TQLC/HK hoặc phi cơ nhỏ được xử dụng. Nếu cuộc hành quân với quân số cấp đại đội hoặc lớn hơn sẽ được Không Lực Hoa-Kỳ cung cấp với loại phi cơ vận tải C-7A hoặc C-130.

Khi đến căn cứ hành quân tiền phương, đơn vị sẽ bị thanh tra để có thể trong vị thế sẵn sàng. Các sĩ quan thuộc quyền sẽ được nghe thuyết tŕnh về mục đích, nhiệm vụ của cuộc hành quân cùng vớí mệnh lệnh chi tiết cho từng trung đội, tiểu đội hoặc các toán.

Trong những nhiệm vụ thám sát, các phương pháp, thủ tục cho mỗi hoạt động sẽ được tŕnh bầy chi tiết tùy theo cuộc hành quân. Khi vào vùng địch, lúc ra khỏi phi cơ, di chuyển trong khu vực hành quân, trường hợp chạm địch, và giờ giấc cho vấn đề triệt xuất.

Sự thành công trong chiến tranh ngoại lệ tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố bất ngờ. Thêm vào phần an ninh của toán biệt kích, nhiều lúc cần phải t́m cách đánh lừa địch quân. Lừa đối phương cũng là một phần quan trọng trong các cuộc hành quân. Tùy theo t́nh h́nh, thời tiết, mùa màng và quân số trong cuộc hành quân mà thực hiện các chuyến xâm nhập bằng đường bộ, không hoặc thủy. Tuy nhiên trên chiến trường Việt Nam, hầu hết các cuộc xâm nhập, triệt xuất đều thực hiện bằng phương tiện trực thăng.

Kinh nghiệm cho biết, thời gian hữu hiệu nhất để thả toán xâm nhập vào lúc trời sắp tối, đủ th́ giờ cho toán lẩn vào bóng tối và trực thăng được bảo vệ bởi bầu trời đen. Tuy vậy, địch quân vẫn khám phá ra phương pháp thả toán của ta và t́m cách đối phó. Do đó phải đánh lừa địch về điểm thả quân, trực thăng sẽ đáp xuống ba chỗ hay hơn nữa trước khi thực sự thả toán. Điều này làm cho địch phân vân không biết đâu là điểm thả quân một cách chính xác. Một phương pháp khác là đoàn trực thăng ba chiếc bay thấp, nối đuôi nhau, chiếc bay đầu bất ngờ đáp xuống thả toán biệt kích trong chớp nhoáng rồi bốc lên nhanh nối vào đuôi hai chiếc kia làm thành hợp đoàn ba chiếc trở lại.

Trong trường hợp thả toán bằng đường bộ, các toán “Chạy đường ṃn” (Roadrunner), viễn thám xâm nhập vùng địch dễ dàng lúc trời tối hoặc ngay lúc ban ngày, trong trường hợp căn cứ vẫn thường tung các toán ra tuần tiễu, lục soát mà không theo một phương hướng nhất định. Trong trường hợp khác, toán viễn thám đi xen vào với một đơn vị lớn. Khi thấy an toàn, toán biệt kích lặng lẽ di chuyển đến vùng hoạt động đă được trao phó nhiệm vụ từ trước. Tất cả mọi sự di chuyển trong chiến tranh ngoại lệ đều được soạn thảo cẩn thận. Sự sống c̣n của một toán viễn thám nhỏ tùy thuộc vào mỗi cá nhân trong toán. Sự hiểu biết về nhiệm vụ của từng người, đề cao cảnh giác, theo đúng thời khóa biểu lúc di chuyển. Trong kế hoạch hành quân đôi khi có dặn ḍ thêm trường hợp toán phải phân tán tạm thời trước áp lực của địch, thời gian, vị trí của điểm hẹn, tập-họp. Bí mật là đặc tính căn bản trong vấn đề di chuyển của các đơn vị hành quân ngoại lệ. Mặc dầu địch cũng đề pḥng về sự hiện diện của biệt kích quân, điều quan trọng là địch vẫn không biết rơ vị trí chính xác của toán. Mọi di chuyển phải im lặng, bàn tay và thủ hiệu được xử dụng để truyền tin và ban lệnh thay cho lời nói, ít xử dụng máy truyền tin và để độ âm thanh tối thiểu, súng đạn đồ trang bị gọn gàng không gây tiếng động khi chạm vào cây lá hoặc đá và tuyệt đối giữ im lặng khi di chuyển.

Về vấn đề tái tiếp tế cũng được đặt ra, các quân nhân trong chiến tranh ngoại lệ không thể mang theo đồ ăn, đạn dược và vật dụng quá năm ngày. Tùy theo mỗi cuộc hành quân, kế hoạch hành quân cũng nói đến vấn đề tái tiếp tế trong ṿng từ ba đến năm ngày tại một địa điểm định trước. Vấn đề đặt ra là sự an toàn, không để lộ vị trí của toán. Thả dù tiếp tế ban ngày sẽ làm cho địch báo động, đề pḥng. Thả ban đêm trong vùng rừng núi, cơ hội thâu hồi kiện hàng rất ít.

Triệt xuất theo đúng hạn kỳ hoặc trong trường hợp khẩn cấp phải đem về một người bị tai nạn bất tử hay bị thương, cả toán cũng phải tính trước. Lực Lượng Đặc biệt rất thành công từ lúc đầu cho đến giữa năm 1967, hầu hết các toán đều thi hành nhiệm vụ đúng theo hoạch định, hết thời gian, ra điểm hẹn để trực thăng bốc đem về. Những toán “Chạy đường ṃn”, viễn thám rất dễ bị địch tiêu diệt do đó nhân viên trong bộ chỉ huy có nhiệm vụ theo dơi hoạt động của toán biệt kích, phải chuẩn bị sẵn sàng vấn đề triệt xuất toán trong vùng địch ngay tức khắc khi nhận được báo cáo “khẩn”.

       VII. CÁC CĂN CỨ / BỘ CHỈ HUY LỰC LƯỢNG ĐẶC-BIỆT.

       B-50 LLĐB (HÀNH QUÂN OMEGA).

Dựa trên sự thành công của các cuộc hành quân Delta và nhu cầu chiến trường, bộ chỉ huy B-50 Lực Lượng Đặc Biệt tổ chức chương tŕnh hành quân Omega vào tháng Bẩy năm 1966 và đặt tại Nha Trang. Hành quân Omega trực tiếp đảm nhận những cuộc hành quân viễn thám, thâu thập tin tức t́nh báo tác chiến, tuy nhiên không như Delta trực thuộc bộ Tổng Tham Mưu và bộ tư lệnh Quân Viện Hoa Kỳ, hành quân Omega được thực hiện trên vùng I chiến thuật kể từ ngày 1 tháng Chín năm 1967.

B-50 LLĐB tuyển mộ các sắc tộc thuộc bộ lạc người Jah, Rhade và Sedang, người gốc Chàm và Tầu. Ban đầu gồm có tám toán viễn thám và bốn toán “Chạy đường ṃn”, sau đó tăng lên mười sáu toán viễn thám và tám toán “Chạy đường ṃn”. Trong năm 1968, các toán “Chạy đường ṃn” thuyên chuyển qua B-57 LLĐB, tiếp tục các hoạt động tuần tiễu lấy tin tức. Hành quân Omega có ba đại đội xung kích làm thành phần tiếp ứng, trừ bị. Bộ chỉ huy B-50 chấm dứt nhiệm vụ tại Việt Nam vào tháng Sáu năm 1972.

       B-51 LLĐB TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN ĐỘNG BA TH̀N.

Động Ba Th́n là trung tâm huấn luyện của QLVNCH. Đến năm 1964, bộ chỉ huy B-51 LLĐB đến cố vấn cho chương tŕnh huấn luyện tại trung tâm. Nhiều chương tŕnh huấn luyện được cải tiến theo thời gian, khóa căn bản LLĐB Việt Nam, khóa học nhẩy dù của LLĐB, huấn luyện cho DSCĐ, vơ Tae Kown Do Đại Hàn, truyền tin và các khóa huấn luyện khác.

Năm 1968, B-51 LLĐB dời các khóa huấn luyện đi An Khê, nhưng đến tháng Mười 1969 quay trở lại Động Ba Th́n và căn cứ được gọi là trung tâm huấn luyện quốc gia. Sau đó B-51 được bộ chỉ huy Quân Viện giao cho nhiệm vụ huấn luyện quân đội Campuchia. Bộ chỉ huy B-50 LLĐB rời Việt Nam tháng Ba năm 1971.

       B-52 LLĐB HÀNH QUÂN DELTA.

Vào tháng Năm 1964, cơ quan t́nh báo CIA khởi đầu chương tŕnh Leaping Lena dùng LLĐB/HK huấn luyện cho LLĐB/VN và lực lượng DSCĐ trong những nhiệm vụ thám sát thâu thập tin tức. Khi chương tŕnh phát triển, nhu cầu về nhân lực của LLĐB/HK tăng lên cho đến tháng Sáu năm 1965, khi liên đoàn 5 LLĐB/HK được giao phó thêm trách nhiệm và bộ chỉ huy B-52 được thành lập để chỉ huy và theo dơi các hoạt động viễn thám. Chương tŕnh này được gọi là hành quân Delta, mỗi toán thường gồm có hai quân nhân LLĐB/HK và bốn LLĐB/VN, ngoại trừ các toán “Chạy đường ṃn” có từ bốn đến sáu quân nhân Việt, thường mặc quần áo, trang bị như quân cộng sản hoạt động trong vùng địch kiểm soát.

Bộ chỉ huy B-52 vẫn thường thay đổi lề lối làm việc, tổ chức tùy theo nhu cầu đ̣i hỏi, mới đầu chỉ có mười hai toán viễn thám LLĐB Việt Mỹ và mười hai toán DSCĐ “Chạy đường ṃn”, một đại đội pḥng thủ người Nùng và tiểu đoàn 81 Biệt Cách Dù với năm đại đội làm đơn vị xung kích tiếp ứng. Những nhiệm vụ được trao phó cho hành quân Delta gồm có: Xác định vị trí đơn vị địch, thâu thập tin tức t́nh báo chiến lược, thẩm định sự tàn phá cho các trận thả bom, lùng và diệt địch, đột kích và phá hoại. Bộ chỉ huy B-52 rất nổi tiếng trong suốt trận chiến.

Đến năm 1966, chương tŕnh Delta làm việc trực tiếp với bộ chỉ huy Quân Viện (MACV), thi hành những sứ mạng trên khắp Việt Nam. Cũng trong năm này hai chương tŕnh khác, Sigma và Omega được phát triển với nhiệm vụ tương tự, hoạt động trên lănh thổ vùng I và vùng II chiến thuật. Bộ chỉ huy B-52 c̣n được MACV giao cho nhiệm vụ huấn luyện lính Hoa Kỳ về kỹ thuật viễn thám. B-52 đồn trú tại Nha Trang cho đến tháng Sáu năm 1970 khi chương tŕnh Delta chấm dứt.

       B-53 NHÓM CỐ VẤN HÀNH QUÂN ĐẶC BIỆT.

Bộ chỉ huy B-53 được chính thức thành lập tại Việt Nam vào tháng Hai năm 1964. Lúc đó đặt trong căn cứ huấn luyện LLĐB Việt Nam ở Long Thành. Trong thời gian tại đó, nhiều sứ mạng của đơn vị được đề cao và bảo trợ bởi đơn vị Nghiên Cứu Quan Sát (SOG) thuộc bộ chỉ huy Quân Viện (MACV-SOG).

Khi liên đoàn 5 LLĐB/HK rời Việt Nam năm 1971, vấn đề huấn luyện quân Việt Nam về chiến tranh ngoại lệ vẫn cần thiết. B-53 LLĐB trở thành hạt nhân cho chương tŕnh này và vào tháng Giêng năm 1971 được gọi là nhóm Cố Vấn Sứ Mạng Đặc Biệt (SMAG). Nhóm mới thành lập này, lúc đầu di chuyển đến trường huấn luyện viễn thám (MACV RECONDO), sau đó lấy bộ chỉ huy liên đoàn 5 LLĐB làm bộ chỉ huy vào tháng Ba.

Nhiêm vụ của nhóm cố vấn này là huấn luyện, cố vấn và phụ giúp cho đơn vị Dịch Vụ Sứ Mạng Đặc Biệt (Special Mission Service - SMS) của Việt-Nam, đơn vị này là tiền thân của LLĐB/VN trong chiến tranh ngoại lệ. Vào tháng Chín năm 1971, đơn vị SMS được lệnh làm việc với đơn vị 1, Sở Liên Lạc QLVNCH đóng tại Đà Nẵng, hậu thân của bộ chỉ huy Bắc (Sở Bắc) của nhóm Nghiên Cứu, Quan Sát MACV (MACV-SOG). Cho đến tháng Ba năm 1972, trong ṿng mười một tháng, nhóm Cố Vấn Sứ Mạng Đặc Biệt (SMAG) hoàn tất việc huấn luyện cho 27 toán hoạt động và 15 toán viễn thám. Nhóm cố vấn này chấm dứt nhiệm vụ vào tháng Tư năm 1972 và bộ chỉ huy B-53 rời Việt Nam.

       B-55 TOÁN LIÊN LẠC TẠI SAIGON.

Với sự hiện diện của LLĐB/HK từ năm 1962, nhu cầu phải có một ban liên lạc gần bộ chỉ huy Quân Viện Hoa Kỳ tại Saigon để dễ dàng trong việc soạn thảo, huấn luyện và chuyển những tin tức t́nh báo. Đó là nhiệm vụ của toán Liên Lạc LLĐB B-55, thường được gọi là Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật (TOC), nhưng trên thực tế, cơ quan này làm nhiệm vụ giải đoán tin t́nh báo. Được huấn luyện, hướng dẫn bởi ban Cố Vấn Kỹ Thuật hỗn hợp (JTAD) và phối hợp với ban Nghiên Cứu hỗn hợp (CDS). Sau khi sở Nghiên Cứu, Quan Sát (MACV-SOG) hoạt động, B-55 làm nhiệm vụ phối hợp giữa hai tổ chức LLĐB tại Việt-Nam.

Là cơ quan liên lạc tại Saigon, B-55 phải lo thủ tục giấy tờ cho các quân nhân LLĐB/HK tại Việt Nam. Tham dự các buổi họp, thuyết tŕnh giữa các bộ chỉ huy, tuyển mộ lính đánh thuê. Vào ngày 23 tháng Năm 1968, B-55 đảm nhận thêm nhiệm vụ chỉ huy Lực Lượng 5 Xung Kích Lưu Động (Mike Force). B-55 giữ trách nhiệm này cho đến ngày lên đường về Hoa Kỳ vào năm 1970.

       B-56 HÀNH QUÂN SIGMA.

Khi mức độ chiến trường leo thang, nhu cầu t́nh báo tác chiến đ̣i hỏi qúa nhiều, đặt nặng vấn đề cho chương tŕnh Delta. Liên đoàn 5 LLĐB/HK thành lập bộ chỉ huy B-56 vào tháng Tám 1966 để phụ trách chương tŕnh hành quân Sigma đặt căn cứ trong trại Hồ Ngọc Tảo. Hành quân Sigma được tổ chức tương tự như những chương tŕnh thám sát khác, gồm có tám toán viễn thám và ba đại đội xung kích tiếp ứng. B-56 ít tuyển mộ người Thượng, dùng lính đánh thuê người Nùng hoặc Miên. Những toán “Chạy đường ṃn” của chương tŕnh Sigma được chuyển qua bộ chỉ huy B-57 vào năm 1967.

Sigma tham gia trong nhiều cuộc hành quân Blackjack trong vùng trách nhiệm hoạt động. Thường làm nhiệm vụ viễn thám cho các cuộc hành quân, đôi khi xử dụng lực lượng cơ hữu của Sigma phối hợp với lực lượng tiếp ứng Mike Force.

Đến tháng Mười Một 1967, vấn đề chỉ huy hành quân của B-56 được đặt dưới sự kiểm soát của MACV và thuộc quyền xử dụng của viên tư lệnh Quân Đoàn II. Trong năm 1969, B-56 dời đi Ban Mê Thuột, cuối cùng trở lại Hoa Kỳ vào tháng Năm 1971.

       B-57 CHƯƠNG TR̀NH GAMMA.

Từ khi có nhiều đơn vị trinh sát, viễn thám hoạt động trên chiến trường Việt Nam, nhu cầu giải đoán những nguồn tin t́nh báo thâu thập được và cung cấp tin tức, hướng dẫn về các mục tiêu trở nên hiển nhiên. Vào tháng Sáu 1967, bộ chỉ huy B-57 chương tŕnh Gamma được thành lập. Bộ chỉ huy đặt tại Saigon, B-57 có nhân viên làm việc rải rác khắp các vùng chiến thuật II, III, và IV. B-57 đặc biệt tuyển mộ, điều hành những người lấy tin tức (điệp viên) hoạt động trong vùng địch. Để trợ giúp nhân viên t́nh báo của LLĐB, lục quân Hoa Kỳ biệt phái một số chuyên viên t́nh báo gọi là nhóm Cố Vấn Kỹ Thuật Hỗn Hợp. Tổ chức này đă hoạt động hơn một năm và đă thiết lập một hệ thống gián điệp nằm vùng, có sẵn những nguồn tin t́nh báo. B-57 c̣n giữ sự liên hệ mật thiết với các cơ quan khác của chính quyền nhằm mục đích trao đổi, thẩm định tin tức và phối hợp các hoạt động t́nh báo. Chương tŕnh Gamma chấm dứt vào tháng Ba năm 1970, khi B-57 rời Việt-Nam.

       TRƯỜNG VIỄN THÁM (RECONDO SCHOOL).

Khi chương tŕnh hành quân Delta tăng thêm quân số, nhu cầu huấn luyện về kỹ thuật tuần tiễu thám sát được đặt ra. Vào tháng Năm 1964, chương tŕnh Delta bắt đầu huấn luyện trong phạm vi căn cứ tại Nha Trang. Một thời gian ngắn sau, các đơn vị bắt đầu nghe đến khóa huấn luyện viễn thám và được phép gửi quân nhân về học. Khi cơ quan MACV được báo cáo kết qủa tốt đẹp của việc huấn luyện, ra chỉ thị cho liên-đoàn 5 LLĐB đảm trách về khóa học.

Ngày 15 tháng Chín năm 1966 là ngày chính thức khai giảng trường huấn luyện Viễn Thám MACV với ban huấn luyện thuộc bộ chỉ huy B-52. Khóa học dài ba tuần về kỹ thuật tác chiến, tuần tiễu, trinh sát. Khóa sinh phải đầy đủ sức khỏe, đă ở Việt Nam tối thiểu một tháng và c̣n sáu tháng phục vụ. Ưu tiên dành cho những quân nhân đến từ các toán A LLĐB, các đại đội Biệt Động Quân, các toán viễn thám và các đơn vị trinh sát khác.

Sau này trường huấn luyện thêm khóa hướng dẫn về chiến đấu cho các quân nhân LLĐB/HK mới đến Việt Nam. Trường chính thức đóng cửa vào tháng Mười Một năm 1970.

       LỰC-LƯỢNG DU KÍCH LƯU ĐỘNG.

Ư tưởng về Lực Lượng Du Kích Lưu Động (MGF) dựa trên quan niệm đặt những đơn vị sâu trong vùng địch kiểm soát trong một khoảng thời gian, nhằm khuấy phá căn cứ và các hoạt động của địch. Bắt đầu từ năm 1966, đơn vị Du Kích Lưu Động gồm có một toán A LLĐB và một đại đội 150 người DSCĐ hoặc Mike Force, đă được huấn luyện về kỹ thuật tuần tiễu lâu dài và một trung đội trinh sát 34 người. Dưới danh hiệu Blackjack, những đơn vị này được đưa sâu vào vùng địch và nhận tiếp tế bằng phương tiên thả dù. Hành quân Blackjack 21 xử dụng đơn vị đặc nhiệm 777 gồm 15 quân nhân LLĐB/HK và 249 quân nhân Thượng. Blackjack 22 gồm có một đại đội xung kích Mike Force và một đại đội Du Kích Lưu Động. Blackjack 33 gồm đại đội 3 xung kích Mike Force và đại đội du kích 957.

Có nhiều cuộc hành quân Blackjack được tổ chức trong năm sau, cuối cùng các đại đội Du Kích kết hợp với các đại đội xung kích Mike Force thành đơn vị cấp tiểu đoàn Xung Kích Lưu Động.

       LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH LƯU ĐỘNG (Mobile Strike Force).

Mặc dầu các trại LLĐB đều có lực lượng xung kích cơ hữu để trả đủa tức thời, tuy nhiên vẫn phải có thêm lực lượng tiếp ứng khác đặt dưới quyền điều động trực tiếp của LLĐB trong trường hợp khẩn cấp, giải vây trại LLĐB trước áp lực nặng nề của địch. Một quyết định được tiến hành vào tháng Sáu năm 1966, thành lập một đơn vị trừ bị cho mỗi quân khu và đặt trực thuộc bộ chỉ huy LLĐB quân khu (Bộ chỉ huy C). Các tiểu đoàn tiếp ứng được huấn luyện và bắt đầu hoạt động từ mùa thu 1966. Mới đầu gọi là Lực Lượng Trừ Bị Lưu Động, sau trở thành “Mike Force” (Mobile Reaction Forces - MRF). Năm 1967, tên gọi chính thức cho các đơn vị trên là Lực Lượng Xung Kích Lưu Động (Mobile Strike Force - MSF), mỗi quân khu đều có một đơn vị riêng và đơnvị thứ năm được thành lập xử dụng cho bốn quân khu.

Mặc dầu dự định là một đơn vị trừ bị đa dụng, đơn vị xung kích trước tiên được xử dụng như lực lượng bảo vệ căn cứ. Mỗi đại đội có 184 người, được tổ chức như đơn vị chính quy trang bị súng cộng đồng. Những đại đội này được gom lại thành tiểu đoàn 552 người. Tiểu đoàn xung kích thường có thêm đại đội trinh sát 135 người và bộ chỉ huy, đại đội công vụ 227 người. Nhiệm vụ chính là giải vây cho các trại LLĐB, trong năm đầu, lực lượng xung kích phối hợp với lực lượng du kích trong nhiều cuộc hành quân. Về sau thường được xử dụng tiếp ứng cho toán Nghiên Cứu, Quan Sát (MACV - SOG) khi khẩn cấp. Đến năm 1967, lực lượng du kích sát nhập vào lực lượng xung kích và hoạt động cho đến khi LLĐB/HK bàn giao cho QLVNCH.

Chiến đoàn 1 Xung Kích trực thuộc B-16 LLĐB, thành lập vào tháng Hai 1966 và đặt dưới quyền chỉ huy của bộ chỉ huy C1/LLĐB tại Đà Nẵng. Trong 5 năm hoạt động trên chiến trường vùng I, chiến-đoàn 1 Xung Kích gồm có hai tiểu đoàn, một đại đội trinh sát, bộ chỉ huy và đại đội công vụ. Chiến đoàn 2 Xung Kích trực thuộc B-20 LLĐB ở Pleiku, B-23 ở Ban Mê Thuột và B-24 trên Kontum. Tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của bộ chỉ huy C2/LLĐB trách nhiệm trên lănh thổ quân khu II. Trong 5 năm hoạt động, chiến đoàn 2 Xung Kích gồm có năm tiểu đoàn, một đại đội trinh sát, bộ chỉ huy và đại đội công vụ.

Chiến đoàn 3 Xung Kích thành lập vào tháng Mười Một năm 1967 và đặt dưới quyền điều động của bộ chỉ huy C3/LLĐB, chịu trách nhiệm trên lănh thổ quân-khu III. Bộ chỉ huy B-36 LLĐB chỉ huy trực tiếp chiến đoàn 3 Xung Kích gồm có ba tiểu đoàn, đại đội trinh sát, bộ chỉ huy cùng đại đội công vụ. Vào cuối năm 1970, chiến đoàn dược chuyển giao cho QLVNCH, B-36 trở về Hoa-Kỳ tháng Hai năm 1971.

Chiến đoàn 4 Xung Kích trực thuộc B-40, bộ chỉ huy C4/LLĐB gồm có ba tiểu đoàn, đại đội trinh sát, đại đội xuồng bay (Air boat) 184 người, bộ chỉ huy cùng đại đội công vụ. Mới đầu chịu trách nhiệm trên quân khu IV đến tháng Tám năm 1969, đặt dưới quyền điều động của Biệt Khu 44. Bắt đầu từ tháng Năm 1970, chiến đoàn được bàn giao cho QLVNCH, B-40/LLĐB/HK về nước tháng Mười Hai năm 1970.

       VIII. ĐOÀN NGHIÊN CỨU, QUAN SÁT (MACV - SOG).

Liên đoàn Nghiên Cứu, Quan Sát thuộc bộ chỉ huy Quân Viện (MACV - SOG) là một đơn vị tuyệt đối cho các hành quân đặc biệt. Ngay từ lúc khởi đầu, danh hiệu Nghiên Cứu, Quan Sát (đôi khi gọi là Hành Quân Đặc Biệt) được dùng làm tên che mắt (Code name - Danh hiệu) cho các cuộc hành quân tối mật về t́nh báo.

Cơ quan Trung Ương T́nh Báo CIA đă từ lâu yểm trợ cho các dịch vụ bí mật của chính quyền VNCH cho đến năm 1963, lúc đó cơ quan trở thành bộ chỉ huy Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam và thực hiện những cuộc hành quân đặc biệt. Cường độ chiến tranh gia tăng, nhu cầu cho các hoạt động tăng lên. LLĐB/VN phát triển trở thành Sở Khai Thác Đặc Biệt. Vào ngày 16 tháng Giêng năm 1964, bộ chỉ huy mới Liên Đoàn Nghiên Cứu, Quan Sát được thành lập trong Chợ Lớn cho các cuộc hành quân đặc biệt. Năm 1966, bộ chỉ huy MACV-SOG dời ra Saigon, bộ phận Bộ đóng trong phi trường Tân Sơn Nhất, bộ phận Không Yểm dời ra Nha Trang, và bộ phận Hải Yểm đóng ngoài Đà Nẵng.

Các sứ mạng của MACV-SOG nhắm trực tiếp vào những nơi địch kiểm soát trong miền nam Việt Nam, và vượt biên sang đất Lào, Campuchia, Bắc Việt và nam Trung Hoa. Những nhiệm vụ đặc biệt bao gồm việc thu thập tin tức t́nh báo chiến lược, phá hoại đường giao liên, tiếp vận của địch, chiến tranh tâm lư, cứu tù binh và phát triển phong trào kháng chiến chống lại chính quyền, v.v... Những nhiệm vụ thám sát của liên đoàn Nghiên Cứu, Quan Sát (MACV-SOG) được chọn lựa kỹ càng và những bản báo cáo sau chuyến xâm nhập thường được gửi về Ngũ Giác Đài (bộ Quốc Pḥng HK), để đánh gía và phân phối đi.

Năm 1967, MACV-SOG được tổ chức lại đơn vị Bộ thành ba bộ chỉ huy: Bộ chỉ huy Bắc (CCN) ở Đà Nẵng, Trung (CCC) trên Kontum và Nam (CCS) ở Ban Mê Thuột. Những bộ chỉ huy này được tổ chức bằng cách gom lại một số căn cứ hành quân tiền phương (FOB), mà trước đây được thiết lập để yểm trợ tiếp cận cho những cuộc hành quân xâm nhập. Các căn cứ này đóng ở Phú Bài (Huế), Kontum, Khe Sanh, Non Nước, Ban Mê Thuột và trại Hồ Ngọc Tảo. Bộ phận (Sở) Bộ gồm hơn 1600 quân LLĐB/HK, chia ra hơn 70 toán thám sát và 8000 quân LLĐB Việt Nam (Lôi Hổ).

Cách tổ chức cuả liên đoàn Nghiên Cứu, Quan Sát (MACV-SOG) cũng gần như song song với tổ chức của Lực Lượng Đặc Biệt với các toán xâm nhập tương đương với các toán A LLĐB, căn cứ hành quân tiền phương tương đương với bộ chỉ huy B LLĐB, các bộ chỉ huy Bắc, Trung, Nam tương đương với các bộ chỉ huy C LLĐB.

Bộ phận (Sở) Không Yểm bao gồm phi đoàn 90 Hành Quân Đặc Biệt (SOS) của Không Lực Hoa Kỳ, đóng tại Nha Trang, cung cấp máy bay C-130. Phi đoàn 20 (SOS) có bộ chỉ huy ở vịnh Cam Ranh, các đơn vị phụ thuộc đóng trên Ban Mê Thuột, Đức Lập và Tiêu Atar cung cấp trực thăng yểm trợ. Ngoài ra MACV-SOG c̣n có đơn vị trực thuộc là phi đoàn Đệ Nhất (First Flight) đóng rải rác khắp nơi và Thái Lan.

Bộ phận Hải Yểm đóng ngoài Đà Nẵng gồm có đơn vị biệt kích (SEALs) của Hải Quân Hoa Kỳ, các siêu tốc đỉnh và các toán Người Nhái, phá hoại dưới nước thuộc Hải Quân Việt Nam.

MACV-SOG c̣n có một trung tâm huấn luyện và đơn vị xâm-nhập bằng dù ở Long Thành. Đơn vị này gồm các quân nhân Việt Nam, được thả vào vùng địch bằng phương tiện nhẩy dù.

Cơ quan MACV-SOG ngưng hoạt động kể từ ngày 30 tháng Tư 1971 và chương tŕnh được giao cho toán Yểm Trợ Nha Kỹ Thuật 158 (STDAT). Một số quân Bộ đă chuyển qua nhóm Cố Vấn Hành Quân Đặc Biệt từ tháng Ba năm 1971. Cuối cùng chấm dứt nhiệm vụ vào ngày 12 tháng Ba năm 1972. Kết thúc một trong những huyền thoại trong ngành Lực Lượng Đặc Biệt.

       BỘ CHỈ HUY (CCN) SỞ BẮC.

Bộ chỉ huy Bắc được thành lập vào ngày 01 tháng Mười Một năm 1967 tại Đà Nẵng với ba bộ chỉ huy tiền phương 1 tại Phú Bài, bộ chỉ huy tiền phương 3 tại Khe Sanh và bộ chỉ huy tiền phương 4 tại Non Nước. Quân nhân thuộc Liên-đoàn 5 LLĐB/HK và ban cố vấn Hải Quân.

Các hành quân vượt biên do BCH Bắc tổ chức nhắm vào miền bắc Việt-Nam và Lào. Những cuộc hành quân trong vùng nam Lào dưới danh hiệu Shining Brass bắt đầu từ năm 1965 nhằm phá hoại đường dây xâm nhập người và vật liệu. Sau đó đổi tên là Prairie Fire, khi chuyển qua Nha Kỹ Thuật cuộc hành quân lấy tên là Phù Dung.

Như tất cả các cuộc hành quân thám sát, BCH Bắc cũng có đơn vị tiếp ứng gọi là đơn vị Cảm Tử Đặc Biệt. Ngoài ra c̣n thiết lập những căn cứ hành quân bí mật bên Thái Lan. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính vẫn là trinh sát, thâu thập tin tức t́nh báo chiến lược.

       BỘ CHỈ HUY (CCC) SỞ TRUNG.

Bộ chỉ huy này đóng trên Kontum gồm quân của liên đoàn 5 LLĐB/HK, có thời gian được xem như phần nới rộng hành quân của LĐ 5 LLĐB. Khu vực trách nhiệm của bộ chỉ huy Trung là tam giác Lào, Miên và Việt. Các cuộc hành quân lúc đầu lấy tên là Daniel Boone, sau đổi thành Salem House nhằm phá hoại căn cứ, kho tiếp liệu che dấu của quân cộng sản Bắc Việt, đặc biệt trong vùng đông bắc Campuchia. Trong Bộ chỉ huy Trung có tất cả 30 toán thám sát, mỗi toán gồm 3 quân nhân LLĐB/HK và chín quân nhân Việt Nam. Ngoài ra c̣n có bốn đại đội khai thác, xử dụng tin tức do các toán thám sát cung cấp trong các cuộc hành quân lùng và diệt.

       BỘ CHỈ HUY (CCS) SỞ NAM.

Bộ chỉ huy này được thành lập vào tháng Mười Một năm 1967 đồn trú tại Ban Mê Thuột. Bộ chỉ huy này nhỏ nhất trong các bộ chỉ huy của liên đoàn Nghiên Cứu, Quan Sát (MACV-SOG). Khu vực hoạt động chính nơi đồng bằng Cửu Long và Campuchia. Đơn vị gồm có một số toán thám sát và bốn đại đội khai thác. Do địa thế dưới vùng đồng bằng, các đại đội khai thác thường xử dụng xuồng bay trong các cuộc hành quân tiếp ứng. Sự tham chiến của các quân nhân Hoa Kỳ trong đơn vị này chấm dứt vào tháng Giêng năm 1973, tất cả các đơn vị Hoa Kỳ trở về nước.

       IX. ĐOẠN KẾT.

Trong chiến tranh Việt Nam, rất nhiều giai thoại nói về binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Nhưng ít người hiểu biết tường tận, ngay cả đến những quân nhân phục vụ trong ngành LLĐB. Điều này không nên lấy làm lạ v́ đó là đặc tính căn bản (sống chết) của LLĐB... “BÍ MẬT”. Nhiều đơn vị có tên nghe rất lạ: Lôi Hổ, Thám Sát, Sở Công Tác, Liên Lạc, Biệt Kích v. v... Đối với quân đội Hoa Kỳ, các quân nhân LLĐB được coi như những chiến sĩ can trường, được tuyển chọn và huấn luyện đầy đủ nhất. Trong QLVNCH, binh chủng LLĐB Việt Nam gồm những chiến sĩ can đảm, gan ĺ, đôi khi hơi bí mật... Họ là những “Bóng ma biên giới” đối với quân cộng sản. Binh chủng LLĐB đă đóng góp rất nhiều công lao, xương máu cho miền Nam tự do của chúng ta, mặc dầu những chiến công, sự chiến đấu của họ cũng thầm-lặng... bí mật.

Enter content here

Enter supporting content here