Home
Nhan Dinh Ngay Quan Luc 19/6/1973
Quan Luc 19-6-1973
Tuong Lanh VNCH
Tran Chien Tet Mau Than 1968
Nhung tran chien cuoi cung 30/4/1975
Khong bao gio quen nguoi Chien Si VNCH
Nhung ngay cuoi cung VNCH
Cac tran danh-BietDongQuan-Halao 1972
Trai Thoi Chinh Chien VNCH
Nguoi Linh VNCH-Vanh Khan Tang cho To Quoc
Quan Huy Hieu QLVNCH
KhongQuan QLVNCH
HaiQuan QLVNCH
Su Doan Du QLVNCH
Luc Luong Dac Biet QLVNCH
BietKichDu QLVNCH
Thuy Quan Luc Chien QLVNCH
BietDongQuan QLVNCH
Biet Doi Thien Nga
ThieuSinhQuan QLVNCH
Nu Quan Nhan QLVNCH
Nhung hinh anh nguoi Linh VNCH
HoangSa_TruongSa VNCH
CB XDNT-VNCH-Bac Cali
TienGiay VNCH
SuuTamTemThu VNCH 1951-1975
Vovinam Vo Thuat
Links
Contact Me
News
Sinh Hoat Van Nghe Khu Hoi Bac Cali

qlvnch.jpg

Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 1)


 
Tác Giả: Phạm Văn Sơn

Các nhà quân sử kim cổ Đông Tây đều ghi nhận đặc tính của binh pháp là quỷ trá kỳ xảo, tức là chiến pháp bao hàm ư nghĩa quyền mưu, chủ trương dùng tất cả mọi thủ đoạn để đi tới chiến thắng. Theo trên, người ta không thấy làm lạ nếu đôi bên giao tranh có những lối “công kỳ vô bị xuất kỳ bất ư” để bên này khai thác những sơ hở về một phương diện nào của bên kia. Liên hệ ít nhiều đến nguyên tắc chỉ đạo chiến tranh này mà đă được nhắc đến trong thiên quân tranh của Tôn Tử, Lư Tế Xuyên trong sách “Việt điện u linh tập” cũng đưa ra nguyên tắc: Tọa đăi địch chí bất như tiên phát dĩ ách kỳ phong (ngồi chờ giặc đến không bằng đem quân đánh trước để chận mũi nhọn của địch).

Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và công cụ của họ là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN) đă xuất toàn lực đánh lén Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) vào những ngày đầu Tết Mậu Thân trong năm 1968 trên khắp lănh thổ Miền Nam khi họ đột ngột không giữ lời đề nghị ngưng chiến do chính họ đưa ra. Cộng Sản Bắc Việt cũng đă không nghĩ ǵ đến 3 ngày Tết Nguyên Đán, ngày truyền thống của dân tộc, những ngày đầm ấm nhất của xứ sở mỗi năm, hay sự yên vui của đồng bào để xum họp và cúng bái tổ tiên, một tập tục thiêng liêng từ ngàn xưa.

Tuy mưu mô đă khéo, thuật xảo sắp đă hay, tiếng súng của Cộng Sản chỉ tạo được lợi thế bất ngờ trong vỏn vẹn ít tiếng đồng hồ ở thủ đô Saigon và một số thị trấn của Việt Nam Cộng Ḥa. Tính chung, Cộng Sản đă thảm bại v́ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă phản ứng rất mau lẹ. Và ngược lại điều tai hại cho họ là đă đụng đầu với sự lạnh nhạt của đồng bào Miền Nam khắp nơi.

Kết quả của hai đợt tấn công đại quy mô với những cố gắng to lớn, từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng 5 năm 1968 trên khắp chiến trường từ Quảng Trị tới Cà Mau là Việt Cộng (VC) đă bị đẩy vào chỗ chết ngót 60,000 cán binh, bị cầm tù 10,000, ra đầu hàng ngót 6,000 và mất trên 17,000 vũ khí. Trong khi đó, số tổn thất của VNCH về mọi thứ không tới 1 phần 10 những con số của Việt Cộng.

H́nh chụp một binh sĩ VNCH trong trận chiến bảo vệ thủ đô Saigon trong kỳ Mậu Thân, 1968. Trên vai áo bên trái của anh ta có phù hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù. Người lính ôm trên tay khẩu súng phóng lựu đạn M-79, và bên cạnh là một hỏa tiển chống lô cốt hoặc chiến xa. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

Trong cuộc “tổng nổi dậy” năm 1968 này, Cộng Sản đă phá hủy 50,000 căn nhà của dân, đem chết chóc đến cho 14,000 đồng bào đủ cả già trẻ gái trai và “vô sản hóa” 70,000 người đa số là dân lao động. Ngoài ra điều dă man chưa từng thấy trong lịch sử loài người là họ đă xua những lực lượng gồm 7 phần 10 con nít vào ḷ lửa chiến tranh và mở những cuộc pháo kích bừa băi vào những khu gia cư nghèo khó, đông đúc không có lấy một cơ quan quân sự, để trả thù sự bất cộng tác của dân chúng. Cộng Sản dám làm tất cả, dùng bất cứ phương tiện ǵ dù có tàn ác nhất nếu để đạt đến mục tiêu, tức chiến thắng cho họ.

Trận Tổng Công Kích Đợt 1 của Việt Cộng đă xảy ra trong những ngày đầu năm Mậu Thân 1968. Để che dấu âm mưu này và để đánh lạc hướng, chiều ngày 20 tháng 1 năm 1968 nghĩa là trước cuộc tổng tấn công 10 ngày, sau những loạt trọng pháo mở màn, bộ đội Bắc Việt đă tấn công mạnh mẽ vào Khe Sanh.

Khe Sanh là một căn cứ chiến lược chặn ngang đường xâm nhập của quân Cộng Sản Bắc Việt vào Vùng I Chiến Thuật của VNCH. Căn cứ này nằm ở ngă ba biên giới Bắc Việt, Lào, và Nam Việt Nam, cách thượng lưu sông Bến Hải không xa và cách Cồn Tiên, nơi xảy ra trận đánh lớn vào giữa năm 1967 vào khoảng 30 km.

Căn cứ Khe Sanh nằm trong một ḷng chảo chung quanh núi cao vây bọc dài 2 km ngang 1 km. Nơi này có khoảng 6,000 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ trú đóng. Trong căn cứ có một phi trường làm đường liên lạc tiếp tế và vài tiền đồn quanh vùng là các ngọn đồi 881, 861, 558, và 950. Ở xa hơn về phía đông có căn cứ Carrol. Và cách đó không xa có tiền đồn là Làng Vei do một tiểu đoàn Dân Sự Chiến Đấu với sự giúp đỡ của cố vấn Hoa Kỳ trấn giữ.

Cuộc tấn công mở màn vào Khe Sanh đă khiến ngay từ lúc đầu khiến 20 binh sĩ TQLC Hoa Kỳ tử thương và 109 bị thương. Thoạt đầu quân Bắc Việt oanh kích dữ dội bằng trọng pháo và hỏa tiễn vào trại TQLC Hoa Kỳ tại căn cứ Carrol. Sau đó bộ đội Cộng Sản tấn công hai ngọn đồi 881 và 861. Các đơn vị của Trung Đoàn 26/3 TQLC Hoa Kỳ đă chiến đấu dữ dội với các đơn vị thuộc sư đoàn 325 CSBV xuất hiện bao vây vùng thung lũng Khe Sanh.

Dường như quân chính quy Bắc Việt đă dồn chừng 3 sư đoàn ở vùng phi quân sự và biên giới Lào để gián tiếp yểm trợ cho chiến trường Khe Sanh. Trước t́nh h́nh này, lệnh hưu chiến trong dịp Tết Nguyên Đán Mậu Thân trước định 48 giờ được lịnh rút xuống c̣n 36 tiếng, nghĩa là lệnh hưu chiến chỉ c̣n giá trị từ 18 giờ ngày 29 tháng 1/1968 đến 06 giờ ngày 31 tháng 1/1968.

Biện pháp pḥng thủ hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị của miền Nam Việt Nam được đặt ra và ước lượng rằng quân số Việt-Mỹ lên đến 50,000 người để pḥng ngừa một cuộc đánh úp vào hai tỉnh này. Sư Đoàn Nhảy Dù của VNCH được lệnh tăng cường vùng hỏa tuyến với quân số một chiến đoàn. Một số các đơn vị chủ lực Hoa Kỳ như Sư Đoàn 1 Không Vận cũng được đưa ra Vùng 1 Chiến Thuật để giúp VNCH pḥng chống lại sự xâm nhập của CSBV.

Nhưng trước Tết, Sư Đoàn Nhảy Dù mới gởi ra vùng hỏa tuyến chỉ được các Tiểu Đoàn 2 và 9. Măi tới ngày mồng 2 Tết, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 với Tiểu Đoàn 7 mới được không vận ra Huế. Sư Đoàn 1 Không Vận cũng từ An Khê kịp ra đóng ở một khu vực cách xa thành phố Huế. Các lực lượng này chỉ là những lực lượng trừ bị cho chiến trường Khe Sanh nên chỉ nằm đợi tại chỗ, không tham gia vào những hoạt động khác.

Các chiến lược và chiến thuật gia cho rằng Việt Cộng chỉ có khả năng mở những trận quy mô dựa vào những căn cứ xuất phát tại các vùng biên giới nhưng sẽ thất bại. Với những sự phối trí quân lực như trên th́ chắc hẳn địch chẳng có thể làm ǵ nên chuyện theo đà tiến triển của t́nh h́nh. C̣n tại nội địa các nhà quân sự ước tính rằng địch quân chỉ có khả năng mở những cuộc tấn công ở cấp liên tiểu đoàn nhằm gây tiếng vang.

Việt Cộng chỉ có thể đánh trong một thời gian chớp nhoáng nếu họ không muốn bị tiêu diệt. Người ta cảm thấy lạc quan đối với t́nh h́nh quân sự chung trên toàn quốc qua các trận đánh đă xảy ra ở Cồn Tiên, Dakto, Lộc Ninh và Phước Quả vào năm 1967 mà chiến thắng cuối cùng đă nghiêng về phía Việt Nam Cộng Ḥa cùng các lực lượng đồng minh.

Tuy nhiên, những người am hiểu thời cuộc lại cảm thấy lo ngại. Vấn đề xây dựng nông thôn không tiến triển. Các vùng nông thôn phần lớn nằm trong sự khống chế của Việt Cộng. Các cơ sở hạ tầng của Việt cộng vẫn c̣n nguyên vẹn và dường như c̣n phát triển mạnh tới những vùng làng mạc phụ cận và ngoại ô của các thành phố và đô thị, bằng chứng là những vụ ám sát và khủng bố được gia tăng nhằm vào các viên chức xă, ấp, phường, khóm ở các vùng này trong những tháng về cuối năm 1967.

Lợi dụng những vụ ám sát đê hèn này thường ít được dư luận chú ư đến, bằng một cách âm thầm và lặng lẽ, Việt Cộng đă len lỏi về đóng quân một cách bí mật ở gần các mục tiêu dân sự và quân sự ở miền Nam Việt Nam.

Một sự an ninh giả tạo đă được diễn ra tạo nên những sự dễ dăi hoạt động và di chuyển cho các phần tử Việt Cộng. Vào những ngày giáp Tết, ngoài một Khe Sanh sôi động, t́nh h́nh chung trên toàn quốc hoàn toàn yên tĩnh. Các đơn vị binh sĩ được hưởng phép nghĩ Tết dễ dàng, trực gác theo như thông thường.

Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc cho dân chúng tùy theo an ninh từng địa phương được phép đốt pháo trong 4 ngày Tết, từ ngày 30 đến hết ngày mồng 3. Nhưng tiếng pháo đă bất chấp luật lệ bắt đầu nổ rải rác trong đô thành Saigon Chợ Lớn từ 20 tháng Chạp nghĩa là trước cả ngày tiễn Ông Táo lên chầu trời. Nghĩa là dân chúng thản nhiên với thời cuộc sửa soạn đón Xuân và vui Xuân.

Ngày Tết đến, người dân thành thị đă đón mừng Xuân Mậu Thân 1968 với tiếng pháo liên hồi. Tết Mậu Thân là Tết nhiều pháo nổ hơn mọi Tết khác rất nhiều. Giới giàu có, giới mại bản đốt những tràng pháo năm bảy thước và đốt rất nhiều. Giới ít tiền cũng tranh hơi cố gắng bỏ tiền đốt một vài tràng pháo đón Xuân lấy hên.

Đột nhiên xen lẫn tiếng pháo mừng Xuân, tiếng súng Việt Cộng bùng nổ. Hậu phương đang thanh b́nh, trong giây phút biến thành tiền tuyến. Lợi dụng việc bỏ giới nghiêm và lệnh hưu chiến do chính họ long trọng ưng thuận, Việt Cộng đă mở cuộc tổng công kích trên toàn thể miền Nam tự do để đánh vào các lực lượng của quân đội VNCH trong giờ phút uy linh đón mừng Xuân mới.

Đêm 30 Tết, tức ngày 29 tháng 1/1968, Việt Cộng đồng loạt tấn công vào 5 thị xă thuộc Vùng 2 Chiến Thuật:

  • Thị xă Qui Nhơn lúc 4 giờ 10.
  • Thị xă Kontum lúc 2 giờ 00.
  • Thị xă Pleiku lúc 4 giờ 40.
  • Thị xă Darlac lúc 1 giờ 30.
  • Thị xă Nha Trang lúc 0 giờ 30.

    Đồng thời, Việt Cộng pháo kích và đột nhập vào Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 lúc 3 giờ 40 sáng.

    Cũng trong đêm này, Việt Cộng đột kích vào Chi Khu Hội An, pháo kích vào thị xă Quảng Trị, phi trường Đà Nẵng, phi trường Non Nước về phía Nam Đà Nẵng khoảng 4 km và pháo kích tấn công nhiều đồn bót lẻ tẻ trên toàn quốc. Cả 5 thị xă kể trên và Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 đều bị Việt Cộng lọt vào. Tuy nhiên tại Qui Nhơn, Nha Trang và Pleiku áp lực Việt Cộng đă được giải tán nhanh chóng.

    Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 1 cũng đẩy lùi địch quân trong vài giờ đồng hồ. Các lực lượng Việt Cộng tại các thị xă Ban Mê Thuột và Kontum cũng bị đẩy lui ngay. Tuy nhiên, tại hai thị xă này, Việt Cộng đă bám sát và tạo áp lực mạnh quanh vùng. Sau nhiều ngày chiến đấu, quân đội VNCH mới hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh.

    Đêm mồng 1 Tết, tức 24 giờ sau các cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ miền Cao nguyên và miền Trung, Việt Cộng mở các cuộc tấn công vào đô thành Saigon – Chợ Lớn và các tỉnh lỵ miền Nam. Khi xảy ra vụ trận tấn công đêm giao thừa, chính quyền trung ương VNCH đă thông báo ngay cho các địa phương biết để kịp pḥng bị. Vào sáng mồng 1 Tết, Đài phát thanh quốc gia Saigon tố cáo Việt Cộng vi phạm trắng trợn việc hưu chiến trong dịp Tết và ban bố băi bỏ lệnh này.

    Dân chúng Miền Nam đang say sưa trong cái Tết dân tộc, nên ít người biết đến vụ vi phạm lịnh hưu chiến của Việt Cộng. Tại các tỉnh nhỏ, nhà cầm quyền đă dễ dàng hơn, trong việc kêu gọi quân nhân nghỉ phép trở lại trại để gia tăng việc pḥng thủ. Tại thủ đô Saigon, chiều tối ngày mồng 1, các giới chức quân sự theo dơi t́nh h́nh và ban lệnh cho các cơ quan và đơn vị đề pḥng. Nhưng lệnh này quá cấp bách khiến việc kêu gọi những quân nhân nghỉ phép không thể nào thi hành được.

    Nhưng việc ǵ đến đă đến. Một cuộc tổng công kích của Việt Cộng trên toàn lănh thổ VNCH đă quả thật sự xảy ra. Việt Cộng đă đánh vào các đơn vị VNCH trong lúc họ không chuẩn bị, hoặc chỉ vừa mới kịp đề pḥng do những trận đánh đầu tiên xảy ra. Tính theo kế hoạch tổng công kích, Việt Cộng đă đồng loạt mở các cuộc tấn công và đột kích vào hầu hết các tỉnh lỵ và thị trấn trong thời gian như sau:

    Tại Vùng 1 Chiến Thuật :

  • Huế bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ
  • Quảng Trị bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ
  • Quảng Tín bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ
  • Quảng Ngăi bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 04 giờ

    Tại Vùng 2 Chiến Thuật:

  • B́nh Thuận bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 3 giờ 25
  • Tuyên Đức bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 Tết lúc 02 giờ

    Tại Vùng 3 Chiến Thuật:

  • Thủ đô Saigon – Chợ Lớn – Gia Định bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 02 giờ.
  • B́nh Dương bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 04g25
  • Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh bị tấn công lúc 08g30 sáng mồng 2 Tết
  • Biên Hoà bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ
  • Long Khánh bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 Tế lúc 01 giờ

    Tại Vùng 4 Chiến Thuật:

  • Phong Dinh bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết lúc 03 giờ
  • Vĩnh Long bị tấn công đêm mồng 1 rạng mồng 2 lúc 3 giờ 30
  • Kiến Hoà bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 03 giờ
  • Định Tường bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 4 giờ
  • Kiên Giang bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 2 giờ 40
  • Vĩnh B́nh bị tấn công đêm mồng 2 rạng mồng 3 lúc 4 giờ 15
  • Kiến Tường bị tấn công đêm mồng 4 rạng mồng 5 lúc 4 giờ 15
  • Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44 bị tấn công đêm mồng 6 rạng mồng 7 lúc 1 giờ 25
  • G̣ Công bị tấn công đêm mồng 7 rạng mồng 8 âm lịch lúc 2 giờ 35
  • Bạc Liêu bị tấn công đêm 12 rạng 13 âm lịch, tức ngày 10 tháng 2/1968

    Như vậy trong 44 tỉnh lỵ, Việt Cộng đă tấn công vào 28 nơi. Cuộc tấn công của Việt cộng kể ra cũng khá linh hoạt, tuy không diễn ra trong một lúc nhưng khoảng cách của các trận đánh ở các tỉnh lỵ không quá rời rạc.

    Tính ra như vậy đêm 30 Tết, Việt Cộng mở được 5 cuộc tấn công vào các tỉnh Cao Nguyên và miền Trung. Đêm mồng 1 Tết, Việt Cộng mở được 8 cuộc tấn công vào các tỉnh lỵ và thị xă trong đó có đô thành Saigon – Chợ Lớn – Gia Định.

    Với 8 cuộc tấn công này trong đó có 4 thành phố Huế, Quảng Trị, Quảng Tín và Quảng Ngăi thuộc Vùng 1 Chiến Thuật, thành phố Phan Thiết thuộc vùng 2 Chiến thuật và 2 thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long thuộc Vùng 4 Chiến Thuật. Người ta nhận thấy rằng trong 2 ngày liên tiếp tất cả các tỉnh lỵ thộc Vùng 1 Chiến Thuật đều bị đánh. Các tỉnh lỵ thuộc vùng 2 Chiến Thuật cũng bị đánh gần hết. Riêng Vùng 4 Chiến Thuật mới bị chóm đánh vào 2 tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long.

    H́nh chụp từ trên cao nh́n xuống trung tâm thủ đô Saigon. Ở góc dưới bên phải, building màu vàng lợt ngay góc đường là khách sạn Majestic. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Đêm mồng 3 Tết, Việt Cộng lại đánh vào 8 tỉnh lỵ khác gồm 5 thành phố Kiến Ḥa, Định Tường, G̣ Công, Kiên Giang, Vĩnh B́nh thuộc vùng 4 Chiến Thuật, 2 thành phố B́nh Dương, Biên Ḥa thuộc Vùng 3 Chiến Thuật, và thành phố Tuyên Đức thuộc Vùng 2 Chiến Thuật.

    Qua ngày mồng 3 Tết, tức ngày 1 tháng 2/1968, hoạt động của Việt Cộng trên toàn quốc có phần suy giảm tuy họ vẫn bám sát được vào một vài thành phố như Saigon, Huế, Ban Mê Thuột, Kontum, Mỹ Tho và Vĩnh Long. C̣n tại các nơi, các phần tử Việt Cộng thất tán trong các khu dân cư và đang bị tiêu diệt.

    Ngày mồng 4 Tết, Việt Cộng mở một cuộc tấn công yếu ớt vào thị xă Kiến Tường và một cuộc tấn công khác vào các đơn vị trú pḥng tại Long Khánh nhưng đều bị đẩy lui ngay.

    Ngày mồng 5 Tết, hoạt động của Việt Cộng tại các vùng Chiến thuật
    suy giảm rơ rệt. Riêng tại Huế địch vẫn c̣n chiếm đóng và hoạt động mạnh. Tại thủ đô Siagon, các phần tử Việt Cộng trà trộn trong khu dân cư đang bị thanh toán lần lần.

    Ngày mồng 5 và 6 Tết, Việt Cộng c̣n mở những cuộc tấn công muộn vào tỉnh lỵ G̣ Công, Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 44, nhưng không gây được sự thiệt hại nào đáng kể.

    Ngày mồng 8 âm lịch, tức ngày 6 tháng 2 năm 1968, tỉnh Thừa Thiên vẫn được đáng chú ư hơn cả, tiếp đến là đô thành Saigon – Chợ Lớn và Phong Dinh. Tại Phong Dinh trận chiến đă diễn ra trong 2 đợt: đợt đầu kéo dài trên một tuần lễ và đợt thứ 2 vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng 2/1968. Tại các nơi khác, Việt Cộng tiếp tục duy tŕ các cuộc pháo kích và khuấy rối đặc biệt là Vùng 1 và Vùng 4 Chiến Thuật.

    Ngày 7 tháng 2/1968, Việt Cộng lần đầu tiên xử dụng chiến xa xuất phát từ biên giới Lào, vượt quốc lộ 9 tấn công căn cứ Làng Vei gần Khe Sanh khiến trại này bị thất thủ vào lúc 18 giờ 40. Quân đồn trú chỉ c̣n 72 người rút lui về Khe Sanh, số c̣n lại 316 người coi như chết và mất tích. Trong khi đó, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Huế đă tái chiếm một phần lớn khu vực hữu ngạn sông Hương. Việt Cộng phải rút ra cố thủ tại vùng ngoại ô.

    Sáng ngày 10 tháng 2/1968, Việt Cộng đột nhập thị xă Bạc Liêu đốt trên 1,000 căn nhà của dân chúng. Tại Huế, Việt Cộng c̣n duy tŕ áp lực tại vùng Cửa Hữu và khu vực Bắc cầu Bạch Hổ. Các thị xă và thị trấn khác đều được giải tỏa. Tại đô thành Saigon – Chợ Lớn, quân đội VNCH tiếp tục mở các cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tảo thanh vùng ven độ. Các lực lượng Việt Cộng lần lượt rút ra xa đô thành.

    T́nh h́nh Khe Sanh cũng yên tĩnh sau vụ thất thủ Làng Vei.

  • Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 2)


     

    Ngoài 28 tỉnh lỵ và thị trấn bị Việt Cộng tấn công, 18 tỉnh lỵ c̣n lại trừ một vài nơi yên tĩnh, hoàn toàn đều bị pháo kích và bắn quấy rối. T́nh h́nh liệt kê theo từng tỉnh lỵ được ghi nhận như sau:

  • Ninh Thuận: hoàn toàn yên tĩnh.
  • Phú Yên: thành phố yên tĩnh, Việt Cộng tấn công một vài đồn bót quanh tỉnh.
  • Phú Bổn: hoàn toàn yên tĩnh.
  • Lâm Đồng: thành phố yên tĩnh, Việt Cộng bắn quấy rối vào khu MACV ở Quận Di Linh ngày 9 tháng 2/1968.
  • Tây Ninh: pháo kích tỉnh lỵ ngày 6 tháng 2/1968.
  • Long An: pháo kích tỉnh lỵ ngày 10 tháng 2/1968.
  • Hậu Nghĩa: pháo kích một vài địa điểm trong tỉnh.
  • B́nh Long: hoàn toàn yên tĩnh.
  • Phước Tuy: hoàn toàn yên tĩnh.
  • Phước Long: pháo kích ngày 7 tháng 2/1968.
  • Kiến Phong: pháo kích thị trấn Cao Lănh ngày 2 tháng 2/1968.
  • Ba Xuyên: pháo kích phi trường Sóc Trăng và bắn quấy rối tỉnh lỵ.
  • Sa Đéc: pháo kích ngày 10 tháng 8/1968.
  • Châu Đốc: pháo kích tỉnh lỵ ngày 31 tháng 1/1968 và nhiều nơi khác.
  • An Xuyên: pháo kích và bắn quấy rối tỉnh lỵ ngày 31 tháng 1/1968, 6 tháng 2/1968.
  • Chương Thiện: hoàn toàn yên tĩnh.
  • An Giang: hoàn toàn yên tĩnh.
  • Quảng Đức: hoàn toàn yên tĩnh.
  • B́nh Tuy: hoàn toàn yên tĩnh.

    So với những thành phố bị tấn công, những tỉnh lỵ này đều là những thị trấn nhỏ kém phần quan trọng Việt Cộng đă trừ ra không đánh. Có lẽ họ cho rằng nếu làm chủ t́nh h́nh những thành phố quan trọng khác th́ những nơi này sẽ bất chiến tự nhiên thành. Do đó, họ lấy hết lực lượng địa phương của các tỉnh trên phối hợp với chủ lực quân dồn đánh vào những tỉnh lỵ được chọn làm mục tiêu.

    Hơn nữa, hầu hết các đồn bót quận lỵ đều không bị đánh cũng v́ họ dồn toàn thể nỗ lực vào việc đánh chiếm các thành phố. Họ coi các đồn bót quận lỵ là những mục tiêu phụ. Nếu chiếm được trọn vẹn các mục tiêu chính là thành phố, những mục tiêu phụ này đương nhiên bị cô lập và bị thanh toán.

    Cuộc tổng công kích của Việt Cộng kéo dài non hơn 2 tuần lễ và được coi như chấm dứt. V́ các hoạt động của họ cứ mỗi ngày một suy giảm do các cuộc hành quân phản công của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và do chính họ tự rút các lực lượng bị hao tổn nặng nề ra để nghỉ ngơi và để bổ sung chỉnh đốn lại.

    Nhưng vào tối thứ Bảy ngày 17 tháng 2/1968 rạng ngày Chủ Nhật, Việt Cộng lại tập trung lực lượng cố gắng mở một trận tổng công kích mới. Đợt tấn công này cũng rải rác ở nhiều điểm và đồng khởi cùng một lúc như đợt tấn công vào dịp Tết Mậu Thân. Nhưng không nghiêm trọng và kéo dài bằng đợt trước.

    Cảnh Sát và Quân Cảnh giữ an ninh trước cổng chánh vào Dinh Độc Lập. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Việt Cộng có khả năng quy tụ quân ở quanh các thành phố nhưng cuộc tấn công hôm 18 tháng 2/1968 phần lớn chỉ là pháo kích. Cuộc pháo kích nhằm vào 47 thị trấn cùng các cơ sở của quân đội đồng minh. Như vậy khác với lần trước, lần này Việt Cộng hướng đánh vào các cơ quan của quân đội đồng minh không như lần trước chỉ riêng vào quân đội Việt Nam Cộng Ḥa.

    Sau các vụ pháo kích, có một vài vụ tấn công bằng bộ đội. Đó là các vụ tấn công vào vùng cầu B́nh Lợi, Thủ Đức, vùng Tân An, Bắc G̣ vấp, Định Tường, Kiến Ḥa, Châu Đốc và quan trọng hơn hết là cuộc tấn công vào tỉnh lỵ Phan Thiết.

    Cuộc pháo kích đáng chú ư nhất là vụ vào thủ đô Saigon. các cơ sở bị pháo kích gồm căn cứ Tân Sơn Nhất xảy ra hồi 1 giờ 10 sáng, sau đó lúc 1 giờ 20 vào Phái Bộ Viện Trợ Hoa Kỳ ở Việt Nam tại phi trường Tân Sơn Nhất, Nha Cảnh Sát Đô Thành trên đường Trần Hưng Đạo, đài radar Phú Lâm.

    Ngày 25 tháng 2/1968, lúc 2 giờ 25, Việt Cộng pháo kích và đột nhập vào quân y viện tỉnh lỵ An Xuyên. Nhưng quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă giải tỏa áp lực lúc 4 giờ sáng. Cũng trong những ngày này, một lực lượng Việt Cộng đông đảo muốn tái đột nhập đô thành Saigon, Chợ Lớn, Gia Định gây áp lực tại vùng Hóc Môn thuộc Tây bắc thủ đô và vùng Phú Thọ Ḥa ở phía Tây. Nhưng áp lực họ tạo ra đối với thủ đô không có ǵ là nguy hiểm. Cùng ngày 25 tháng 2/1968, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă làm chủ t́nh h́nh tại Huế sau 26 ngày binh biến.

    Để hỗ trợ cho vụ tổng công kích, Bắc Việt đă xâm nhập vũ khí, đạn dược một cách ồ ạt và táo bạo vào Miền Nam bằng cả đường biển. Bằng cớ là ngày 29 tháng 2/1968, ngay trong một lúc khoảng từ 1 giờ đến 3 giờ, Hải Quân Việt-Mỹ đă chận bắt được 3 tàu bọc sắt chở súng của Việt Cộng từ Bắc Việt vào. Ba chiếc tàu sắt này, một bị bắt gặp tại cửa Đức Phổ, Quảng Ngăi, một tại cửa Bồ Đề thuộc tỉnh An Xuyên và một tại Đầm Văn thuộc tỉnh Khánh Ḥa.

    Khi cả 3 chiếc tàu bị chận xét, họ đă nổ súng chống trả. Hai chiếc ở ngoài khơi Quảng Ngăi và An Xuyên bị bắn ch́m tại chỗ. Chiếc ở ngoài khơi Nha Trang bị săn đuổi đă chạy đâm vào bờ phát nổ. Tại chiếc tàu bị bắn ch́m ở Đức Phổ, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa tịch thu được 645 súng trường, 45 tiểu liên, 12 trung liên và 1 đại liên.

    Trên chiếc tàu bị hạ tại Nha Trang, quân đội tịch thu 40 B-40, 28 AK-50 và nhiều thùng âu dược của Trung Cộng và Đông Đức. Trên tàu để lại 11 xác chết. Kế đến ngày 1 tháng 3/1968, lực lượng Hải Quân Việt-Mỹ đánh ch́m 2 ghe và bắt một chiếc khác nguyên vẹn. Cả 3 ghe này đều chở đầy vũ khí và đạn được.

    Vào tối ngày 5 tháng 3/1968, Việt Cộng lại mở cuộc tấn công mới vào nhiều thành thị và các cơ sở của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Đây là cuộc tấn công thứ ba có tính cách đồng loạt kể từ cuộc tấn công đầu tiên ngày Tết. Trong lần này, vùng Hậu Giang bị tấn công nhiều nhất. Cuộc tấn công nặng nhất là vào tỉnh lỵ Quản Long (tỉnh Cà Mau).

    Trong ngày này, lần đầu tiên Việt Cộng pháo kích vào phi trường Cam Ranh làm hư hại nhẹ đường bay. Các cuộc tấn công về sau này đều không có hiệu lực. Việt Cộng cốt đánh để duy tŕ tiếng vang đối với quốc tế và làm sáo trộn cuộc sống b́nh thường của dân chúng Miền Nam Việt Nam.

    Để đáp ứng chiến trường Khe Sanh có thể trở nên nghiêm trọng, ngày 6 tháng 3/1968 Đại Tướng Westmoreland, Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, đă lập một Bộ Chỉ Huy tại Vùng 1 Chiến Thuật nhằm trợ giúp vào việc chỉ huy và điều khiển các đơn vị Mỹ tại vùng giới tuyến. Bộ chỉ huy này do Tướng Cushman làm tư lệnh và được gọi là Quân Đoàn Lâm Thời tại Việt Nam.

    Tại thủ đô Saigon cũng như các tỉnh, chính quyền quốc gia đă dần dần tái lập được sinh hoạt b́nh thường. Vật giá sinh hoạt nhân ngày biến cố gia tăng không rút xuống được. Người dân thời loạn cũng quen với thực tại và chấp nhận thời cuộc. Dù sao đối với cuộc tổng công kích đầu Xuân Mậu Thân, người dân đă chưa vội bàn đến quân đội VNCH và Việt Cộng ai thắng ai bại. Một điều hiển nhiên là một gánh nặng xă hội đă đè nặng lên vai chính quyền miền Nam Việt Nam với một số lượng người khổng lồ không nhà cửa chịu cảnh bơ vơ thiếu thốn đủ thứ.

    Cũng kể từ thượng tuần tháng 3/1968, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và đồng minh đă làm chủ chiến trường, liên tiếp mở ra các cuộc hành quân tảo thanh. Một cuộc hành quân đại quy mô được tổ chức ngày 11 tháng 3/1968 để nối tiếp cho chiến dịch Trần Hưng Đạo được đặt ra cấp bách tại thủ đô vào dịp Tết. Cuộc hành quân này được đặt tên là “Quyết Thắng.” Khoảng 50,000 binh sĩ thuộc các đơn vị của 6 sư đoàn và 2 chiến đoàn đă tham dự cuộc hành quân này tại năm tỉnh quanh thủ đô. Đó là các tỉnh Gia Định, Long An, Biên Ḥa, B́nh Dương và Hậu Nghĩa.

    Phía Việt Nam Cộng Ḥa, tham dự cuộc hành quân gồm có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh, một chiến đoàn Nhảy Dù, một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một đơn vị Biệt Động Quân và một số Cảnh Sát. Về phía Hoa Kỳ có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 9 và Sư Đoàn 25. Kết quả của chiến dịch này không lấy ǵ làm tốt đẹp v́ chủ lực của Việt Cộng đă lẩn trốn để tránh né các cuộc chạm súng.

    Xa hơn nữa một chiến dịch thứ hai có tính cách đại qui mô được mở ra tại vùng Hậu Giang là chiến dịch “Trương Công Định.” Thêm vào đó, tại vùng giới tuyến các cuộc hành quân Lam Sơn 192, 193 và mang số kế tiếp được liên tiếp khai diễn tại Cao Nguyên, mở cuộc hành quân MacArthur với sự hợp tác giữa Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ và các lực lượng thuộc Khu 23 Chiến thuật. Tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín có cuộc hành quân Wallowa Wheeler. Tại tỉnh Quảng Ngăi có cuộc hành quân Musoatine, v.v. Đây là những cuộc hành quân có tính cách thông thường.

    Về phía Việt Cộng, từ đầu Xuân Mậu Thân qua các đợt tấn công lực lượng của họ bị thiệt hại lớn lao, nhưng nhờ có một nguồn nhân lực dồi dào từ ngoài Bắc vào để bổ sung nên khả năng tham chiến của họ vẫn giữ được một cách khả quan trên khắp các mặt trận.

    Theo một bản ước tính, lực lượng Cộng Sản tính từ ngày mở cuộc tổng công kích 29 tháng 1/1968 đến ngày 29 tháng 2/1968 được xác nhận trước ngày tổng cộng kích là vào khoảng 323,500 người. Số tổn thất của họ được ước lượng trong thời gian trên là khoảng 45,000 người. Con số tổn thất này được phân loại như sau:

  • 18,600 chết: gồm cán binh thuộc các đơn vị tác chiến
  • 4,000 chết: gồm cán binh thuộc các cơ quan hậu cần
  • 12,400 chết: gồm các thành phần du kích
  • 5,000 chết: gồm các thành phần cán bộ chính trị: 5,000
  • 5,000 chết: gồm các thành phần phụ lực khác

    Như thế, chỉ trong ṿng một tháng chiến đấu, có 45,000 quân Cộng Sản đă bị tiêu diệt trong các cuộc chiến đấu phản công của các lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa và Hoa Kỳ.

    Trừ số tổn thất từ ngày tổng công kích, quân số c̣n lại của Việt Cộng –tính cho đến ngày 29 tháng 2/1968 là:

  • 110,600 cán binh tác chiến
  • 33,700 cán bộ tham mưu và chỉ huy hậu cần
  • 62,200 quân du kích (riêng rẻ)
  • 79,000 cán bộ chính trị

    V́ vậy, cho đến cuối tháng 2 năm 1968, lực lượng Cộng Sản trong cuộc tổng công kích mùa Xuân này đă c̣n lại khoảng 283,500 người. Với quân số này, Việt Cộng có đến 97 tiểu đoàn cùng với 18 đại đội trực tiếp tham chiến. Họ được phân chia ra như sau:

  • Vùng 1 Chiến Thuật: 35 tiểu đoàn Việt Cộng cùng 18 đại đội biệt lập
  • Vùng 2 Chiến Thuật: 28 tiểu đoàn Việt Cộng
  • Vùng 3 Chiến Thuật: 15 tiểu đoàn Việt Cộng
  • Vùng 4 Chiến Thuật: 19 tiểu đoàn Việt Cộng

    Trước khi mở cuộc tổng công kích, Việt Cộng đă có chuẩn bị trước. Trong trường hợp không thành công, họ sẽ rút các đơn vị chiến đấu ra ngoài và tiếp tục bao vây lỏng các thị trấn. Trong khi đó, các đơn vị Việt Cộng rút ra được bổ sung và nghỉ ngơi, đồng thời tiếp tục tấn công cục bộ tại một vài thị xă để duy tŕ áp lực và làm cho quân đội VNCH phải dẫn quân đi khắp nơi để giữ. Và cứ như thế, kể từ thượng tuần tháng 3/1968, Việt Cộng đă áp dụng phương pháp duy tŕ áp lực này bằng những trận pháo kích thất thường và những trận bộ chiến nhỏ không đáng kể.

    KẾ HOẠCH TỔNG CÔNG KÍCH – TỔNG KHỞI NGHĨA CỦA VIỆT CỘNG

    Chiến dịch tổng công kích của Việt Cộng vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đă được chuẩn bị khá tỉ mỉ và theo ước tính của phía Việt Cộng th́ thế nào cũng thành công. Sự thật cho thấy cuộc tổng công kích đă thất bại. Đó là cũng v́ Việt Cộng quá chủ quan trên nhiều phương diện, nhất là về phương diện tin ở sự hưởng ứng của dân chúng Miền Nam.

    Bắt nguồn từ mùa Xuân 1967, lúc đó nhà cầm quyền Hà Nội thấy rằng hỏa lực của Hoa Kỳ quá mạnh khiến họ không thể mở được những trận đánh quyết định như hồi thời chống Pháp. Nhà cầm quyền Hà Nội đă phải duyệt lại chiến lược trường kỳ của họ trước t́nh thế ấy và cho rằng cứ tiếp tục chiến đấu trường kỳ th́ kết cục cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Đó cũng là quan điểm của một phái đoàn bí mật gồm các chuyên gia quân sự của các nước Bắc Cao Ly (Bắc Hàn), Trung Cộng và Cuba. Phái đoàn này đă đi thăm chiến trường Miền Nam và cho rằng Việt Cộng không thể chịu đựng lâu dài hơn được.

    V́ thế, Cục Chính Trị (bộ chính trị) Miền Bắc đă yêu cầu chiến lược trường-kỳ cần phải được sửa đổi. Và Nghị Quyết 13 đă được ban hành với lời kêu gọi đạt đến chiến thắng trong thời gian ngắn nhất. Trong khi ấy, ở chiến trường miền Nam, Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh (Xứ Ủy Nam Bộ, kiêm tư lệnh quân đội Cộng Sản tại Miền Nam) bị thương và chết trong một lần dội bom của pháo đài B-52 Hoa Kỳ.

    Tháng 7 năm 1967, các giới chức lănh đạo Cộng Sản ở Hà Nội mở phiên họp. Tướng Vơ Nguyên Giáp được giao trách nhiệm phát họa kế hoạch tổng tấn công trên toàn lănh thổ miền Nam vào Tết Mậu Thân.

    Từ đầu tháng 8 năm 1967, các cán bộ Việt Cộng đă được hướng dẫn về chiến dịch Đông Xuân 1967-68. Tài liệu học tập căn bản cho chiến dịch này được mệnh danh là “Nhận rơ t́nh h́nh mới và nhiệm vụ mới,” và đă được phổ biến rộng răi dưới nhiều h́nh thức khác nhau.

    Một bản tài liệu này đă được t́m thấy tại tỉnh Tây Ninh ngày 25 tháng 11/1967 gồm 10 trang chữ in. Ngày ghi trong tài liệu là 1 tháng 9/1967. Bản tài liệu này cũng như các bản tài liệu khác của Việt Cộng đă được in trên giấy báo khổ sách nhỏ và được ngụy trang ngoài b́a thành một cuốn nghiên cứu giáo lư đạo Phật, tên sách là “Tế Độ Chúng Sinh” của Thượng Tọa Thích Minh Tâm, nhà xuất bản Lục Ḥa Tăng. Bên trong tài liệu ghi rơ “Tài liệu học tập t́nh h́nh mới nhiệm vụ mới” cho các cán bộ sơ cấp, đảng viên và quần chúng cảm t́nh viên.

    Phân tách tài liệu học tập này, người ta nhận thấy có bốn phần dáng kể như sau:

    1. Mục tiêu cấp thời của Việt Cộng: dồn mọi nỗ lực đánh bật Mỹ ra khỏi Việt Nam để thành lập một chính phủ liên hiệp trong đó Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam sẽ được đóng vai tṛ chủ yếu.

    2. Các cán bộ và cán binh Việt Cộng phải thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng sau đây: a) phá hoại Hoa Kỳ về phương diện quân sự và chính trị, (b) phá hoại Việt Nam Cộng Ḥa bằng cách làm tan ră quân đội và làm cho quần chúng không tin tưởng ở chính quyền quốc gia, (c) đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị bằng cách xúi dục người dân nổi dậy lật đổ chánh phủ.

    3. Nhận định về những hoạt động quân sự và chính trị của Việt Nam Cộng Ḥa và quân đội đồng minh.

    Trong phần này, Việt Cộng đă lập luận rằng những cuộc hành quân truy lùng và tiêu diệt (search and destroy) của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa đă thất bại. Việt Cộng nhắc đến việc họ đă mở thêm được mặt trận Quảng Trị và Thừa Thiên khiến cho Mỹ bị cầm chân khá nhiều lực lượng ở phía Bắc và do đó Tướng Westmoreland Hoa Kỳ đă không thể đưa thêm quân vào đồng bằng sông Cửu Long mà c̣n phải về Mỹ để xin thêm quân nữa. Cũng trong phần này, Việt Cộng tự nhận đă thâu được nhiều thắng lợi lớn lao.

    4. Nêu ra một số khuyết điểm đă mắc phải: Việt Cộng nh́n nhận đă thiếu sót trong việc phối hợp những cuộc hành quân lớn, số du kích chưa đạt tới mức mong muốn, một số tác chiến Việt Cộng chưa phát triển được hết những khả năng chiến đấu, sự đấu tranh chính trị chưa dủ mạnh để đánh những đ̣n quyết định, việc tổ chức những đoàn thể theo Việt Cộng chậm chạp và chưa nâng cao được phẩm chất của các cán bộ.

    Tài liệu c̣n nói rơ rằng nếu Hoa Kỳ không chịu rút khỏi Việt Nam, và không chịu nh́n nhận vai tṛ then chốt của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Cộng Sản) trong một chính phủ liên hiệp, th́ Việt Cộng sẽ tiếp tục chiến đấu tới cùng và cho thấy một sự thay đổi lớn lao về chiến lược.

    Nghĩa là Việt Cộng sẽ gia tăng mức độ chiến tranh để hy vọng đạt chiến thắng quyết định trong thời gian ngắn, khác hẳn với chiến lược trường-kỳ chiến-tranh như vẫn thường được rêu rao trước đây. Chung quy th́ tài liệu này chỉ là một đề tài nhận định về thời cuộc với các đường lối hoạt động mới được đề ra để chuẩn bị cho một kế hoạch sắp được mang ra thi hành, những kế hoạch này chưa được tiết lộ.

    Khoảng trước Tết một năm, vào tháng 2/1967, các tuần duyên đỉnh Hải Quân VNCH và Hoa Kỳ phát hiện 3 tàu bọc sắt của Bắc Việt lén chở vũ khí vào miền Nam. Cả ba chiếc tàu đều bị bắn ch́m tại cửa biển Đức Phổ (Quảng Ngăi), cửa biển Đầm Văn (Khánh Ḥa), và cửa biển Bồ Đề (An Xuyên). H́nh trên chụp tại Đức Phổ, Quảng Ngăi/1967. (H̀NH ẢNH: Đại Đội “D” / Lữ Đoàn 18 Công Binh)

    Kế hoạch của tướng Vơ Nguyên Giáp được mang ám số là TCK-TKN (nghĩa là Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa) được soạn thảo vào mùa thu năm 1967. Kế hoạch này đi ngược lại với chiến lược “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi.” Chiến lược trường-kỳ kháng-chiến gồm có 3 giai đoạn: giai đoạn pḥng ngự, giai đoạn cầm cự, và giai đoạn tổng phản công.

    Giai đoạn cầm cự c̣n được gọi là “giai đoạn gây cơ sở,” là thời kỳ c̣n phôi thai phát khởi chiến tranh du kích, vừa đánh vừa bảo toàn lưc lượng và vừa gây cơ sở. Giai đoạn cầm cự c̣n được gọi là “giai đoạn giằng co,” là thời kỳ chuyển biến từ h́nh thức du-kích chiến sang du-kích vận-động chiến, công-kiên chiến, giao-thông chiến và quy-mô chiến với sự mở rộng căn cứ chiến địa, cơ sở tổ chức và quân chủng cùng các vùng đất đai chi phối được. Giai đoạn tổng phản công là giai đoạn chót khi mọi mặt đă chín mùi và thuận lợi chuyển đến việc cướp chính quyền phe nghịch.

    Theo quy luật của chiến lược trường kỳ, th́ giai đoạn trước chưa chín mùi không thể đốt giai đoạn kế tiếp. Nay đứng trước sự tham chiến của quân đội đồng minh quá hùng hậu, Việt Cộng vẫn lúng túng ở giai đoạn pḥng ngự mà chưa bước hẳn sang giai đoạn cầm cự được. Nhưng tướng Vơ Nguyên Giáp vẫn kêu gọi bộ đội Việt Cộng gấp rút đạt tới chiến thắng torng một thời gian ngắn th́ ắt hẳn Cộng Sản Bắc Việt đă có một toan tính ra sao.

    Tháng 10 năm 1967, Vơ Nguyên Giáp, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh (Trinh sau này bị nhóm Lê Duẩn và Lê Đức Thọ thanh toán qua một chuyến rớt máy bay gần Đà Lạt vào thập niên 1980) ghé Bắc Kinh trên đường đi Mạc Tư Khoa dự lễ kỷ niệm “Cách mạng Bôn Sơ Vích 50 năm.” Giáp phác họa chiến lược cho Bắc Kinh biết.

    Thoạt đầu Bắc Kinh không tán thành nhưng sau nhận giúp đỡ Hà Nội và đề nghị giúp Giáp thêm 100,000 binh sĩ tiếp vận và tài xế và 200,000 người giữ ǵn và bảo tŕ đường xá, thiết lộ để Giáp có thêm quân chiến đấu gởi vô Miền Nam. Nhưng Hà Nội không nhận sự giúp đỡ nhân lực này ngoại trừ một số rất ít. Bắc Kinh cũng hứa cung cấp hai loại hỏa tiễn mới 107 ly và 240 ly. C̣n Liên Sô th́ hứa cung cấp xe thiết giáp và các vũ khí khác.

    Gần đến Giáng Sinh, tham mưu trưởng quân đội miền Bắc là Trung Tướng Văn Tiến Dũng gởi chỉ thị chiến dịch Đông Xuân 1967-68, cho các chỉ huy trưởng của các đơn vị Việt Cộng. Chỉ thị này mới đề cập tới kế hoạch tổng công kích cách cụ thể.

    Tết Dương lịch, Nguyễn Duy Trinh, Bộ Trưởng Ngoại Giao, c̣n ngỏ ư muốn ḥa đàm cốt ư đánh lạc hướng sự chú tâm của Hoa Kỳ trước khi họ khởi sự tấn công vào Tết Âm lịch. Một ít lâu sau đó, Hồ Chí Minh đọc bốn câu thơ chúc Tết trên đài phát thanh Hà Nội hàm ư gửi mật lịnh tổng tấn công. Nguyên văn 4 câu thơ này như sau:

    Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
    Thắng trận tin vui khắp nước nhà
    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
    Tiến lên, toàn thắng ắt về ta

    Sự thật khi nghe chẳng ai tin và cho rằng những lời thơ này chỉ có tính cách khích lệ và cổ vơ cho một chiến thắng mơ ước xa xăm của Việt Cộng. Nhưng sự thật các cán bộ Việt Cộng đă dùng bài thơ này khai triển thành một tập tài liệu học tập rất chu đáo.

    Trở lại kế hoạch Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa của tướng Vơ Nguyên Giáp, trước cũng như sau ngày tổng công kích của Việt Cộng, nguyên bản vẫn chưa được tiết lộ. Nhưng theo cung từ của tù binh, hồi chánh và các diễn biến của các trận đánh, kế hoạch này cũng đă được bộc lộ một phần nào.

    Ám danh “TCK-TKN” có nghĩa là kế hoạch có 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là tổng công kích, và giai đoạn 2 là tổng khởi nghĩa. Giai đoạn 1 có nghĩa là nhằm mở một cuộc tổng công kích trên toàn lănh thổ Miền Nam cùng một lúc vào những mục tiêu quyết định. Giai đoạn 2 có nghĩa là nương đà thắng của cuộc tổng công kích, dùng cán bộ chính trị vận dụng quần chúng nổi dậy cướp chính quyền thành lập một chính thể mới.

    Thật ra th́ cuộc tổng công kích kết hợp với tổng khởi nghĩa của Việt Cộng vào Tết Mậu Thân năm 1968 đă hoàn toàn thất bại. Nhưng cuộc tổng công kích này cũng đă gây nhiều ngạc nhiên cho thế giới về khả năng tấn công và những mưu toan của Việt Cộng. Người ta cho rằng khi mở cuộc tấn công này, Việt Cộng đă muốn tạo một tiếng vang to lớn trên quốc tế, gây nên sự kinh hoàng trong quần chúng Miền Nam, và cũng như gây thêm nhiều gánh nặng về xă hội cho chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa đối với các thiệt hại của dân chúng.

    Nhưng, trái với dự đoán trên, một cán bộ cao cấp của Trung Ương Cục Miền Nam bị bắt trên đường đi tới địa điểm hội họp vào trước ngày xảy ra cuộc tổng công kích đă cho biết v́ sao mà có trận tổng công kích. Cán bộ này tên là Năm Đông tự là Can đă nói: “Chiến dịch TCK-TKN không phải là một chiến dịch thông thường, không phải là một chiến dịch tạo tiếng vang gây uy thế chính trị mà là một chiến dịch mưu toan chiến thắng quyết định.”

  • Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 3)


    Khi quyết định mở một cuộc tổng tấn công trên lănh thổ miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Bắc Việt đă có những nhận định sau đây:

    Thứ nhất, Hà Nội tin tưởng người dân Miền Nam đă muốn ngă theo chính quyền Hà Nội cùng đường lối cách mạng của họ. Sự tin tưởng này được nh́n qua các phong trào “nhân dân cứu quốc,” phong trào tranh đấu của Phật Giáo tại miền Trung và ở thủ đô Saigon, và các sự phân tán của các đoàn thể tại Miền Nam Việt Nam. Họ cho rằng nhân dân miền Nam ghét Mỹ, chán chiến tranh. Và nếu có một động cơ nào đó thúc đẩy th́ người dân Miền Nam sẽ nổi dậy chống Mỹ và lật đổ chính quyền hiện Quốc Gia.

    Thứ hai, sau cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm, Hà Nội cho rằng chính quyền miền Nam Việt Nam đă hoàn toàn suy yếu. Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa cũng yếu kém đi và không có khả năng tấn công cũng như pḥng thủ.

    Thứ ba, Bắc Việt tin tưởng rằng các lực lượng vơ trang của họ vẫn giữ được thế chủ động chiến trường (tại miền Nam) trong các năm 1966-67 và cho rằng nếu mở trận tổng công kích vào đầu năm 1968 th́ họ sẽ có hai thời cơ chiến lược và một thời cơ chiến thuật để bảo đảm cho sự tất thắng của họ.

    Saigon, 1968: Các binh sĩ VNCH chuẩn bị truy lùng địch quân trong một khu phố đang bốc cháy. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Và với thời cơ chiến lược 1, Bắc Việt cho rằng cuối năm 1968, Hoa Kỳ có cuộc bầu cử Tổng Thống mà hiện nay (đầu năm 1968) đang diễn ra cuộc vận động tranh cử có các ứng viên như các ông Robert Kennedy và Richard Nixon đang chỉ trích chánh sách chiến tranh của đương kim tổng thống Lyndon Johnson. Ngoài ra, ở Mỹ đang có phong trào chống đối chiến tranh tại Việt Nam và đang lan rộng trên toàn quốc.

    Bắc Việt dự tính nếu cuộc tổng công kích thành công, và một chính-phủ liên-hiệp được thành lập, th́ Tổng Thống Johnson (sắp hết nhiệm kỳ) sẽ gặp khó khăn trong việc tăng viện binh sĩ sang Việt Nam. V́ vậy, có thể Hoa Kỳ sẽ phải chấp nhận một cuộc điều đ́nh có lợi cho chính quyền Cộng Sản Miền Bắc.

    Thời Cơ Chiến Lược 2: Dư luận quốc tế đang hướng về Việt Nam và đang chỉ trích vai tṛ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến. Nếu Việt Cộng tạo được chiến thắng lớn lao, họ sẽ gây được tiếng vang và có lẽ sẽ đạt được nhiều sự ủng hộ của quốc tế để chấm dứt cuộc chiến.

    Thời Cơ Chiến Thuật: Bắc Việt muốn tạo một sự bất ngờ trong lănh vực quân sự khi họ mở cuộc tổng tấn công và đánh vào ngày Tết trong khi lệnh hưu chiến (ăn Tết 3 ngày) tại miền Nam đă được ban hành.

    Với ba điều nhận định trên, chính quyền Miền Bắc tin tưởng chiến dịch tổng tấn công sẽ thành công. Tuy nhiên họ cũng dự liệu đến trường hợp thất bại, và cho rằng lực lượng Việt Cộng tại miền Nam hiện thời đă đứng vững trên 2 “chân” rừng núi và nông thôn. Nếu từ hai chỗ đứng này họ dốc toàn quân đánh vào thành thị, nếu thắng th́ ăn to, nhưng nếu không thắng th́ lại trở về 2 “chân” cũ là rừng núi và nông thôn, chẳng mất mát ǵ cả.

    Trong kế hoạch tổng tấn công, Việt Cộng dựa vào sự bất ngờ để mong đánh chiếm được các cơ quan quân sự đầu năo của Việt Nam Cộng Ḥa. Qua sự kết hợp giữa quân sự với chính trị, họ chiếm mau lẹ được các thành phố lớn bằng sự nổi dậy của người dân miền Nam khắp mọi nơi. Trước t́nh h́nh này, Việt Cộng cho rằng quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa có mạnh mẽ đến đâu cũng không dám oanh kích vào dân chúng (khởi nghĩa), nhất là oanh kích vào thủ đô Saigon với dân số đến 3 triệu người.

    Như thế dư luận quốc tế sẽ lên án và Hoa Kỳ sẽ đành bó tay. Và khi đă có một chính phủ mới, Việt Cộng tin rằng tất cả các đơn vị của Việt Nam Cộng Ḥa có thể sẽ phải đầu hàng. Nếu các đơn vị này không chịu đầu hàng, lúc đó họ sẽ vận dụng quân đến thanh toán dần từng chỗ, hoặc vận dụng thân nhân của các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa phối hợp cùng dân chúng qua sự yểm trợ của các cán binh Cộng Sản (tức cho thân nhân binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa và dân đi trước) ồ ạt ùa vào chiếm các vị trí quân sự th́ lúc đó các binh sĩ miền Nam sẽ không thể phản ứng được ǵ cả.

    Tại khắp các thành phố và đô thị, Việt Cộng đă tung vào trận đánh rất nhiều cán bộ chính trị để xúc tiến việc thành lập những chính quyền mới. Họ tạo dựng một tổ chức chính trị mới gọi là “Mặt Trận Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Ḥa B́nh,” một tổ chức tổng hợp các đảng Miền Nam đại diện cho tất cả màu sắc chính trị. Mặt trận này cũng là một loại tổ chức như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Cộng Sản miền Bắc gầy dựng và giật dây.

    Mặc dầu rằng vào tháng 8 năm 1967, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đă đưa ra một bản cương lĩnh mới với mục đích mở rộng nền móng tổ chức mặt trận và để lập một chánh phủ đoàn kết quốc gia ở Miền Nam, nhưng mặt trận này cũng vẫn không thu thập được sự ủng hộ của nhiều người.

    Khi cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân xảy ra, Hà Nội tung ra tổ chức Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Và Ḥa B́nh là có ư thu hút cấp thời ngay được các giới trí thức ở các thành thị vào các liên minh chính trị mới và những liên minh mới này sẽ góp vai tṛ trong một chính phủ liên hiệp tương lai.

    Tại thủ đô Saigon, Mặt Trận Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Và Ḥa B́nh do luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, ông Lâm Văn Tết cùng Thượng Tọa Thích Đôn Hậu cầm đầu. Thành phần này thuộc trong tổ chức trung ương. C̣n tại Huế, một tổ chức loại này cũng thật sự ra mặt hoạt động và do giáo sư Lê Văn Hảo cầm đầu. Tổ chức này đă gây ra nhiều xáo trộn chính trị tại thành phố Huế.

    KẾ HOẠCH ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG THEO TỪNG CHẶNG

    Thoạt đầu, từ trước những ngày Tết, Việt Cộng cho xâm nhập vũ khí đạn dược chất nổ vào thành phố và đô thị bằng cách mang tay qua các vùng ven đô ven thị, bằng chuyển vận trên các xe chở hàng hóa qua các cửa ngơ kiểm soát vào trong thành phố. Thường thường Việt Cộng dấu vũ khí đạn dược trong ḥm xe, trên chất hàng hóa. Nhất là các xe chở dưa hấu.

    Trong dịp Tết, Việt Cộng lọt qua các trạm kiểm soát tài nguyên yên ổn và không có một trường hợp bị bắt nào xảy ra. Chuyên chở vũ khí vào thành phố trên các xe chở hàng đă được nhiều tù binh Việt Cộng xác nhận. Việt Cộng c̣n cho vũ khí xâm nhập vào thành phố trên các ghe chở cát và khi bốc cát lên bờ, vũ khí được dấu để ngay dưới đống cát.

    Các vũ khí đạn dược ngoài sự dấu diếm trong các nhà của cán binh nội thành, phần nhiều được dấu ở các nghĩa địa, như tường hợp ở thủ đô Saigon trong dịp Tết. Việt Cộng dấu trong các quan tài chôn xuống đất và v́ là mùa khô nên đạn dược súng ống không bị hư hỏng rỉ sét. Các nghĩa địa được chọn dấu vũ khí sẽ biến thành những địa điểm tập trung và phân phát vũ khí trước khi hành sự.

    Mặt khác, các cán bộ nằm vùng trong nội thành đại để như các cán bộ cơ sở tiếp rước, cán bộ cơ sở tiếp trú, cán bộ tiếp tế, cán bộ xây dựng cán bộ kinh tài, cán bộ phụ trách các giới, cán bộ cơ sở liên lạc, cán bộ liên lạc đặc biệt, cán bộ cơ sở rải truyền dơn, cán bộ truyền tin và đặc công, người nào việc ấy đều được học tập để chuẩn bị cho các công tác sắp tới. Việt Cộng cho rằng các trận đánh thành hay bại là do nơi các đặc công mà họ coi là những thành phần cốt cán và ưu tú nhất.

    Vào những ngày giáp Tết, Việt Cộng cho nhiều đơn vị cải trang thường dân với đầy đủ giấy tờ hợp lệ, xâm nhập vào nội thành và họ đă lọt vào các thành phố, c̣n được đưa đi ăn, đi coi hát và được dẫn đến những địa điểm được lựa chọn làm mục tiêu tấn công để quan sát trước khi đánh.

    Kế hoạch đánh chiếm các thành phố và đô thị của Việt Cộng đă được hoạch định như sau:

    Chọn lựa các mục tiêu quyết định như cứ điểm quan trọng quân sự, cơ quan đầu năo hành chánh. Để đánh chiếm các mục tiêu này, Việt Cộng xử dụng các đơn vị đặc công hoặc đă nằm sẵn trong thành phố, hoặc xâm nhập từ ven biển vào. Các đơn vị này vơ trang súng B-40, B-41 (súng phóng lựu, thường dùng để chống thiết giáp), cùng súng AK và các chất nổ xung kích vào các mục tiêu một cách bất ngờ để làm chủ t́nh h́nh mau chóng.

    Cho quân tràn vào các khu đông dân cư nhất gồm các khu dân cư lao động. Phối hợp với các đơn vị quân sự, họ mang theo nhiều cán bộ chính trị để xúi dục dân chúng thành phố nổi dậy, cướp chính quyền lập một tổ chức chính trị mới. Để chuẩn bị cho kế hoạch tổng công kích – tổng khởi nghĩa, vào cuối năm 1967 Hà Nội đă cho xâm nhập vào Miền Nam trên 300 cán bộ trí thức gồm đủ thành phần như giáo sư, giảng sư đại học, kỹ thuật gia điện ảnh, văn nghệ sĩ, kỹ sư, bác sĩ, v.v… Họ được phân chia đều cho các tỉnh để làm nồng cốt cho việc tổ chức một mặt trận chính trị và văn hóa sau ngày tổng công kích thành công.

    Để tham dự vào cuộc tổng công kích, Việt Cộng đă huy động lối 97 tiểu đoàn. Những tiểu đoàn này đều mang những danh hiệu đơn vị quen thuộc, nhưng các thành phần binh sĩ đa số gốc tại Bắc Việt mới xâm nhập vào trước trận đánh chừng 2 đến 3 tháng. Có rất nhiều cán binh Việt Cộng c̣n là con nít dưới 15 tuổi.

    Không biết Việt Cộng đă nghĩ sao mà đem đám trẻ thơ non dại này vào chiến trận để hủy diệt cuộc đời đầy thanh xuân và hy vọng của các em. Những cán binh này chưa quen trận mạc, thiếu kinh nghiệm chiến trường, ngỡ ngàng trước trận địa là nhà cửa và thành phố. Lư do chính của sự thất bại của Việt Cộng một phần lớn do ở khả năng tác chiến kém cỏi của những cán binh trẻ tuổi này.

    H́nh chụp trước Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ, 1968. Ở mặt tiền building có hai lỗ thủng màu đen do đạn B-40 của Việt Cộng bắn vào. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Kế hoạch tổng công kích – tổng khởi nghĩa đă được giữ bí mật đến khi trận đánh xảy ra trên toàn quốc. Sự thống nhất chỉ huy của Việt Cộng cũng có phần mạch lạc, phát khởi các trận đánh tại các tỉnh lỵ vào một thời gian không xê xích mấy. Có lẽ Việt Cộng đă lấy mốc đêm giao thừa Tết Mậu Thân năm 1968 để làm chuẩn thời gian phát động chiến dịch tổng tấn công.

    Ngoài ra, các đơn vị Việt Cộng tham dự trực tiếp các trong trận dánh đă dùng chiến thuật bôn tập để tránh mọi sự tiết lộ trước khi đánh. Trong kế hoạch tổng tấn công này, Việt Cộng đă dự liệu đến phương thức “Nhất Điểm Lưỡng Diện.” Họ đă bày ra “diện” bằng những hoạt động cầm chân vào đầu năm 1968 tại Khe Sanh để dồn quân bất ngờ đánh vào “điểm” là các thành phố và thủ đô.

    TỔNG KẾT THIỆT HẠI TRONG ĐỢT 1

    Dưới đây là những con số ghi các sự thiệt hại quân sự và dân sự trên toàn quốc theo báo cáo của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH trong tháng 2 và 3/1968, là thời gian xảy ra các trận đánh trong vụ tổng công kích đầu năm 1968, và tái tấn công ngày 17/2/68 và những vụ kế tiếp đến 31 tháng 3/1968.

    VIỆT NAM CỘNG H̉A
    tháng 2/1968 tháng 3/1968
    tử thương 3,501 1,453
    bị thương 10,678 4,419
    mất tích 543 383
    tổng cộng 14,722 6,255
    vũ khí bị mất 1,418 (súng cá nhân)
    106 (súng cộng đồng)
    741 (súng cá nhân)


    ĐỒNG MINH (Hoa Kỳ, Nam Hàn, Úc, Thái Lan, v.v.)
    tháng 2/1968 tháng 3/1968
    tử thương 2,832 1,292
    bị thương 15,832 3,453
    mất tích 352 252
    tổng cộng 19,016 4,997
    vũ khí bị mất 1,418 (súng cá nhân)
    106 (súng cộng đồng)
    741 (súng cá nhân)


    TỔN THẤT PHI CƠ (Hoa Kỳ, VNCH, và Đồng Minh)
    tháng 2/1968 tháng 3/1968
    thiêu hủy 63 60
    hư hại nặng 154 60
    hư hại nhẹ 99 116
    tổng cộng 316 236


    VIỆT CỘNG
    tháng 2/1968 tháng 3/1968
    tử thương 41,181 17,192
    tù binh 7,391 2,070
    tổng cộng 48,572 19,262
    vũ khí bị tịch thu Quân đội VNCH lấy được:
    3,241 (súng cá nhân)
    1,504 (súng cộng đồng)
    Quân đội Đồng Minh lấy được:
    5,838 (súng cá nhân)
    1,419 (súng cộng đồng)
    Quân đội VNCH lấy được:
    1,646 (súng cá nhân)
    837 (súng cộng đồng)
    Quân đội Đồng Minh lấy được:
    2,463 (súng cá nhân)
    491 (súng cộng đồng)

    Ngoài ra, con số tổng thất của thường dân tại miền Nam Việt Nam trong đợt tổng công kích đầu tiêng của Việt Cộng (tháng 2 sang đến tháng 3) được ghi nhận như sau: 14,300 người chết, 24,000 người bị thương, 72,000 vô gia cư (nhà cửa bị tiêu tan), 627,000 người tỵ nạn.

    Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 4)


     

    Sau thất bại của cuộc tổng tấn công đợt một vào dịp Tết Mậu Thân, Việt Cộng đă mở trận tấn công ngày 17 tháng 2/1968 nhằm hỗ trợ tinh thần cho chiến trường Huế c̣n đang sôi động lúc bấy giờ. Cuộc tấn công được chú trọng vào thủ đô Saigon, nhưng các lực lượng Việt Cộng chỉ đến vùng ven đô đă bị đánh tan không xâm nhập được vào trong thành phố. Tối ngày 5 tháng 3/1968, Việt Cộng đồng loạt mở một cuộc tấn công khác phần lớn bằng pháo kích trên khắp nơi. Cuộc tấn công này ngắn ngủi và yếu ớt, dường nhi chỉ nhằm gây tiếng vang. Từ ngày đó đến ngày mở cuộc tổng tấn công đợt 2, Việt Cộng chỉ hoạt động theo mức độ thường lệ.

    Chánh quyền Miền Nam tỏ ra thận trọng và tăng gia các biện pháp bố pḥng. Lệnh
    giới nghiêm được ban hành trên toàn cơi Miền Nam tức khắc ngay sau biến động xảy ra. Ngày 28 tháng 2/1968, thủ tướng chính phủ kư sắc lệnh đ́nh chỉ việc giải ngũ mọi loại quân nhân, gọi tái ngũ mọi loại quân nhân khác trở lại quân đội.

    Từ đầu tháng Ba dương lịch, tất cả các nam giáo sư, sinh viên từ 18 đến 45 tuổi đều phải tham gia huấn luyện quân sự. Sau 2 tuần lễ huấn luyện quân sự, sinh viên phải mặc đồng phục kaki vàng và ghép thành hàng ngũ. Tại nhiều tỉnh lỵ, các đoàn pḥng vệ dân sự được tự động tổ chức theo sang kiến của các tỉnh trưởng. Các công chức phải tham gia phong trào. Phong trào này sau được đổi danh thành phong trào Nhân Dân Tự Vệ.

    Các đoàn thể chính trị cùng hoạt động. Ngày 10 tháng 3/1968, Mặt Trận Nhân Dân Cứu Nguy Dân Tộc ra đời và bầu được ban chấp hành trung ương do Thượng Nghị Sĩ Trần Văn Đôn làm chủ tịch. Về phương diện xă hội, để cứu trợ các nạn nhân thời cuộc, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong một thông điệp ban bố ngày 28 tháng 2/1968 đă quyết định mở một cuộc lạc quyên trên toàn quốc trong ṿng một tháng. Mỗi một quân nhân sĩ quan và công chức phải góp vào cuộc lạc quyên này một ngày lương toàn vẹn. Ủy ban Cứu trợ Trung ương được giao trách nhiệm cho Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.

    Một xe Commando của Quân Cảnh Hoa Kỳ án ngữ tại Quận Nhất, Saigon, 1968.
    (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Sau ngày biến động, bộ mặt b́nh thương của Miền Nam đă thành một bộ mặt chiến tranh phấn khởi. Một điều ghi nhận là dân chúng và binh sĩ lại có vẻ tin tưởng ở sức mạnh của ḿnh khi họ mụckích trước mắt các đơn vị Việt Cộng bị thua, bỏ chạy và Việt Cộng bị chết rất nhiều.

    Sự phấn khởi của nhân dân được bộc lộ ra nhất là đối với giới thanh niên trước đây trốn tránh quân dịch trở ra tŕnh diện đầu quân vui vẻ. Do đó, trong ṿng hơn một tháng, các đơn vị Quân Lực VNCH bị tổn thất trong biến động đầu Xuân đă bổ sung được đầy đủ quân số. Nhiều đơn vị c̣n có quân số trội hơn trước. Thành phần quân số bổ sung sau dịp Tết gồm những người tái ngũ, những người mới đầu quân và những quân phạm được ân xá trong trường hợp t́nh nguyện gia nhập quân đội đăi công chuộc tội.

    Một điều ghi nhận khác nữa là các đơn vị Việt Nam Cộng Ḥa được thay thế các vũ khí cũ bằng vũ khí mới M-16. Loại súng này là loại tối tân nhất của Hoa Kỳ vào năm 1968. Việc trang bị vũ khí mới đă làm cho các đơn vị tăng thêm hỏa lực, binh sĩ tăng thêm tinh thần chiến đấu.

    Ngày 31 tháng 3/1968, Tổng Thống Johnson ra Lệnh cho Không Quân Hoa Kỳ hạn chế oanh tạc Miền Bắc và ngỏ ư hoà đàm với Bắc Việt. Trong khi đó, tại Việt Nam ngày 1 tháng 4/1968 quân đội Mỹ mở một cuộc hành quân giải tỏa Khe Sanh. Cuộc hành quân được giao cho Sư Đoàn 1 KhôngKỵ. Sơ khởi hành quân trực thăng vận chiếm mấy ngọn đồi cao chế ngự Quốc Lộ 9, các đoàn quân chính gồm chiến xa và bộ binh dựa theo quốc lộ này tiến vào Khe Sanh.

    Cuộc hành quân chậm chạp không gặp chống cự chống trả mănh liệt của địch. Lực lượng giải tỏa Việt Mỹ khoảng 20,000 người gồm các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 1 Không Vận, Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ và một chiến đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng Ḥa. Căn cứ Khe Sanh bị quân Bắc Việt bao vây 76 ngày. Đến ngày 5 tháng 4/1968, Khe Sanh được giải tỏa.

    Ngày 6 tháng 4/1968, Hoa Kỳ chính thức liên lạc ngoại giao với Bắc Việt để mở hội nghị ḥa đàm, và ngày 8 tháng 4/1968 nhận được đáp thư của Bắc Việt chấp nhận. Hai bên tiến đến chỗ t́m một địa điểm ḥa đàm mà sự chọn lựa địa điểm đă kéo dài đến gần một tháng vẫn không giải quyết được. Bắc Việt đề nghị mở hội đàm ở Ba Lan hoặc Cao Miên, Hoa Kỳ ngược lại đ̣i mở hội đàm tại một trong 10 nước: Tích Lan, Nhật Bản, Pakistan, Nepal, Afghanistan, Mă Lai, Ư, Bỉ, Phần Lan hoặc Úc.

    Vào khoảng trước ngày 10 tháng 4/1968, một thượng tá Việt Cộng tên Tám Hà về hồi chánh. Viên thượng tá này tiết lộ là Việt Cộng đang chuẩn bị tấn công thủ đô Saigon, khu Chợ Lớn và Gia Định. Tám Hà cũng cho biết khoảng chừng trên 10,000 cán binh Việt Cộng đang chuẩn bị tấn công thủ đô Saigon vào ngày 22 tháng 4/1968. Nhưng có thể v́ lư do nào đó đă chậm lại. Lực lượng tấn công của Việt Cộng gồm 2 trung đoàn thuộc Công Trường (CT) 9, hai trung đoàn thuộc Công Trường 5 và được tăng cường thêm chừng hai trung đoàn địa phương gồm các Trung Đoàn 165 và Trung Đoàn Đồng Tháp.

    Để công kích Saigon, Công Trường 9 sẽ đánh từ vùng ven đô Tây-Bắc. Mục tiêu tấn công gồm cả phi trường Tân Sơn Nhất. Trong khi đó Công Trường 5 sẽ tấn công từ phía Tây và phía Nam. Các mục tiêu được chọn lựa và các cứ điểm quân sự, nhà đèn, các nơi tiện nghi công cộng và trọng yếu trong thành phố. Các đơn vị quân đội tại Saigon mới được giải tỏa 50 phần trăm phải cấm trại trở lại 100 phần trăm khi nhận được tin tiết lộ này.

    Ngày 28 tháng 4/1968, Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ hành quân trực-thăng vận bất ngờ vào thung lũng A Shau, nơi đặt một căn cứ tiếp vận quan trọng của Bắc Việt. Cuộc hành quân này đă dùng đến hơn 200 phi cơ trực thăng. Sau đó, một chiến đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng Ḥa được gởi ngay đến để tăng cường. Tại thung lũng A Shau, quân Cộng Sản Bắc Việt chống trả yếu ớt. Tuy nhiên súng pḥng không địch tác xạ rất hiệu quả làm 30 trực thăng của Hoa Kỳ bị hư hại. Liên quân Việt-Mỹ phá hủy và tịch thu được rất nhiều chiến cụ trong cuộc hành quân này.

    Trong khi đó, cuộc dàn xếp chọn một địa điểm nghị ḥa vẫn diễn tại Lào giữa Đại Sứ William S. Sullivan của Hoa Kỳ và tổng đại diện Nguyễn Chấn của Bắc Việt. Cuộc tiếp xúc riêng này đă mang đến kết quả là ngày 3 tháng 5/1968, Hoa Kỳ và Bắc Việt công bố chọn Paris làm địa điểm hội nghị sơ bộ.

    Cuộc hội họp đầu tiên được ấn định vào ngày 10 tháng 5/1968. Sau đó hai bên công bố thành phần phái đoàn. Phía Hoa Kỳ, ông Harriman trưởng phái đoàn. Ông Cyrus Vance cố vấn đặc biệt cho Tổng Thống Johnson làm phó trưởng phái đoàn. Tướng Andrew Godpaster, phụ tá của tướng Westmoreland ở Việt Nam làm hội viên. Ông Jordan chuyên viên về các vấn đề Việt Nam tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, kiêm thứ trưởng ngoại giao phụ trách Viễn Đông sự vụ, làm hội viên, v.v…

    Phía Bắc Việt, ông Xuân Thủy, Bộ Trưởng Không Giữ Bộ Nào (chức vụ “Bộ Trưởng Không Giữ Bộ Nào” thật sự là một chức vị hoàn toàn có thật trong chánh quyền Cộng Sản Bắc Việt) làm trưởng đoàn, Đại Tá Hà Văn Lâu là đại-sứ trưởng phái đoàn Bắc Việt, Nguyễn Minh Vỹ và Nguyễn Thành Lê là hội viên, v.v…

    Trong khi hội nghị chính trị Paris thành h́nh, chiến cuộc tại Việt Nam vẫn gia tăng mức độ. Mọi người đều nghi và biết như vậy nhưng không hiểu cường độ chiến tranh sẽ gia tăng vào lúc nào và ở những nơi nào.

    Ngày 4 tháng 5/1968, một triệu chứng đầu tiên khơi mào cho một cuộc tấn công lớn được phát hiện. Đó là một tiếng nổ rất to do Việt Cộng gây ra ở gần đài vô-tuyến truyền h́nh tại Saigon. Khoảng 60 kg chất nổ TNT được dấu trên xe taxi. Lúc 13 giờ trưa, chiếc taxi bùng nổ gây tử thương cho 3 người chết và khoảng 30 người khác bị thương. Một căn nhà ở gần đài truyền h́nh cũng bị sập đổ. Người ta cho rằng tiếng nổ này là một hiệu lệnh của Việt Cộng phát động cho cán binh của họ mở cuôc tấn công vào thủ đô Saigon ngày hôm sau.

    Chỉ 24 giờ sau khi tin Hoa Kỳ và Bắc Việt thảo luận họp nhau ở Paris được tung ra là Việt Cộng đă mở cuộc tấn công vào Saigon. Cuộc tấn công này phát xuất lúc 03 giờ 10 chiều ngày 5 tháng 5/1968. Lúc đầu, Việt Cộng bắn những loạt trọng pháo loạn xạ bưà băi vào thành phố. Sau đó các đơn vị vơ trang của họ xuất hiện tại nhiều nơi. Tuy cuộc tấn công được khai diễn trên toàn quốc bằng hỏa lực pháo kích, nhưng mục đích thật sự là Cộng quân muốn chỉa mũi dùi bộ-chiến vào thủ đô Saigon. Cuộc tấn công của Việt Cộng ngày 5 tháng 5/1968 vào Saigon kéo dài đến ngày 12 tháng 5/1968 mới chấm dứt. Các lực lượng vơ trang Việt Cộng chỉ lọt được vào vùng ven đô. Sau đó họ lần lượt bị tiêu diệt và đẩy lui ra khỏi thành phố.

    Ngày 25 tháng 5/1968, Việt Cộng lại tiếp tục tấn công thủ đô Saigon. Lần này họ xâm nhập qua Đồng Ông Cộ vào khu vực Ngă Năm B́nh Ḥa và những khu kế cận. Họ chiếm và cố thủ trong các nhà của thường dân vô tội để chống lại cuộc phản công của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Tại Chợ Lớn, Việt Cộng cũng xâm nhập đượcvào nhiều khu phố thuộc Quận 6. Họ tổ chức chiến đấu ngay trong các khu vực đông dân cư, chiếm mấy nhà kiên cố làm pháo đài. Các trận chiến xảy ra tại những khu vực này vô cùng khốc liệt

    CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT CỦA VIỆT CỘNG TRONG ĐỢT HAI

    Trong chiến lược tổng tấn công kỳ trước (đợt 1), chính Việt Cộng đă nhận thấy sai lầm khi lực lượng vơ trang được trăi rộng ra để tấn công cùng một lúc tại khắp nơi. Chiến lược dùng quân sự trăi-rộng chỉ khi nào quân lực tấn công mạnh hơn đối phương, c̣n nếu yếu hơn tất nhiên không đủ lực để đánh, sẽ bị thất bại. Việt Cộng hiện nay tại Miền Nam không có yểm trợ không quân, cần phải chọn điểm rồi tập trung lực lượng đông và thay phiên đánh mới mong thắng được. Chọn lựa những mục tiêu chiến lược để hậu thuẫn cho hội nghị Paris chẳng c̣n mục tiêu nào tốt hơn là các thành phố, và nhất là Saigon v́ đánh vào được Saigon sẽ gây những tiếng vang chính trị lớn và làm rối loạn hệ thống lănh đạo của đối phương.

    Chiến thuật của Việt Cộng áp dụng trong kỳ đầu tháng tháng 5 năm 1968 như sau:

    - Tránh né tất cả những vị trí đóng quân của Việt Nam Cộng Ḥa mà lần trước họ đă tấn đánh.

    - Xâm nhập vào các khu dân cư, nhờ đêm tối, và vào những chỗ không có quân án ngữ.

    - Khi bám vào nhà cửa tại khu vực xâm nhập, Việt Cộng chấp nhận thiệt hại, đợi quân ta đến đánh và không chịu thối lui.

    - Nếu các lực lượng ngăn chặn không kịp thời phản ứng, Việt Cộng sẽ lan tràn ngay sang các khu dân cư khác và tăng viện quân mới đem vào để mở rộng vết dầu loan.

    - Áp dụng chiến thuật nội công ngoại kích bằng các toán đặc công gây xáo trộn ngay trong thành phố.

    Trong các ngày biến động, các toán Việt Cộng đă vào được các khu Thị Nghè, Bảy Hiền, Minh Phụng, B́nh Thới, B́nh Tiên và Phạm Thế Hiển, v.v… Các lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa đă ngăn chận hữu hiệu không cho Việt Cộng lan tràn sang các khu vực khác. Nhưng để đẩy lui hẳn đối phương, quân đội miền Nam đă phải dùng hỏa lực mạnh mẽ của phi pháo và chiến xa mới làm chủ t́nh h́nh được.

    Đúng ra khi mở mặt trận tại thành thị, Cộng quân chỉ nhằm duy tŕ một t́nh trạng bất an nhưng không nhằm thâu những chiến thắng quân sự lớn lao. Họ chỉ dùng những t́nh h́nh xáo trộn để phá vỡ nền tảng kin tế và chính trị của chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa, đồng thời t́m cơ hội khuynh đảo chính phủ Quốc Gia. Để thực hiện mặt trận này, Cộng Sản đă dùng du kích chiến nhưng đă chế biến đôi chút để thích nghi với kỹ thuật chiến đấu trong thành phố.

    Ngày 12 tháng 5/1968, Việt Cộng bị đánh bật ra. Nhưng tới ngày 25 tháng 5/1968 họ lại xâm nhập vào đô thành tại hai ngă: ở phía Bắc Gia Định và từ phía Nam Chợ Lớn. Việt Cộng áp dụng một chiến lược như kỳ trước là đột nhập khu dân cư và bám sát vào khu này chống đánh các lực lượng giải tỏa. Lần này Việt Cộng đă khai thác được những sơ hở của pḥng đai pḥng thủ nên các phần tử địch đột nhập vào trước khi phía Việt Nam Cộng Ḥa hay biết. Trước khi nổ súng, Việt Cộng răi quân chiếm giữ tất cả những địa điểm then chốt trong khu vực như các ṭa nhà lớn, nhà máy, xí nghiệp, các nơi tôn nghiêm. Ngoài ra tại các khu đất trống và g̣ mả Việt Cộng c̣n đào các hầm hố chiến đấu.

    Khi đă bám vào được các khu vực vừa chiếm, mỗi đêm họ cho tăng viện thêm quân vào. Đoàn quân di chuyển vào theo từng toán nhỏ nhưng những toán này được trang bị hỏa lực rất mạnh. Đây là những cán binh đă được dưỡng quân lâu dài. Trong khi đó, các đơn vị mệt mỏi và bị thiệt hại th́ lại được rút ra. Chiến thuật này được gọi là “xa luân chiến” với mục đích tạo một cuộc đánh dài lâu vào thủ đô.

    Thiết Giáp Hoa Kỳ giàn quân gần góc đường Hồng Bàng, Phú Thọ. Saigon, 1968.
    (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Việt Cộng áp dụng phương pháp du-kích chiến trong thành phố. Bị đánh ở nơi này, họ bèn bỏ chạy sang nơi khác, nhưng vẫn cố bám vào các khu vực đông dân cư và chẳng chịu rút ra. Khi Cộng quân cố thủ tại những vị trí chiến đấu vững chăi, họ cóthể gây cho lực lượng phản công của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa nhiều thiệt hại. Việt Cộng không tập trung đóng tại một chỗ, mà lại chia quân ra nhiều ổ kháng cự gồm trên dưới một tiểu đội.

    Do đó các cuộc hành quân giải tỏa của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă rất khó khăn. Để ngăn cản sự bành trướng của Việt Cộng và tiêu diệt họ ở trong những vị trí chiến đấu kiên cố, quân đội chánh phủ đă phải sử dụng đến phi cơ và chiến xa. Cũng kể từ cuộc tấn công đợt hai vào Saigon, hằng đêm Việt Cộng bắn hàng loạt hỏa tiễn 122 ly và đạn súng cối 82 ly bừa băi vào các khu phố gây nên một sự chết chóc và sợ hăi trong dân chúng.

    Tóm lại, qua các cuộc tấn công của Việt Cộng vào Saigon, có thể nhận định rằng họ đă thay đổi chiến lược một cách rơ rệt. Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đầu tiên, Việt Cộng chỉ nhằm đánh vào các cơ quan quân sự và đưa các cán bộ chính trị vào các thành phố để khuấy động qua các cuộc biểu t́nh chống chánh phủ.

    Đối với cuộc tấn công kỳ hai, ngày 5 tháng 5/1968, Việt Cộng không đánh vào một cứ điểm quân sự nào mà lại xâm nhập Saigon qua các khu dân cư, rồi bám vào các nơi này để chống đánh lại các lực lượng của chánh phủ. C̣n đối với các cuộc tấn công ngày 25 tháng 5/1968, Việt Cộng cũng áp dụng phương pháp tác chiến như cuộc tấn công ngày 5 tháng 5/1968, nhưng lần này họ cố tạo ra một cuộc đánh lâu dài với hầm hố và công sự chiến đấu được tổ chức chu đáo và cũng trong lần này họ đă rút tỉa được kinh nghiệm của các kỳ trước để tránh các thiệt hại về quân số.

    Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đầu tiên, họ không pháo kích vào Saigon. Nhưng trong cuộc tấn công đợt hai này họ đă pháo kích bừa băi ngay vào các khu dân cư. Đây là một chiến thuật đê hèn nhằm phá vỡ nền tảng kinh tế, bần cùng hóa thủ đô, để tạo nên một mối kinh hoàng trong ḷng người dân.

    Nhưng rồi tất cả những âm mưu của Việt Cộng đă đều bị bẻ găy trước sự suy nhược của họ. Nhiều cán binh mất tinh thần v́ con số chết chóc phiá bên họ đă quá cao. Sự việc này làm cho nhiều cán binh trẻ tuổi không chịu nổi. Họ đă buông súng, đă đầu hàng tập thể để mong cứu lấy mạng sống của họ, và cũng như để chạy về hàng ngũ của chánh phủ Quốc Gia.

    Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 5)


     

    Việt Cộng tấn công thủ đô Saigon vào lúc 2 giờ khuya mồng một Tết Mậu Thân năm 1968. Trong khi tiếng pháo mừng Xuân vẫn c̣n nổ lẻ tẻ trên các hè phố đô thành, bỗng xen lẫn vào tiếng
    súng to nhỏ nổ vang theo từng nhịp. Người dân đô thành quen hưởng cảnh an lạc thái b́nh không quen phân biệt tiếng nổ, chỉ tưởng là pháo. Cũng có nhiều người biết là tiếng súng nhưng họ cũng chẳng quan tâm v́ trong thời loạn ly những tiếng súng nổ đối với họ quá thường t́nh và họ coi như chẳng có ǵ quan trọng xảy ra.

    Khi trời sáng rơ, người dân đô thành vẫn trong cái sinh hoạt ngày Tết ăn mặc trịnh trọng kéo nhau ra đường để tiếp tục các cuộc hành tŕnh thăm viếng và vui chơi. Nhưng rồi những tin tức về một cuộc tấn công của Việt Cộng được đưa tới. Nhiều người vẫn hoài nghi cho rằng chỉ là một vụ đảo chánh như những vụ đảo chánh khác đă xảy ra qua tiếng súng nổ ở đô thành.

    Vào 08 giờ sáng, đài phát thanh Quốc Gia đọc lời ban bổ lệnh giới nghiêm của Phó Tổng Thống. Ông Nguyễn Cao Kỳ thừa hành lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tố cáo các hành vi tấn công của Việt Cộng vi phạm lệnh hưu chiến. Người dân vẫn hoài nghị tại sao Tổng Thống Thiệu không đích thân công bố. Nhưng rồi ở giữa một thủ đô Saigon rộng lớn mà những cái ở đầu tỉnh xảy ra cuối tỉnh không hay, th́ bây giờ người ta đều được biết là Việt Cộng quả thực đă tấn công vào đô thành.

    Việt Cộng đă lợi dụng sự đi lại tự do suốt đêm và lệnh hưu chiến để xâm nhập vào nhiều nơi trong thủ đô. Đêm mồng Một Tết, họ đă mở nhiều cuộc công kích vào một vài địa điểm quan trọng và đầu năo tại trung tâm thành phố:

    Một cây cầu bị đánh sập tại Saigon, 1968. (H̀NH ẢNH: Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Không Yểm)
  • BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A (VNCH): Tại đây Việt Cộng đánh vào các cổng số 4 và số 5. Riêng tại cổng số 4, họ tràn vào được nhưng bị cầm chân tại chỗ.
  • DINH ĐỘC LẬP: Việt Cộng định đột nhập do cửa sau phía đường Nguyễn Du nhưng không vào được.
  • BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN: Việt Cộng bị hạ toàn bộ khi vừa xông vào cửa.
  • PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHẤT: Việt Cộng bị ngăn chận và bị thiệt hại nặng khi đang tiến vào cuối phi đạo ở gần khu Bà Quẹo.
  • ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA (tại đường Phan Đ́nh Phùng): Việt Cộng đột nhập được vào lầu dưới đài phát thanh.
  • T̉A ĐẠI SỨ PHI LUẬT TÂN (tại đường Phan Thanh Giản): Việt Cộng đột nhập dễ dàng. Nhưng vị đại sứ người Phi đă kịp thời chạy thoát.

    Cũng trong đêm này, tại các khu vùng phụ cận thủ đô, Việt Cộng đă mở các cuộc công kích vào một vài nơi khác:

    Trại Cổ Loa và trại Phù Đổng Thiên Vương của Thiết Giáp và một phần trại Cổ Loa của Pháo Binh. Căn Cứ 80 Quân Cụ và Căn Cứ 60 Truyền Tin tại Hạnh Thông Tây: Việt Cộng chỉ bắn quấy phá. Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung tại Hốc Môn: Việt Cộng bị thiệt hại nặng và bị ngăn chặn tại cổng trại.

    Vào sáng mồng 2 Tết nhiều cánh quân địch xuất hiện tại đô thành và các vùng phụ cận. T́nh h́nh địch được ghi nhận như sau:

    Một cánh quân Việt Cộng xuất hiện tại khu Bà Quẹo. Họ đặt bộ chỉ huy tại hăng dệt Vinatexco để uy hiếp phi trường Tân Sơn Nhất và các khu dân cư tại đây. Một cánh quân Việt Cộng xuất hiện tại khu G̣ Vấp. Họ uy hiếp và chiếm một phần trại Cổ Loa của Pháo Binh và toàn trại Phù Đổng của Thiết Giáp. Việt Cộng cũng xâm nhập các khu đông dân cư G̣ Vấp, Xóm Mới, rồi lan tràn tới khu Ngă Năm B́nh Ḥa.

    Một cánh quân Việt Cộng xuất hiện tại Hàng Xanh để rồi tiến quân về Tiểu Khu Gia Định và uy hiếp khu vực Cầu Xa Lộ. Một cánh quân Việt Cộng xuất phát từ Phú Thọ và lan tràn vào các khu dân cư ở Phú Thọ, Bà Hạt và các khu kế cận. Một cánh quân Việt Cộng c̣n hoạt động ở xa thủ đô Saigon tại vùng Thủ Đức. Họ tấn công chi khu Thủ Đức trong đêm trước và đang uy hiếp chi khu này. Một cánh quân Việt Cộng sau chót c̣n hoạt động ở xa thủ đô tại vùng Hốc Môn. Họ chiếm các vùng phụ cận Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

    Việt Cộng xử dụng các toán đặc công xung kích vào các mục tiêu tại trung tâm thủ đô. Trong khi đó, các lực lượng khác ở bên ngoài đều tiến vào nội thành để hỗ trợ cho các toán xung kích ở bên trong, và đồng thời xâm nhập vào các khu dân cư.

    Sở dĩ Việt Cộng thất bại không làm chủ được t́nh h́nh v́ họ dùng những lực lượng xung kích quá nhỏ để đánh vào những mục tiêu quá lớn. Các lực lượng xung kích nhỏ này không đủ khả năng mở đợt công phá dù xâm nhập được vào bên trong nhưng tiềm lực yếu cho nên họ không thể thọc sâu khai thác chiến quả. Hơn nữa, các lực lượng bên trong và bên ngoài của Việt Cộng v́ hoạt động trên một địa bàn quá rộng răi nên đă không phối hợp và hỗ trợ nhau chặt chẽ được. Tuy các cánh quân của Việt Cộng đă có mặt ở các vùng ven đô nhưng sự hoạt động của họ có vẻ rất rời rạc.

    Sáng mồng 2 Tết, các đơn vị Việt Cộng mưu toan đánh úp các cơ quan đầu năo của Việt Nam Cộng Ḥa đă không thành công trong đêm trước. Việt Cộng không đánh vào bất cứ một cơ quan nào của Hoa Kỳ. Và với các cánh quân nói trên, họ hy vọng ở sự tiếp tay nổi dậy của dân chúng, cố gắng lan tràn vào các khu đông dân cư.

    Để ngăn chặn và theo dơi các hoạ động của họ, các phi cơ chiến đấu và quan sát của Việt Nam Cộng Ḥa thay nhau bay thường xuyên trên ṿm trời thủ đô. Dân chúng thấy Việt Cộng đến và thấy phi cơ uy hiếp trên trời đều lũ lượt dắt díu nhau lánh cư vào trong thành phố.

    Ngay trong đêm mồng 2, lực lượng phản công của chánh phủ được tung ra. Hai đại đội của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù được đưa đến giải tỏa đài phát thanh. Nơi này được quân đội chiếm lại trước 0 giờ 30 sáng. Trong khi đó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm hai đại đội được phái tới giải tỏa cổng số 4 của Bộ Tổng Tham Mưu. Nhưng suốt ngày vẫn không giải quyết xong v́ Việt Cộng núp trong khu nhà bằng gạch của Trường Sinh Ngữ Quân Đội và bắn ra dữ dội. Cánh thứ hai với hai đại đội c̣n lại tới bảo vệ đầu phi đạo Tân Sơn Nhất ở Bà Quẹo và
    ngăn chận Cộng quân xâm nhập khu hăng dệt Vinatexco.

    Vào buổi trưa, toàn bộ Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù được đưa về phi trường Tân Sơn Nhất chờ lệnh. Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân (BDQ) với bốn tiểu đoàn (Tiểu Đoàn 30, 33, 34 và 38) đang trấn đóng ṿng quanh khu bán nguyệt từ Thủ Đức, Nhà Bè, B́nh Chánh đến Hốc Môn. Đêm hôm đó, Liên Đoàn 5 nhận được lệnh phải gửi ngay hai tiểu đoàn Biệt Động Quân về giải cứu thủ đô. Tiểu Đoàn 30 và 38 Biệt Động Quân lập tức ra đi và họ đă tiến vào thành phố trước khi trời sáng. Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân đến khu vực Hàng Xanh Xa Lộ lúc 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết. Tại đây, các binh sĩ Mũ Nâu này đă chạm súng dữ dội với Việt Cộng. Trong khi đó Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân xuất phát từ Nhà Bè vào 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết đến giải tỏa khu Phú Thọ, Trần Quốc Toản.

    Vào lúc 06 giờ 30 cùng ngày Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) từ Vũng Tàu được không vận về Saigon mặc dù đơn vị này vừa hành quân ở Miền Trung mới về có hai ngày. Song song với Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, Chiến Đoàn B gồm các Tiểu Đoàn 1 và 2 của Thủy Quân Lục Chiến đang ở Cai Lậy (thuộc tỉnh Định Tường) cũng được không vận về Saigon ngay vào gần chiều tối hôm đó.

    Chiều mồng 2 Tết, người ta đă thấy những đám cháy bóc lên ngùn ngụt tại đường Nguyễn Kim
    gần sân vận động Cộng Ḥa. Như vậy có nghĩa là cánh quân Việt Cộng phát xuất từ Phú Thọ Ḥa tiến vào trung tâm thành phố đă không gặp trở ngại nào đáng kể. Khi tiến vào, Việt Cộng chỉ bắn quấy rối Chi Cảnh Sát Nguyễn Văn Thoại ở phía Nam trường đua, bắn vào trại Cảnh Sát Dă Chiến ở đường Trần Quốc Toản cùng các doanh trại của Tiểu Đoàn 10 Vận Tải và lực lượng Công Binh ở xung quanh.

    Việt Cộng chiếm trường đua Phú Thọ, kiểm soát các khu vực quanh Trường Nữ Quân Nhân tại vườn Cao su cũ. Cánh quân này đă lan tràn vào khu vực đông dân cư ở khoảng đường Bà Hạt loang ra một khu rộng lớn từ chùa Từ Nghiêm đến chùa Ấn Quang có bốn đại lộ bao bọc là Nguyễn Tri Phương, Trần Quốc Toản, Lư Thái Tổ và Minh Mạng.

    Đường Nguyễn Kim bị oanh kích v́ Việt Cộng xuất hiện rất dông. Đám cháy này từ một điểm nhỏ lan tràn cháy cả một khu phố. Cũng vào buổi chiều mồng 2 Tết, người ta thấy Việt Cộng xuất hiện và đột nhập vào nhà thương Nhi Đồng, bắn vào hậu cứ Tiểu Đoàn 5 Quân Cảnh ở đường Lư Thái Tổ. Người ta c̣n thấy khoảng một trung đội Việt Cộng xuất hiện tại đường Sư Vạn Hạnh, Lư Thái Tổ và một số ít ẩn núp trong chùa Ấn Quang.

    Như vậy người ta thấy rằng Việt Cộng tiến vào khu này là một khu vực đông dân cư lao động và cũng là nơi có chùa Ấn Quang từng phát xuất các đợt xuống đường chống chính phủ nhằm để nhen nhuốm lên một cuộc nổi dậy của nhân dân phát xuất từ đây lan tràn vào đô thị. Người dân đô thành trong ngày hôm ấy theo dơi từng tiếng súng nổ xa gần, từng hoạt động của các máy bay ở trên ṿm trời và theo dơi tin tức trên radio.

    Đài phát thanh Quốc Gia, khác với thường lệ, chỉ phổ biến những bản nhạc hùng binh, thỉnh thoảng chen vào một vài tin tức sốt dẽo. Vào buổi sáng, đài phát thanh đă truyền lệnh gọi các quân nhân nhập trại. Một vài quân nhân trên đường vào trại đă bị các phần tử Việt Cộng trà trộn trong dân chúng bắn hạ ngay ngoài đường. Tuy nhiên, một số đông quân nhân khác cũng đă vào được trại an toàn. Những quân nhân này đều được đại tướng tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cấp tưởng lục khen ngợi.

    Vào buổi chiều, đài phát thanh loan tin chiến sự tại khu Hàng Xanh cho biết quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă gặt hái được một vài thắng lợi. Một tin khác được loan đi vào hồi 17 giờ 00 yêu cầu dân chúng Bà Quẹo tránh xa khỏi hăng dệt Vinatexco, nơi Việt Cộng tập trung và đóng bộ chỉ huy để quân đội sẽ oanh tạc vào đúng 18 giờ 00. Ngoài ra, loa phóng thanh cũng được dùng để kêu gọi toàn bộ lực lượng Việt Cộng trong khu vực này ra đầu hàng.

    Một số binh sĩ VNCH đang giúp đỡ dân chúng rời khỏi vùng hiểm nguy. Saigon, 1968.
    (H̀NH ẢNH: Ken Potter)

    Hăng dệt Vinatexco đă bị oanh tạc thiêu rụi vào giờ ấn định trên. Trước khi oanh tạc, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù đă dồn Việt Cộng vào khu vực này. Quyết dịnh oanh tạc được ban ra v́ sợ Việt Cộng lợi dụng đêm tối sắp đến để tăng cường thêm quân đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.

    Cũng vào gần chiều tối ngày mồng 2 Tết, trực thăng vơ trang đến xạ kích vào khu vực Trường Nữ Quân Nhân. Sau đó lực lượng bộ chiến Việt Nam Cộng Ḥa đến giải tỏa một khúc đường Nguyễn Văn Thoại chạy ngang khu trường đua do Việt Cộng kiểm soát. Vào sáng mồng 3 Tết, tám tiểu đoàn tổng trừ bị đă có mặt tại đô thành. Các lực lượng này được phối trí để mở các cuộc phản kích như sau:

    Tiểu Đoàn 6 và 8 Nhảy Dù giải tỏa cổng số 4 ở trại Trần Hưng Đạo. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù bảo vệ đài phát thanh và làm lực lượng trừ bị. Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đi giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo (lúc đầu là trách nhiệm của Thủy Quân Lục Chiến, nhưng sau đó được giao lại cho Nhảy Dù), cổng xe lửa số 2 và số 4 (Gia Định). Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến giải tỏa trại Cổ Loa và Phù Đổng. Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến chận đường rút lui của Việt Cộng tại trại Cổ Loa. Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân giải tỏa khu Hàng Xanh Xa Lộ. Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân giải tỏa khu Phú Thọ, Bà Hạt.

    Trong ngày này, lực lượng Nhảy Dù đă hoàn tất nhiệm vụ giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo ngay trong buổi sáng. Trực thăng vơ trang đă phải oanh kích vào khu vực này gây thiệt hại về doanh trại cho Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Trường Tổng Quản Trị, Trung Tâm Huấn Cụ và Thính Thị và một vài thiệt hại nhỏ cho các cơ sở khác kế cận. Cũng trong ngày hôm đó, các tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến chiếm lại được các trại Cổ Loa và Phù Đổng. Cả hai nơi này đều bị Việt Cộng trấn giữ từ hôm xảy ra các trận đánh.

  • Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 6)


     

    Cũng trong ngày này, t́nh h́nh tại Chợ Lớn thêm khẩn trương. Nhiều đơn vị Việt Cộng xuất hiện tại các quận 6, 7 và 8. Sáng mồng 4 Tết, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) tiến vào Chợ Lớn thay thế Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân (BDQ) chuyển sang Gia Định. Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân cũng được gởi tới mặt trận B́nh An tại Quận 7 lúc ấy mới khởi phát. Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến đang trú đóng tại Bồng Sơn được lệnh không vận về Saigon trong ngày 2 tháng 2/1968.

    Khi đến Chợ Lớn, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến mở ngay cuộc hành quân vào khu vực chùa Ấn Quang. Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến về tới Saigon chiều ngày 2 tháng 2/1968 được nghỉ một đêm. Sáng hôm sau tiểu đoàn này xuống giải vây Chi khu Thủ Đức và các hậu cứ đơn vị Thủy Quân Lục Chiến tại đây.

    Tung vào trận tấn công thủ đô Saigon, Việt Cộng đă xử dụng khoảng 15 tiểu đoàn gồm chủ lực quân và địa phương quân, cộng thêm 2 đoàn đặc-công có quân số trên một tiểu đoàn. Đó là chỉ kể những đơn vị dù ít dù nhiều đă tham gia vào trận đánh, không kể đến những đơn vị khác từ Công Trường (sư đoàn) 7 và 9 có thể tăng cường thêm vào. Danh hiệu của những đơn vị Việt Cộng trực tiếp tham chiến với các mục tiêu tấn kích được ghi nhận trong nội ô đô thành và ở vùng phụ cận như sau:

  • Một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 271 (thuộc Công Trường 9) tăng cường cho TD/56/U80 đánh vào Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và vùng phụ cận.
  • Các Tiểu Đoàn 267 và 269 phối hợp với thành phần của Trung Đoàn 271 đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.
  • Một tiểu đoàn của Trung Đoàn 273 Công Trường 9 tấn công Chi Khu Thủ Đức.
  • Tiểu Đoàn 1 Củ-Chi, được tăng cường một tiểu đoàn của Trung Đoàn 101 (thuộc Công Trường 7) và một thành phần của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới R đánh chiếm khu căn cứ tiếp vận G̣ Vấp.
  • Tiểu Đoàn 2 G̣ Môn phối hợp với đội đặc công J1/F100 tấn công Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) ở cổng số 4.
  • Tiểu Đoàn 3 Dĩ An, c̣n được gọi là “3/165A,” tấn công khu vực Hàng Xanh.
  • Tiểu Đoàn 4 Thủ Đức, c̣n được gọi là “4/165A,” tấn công khu xa lộ Saigon.
  • Tiểu Đoàn 6 B́nh Tân, c̣n được gọi là “6/165A,” tấn công vùng Phú Thọ – Bà Hạt.
  • Tiểu Đoàn 508 Long An tấn công vùng B́nh Tây.
  • Biệt-Động Đội F100 tấn công vào nhiều mục tiêu khác nhau, gồm đài phát thanh, cổng số 5 ở Bộ Tổng Tham Mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ, và Ṭa Đại sứ Phi Luật Tân.

    Quân Lực VNCH kịp thời đưa quân tặng viện vào thủ đô để đối phó. Quân số trực tiếp tham chiến tại thủ đô tính đến ngày 4 tháng 2/1968 đă lên hơn 10 tiểu đoàn, không kể các lực lượng Cảnh Sát đô thành.

    Lửa cháy và đạn pháo kích bùng nổ trong một khu phố tại Saigon, 1968. (H̀NH ẢNH: Tim Page)

    Ngày 5 tháng 2/1968, chiến dịch Trần Hưng Đạo được khai sinh do Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa) đích thân điều khiển để cấp thời giải tỏa thủ dô và thanh toán địch. Thiếu Tướng Trần Thanh Phong (Tham Mưu Trưởng Liên Quân) làm tham mưu trưởng chiến dịch. Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn là tham mưu phó. Chiến dịch Trần Hưng Đạo bao gồm một địa bàn hoạt động gồm thủ-đô cùng các vùng ven-đô, và cuộc hành quân đại quy mô này đă được chia làm sáu khu vực trách nhiệm (đến ngày 9 tháng 2/1968 thêm một khu vực trách nhiệm khác được giao cho lực lượng Hoa Kỳ phụ trách):

    Khu Vực Trách Nhiệm A do Thiếu Tướng Dư Quốc Đống (Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù) chỉ huy. Khu Vực Trách Nhiệm B do Đại Tá Yên (Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến) chỉ huy. Khu Vực Trách Nhiệm C do Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia) chỉ huy. Khu Vực Trách Nhiệm D do Đại Tá Trần Văn Hai (Chỉ Huy Trưởng Trường BCH/BDQ) chỉ huy. Khu Vực Trách Nhiệm E do Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy. Khu Vực Trách Nhiệm F do lực lượng Hoa Kỳ phụ trách.

    Cuộc hành quân tảo thanh Việt Cộng tại Khu A do hai chiến đoàn Nhảy Dù phụ trách. Đó là Chiến Đoàn 2 (với các Tiểu Đoàn 6 và 8,) phụ trách khu vực Bà Quẹo, Phú Thọ Ḥa, Bà Điểm, và Tân Phú. Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù (với Tiểu Đoàn 1 và 3 Nhảy Dù) phụ trách khu vực Cổ Loa, Xóm Mới, và G̣ Vấp. Trong khi đó tại Bộ Chỉ Huy Khu A có Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù và Chi Đoàn 2/10 Thiết vận xa trấn đóng.

    Khu B thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến gồm Chiến Đoàn “B”, Tiểu Đoàn Pháo Binh (cũng trực thuộc Thủy Quân Lục Chiến) và Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa phụ trách khu vực Gia Định, xa lộ, và Thủ Đức.

    Khu C tương đối yên tỉnh. Trách nhiệm tảo thanh Việt Cộng được trao cho các đơn vị Cảnh Sát đô thành và Cảnh Sát Dă Chiến phụ trách. Cuộc hành quân tại khu này bao gồm các quận hành chánh 1, 2, 3, 4 và 5.

    Khu D thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Biệt Động Quân, gồm Liên Đoàn 5 (với 4 tiểu đoàn) được phân chia như sau: Tiểu Đoàn 33 phụ trách khu vực B́nh Thới, Cầu Tre. Tiểu Đoàn 38 phụ trách khu vực Minh Phụng. Tiểu Đoàn 41 phụ trách khu vực Phú Định. Tiểu Đoàn 30 phụ trách khu vực B́nh Đông. Các đơn vị Biệt Động Quân này phải hoạt động trên địa bàn của các quận hành chánh 6, 7 và 8.

    Ngoài các lực lượng trên, Bộ Chỉ Huy Khu D c̣n có Chi Đoàn 5/1 Thiết Quân Vận, một đại đội Giang Thuyền (hoạt động tại Quận 6) và một đại đội Trinh Sát của Biệt Động Quân.

    Tất cả lực lượng Cảnh Sát và quân sự đồn trú trong khu vực A, B, C và D đều đặt dưới quyền chỉ huy của các Bộ Chỉ Huy mỗi khu. Khu E thuộc khu vực trách nhiệm của các quân nhân phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Các quân nhân này ngoài nhiệm vụ tham mưu được tổ chức thành đội ngũ để phụ trách pḥng thủ trại Trần Hưng Đạo và bảo vệ các khu vực xung quanh trại này.

    Ngoại trừ tiểu đoàn danh-dự liên quân, Đại Đội 1 Quân Cảnh và các chi đội chiến xa M-41, thiết vận xa M-113 với Chi Đội V-100 được tăng cường đều là những thành phần chiến đấu đă có sẵn, tất cả các Pḥng, Sở, Tổng cục ở trong trại Trần Hưng Đạo đều phải tham gia vào tổ chức chiến đấu này.

    Tiêu chuẩn tổ chức lực lượng trên được hoạch định như sau. Một đại đội gồm 118 người. Mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội chiến đấu. Và một ban chỉ huy tiểu đoàn gồm 10 người. Bốn tiểu đoàn bằng một liên đoàn, và Bộ Chỉ Huy của một liên đoàn gồm có 20 sĩ quan. Tổ chức đầy đủ một liên đoàn theo tiêu chuẩn này phải mất một quân số 1,928 người. Quân số này hầu như choán hết quân số làm việc của Bộ Tổng Tham Mưu và buộc tất cả quân nhân các cấp phải đứng trong hàng ngũ mới đủ số trên, chỉ riêng một số sĩ quan cao cấp cùng một số nhân viên cần thiết cấp bách cho công vụ được bài miễn. Trong hàng ngũ chiến đấu phần lớn các sĩ quan cấp thiếu tá đều làm tiểu đội trưởng, c̣n các sĩ quan ở các cấp Úy (thiếu úy, trung úy, đại úy).. nhiều người chỉ làm đội viên hoặc khinh binh.

    Ngày 7 tháng 2/1968, liên đoàn này dược mang tŕnh diện trước Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và cũng là ngày xuất quân. Phiên công tác được ấn định cho cấp tiểu đoàn như sau: một đêm ra ngoài ṿng trại, đêm kế nghỉ tại trại, đêm kế tiếp canh gác ṿng trong trại, đêm sau đó nghỉ tại trại, và cứ theo thứ tự này luân phiên.

    Danh hiệu được đặt cho Liên Đoàn: Liên Đoàn Trần Hưng Đạo.

    Danh hiệu được đặt cho 4 tiểu đoàn như sau:

  • Tiểu Đoàn Lư Thường Kiệt
  • Tiểu Đoàn Lê Lợi
  • Tiểu Đoàn Nguyễn Huệ
  • Tiểu Đoàn Lê Văn Duyệt

    Khu F thuộc vùng trách nhiệm của lực lượng Hoa Kỳ gồm khu vực Nam kinh đô và Tây Phú Thọ Ḥa được tách ra khỏi Khu D kể từ ngày 9 tháng 2/1968. Trong khuôn khổ chiến dịch Trần Hưng Đạo c̣n có một lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở ṿng ngoài thủ đô.

    Hoa Kỳ đă phối trí Tiểu Đoàn 1/27 hoạt động tại khu vực Hốc Môn.

    Tiểu Đoàn 2/27 cộng với Đại Đội A/1/4 Kỵ Binh hoạt động tại khu vực B́nh Lộc.

    Tiểu Đoàn 3/7 cộng với Đại Đội J/60 Cơ Giới và một trung đội thiết vận xa hoạt động tại khu vực Tây và Tây Nam Quận 7.

    Tiểu Đoàn 2/327 Hoa Kỳ hoạt động tại khu vực Nhà Bè.

    Và một chiến đoàn Hoa Kỳ gồm Tiểu Đoàn 1/18 với Đại Đội A/1/11 Thiết Giáp hoạt dộng tại khu vực Thủ Đức và Giồng Ông Tố.

    o o o

    Để sơ lược t́nh h́nh, kể từ khi khởi hấn các cánh quân Việt Cộng tiến vào thủ đô đă hành động như sau:

    Cánh quân Việt Cộng xuất hiện tại Bà Quẹo gồm các Tiểu Đoàn 267, 269 và những thành phần của Tiểu Đoàn 1/271 thuộc Công Trường 9. Các lực lượng địch này xâm nhập một ngă từ vườn thơm Lư Văn Mạnh, một ngă từ Lương Hoa và một ngă từ Hoà Khánh – Hữu Thành, tất cả đều xuất phát từ phía Tây thủ đô. Dường như một lực lượng địch khoảng một đại đội với 100 người đă xâm nhập vào trước. Sau đó Tiểu Đoàn 267 và 269 mới vào tăng viện.

    Tại Bà Quẹo, Việt Cộng đặt Bộ Chỉ Huy tại hăng dệt Vinatexco, dùng súng thượng liên pḥng không bố trí trên các mái nhà xưởng dệt. Từ Bà Quẹo, Việt Cộng phóng nhiều mũi dùi tiến đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất. Nỗ lực chính của họ là nhằm vào hai tiền đồn OF 51-51 và OF 49-50 bên trái xưởng dệt khoảng 1,000 mét. Lựa chọn địa điểm này chứng tỏ Việt Cộng đă nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi mở trận đánh với ưu điểm sau đây.

    Đó là đoạn đường ngắn nhất mà từ đó họ có thể xâm nhập vào phi đạo và băi đậu phi cơ. Địa điểm này là một cổng phụ dành cho các nhân viên của hăng RMK ra vào làm việc thường ngày nên có những đường lớn có thể chạy xe tới phi đạo. Nếu xử dụng đường này đánh vào th́ Việt Cộng sẽ khỏi phải chọn một con đường nào khác để băng qua các băi ḿn.

    Vào khoảng 3 giờ 45 rạng ngày mồng 2 Tết, Đại Đội 1 của Tiểu Đoàn 269 Việt Cộng xung phong vào tiền đồn OF 51-51 và OF 49-50. Bị phản công mạnh, Việt Cộng bèn cắt hàng rào mở một đường nhỏ xuyên qua băi ḿn để đánh xuyên hông cố gấp rút thanh toán hai tiền đồn này. Sau khi nhổ xong hai tiền đồn này, Việt Cộng bắt đầu dồn hàng ngang và di chuyển qua một băi trống ở cuối phi đạo. Tại đây Việt Cộng nh́n thấy rơ ràng một băi đậu phi cơ đủ-loại ở cách đó chừng 600 mét. Lúc đó là 5 giờ 20 sáng.

    Giữa lúc đó, hai chiến xa M-8 xuất hiện bắn cản đường. Tiếp theo sau là những xe Jeep, Dodge và GMC chở một toán quân hỗn hợp gồm các sĩ quan thuộc Bộ Tư Lệnh Không Đoàn 33 và một đại đội Nhảy Dù đến tăng phái. Loạt súng phản công đầu tiên đă chận đứng toán Việt Cộng khi họ chỉ c̣n các phi đạo khoảng 400 mét. Những cán binh Việt Cộng hốt hoảng t́m chỗ ẩn nấp và bố trí nhưng không kiếm được một điểm tựa nào trong cánh đồng cỏ hoang này.

    H́nh chụp một số sĩ quan Không Quân VNCH với người đứng thứ nh́ từ bên trái là Lưu Kim Cương, Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Không Đoàn 33. Trung Tá Cương chết trong một trận đánh bảo vệ Phi Trường Tân Sơn Nhất vào ngày 6 tháng 6, 1968. Hàng trước, ngồi: Nguyễn Huy Cường, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Bá Hội, và Lư Ngọc Ân. Hàng sau, đứng: Nguyễn Hữu Bách, Lưu Kim Cương, Nguyễn Quốc Phiên, và Trần Văn Việt. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Hai chiến xa M-8 dần dần tẻ qua hai bên rồi bắn chéo cạnh xe để nhường chính diện cho đơn vị hỗn hợp Không Quân và Nhảy Dù. Quân Việt Cộng đột nhiên bị dồn vào một vi thế bất lợi. Họ tháo lui và chạy vào cố thủ trong các tiền đồn đă chiếm được. Nhưng sau đó các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă xung phong và chiếm lại các tiền đồn OF. Trong trận này có 162 Việt Cộng bỏ thây. Một xe ủi đất đă được đem đến để đào một hố rộng để chôn họ.

    Trung Tá Lưu Kim Cương, Tư Lệnh Không Đoàn 33 đă đích thân chỉ huy trận phản công. Không may, ông bị trúng đạn ở đùi và đă bị thương ngay từ đầu và sau đó tử trận. Nổi bật trong trận đánh là Trung Úy Trần Ngọc Chấn cùng 11 binh sĩ đă xung phong chiếm lại các tiền đồn OF. Thiếu Tá Chiêm, Tham Mưu Trưởng Yếu Khu, bị thương nơi mí mắt. Và Trung Úy Lộc đă ba lần bị thương khi ông thay thế xạ thủ đại liên 20 ly trên xe thiết giáp. Nếu Bộ Tư Lệnh Không Đoàn 33 phản công chậm chừng 10 phút th́ có lẽ Việt Cộng đă tràn ngập vào khu vực đậu phi cơ và luôn cả nơi đóng quân của Bộ Tư Lệnh Không Đoàn.

    Vào khoảng 5 giờ sáng ngày mùng 2 Tết, hai đại đội Nhảy Dù thuộc Tiểu Đoàn 8 được điều động tới khu vực hăng dệt Vinatexco. Khi đến gần một trạm kiểm soát, cánh quân Nhảy Dù đụng độ mạnh với Cộng quân. Nhưng lúc đó có khu-trục cơ và trực thăng vơ trang đến can thiệp nên các vị trí pḥng thủ của quân Việt Cộng bị đánh bật. Cũng vào khoảng thời gian này, một đoàn thiết vận xa của Hoa Kỳ từ Củ Chi về Saigon di chuyển ngang qua bị Việt Cộng bắn chận làm cháy hai chiếc. Các thiết vận xa đă phản công ngay vào đồn OF 51-51 khiến Việt Cộng phải rời khỏi khu vực pḥng thủ và rút vào khu vực hăng dệt Vinatexco.

    Tóm lại, sau khi Việt Cộng thất bại trong trận tấn công vào phi trường Tân Sơn Nhất, họ liền tái tập trung tại hăng dệt Vinatexco để chuẩn bị một cuộc tấn công khác. Nhưng các đơn vị Nhảy Dù đă kịp thời phối hợp với Không Quân để đánh luôn đ̣n thứ nh́. Họ oanh tạc ngay vào các lực lượng của Việt Cộng tập trung trong hăng dệt làm cho Tiểu Đoàn 267 Việt Cộng bị tổn thất nặng nề. Cộng quân bỏ chạy toán loạn ra khỏi mặt trận Vinatexco. Ngày hôm sau, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa tái lập trật tự trong khu vực.

  • Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 7)


    Cánh quân Việt Cộng xuất hiện tại Hàng Xanh là Tiểu Đoàn 3 Dĩ An tập trung từ xóm vườn trầu và xóm Giồng Ông Tố thuộc Quận Thủ Đức tiến vào Saigon. Dường như Việt Cộng đă tới đây ngay từ chập tối ngày mồng 1 Tết. Họ ngăn giữ không cho dân chúng chạy ra v́ sợ bị lộ và cũng muốn giữ dân lại để lợi dụng tổ chức biểu t́nh. Vào khoảng 2 giờ khuya, đêm mồng 1 rạng mồng 2, Việt Cộng mới bắt đầu tấn công vào Chi Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) Hàng Xanh. Họ bắn súng nặng vào bức tường ngoài đường gần sụp đỗ, đột nhập vào trong bắn chết vài Cảnh Sát viên, xé giấy tờ vứt lung tung và chiếm giữ nơi này.

    Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân từ vùng Thủ Đức được lệnh điều động về thủ đô và đến ngay ngă tư Hàng Xanh vào lúc trời chưa kịp sáng. V́ không ngờ ngay ở cửa ngơ đô thành lại có Việt Cộng nên khi qua khỏi cầu xa lộ đoàn xe của Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân mở hết tốc lực tiến vào. Tại đây Việt Cộng đă bố trí sẵn ở các dăy nhà của thường dân trước cửa Cảnh Sát Quốc Gia Hàng Xanh bắn như mưa vào đoàn xe.

    Chiếc đi đầu trúng đạn B-40 của Việt Cộng phát hỏa gây tử thương cho hai chiến sĩ Biệt Động Quân và 2 người khác bị thương. Đoàn xe ngừng lại và vội phản ứng rất quen thuộc, bố trí ngay bên lề xa lộ phản kích tức thời. Tiếng súng ngưng trong giây lát rồi một lúc sau bùng nổ trở lại. Việt Cộng từ trên các nhà lầu xung quanh ngă tư Hàng Xanh bắn xuống hai bên lề đường. Đại Úy Xanh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân ra lệnh cho đơn vị thận trọng khi khai hỏa v́ khu vực này c̣n rất đông dân chúng ở bên trong.

    Một đoàn xe quân đội của VNCH trên đường từ Mỹ Tho về Saigon, 1968. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Chính có lẽ v́ thấy Biệt Động Quân ít xử dụng hỏa lực nên Việt Cộng từ phía trường trung học Nguyễn Duy Khang đă từ từ di chuyển đi nơi khác. Cuộc chạm súng lẻ tẻ kéo dài đến sáng và cũng trong lúc đó các đại đội Biệt Động Quân chia thành 3 cánh để chuẩn bị tiến quân vào các mục tiêu. V́ dân chúng bị Việt Cộng giữ lại nên viên đại úy tiểu đoàn trưởng đă ra lệnh cho các binh sĩ Biệt Động Quân phải kêu gọi dân chúng t́m cách rời khỏi nhà trước 10 giờ sáng để quân đội mở cuộc tấn công vào.

    Từ 8 giờ sáng đă có một số dân chúng thoát ra khỏi khu vực địch chiếm nhưng một số lớn ở trong phía Cầu Sơn vẫn bị Việt Cộng cầm chân không thoát ra được. Đến 11 giờ, một cánh quân của Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân từ bên phía Tân Cảng xa lộ luồn qua các xóm thuộc đường Hùng Vương Thị Nghè tiến về phía đường Nguyễn Duy Khang với mục đích đánh úp đằng sau đường Hàng Xanh. Cuộc khai hỏa bắt đầu quyết liệt.

    Cùng một lúc, một cánh quân khác từ b́a chùa xa lộ mở cuộc tấn công vào các vị trí cố thủ của Việt Cộng trong Chi Cảnh Sát Quốc Gia Hàng Xanh và các nhà kế cận. Để tránh thiệt hại cho dân chúng c̣n bị kẹt, lực lượng phản công chưa dám đụng đến vũ khí nặng, chỉ vừa bắn tỉa địch vừa tiến từng bước. Do đó, Việt Cộng rút lên các lầu nhà dọc theo đường từ Hàng Xanh đến Cầu Sơn chống trả.

    Suốt đêm mồng 2 Tết, các binh sĩ Biệt Động Quân và Việt Cộng ḱm súng với nhau tại chỗ. Dưới ánh sáng của hỏa châu được thả suốt đêm, các tiếng súng bắn trả lời nhau để cầm canh. Đêm hôm sau mồng 3 Tết, quân đội chánh phủ cho phi cơ phóng thanh kêu gọi dân chúng lánh cư. Kế đó các phi cơ của Không Quân đến xạ kích vào vị trí địch. Nhân cơ hội Việt Cộng bận rộn đối phó với hỏa lực của quân đội chánh phủ, một số dân chúng c̣n kẹt lại đă di tản được ra ngă tư xa lộ dưới đạn đạo của đôi bên.

    Đến 12 giờ, số dân chúng cư ngụ tại gần ngă tư xa lộ ở dọc theo đường đi Cầu Sơn đă thoát ra được. Lúc đó quân đội Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) mới bắt đầu tiến sâu vào các nơi có Việt Cộng.

    Vào 14 giờ, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa có chiến xa M-41 và thiết vận xa M-113 đến yểm trợ cho cuộc tiến quân. Vị sĩ quan đại úy tiểu Đoàn trưởng dẫn đầu một toán Biệt Động Quân nhờ thiết vận xa yểm trợ tiến vào vùng Cầu Sơn. Một thiết vận xa vừa tiến vào chưa đầy 200 mét th́ một tiếng nổ dữ dội làm thiết vận xa này phát hỏa, gây tử thương cho 2 chiến sĩ Thiết Giáp và 2 người khác bị thương. Viên đại úy tiểu đoàn trưởng đi sát bên hè phố nên thoát hiểm.

    Ngay lúc đó, nơi xuất phát viên đạn B-40 bị lộ mục tiêu nên đă bị thiết vận xa và chiến xa M-41 bắn tới tấp. Một giờ sau, các chiến sĩ Biệt Động Quân đă t́m thấy nơi đây 3 xác Việt Cộng với một khẩu B-40 và một khẩu M-79 cháy xém bên cạnh đống gạch vụn. Mọi người ngưng tại đây. Trong lúc đó, lửa cháy bắt đầu lan tràn khốc liệt suốt từ ngă tư Hàng Xanh đến gần khu chăn nuôi của nhà ḍng Taberd.

    V́ sợ lửa bén, Việt Cộng ẩn núp trong các ṭa nhà lầu và các xóm lao động bắt đầu rút ra các khu lân cận. Không bỏ lỡ dịp may, các chiến xa và binh sĩ Biệt Động Quân rượt theo Việt Cộng bắn tới tấp.

    Cuộc chạm súng kéo dài gần 60 tiếng đồng hồ tại khu ngă tư xa lộ đến 19 giờ 00 chiều mồng 3 Tết mới chấm dứt. Ngay chiều hôm ấy, Đại Đội 1 thuộc Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân tại khu Nguyễn Tri Phương được gởi lên tăng cường thanh toán tàn quân Việt Cộng c̣n lẩn quất. Trong trận này, kết quả tổn thất được ghi nhận như sau:

    Việt Cộng:

  • 85 chết, xác đếm tại chỗ.
  • 3 bị bắt sống.
  • 21 súng cá nhân bị tịch thu, trong số này có 5 súng B-40 và 5 súng cộng đồng.

    Việt Nam Cộng Ḥa:

  • 12 binh sĩ Biệt Động Quân cùng 2 binh sĩ Thiết Giáp hy sinh.
  • 23 binh sĩ Biệt Động Quân cùng 2 binh sĩ Thiết Giáp bị thương.
  • Một thiết vận xa M-113 bị bắn cháy.

    Trong khu vực này có 10,000 thường dân. Sau biến cố này, khoảng 5,000 người không nhà phải tỵ nạn. Đặc biệt trong lúc hành quân, có đến 5,000 dân chúng bị kẹt trong tay Việt Cộng nhưng được di tản ra chỉ có 2 người chết.

    Tại mặt trận Phú Thọ, cánh quân Việt Cộng gồm toàn bộ Tiểu Đoàn 6 B́nh Tân tập trung và xuất phát từ vườn thơm Lư Văn Mạnh. Cũng như trên đă nói, cánh quân này không gặp một trở ngại nào đáng kể khi tiến vào.

    Tới 03 giờ 30, Việt Cộng đă kiểm soát khu trường đua Phú Thọ. Sau đó, từ phía Đông trường đua và vườn ươm cây họ tấn công vào trại Cảnh Sát Dă Chiến đóng cạnh trường đua. Hệ thống rào kẽm gai của trại này sơ sài nhưng nhờ phía trong có bức tường gạch khá kiên cố và mỗi góc có lô cốt đặt đại liên 30 bắn sát tường nên Việt Cộng không đột nhập được. Khi Việt Cộng tấn công, Tổng Nha Cảnh Sát liền điều động thám thính xa tới tiếp ứng. Các thiết xa bị ngăn chặn ở phía đường Trần Quốc Toản không tới nơi được. Cuộc cầm cự kéo dài tới sáng, nhưng Việt Cộng cũng không làm ǵ hơn được.

    Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân nhận lănh trách nhiệm thanh toán Việt Cộng tại khu này. Vào sáng mồng 2 Tết lúc 6 giờ sáng, tiểu đoàn đă có mặt tại thủ đô và cho đổ quân xuống đường Trần Quốc Toản. Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân do Đại Úy Cường chỉ huy.

    Tiểu đoàn tiến quân về phía chợ Nguyễn Tri Phương và trường đua Phú Thọ. Khi quân tiến tới ngă ba tại góc đường Pétrus Kư và Trần Quốc Toản, vị đại úy tiểu đoàn trưởng ra lệnh binh sĩ phân tán mỏng để xâm nhập phía sau pḥng tuyến của địch quân. Trong lúc đó, Việt Cộng im lặng bố trí trên các nhà lầu tại các ngă đường trong các ngơ hẻm.

    Khi các binh sĩ Biệt Động Quân xâm nhập và bố trí theo đường Bà Hạt, Ba Bầu, Vĩnh Viễn, Nhật Tảo, một bộ phận nhỏ được lệnh tiến quân dọc theo đường Trần Quốc Toản và Lư Thái Tổ hướng về phía chợ cá (chợ này c̣n được gọi là “Chợ Cá Trần Quốc Toản,” nằm gần trường tiểu học Minh Mạng) và buộc Việt Cộng khai hỏa để lộ mục tiêu.

    Quả nhiên, ngay lúc đó Việt Cộng bố trí dọc theo đường Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Tiểu La xuất hiện nghênh chiến. Khi họ dồn lực lượng nghênh chiến th́ ngay từ sau lưng họ đă bị Biệt Động Quân đánh ngang hông. Quả thật, ngay cuộc chạm súng đầu tiên, Việt Cộng đă bị tổn thất nặng nề khiến họ phải rút lui về phía các đường Triệu Đà, Nguyễn Kim, Nguyễn Lâm và Nguyễn Văn Thoại.

    Lợi dụng Việt Cộng đang măi tác chiến tại đường Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiểu La, Triệu Đà, viên đại úy tiểu đoàn trưởng đă cho Đại Đội 1 và Trung Đội Thám Báo Biệt Động Quân xâm nhập theo thế cài răng lược vào khu Nguyễn Kim, Nguyễn Lâm và Nguyễn Văn Thoại để nằm trong nội tuyến địch.

    Ngoài những khu vực Việt Cộng vừa rút về, họ c̣n có mặt tại cư xá Lữ Gia đường Lê Đại Hành, Nguyễn Văn Thoại và tại chợ Thiếc. Sau trận đụng độ này, lực lượng hai bên đều tạm ngưng tiếng súng. Dân chúng lũ lượt bồng bế kéo nhau ra khỏi nhà đi lánh cư. Họ sững sốt không ngờ Việt Cộng đă xâm nhập vào được đô thành. Và chính trong lúc t́nh h́nh lắng dịu này, cả hai bên đều chuẩn bị một cuộc giao tranh ác liệt.

    Khoảng 10 giờ, dân chúng ra khỏi nhà, cùng lúc đó các binh sĩ của Đại Đội 1 và Trung Đội Thám Báo Biệt Động Quân đă xâm nhập được vào sát pḥng tuyến của Việt Cộng tại khu Nguyễn Kim, Nguyễn Văn Thoại và Lê Đại Hành. Trong khi đó, các lực lượng đồn trú của Công Binh, Tiểu Đoàn 10 Vận Tải và Cảnh Sát Dă Chiến ở phía tay mặt của trục tiến quân đă yễm trợ hữu hiệu cho Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân trên đường tấn công địch.

    Khu Nguyễn Tri Phương đă ngập trong khói lửa. Tiếng súng cộng đồng và cá nhân nổ rền khắp mọi nơi. Phi cơ trực thăng xuất hiện xạ kích các đám quân Việt Cộng. Đám cháy lớn nhất bắt đầu từ đường Nguyễn Kim. Các toán Việt Cộng bị quân tấn công truy kích chạy tán loạn. Một toán gồm 3 cán binh chạy lạc vào trại Đào Duy Từ và bị bắn hạ. Sau gần một giờ kịch chiến trong các ngơ hẻm khu Nguyễn Tri Phương và đường Nguyễn Văn Thoại, Việt Cộng rút về phía cư xá Lê Đại Hành và khu Lữ Gia ở sát trường đua Phú Thọ.

    Sau khi phá hủy một khẩu thượng liên gần vận động trường Cộng Ḥa, tịch thu một thượng liên khác trong khu vườn ươm cây Nguyễn Văn Thoại, các binh sĩ Biệt Động Quân c̣n phát giác được một khẩu đại liên với 2 bánh xe đặt trên sân thượng của ṭa lầu 6 tầng Golden Willow số 527 đường Trần Quốc Toản sát cây xăng Esso. Việc chiếm cây súng đại liên trên là một kỳ công của Đại Đội 1 Biệt Động Quân do Trung Úy Ân chỉ huy. Công lao chính là nhờ một toán cảm tử Biệt Động Quân gồm 4 người đă tiến quân vào đánh chiếm vị trí khẩu đại liên. Trong toán này có hai người lính không may đă gục ngă. Hai cảm-tử quân c̣n sống là Thiếu Úy Phẩm và Binh Nhất Minh.

    Một người lính Biệt Động Quân VNCH bị thương đang được đồng đội và dân chúng chăm sóc. Saigon, 1968. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Viên trung úy đại đội trưởng của Đại Đội 1 Biệt Động Quân cho biết nhờ bám sát Việt Cộng và nắm vững nên tiền quân của ông đă phát giác khẩu đại liên trên đặt ở sân thượng ṭa lầu. Với việc đặt khẩu súng này, Việt Cộng dự đoán thế nào khi họ áp đảo khu vực Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Thoại, Lê Đại Hành, Lữ Gia và khu vườn cao su cũ Phú Thọ, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa cũng sẽ tiếp cứu bằng cách trực-thăng vận xuống trường đua Phú Thọ. Nên Việt Cộng đem khẩu đại liên đặt trên sân thượng ṭa lầu và phải chuyển vận một cách khó khăn mới mang lên được. Dự định của Việt Cộng là đợi lúc cuộc hành quân trực-thăng vận vừa tới là họ sẽ thanh toán lực lượng tiếp cứu này một cách mau lẹ.

    Quả nhiên đúng như Việt Cộng đă dự đoán vào khoảng 18 giờ 00, nghĩa là sau 2 tiếng đồng hồ khi lực lượng Biệt Động Quân đoạt được khẩu đại liên trên, lực lượng tiếp cứu của quân đội đă được trực thăng vận xuống trường đua Phú Thọ với đoàn trực thăng Chinook khổng lồ nối đuôi nhau đáp xuống.

    Khi phát giác được khẩu đại liên ở trên thượng lầu, Thiếu Úy Thẩm đă dẫn một bán tiểu-đội di chuyển trong im lặng ḅ ống máng xâm nhập căn nhà này, v́ lúc ấy các cửa sắt của ṭa lầu tầng dưới đều khoá chặt. Nếu phá hay bắn bể khóa sẽ bị Việt Cộng từ trên lầu bắn tỉa hoặc ném lựu đạn xuống. Bởi thế nhóm Biệt Động Quân này phải t́m lối ḅ ống máng vào trong nhà. Trèo vào bên trong nhà rồi, bán tiểu đội này di chuyển rất mau lẹ vượt các tầng lầu để lên tầng chót. Sau đó họ dùng lựu đạn đánh cận chiến với toán địch quân bảo vệ và xử dụng khẩu đại liên. Vào chiều ngày mồng 2 Tết, Việt Cộng mới chịu rút lui khỏi khu trường đua khi bị cướp mất khẩu đại liên trên.

    Cùng lúc đó, quân đội chánh phủ được trực thăng vơ trang yểm trợ xạ kích khu vực gần trường Nữ Quân Nhân ở trên đường Nguyễn Văn Thoại. Việt Cộng hoảng hốt rút về phía nhà thờ hầm và khu Ḷ Da.

    Kiểm điểm kết quả trong khu vực Nguyễn Tri Phương:

  • 98 Việt Cộng chết.
  • 2 cán binh bị bắt.
  • Vũ khí của Việt Cộng bị tịch thu: một khẩu đại liên, 4 khẩu B-40, một khẩu thượng liên và 4 súng cộng đồng khác
  • 2 khẩu thượng liên bị phá hủy.

    Sau trận này, mặt trận Nguyễn Tri Phương trở lại yên tĩnh. Một số Việt Cộng trà trộn và phân tán ẩn trốn trong các khu nhà của dân chúng, nhưng không có phản ứng ǵ. Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân tiếp tục mở cuộc hành quân lục soát tại đây để thanh toán tàn quân Việt Cộng.

  • Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 8)


    Vào chiều ngày mồng 3 Tết, Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân (BĐQ) biệt phái Đại Đội 1 cho mặt trận Hàng Xanh để hỗ trợ cho Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân. Vào đêm ngày mồng 3, Việt Cộng lại xâm nhập và Ngă Năm B́nh Ḥa thuộc tỉnh Gia Định.

    Sáng ngày mồng 4, Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân được đưa tới Gia Định để ngăn chận các toán quân Việt Cộng đă tràn vào Ngă Năm B́nh Ḥa. Đây là những đơn vị Việt Cộng bị quân đội Việt Nam Cộng Ḥa dồn từ G̣ Vấp chạy sang. Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân dàn quân tại đường Trương Công Định và Nguyễn Văn Học. Việt Cộng núp trong các khu nhà cửa bắn ra.

    Tại Hàng Xanh, t́nh h́nh trở lại yên tĩnh, tuy nhiên Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân vẫn phải ở tại chỗ để lo các công tác giúp đỡ dân chúng tỵ nạn. Vào chiều mồng 4 Tết, chừng một tiểu đoàn Việt Cộng đến tấn ông và uy hiếp cầu Xa Lộ. Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân được tăng cường một chi đội Thiết vận xa tới giải tỏa.

    Nhắc lại mặt trận G̣ Vấp th́ mặt trận này đă diễn ra từ ngày trận khởi hấn. Cánh quân Việt Cộng tại G̣ Vấp là Tiểu Đoàn 1 Củ Chi và một tiểu đoàn của Trung Đoàn 101 thuộc Công trường 7 (công trường: đại đơn vị Cộng Sản với quân số tương dương một sư đoàn) được tăng cường thêm một thành phần của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới R. Cánh quân này tập trung ở vùng Búng thuộc tỉnh B́nh Dương cùng với một cánh quân khác là Tiểu Đoàn 2 G̣ Môn được tăng cường thêm đội đặc công J1/F100 di chuyển theo cùng một đường xâm nhập về đô thành.

    Khi về gần đến nơi, các lực lượng Việt Cộng này tách làm hai. Cánh quân thứ nhất theo hướng xă An Nhơn đánh vào khu căn cứ tiếp vận G̣ Vấp. Cánh quân thứ hai theo đường rầy xe lửa qua xóm thơm đột nhập cổng số 4 Bộ Tổng Tham Mưu.

    Xe tăng M-41 của VNCH tại mặt trận Phú Lâm-Saigon, 1968. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Cánh quân thứ nhất đánh vào khu tiếp vận G̣ Vấp ngay từ loạt súng đầu nổ lúc 4 giờ 30 sáng. Họ đột nhập chiếm trại Phù Đổng, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp và chiếm một phần trại Cổ Loa nơi đặt Bộ Chỉ Huy Pháo Binh. Các quân nhân tại đây một phần kịp thời trốn thoát, một phần khác bị Việt Cộng sát hại.

    Việt Cộng c̣n tấn công vào căn cứ 80 Quân Cụ và căn cứ 60 Truyền Tin nhưng không vào được. Tại căn cứ 80 Quân Cụ, Việt Cộng tấn công nhiều lần vào pháo đài 10 nhưng bị các chiến sĩ Quân Cụ dùng lựu đạn và ba khẩu trung liên bắn đẩy lui. Thiếu Tá Đoàn Dư Khương, chỉ huy trưởng căn cứ, đích thân ra chỉ huy. Khi trèo lên cḥi quan sát, Thiếu Tá Khương bị Việt Cộng bắn trúng mặt và ông tử thương tại chỗ.

    Cánh quân thứ hai của Việt Cộng măi tới 7 giờ 05 sáng ngày mồng 2 Tết mới bắt đầu đánh vào cổng số 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Việt Cộng lọt được vào cổng nhưng chỉ bám vào khu trường Sinh Ngữ Quân Đội nhưng không tiến sâu vào trong.

    Đến 09 giờ 00, một đơn vị Nhảy Dù đến tăng cường Bộ Tổng Tham Mưu. Lực lượng này với một vài thiết giáp M-41 mở cuộc phản công ở cổng số 4. Việt Cộng nằm trong các công sự pḥng thủ có sẵn, nấp theo các nhà cửa và từ các cao ốc tại đường Vơ Di Nguy nối dài bắn vào khiến các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa không thể tiến được. Một chiến xa M-41 bị B-40 bắn cháy, một số chiến sĩ Nhảy Dù bị thương. Cả ngày mồng 2 Việt Cộng bám giữ khu cổng số 4.

    Sáng ngày mồng 3 Tết, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) được điều động đến để phối hợp cùng các đại đội Nhảy Dù giải tỏa khu vực này. Nhưng Bộ Tư Lệnh sư đoàn Nhảy Dù xin dành mục tiêu này cho họ thanh toán để tránh t́nh trạng phối hợp nhiều binh chủng sẽ gây khó khăn cho việc chỉ huy. Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận đề nghị này. Bộ Tư Lịnh sư đoàn Nhảy Dù lập tức điều động Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đến phối hợp với các đơn vị Nhảy Dù đă hiện diện để thanh toán mục tiêu cổng số 4.

    Trước cuộc phản công, các phi cơ trực thăng thay nhau xạ kích khu hành chánh của Đại Đội Tổng Hành Dinh, khu trường Sinh Ngữ Quân Đội, khu trường Tổng Quản Trị. Kế đó các đơn vị Nhảy Dù theo hướng từ cổng số 3 và cổng số 2 tiến lên. Trước hỏa lực mạnh mẽ của Nhảy Dù từ 2 mặt dàn rộng ra bắn vào, Việt Cộng phải mở đường máu rút ra phía rào trốn vào đường Vơ Di Nguy. Cuộc hành quân này hoàn tất lúc 10 giờ sáng. Việt Cộng bỏ lại chiến địa 10 xác chết.

    Những gia đ́nh quân nhân bị kẹt lại kể chuyện rằng nhiều Việt Cộng chết và bị thương trong ngày mồng 2 đă được bọn họ di tản đi. Sở dĩ Việt Cộng có hỏa lực mạnh mẽ là v́ lấy được súng đại liên với đạn của quân trú pḥng bố trí trong những công sự chắc chắn. Rồi sau đó xử dụng các vũ khí này để bắn ngược lại các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa khi họ mở trận đánh tái chiếm. Các vũ khí của quân đội chánh phủ để trong kho đều bị cháy, một số nhỏ bị mất.

    Vừa thoát khỏi hàng rào, Việt Cộng bị các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến của Tiểu Đoàn 2 bọc theo đường Vơ Di Nguy săn đánh. Tiểu Đoàn này đă chiếm cổng số 2, số 4 xe lửa và tiến đến Ngă Năm Chuồng Chó giải tỏa Trung Tâm Tiếp Huyết.

    Vào buổi chiều, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến được trực thăng vận lên khu G̣ Vấp để làm một nút chắn không cho Việt Cộng rút về phía Nam. Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được trực thăng vận tiếp theo lên.

    Các trại Phù Đổng và Cổ Loa được chiếm lại vào lúc 18 giờ trong ngàỵ Tại tuyến chận của Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến, Việt Cộng biết bị bao vây nên bằng ba mặt Đông, Tây và Bắc dựa vào các địa điểm trọng yếu và cao ốc họ đă chiếm từ trước mở một cuộc tấn công vào quân đội chánh phủ. Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến đă đẩy lui địch và gây cho họ nhiều tổn thất quan trọng.

    Vào ngày mồng 4, mặt trận G̣ Vấp tạm yên, Việt Cộng lại chuyển chiến tranh sang khu vực Ngă Năm B́nh Ḥa như đă nói ở trên.

    Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân khi đến mặt trận Ngă Năm B́nh Ḥa vào khoảng 8 giờ ngày mồng 4 Tết bố trí tại ngă ba Nguyễn Văn Học và Trương Công Định. Khu vực này đông dân cư và rất chật hẹp. Việt Cộng đă lợi dụng núp sẵn trên các căn lầu dùng súng AK-50 bắn xối xả vào các toán tiền phong của Biệt Động Quân. Các thiết vận xa M-113 tiến theo lên yểm trợ cho các chiến sĩ mũ nâu (Biệt Động Quân) đánh vào mục tiêu.

    Việt Cộng đă chuẩn bị từ trước. Họ ẩn núp trên các mái nhà từ trong các khu xóm đông dân cư của vùng này dùng B-40 thổi vào chiếc thiết vận xa đi đầu nhưng không trúng và phát nổ ngay bên cạnh khiến một binh sĩ Biệt Động Quân tử thương và 2 người khác bị thương.

    Điều khó khăn nhất cho Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân là dân chúng rất đông nên khó điều động và khai hỏa v́ sợ làm thiệt mạng dân chúng. Đai úy tiểu đoàn trưởng buộc ḷng phải tạm ngưng tiến quân và ban lịnh cho các đơn vị kêu gọi dân chúng ráng lánh cư khỏi nơi có Việt Cộng. Nhưng Việt Cộng bám theo chiến lược đă áp dụng tại mỗi khu phố, cố ngăn cản không cho dân chúng thoát ra.

    Trong thời gian này, Việt Cộng lợi dụng lúc quân đội chánh phủ không dám khai hỏa đă rút vào các xóm bên trong của khu phố Phan Văn Trị, Nguyễn Văn Học và Trương Công Định với mưu toan đánh tập hậu vào lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa.

    Lúc đó vào khoảng 10 giờ sáng, v́ đă đề pḥng từ trước nên ngay trong lúc chuyển hướng Việt Cộng đă bị các chiến sĩ Biệt Động Quân chận đánh trong các ngơ hẻm. Thấy mưu toan thất bại, Việt Cộng vội rút vào một ngôi chùa gần đường Phan Văn Trị, Nguyễn Văn Học và vào nghĩa địa đầu đường Phan Văn Trị cùng các ṭa nhà lầu đối diện với cây xăng Esso tại Ngă Năm B́nh Ḥa.

    Biệt Động Quân lại một lần nữa yêu cầu đồng bào nên t́m cách sớm rút khỏi khu vực này và sau đó chừng nửa giờ, các thiết vận xa lại yểm trợ cho lực lượng bộ binh tiến vào.

    Khi các binh sĩ Biệt Động quân vừa đến góc ngă ba Trương Công Định, Nguyễn Văn Học, Việt Cộng lại từ trên các căn nhà lầu dùng đại liên quật xuống và dùng cả B-40 thổi vào đoàn chiến xa nhưng vô hiệu. Đáp lễ lại, trên nền trời trực thăng vơ trang bắn xuống yểm trợ. Các dăy nhà làu cao nằm xung quanh ngă ba, nhà nào cũng bị Việt Cộng đặt súng từ trước.

    Tại đây, ngay trước cửa chùa đầu đường Phan Văn Trị, một Tiểu đội Việt Cộng bị tiêu diệt hoàn toàn cùng với vũ khí. Các toán Việt Cộng khác bỏ chạy về phía nghĩa trang Phan Văn Trị. Ngay trước nghĩa địa này, Việt Cộng đặt vị trí cố thủ trên một căn nhà lầu kiên cố mà trước đây là cư xá của quân đội.

    Biệt Động Quân tiếp theo đó dùng lựu đạn và tiểu liên xung phong vào hai ngôi nhà lầu kế cận đối diện với ngôi chùa. Ba cán binh Việt Cộng khác bị hạ trước cửa các ngôi nhà trên.

    Giữa lúc này, cây xăng Esso ở Ngă Năm B́nh Ḥa bốc cháy dữ dội cùng một lúc với hăng sơn Bạch Tuyết. Cũng chính trên căn lầu hăng sơn trước khi bốc cháy, Việt Cộng bắn tỉa vào Biệt Động Quân.

    Biệt Động Quân tiếp tục tiến sau những chiếc thiết vận xa về phía đường đi miền Đông, vừa đi khỏi cây xăng 50 mét Việt Cộng lại từ những căn nhà phía trước bắn ra gây thương tích cho 2 chiến sĩ. Thiết vận xa thi nhau nổ súng về phía Việt Cộng ẩn núp, nơi mà dân địa phương gọi là Chuồng Ḅ.

    Sau mấy giờ giao chiến, các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa tịch thu được một khẩu đại liên Tiệp Khắc và mấy vũ khí cá nhân.

    Liền sau đó, Biệt Động Quân được chia ra làm nhiều toán xâm nhập các ngơ hẻm lùng địch. Một toán quay lại đường Phan Văn Trị để t́m lối đi bọc phía sau những toán quân đi trước.

    Vừa đến cửa một căn phố trệt gần cây xăng Esso, từ trong đám cháy của hăng sơn Bạch Tuyết bốn cán binh Việt Cộng nấp sẵn trên lầu hăng sơn bắn xối xă. Các binh sĩ Biệt Động Quân lập tức phản công kịch liệt. Th́ ra nhóm Việt Cộng này núp trên lầu hăng sơn bắn ra với mục đích yểm trợ cho tiểu đội của họ từ bên phía nghĩa địa rút sang trại gia binh Phan Văn Trị và trong lúc t»ƒu đội này rút lui chạy băng qua đường lộ th́ Biệt Động Quân phục sẵn trong đường hẽm bám lấy đuổi theo.

    Cuộc săn bắt Việt Cộng cứ thế diễn ra. Sự thật Việt Cộng không có bao nhiêu, nhưng với những khu nhà gỗ, nhà lá ngơ ngách chật hẹp, hơn nữa dân chúng c̣n bị kẹt rất đông, Biệt Động Quân không dám lợi dụng hỏa lực tấn công mạnh, mặc dù họ biết rơ Việt Cộng khai thác những yếu tố này để bắn lén.

    Cũng trong ngày mồng 4 Tết, Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân được trực thăng vận từ Tuy Ḥa về tăng cường cho mặt trận này.

    Bước qua ngày thứ hai của cuộc hành quân càn quét, Biệt Động Quân đă loại ra khỏi ṿng chiến nhiều Việt Cộng trong khu vực Ngă Năm B́nh Ḥa kéo dài đến Ngă Ba Cây Thị và mặt trận này trở lại yên tỉnh.

    Để thay thế cho Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) được điều động đến khu chùa Ấn Quang tảo thanh các toán Việt Cộng lẻ tẻ c̣n lẩn quẩn trong các khu dân cư. Việt Cộng vẫn bám sát vào các khu này, nổ súng bắn sẻ vào các toán Cọp Biển (cọp biển: một tên gọi khác của Thủy Quân Lục Chiến). Việt Cộng di chuyển từng tốp nhỏ từ khu phố này sang khu phố khác có cả cán bộ phụ nữ đi theo.

    Tại vùng Chợ Lớn, mỗi ngày áp lực của Việt Cộng mỗi gia tăng. Tuy không có những trận đánh lớn xảy ra, nhưng nhiều dấu hiệu chứng tỏ hai tiểu đoàn Việt Cộng là Tiểu Đoàn 508 Long An từ vùng Tân An mới xâm nhập vào thành phố và Tiểu Đoàn 6 B́nh Tân vào từ hôm mồng 2 Tết đă phân tán mỏng hoạt động không chịu rút ra dù đă bị một vài tổn thất khá nặng. Cả hai tiểu đoàn này hoạt động mạnh nhất tại các quận 5, 6, 7 và 8.

    Các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă đối phó lại. Họ chia nhau án ngữ tại khắp cả đường phố và ngơ ngách ŕnh bắn từng tên Việt Cộng một. Một vài đám cháy nhỏ bốc lên trong khu Chợ Lớn. Dân chúng sợ hăi bỏ nhà tản cư đến những nơi an ninh hơn.

    Hai Đại Đội 3 và 4 của Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân đă từ Quận B́nh Chánh được điều động đến giải vây áp lực tại vùng nàỵ Sau một chiến dịch kéo dài tám ngày, Biệt Động Quân mới ổn định được vùng trên và hạ khoảng 100 Việt Cộng, bắt sống 8, tịch thu 35 súng cá nhân, 2 súng cộng đồng.

    Vào đêm mồng 6 Tết, từng tốp Việt Cộng từ 3 đến 10 người lén lút di chuyển qua các đường hẻm từ Phan Đ́nh Phùng dẫn vào khu vườn Bà Lớn Nguyễn Thiện Thuật. Họ đi tới đâu, dân chúng kinh hoảng đóng cửa chạy trốn tới đó.

    Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân lại được chỉ định đến giải tỏa khu này. Khi đến nơi, Tiểu Đoàn đặt bộ chỉ huy trên thượng tầng ngôi nhà 5 tầng ở đường Nguyễn Thiện Thuật và dàn quân vây bắt Việt Cộng.

    Con hẻm này nằm ở quăng giữa đường Nguyễn Thiện Thuật, ḷng hẻm rộng vào độ 3 mét, ngơ bị cụt bởi hai dăy nhà lầu chắn ngang. Dăy nhà lầu này chạy về hai phía, một dẫn ra đường Phan Thanh Giản, một mở vào ḷng phố Phan Đ́nh Phùng. Đây là chưa kể những ngách nhỏ thông vào vườn Bà Lớn.

    Biệt Động Quân VNCH trong một khu vực tại Chợ Lớn-Saigon, 1968. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Việt Cộng đặt một ổ kháng cự tại căn nhà hai tầng số 613/23 và từ căn nhà này bắn vào quân đội chánh phủ. Các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa lập tức dạt sang hai bên đường, rồi tựa vào các bức tường nhà. Các toán quân chiếm các cao thế trên các tầng lầu kể cả bộ chỉ huy đặt trên căn lầu 5 tầng đều xối xả nhả đạn để yểm trợ.

    Lúc 10 giờ, Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân đến tăng cường và xiết chặt ṿng vây.

    Trước khi đánh vào, các binh sĩ Mũ Nâu gọi loa phóng thanh kêu Việt Cộng ra đầu hàng và yêu cầu dân chúng tản cư khỏi chiến địa. Việt Cộng không ra mà lại c̣n bắn vào những nơi phát thanh. Quân đội chánh phủ dùng trực thăng vơ trang xạ kích vào vường Bà Lớn nơi Việt Cộng ẩn nấp trong từ đường gia đ́nh Đỗ Hữu Vi, và đồng thời dàn quân vào bao vây. Việt Cộng dùng B-40 bắn cháy nhà dân để tẩu thoát.

    Ngọn lửa bắt đầu cháy lúc 11 giờ 30, bốc cháy từ phía Phan Đ́nh Phùng đổ vào và từ khu vườn Bà Lớn cháy lại. Khi ngọn lửa phát cháy ở khu này, xe chữa lửa đă chạy đến tiếp cứu ngay. Việt Cộng bắn cả vào xe cứu hỏa khiến cho Biệt Động Quân can đảm đến đâu cũng không làm tṛn phận sự được. Giữa lúc đó, Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan mang theo một xe Jeep gắn đại bác không giật 90 lỵ Khẩu đại bác bắn hai quả vào căn lầu đặt bản doanh của Việt Cộng. Bốn cánh binh Việt Cộng bị giết. Sau đó Biệt Động Quân tràn vào các hẻm tiêu diệt thêm tại một căn nhà nhỏ kế cận thêm 3 Việt Cộng khác.

    Trong lúc nhà cháy, Việt Cộng tháo chạy về đường Bà Hạt, Sư Vạn Hạnh. Vào 5 giờ chiều có đến 20 xe chữa lửa của Sở Cứu Hỏa Đô Thành tới dập tắt đám cháy. Ước lượng trên 300 nóc nhà bị thiêu rụi. Tổng số Việt Cộng bị chết trong trận này là 10 cán binh và 2 người bị bắt sống.

    Ngày mồng 3 Tết, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hiệu triệu đồng bào kêu gọi mọi người hăy b́nh tĩnh tiếp tay với quân đội, ban hành lệnh thiết quân luật trên toàn quốc và tạm thời đóng cửa các nơi giải trí, các trường học, cấm đoán mọi h́nh thức tụ tập.

    Cũng cùng ngày, Đại Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, gởi một nhật lệnh cho toàn quân tố cáo Việt Cộng vi phạm lệnh hưu chiến mà họ đă đề xướng, tŕnh bày t́nh h́nh chiến sự tốt đẹp tại các vùng Chiến Tật, khích lệ các chiến sĩ và kêu gọi quân đội bẻ găy mọi mưu toan của Việt Cộng bằng bất cứ giá nào.

    Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 9)


    Cũng vào 10 giờ cùng ngày trên, Hội Đồng Nội Các nhóm phiên họp đặc biệt lên án Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nhắc nhở đồng bào tuân lệnh thiết quân luật, tái lập chế độ kiểm duyệt báo chí và tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp thích nghi để giúp đỡ các nạn nhân chiến cuộc.

    Ngày mồng 5 Tết, tức ngày 3 tháng 2/1968, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kư sắc lệnh số 644/SL thiết lập tạm thời các ủy ban cứu trợ nhân dân tại Trung Ương cũng như tại các tỉnh. Theo sắc lệnh này Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ được đề cử giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Cứu Trợ Nhân Dân Trung Ương.

    Tới ngày 6 tháng 2/1968, Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên gởi một nhật lệnh cho toàn quân dể tuyên dương công trạng tập thể trước quân đội cho các Quân Đoàn, Sư Đoàn Bộ Binh (BB), Nhảy Dù (ND), Biệt Động Quân (BDQ), Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), Lực Lượng Đặc Biệt (LLDB), Liên Đoàn An Ninh Thủ Đô, các Trung Đoàn 42, 51, Hải Quân (HQ), Không Quân (KQ), Thiết Giáp (TG) và tưởng thưởng xứng đáng các chiến sĩ có công.

    T́nh h́nh chiến sự tại đô thành vào ngày phát xuất chiến dịch Trần Hưng Đạo như sau :

    Trong các khu vực hành quân, Việt Cộng chỉ giao tranh lẻ tẻ ngoại trừ khu D (xem sơ đồ). Tại đây, ngoài các vụ chạm địch tại vùng phía Đông thuộc Chi Cảnh Sát Kiều Công Mười, có nhiều đơn vị Việt Cộng uy hiếp vùng Tây Bắc Quận 6 và Đông Nam Quận 8. Trong đêm 4 tháng 2/1968, Việt Cộng vào chiếm hăng rượu B́nh Tây. Tiểu Đoàn 41 BDQ được điều động đến tái chiếm. Vào ban đêm, Việt Cộng bắn quấy rối Chi Cảnh Sát Nguyễn Văn Tố thuộc Quận 6 và tấn công Chi Cảnh Sát Trần Văn Châu thuộc Quận. Một toán Việt Cộng đột nhập khu giải tỏa hàng hóa thương cảng tại đường Lư Thái Tổ.

    Các binh sĩ VNCH cố gắng chiếm lại từng con đường, góc phố, tại Saigon, 1968.
    (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) chạm súng với Việt Cộng tại Chi Cảnh Sát Kiều Công Mười và bắn 6 Việt Cộng chết, tịch thu 5 súng cá nhân. Cảnh Sát đụng độ với Việt Cộng ngay trên đường Phan Đ́nh Phùng, bắn chết một số Việt Cộng và tịch thu một khẩu B-40.

    Tại Hạnh Thông Tây, G̣ Vấp, lực lượng Nhảy Dù cũng chạm súng lẻ tẻ với Việt Cộng.

    Các đơn vị Hoa Kỳ nằm bên ngoài ṿng đai thủ đô cũng chạm súng lẻ tẻ với Việt Cộng.

    T́nh h́nh chung ngày 5 tháng 2/1968 cho thấy rằng các đơn vị Việt Cộng chủ động đă rút lui ra ngoại ô. Riêng các đơn vị thuộc các cánh cũng như đơn vị đặc công vẫn c̣n phân tán bám sát vào dân chúng đặc biệt ở những khu lao dộng như khu B́nh Đông, Phú Thọ và G̣ Vấp.

    Trong ngày 6 tháng 2/1968 Việt Cộng đă thực hiện 18 hoạt động, phần nhiều xảy ra trong khu vực giáp ranh các Quận 5, 6, 8 và khu A. Đáng kể có các sự kiện như sau:

    Tại khu D, Việt Cộng tấn công vào Chi Cảnh Sát Trần Văn Châu và Quận 8. Cảnh Sát tại bót Trần Văn Châu phải rút ra ngoài măi sáng hôm sau mới trở lại. Khoảng 200 Việt Cộng uy hiếp các khu vực thuộc đường 46, đường Trương Công Định, đường 39 và khu vực Phú Lâm. Một đơn bị Biệt Động Quân phục kích tại cầu góc đường Tản Đà, B́nh Đông, đă bắn chết 6 Việt Cộng xâm nhập vào vùng này hoạt động.

    Vào buổi chiều, một số nhà của dân chúng trong khu Trần Hoàng Quân, Minh Mạng, Trần Nhân Tôn bị cháy.

    Tại khu C, Việt Cộng chận bắn Đại Đội 114 Nhảy Dù tại gốc đường Tổng Đốc Phương và Khổng Tử khi đơn vị này đến tăng cường cho khu D.

    Trận đáng kể nhất đă xảy ra tại Xóm Mới, G̣ Vấp. Vào buổi trưa ngày 6 tháng 2/1968, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù chạm súng mạnh với một tiểu đoàn Việt Cộng. Điạ điểm xảy ra trận đánh ở một cây số về phía Đông Bắc
    trại Cổ Loa.

    Ở đầu trận đánh, Nhảy Dù đưa chi đội chiến xa mới được tăng phái dẫn đầu tiến thẳng vào khu Xóm Mới, đến khu Lạng Sơn và Xóm Dừa liền bị Việt Cộng chận đánh bằng các loại súng nặng như thượng liên, đại liên và B-40 khiến một thiết vận xa M-113 bị bắn cháy và một chiến xa M-41 bị bắn hư.

    Lúc này trực thăng đến dùng rocket bắn yểm trợ, v́ vậy quân đội chánh phủ lên tinh thần và ồ ạt tiến quân càng lúc càng bám sát đối phương. Việt Cộng vội vàng kéo cờ trắng đầu hàng, các binh sĩ VNCH ngưng nổ súng để đón rước. Việt Cộng lợi dụng lúc quân đội chánh phủ không tiếp tục bắn, họ tháo chạy, nhưng ṿng vây quân đội đă xiết chặt. Kết quả trận đánh gồm 120 Việt Cộng chết với 35 vũ khí bị tịch thu, phía quân đội Việt Nam Cộng Ḥa có 12 binh sĩ tử thương cùng 42 bị thương.

    Vào ngày kế tiếp, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù tiếp tục chạm địch mạnh tại vùng Thông Tây Hội phía Tây Bắc trại Cổ Loa. Tại đây có 60 Việt Cộng bị bắn hạ, 30 vũ khí đủ loại bị tịch thu.

    Vào ngày 7 và 8 tháng 2/1968, Việt Cộng vẫn quấy rối mạnh tại khu D. Nhiều toán Việt Cộng từ cấp trung đội tới cấp đại đội xuất hiện trong khu vực Sư Vạn Hạnh. Việt Cộng đốt một xe Jeep của BDQ tại đường Trần
    Hoàng Quân gây cho 3 BDQ tử thương, một bị thương và đồng thời họ đốt kho gạo B́nh Đông. Sau hai tiếng đồng hồ, xe chữa lửa của chánh phủ mới dập tắt ngọn lửa. Kho gạo này bị thiệt hại 40 phần trăm. Việt Cộng c̣n đốt nhà máy giấy ở góc đường Hậu Giang – Đồng Tháp.

    Ngày 8 tháng 2/1968, Tiểu đoàn 30 BDQ chạm địch mạnh tại vùng phía Nam Kinh Đôi. Tiểu Đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến chạm địch tại tại vùng Rạch Chiếc, Tiểu Đoàn 38 BDQ chạm địch mạnh tại đường Minh Phụng khiến 5 BDQ tử thương, 10 bị thương, và một thiết vận xa bị hư hại nặng.

    Trận đánh đă xảy ra như sau. Hồi 13 giờ ngày 8 tháng 2/1968, xuất phát từ đường Ḷ Siêu, Chợ Lớn, ở sát cạnh trường Quân Báo Cây Mai, Tiểu Đoàn 38 BDQ chia làm hai cánh quân. Đại 1 và 2 dưới sự chỉ huy của Đại Úy Bàng (tiểu đoàn trưởng) hành quân lục soát trên trục lộ đường Lục Tỉnh đến cầu Phú Lâm.

    Cũng giờ đó, cánh quân thứ hai do Trung Úy Nghênh, tiểu đoàn phó chỉ huy gồm hai Đại Đội 3 và 4, được tăng cường một chi đội thiết quân vận và một toán TQLC/Dân Sự Vụ do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị biệt phái xuất phát từ góc đường Ḷ Siêu, Trần Quốc Toản nhằm tạo thành khu tam giác Trần Quốc Toản – Minh Phụng – đường số 46. Chính cánh quân thứ hai này đă chạm địch một cách mănh liệt.

    Mười Ba giờ 30, Đại Đội 3 do Trung Úy Chinh chỉ huy vừa tới Công trường Duy Linh, đầu đường Minh Phụng, th́ nhiều tràng AK-50 cũng như B-40 của Việt Cộng bắn tới tấp. Việt Cộng nấp sau chiếc xe buưt (bus) mà họ đă cướp được của Điện Lực Việt Nam và dùng xe này chắn ngang đường để tác xạ vào các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa.

    Hoả lực của Việt Cộng rất mạnh, nhưng vẫn không cầm chân được thành phần xung kích của quân đội chánh phủ. Đại Đội 3 đă ồ ạt xung phong lên bắn trả vào địch đang ẩn núp ở xe buưt này. Không chịu nổi hỏa lực, Việt Cộng chay tạt vào ngơ hẻm số 235 đường Minh Phụng. Quân đội tiến lên và chiếm được vị trí chiếc xe buưt.

    Nhưng liền lúc đó, từ một cao ốc, đại liên Việt Cộng không ngớt quật xuống cánh quân đi đầu. Hai thiết vận xa liền tiến tới yểm trợ. Những quả đạn B-40 của Việt Cộng bắn ra khiến cho các thiết vận xa tạm thờ phải lui lại. Trong lúc đó, dân chúng trong khu phố đổ ra đường chạy về phía quân đội chánh phủ để lánh nạn. Do đó, các binh sĩ Biệt Động Quân phải ngưng tác xạ để cho đồng bào di tản. Tuy nhiên, c̣n một số
    dân chúng ở hẻm 46 và Xóm Đất bị Việt Cộng kiềm tỏa không cho họ chạy ra.

    Dù vậy, toán Dân Sự Vụ vẫn phóng thanh kêu gọi dân chúng và hướng dẫn họ t́m lối ra. Bất chấp sự kềm chế của Việt Cộng, dân chúng c̣n sót lại lại ùa ra theo sự hướng dẫn của một số binh sĩ và viên chức Việt Nam Cộng Ḥa.

    16 giờ, hỏa lực hai bên nổ ṛn. Trung Úy Tiểu đoàn phó tung quân đánh trở lạị Trên trời những chiếc trực thăng vơ trang bay lượn. Những quả lựu đạn khói màu của quân đội chỉ điểm giúp cho trực thăng tác xạ chính xác vào các mục tiêu. Một quả đạn B-40 của Việt Cộng phóng ra đă khiến Trung Úy tiểu đoàn phó bị thương trên sóng mũi. Dù vậy, Trung Úy Nghênh chỉ băng tạm vết thương và tiếp tục chỉ huy.

    Kế đó, quân đội chánh phủ tiến vào các hẻm đường Minh Phụng.

    Không chịu nổi, Việt Cộng rút sâu vào Xóm Đất. Trước khi rút lui, họ đă tạo ra những đám cháy. Ngọn lửa chỉ lan đến hiệu Huỳnh Thuận Phát số 310B đường Minh Phụng th́ được Biệt Động Quân dập tắt. Kế đó, dân chúng được lực lượng binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa giúp di tản đồ đạc của cải về lánh cư tại trường tiểu
    học Minh Phụng ở Công trường Duy Linh.

    Đến 19 giờ, Biệt Động Quân giải tỏa được khu tam giác trên, giải thoát được một chuẩn úy Quân Cảnh và một binh sĩ bị bắt cóc hồi 8 giờ ngày 8 tháng 2/1968 tại đường Minh Phụng. Sĩ quan này cho biết Việt Cộng có khoảng 30 người trang bị AK-47, B-40 và có cả đại liên.

    Cùng vào ngày 8 tháng 2/1968, lực lượng Cảnh Sát phối hợp với Biệt Động Quân chạm địch tại khu vực đường Sư Vạn Hạnh, Trần Hoàng Quân, Trần Nhân Tôn, Minh Mạng. Việt Cộng có 15 chết, 17 bị bắt trong đó có một thượng úy tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn 6 B́nh Tân. Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa tịch thu được 2 khẩu B-40, 15 súng cá nhân, và có 2 người tử thương và 15 bị thương.

    Chập tối ngày 8 tháng 2/1968, Việt Cộng c̣n dùng súng cá nhân bắn quấy rối vào tư dinh Đại sứ Hoa Kỳ. Họ bắn từ hướng nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi vào.

    Như vậy, các hoạt động của Việt Cộng tại các vùng ven đô giảm sút song áp lực vẫn duy tŕ trong vùng liên ranh Quận 5 và Quận 6. Các toán Việt Cộng hoạt động tại đô thành áp dụng chiến thuật du kích, bám sát dân chúng để vừa giải quyết vấn đề lương thực vừa thu thập tin tức từ khu này sang khu khác. Khi quân đội chánh phủ hành quân th́ họ phân tán mỏng lẫn tránh và tập trung trở lại khi lực lượng chánh phủ lui đi.

    V́ áp lực mạnh của Việt Cộng tại khu D nên Bộ Tư Lệnh chiến dịch tăng cường thêm quân, thêm các lực lượng Hoa Kỳ tham dự. Tổ chức khu D được thay đổi như sau :

    Các lực lượng Hoa Kỳ gồm một đại đội cơ giới được đặt ở phía Nam Kinh Đôi, Quận 8, thay thế Tiểu Đoàn 30 BDQ được rút về Quận 7. Tiểu Đoàn 3/7 Hoa Kỳ được đặt ở khu nghĩa địa Quảng Đông tại Phú Thọ Ḥa thay thế Tiểu Đoàn 33 BDQ cũng được rút về.

    Bộ Chỉ Huy Khu D được tăng cường ngày 10 tháng 2/1968, một tiểu đoàn khóa sinh Truyền Tin được đặt tên là Tiểu Đoàn Trần Nguyên Hăn và ngày kế tiếp thêm một tiểu đoàn khóa sinh Pháo Binh đặt tên là Tiểu Đoàn An Dương Vương.

    Vào ngày 10 tháng 2/1968 để đáp ứng với chiến trường, Bộ Chỉ Huy Khu D phối trí lực lượng lại và đặt ra hai chiến đoàn :

    Chiến Đoàn 1 gồm có các Tiểu Đoàn 33 và 38 BDQ, Chi Đoàn Thiết Vận Xa và Tiểu đoàn Trần Nguyên Hăn phụ trách các khu vực Phú Lâm và Tây Bắc Phú Lâm, nghĩa là những khu vực nằm trong địa bàn hoạt động của Quận 6. Chiến đoàn này được đặt nặng về trách vụ chiến thuật nhằm ngăn chận các cuộc tấn công của Việt Cộng từ bên ngoài vào.

    Chiến Đoàn 2 gồm có các Tiểu Đoàn 41 và 30 BDQ, cùng Tiểu Đoàn An Dương Vương (sát nhập ngày 11 tháng 2/1968) phụ trách các Quận 7 và Quận 8 với nhiệm vụ chính bảo vệ các kho và xí nghiệp kỹ nghệ tại các khu vực này.

    Kể từ ngày 9 tháng 2/1968, Bộ Chỉ Huy Khu D từ trụ sở Quận 6 di chuyển lên đóng tại Trường Cây Mai.

    Người ta ghi nhận là từ trước ngày có chiến dịch Trần Hưng Đạo, tại khu D đă có một tiểu đoàn khóa sinh Nhảy Dù gọi là Tiểu Đoàn Lê Lợi hoạt động. Nhưng kể từ 10 tháng 2/1968, tiểu đoàn này
    di chuyển khỏi khu D.

    Ngoài ra, nằm trong khuôn khổ của chiến dịch Trần Hưng Đạo c̣n có 2,500 cán bộ Xây Dựng Nông Thôn được đưa từ Vũng Tàu về Saigon ngày 5 tháng 2/1968 bằng tàu thủy để lo phụ trách trung tâm tiếp cư, hướng dẫn và đón tiếp dân chúng nạn nhân chiến cuộc. Tại đô thành do 37 địa điểm tiếp cư với 86,000 người tỵ nạn được để trong các trường học và nhà thờ. Ngày 7 tháng 2/1968, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đă đến duyệt các cán bộ này trước khi xuất phát tới các địa điểm trong đô thành.

    Song song với những cố gắng quân sự c̣n có các hoạt động tại hội trường để hỗ trợ cho công cuộc chống lại Việt Cộng. Lần đầu tiên các nghị sĩ và dân biểu đến dự phiên khoáng đại lưỡng viện Quốc Hội của Việt Nam Cộng Ḥa tổ chức sáng ngày 9 tháng 2/1968 tại Hội Trường Diên Hồng.

    Ngày 7 tháng 2/1968 trước đó, Thượng Nghị Viện VNCH đă công bố một bản quyết định có 41 chữ kư. Bản quyết nghị này gồm 5 điểm đại ư như sau :

    1. Lên án những hành động dă man của Việt Cộng đă lợi dụng lệnh hưu chiến để tấn công các thành phố vào giờ phút thiêng liêng nhất, gây thiệt hại tài sản và sinh mạng của đồng bào và dùng các nơi thờ tự, bịnh viện, trường học làm căn cứ chiến đấu.

    2. Đặt ưu tiên vấn đề cứu trợ và bảo vệ đồng bào.

    3. Tri ân các chiến sĩ, cán bộ và đồng bào mọi tầng lớp đă đem công lao xương máu, góp phần bảo vệ quốc gia.

    4. Hoan nghênh sự đóng góp hữu hiệu của các lực lượng đồng minh.

    5. Hoan nghênh phong trào đoàn kết và sự hợp tác giữa dân và chính quyền để tự vệ.

    Lập truờng của Hạ Nghị Viện VNCH cũng tương tự nhằm ủng hộ sự chiến đấu chống lại Cộng Sản tới thành công.

    Bệnh Viện Cơ Đốc (Adventist Hospital) tại Saigon, 1968. (H̀NH ẢNH: Allan M. Sather)

    Trong đêm 9 tháng 2/1968, Việt Cộng mở cuộc tấn công vào bót Cảnh Sát Nguyễn Văn Quá trên đường Nguyễn Tri Phương. Họ tấn công từ góc đường Ḥa Hảo, Nguyễn Tri Phương bằng thượng liên và B-40. Nhưng Việt Cộng đă gặp ổ phục kích phối hợp trên cao ốc góc đường này đánh chận lại. Bị cầm chân ở hướng này, Việt Cộng dùng B-40 từ trong hẻm chùa Vạn Hạnh trước mặt bót Cảnh Sát thổi vào góc trường tiểu học Minh Mạng làm hư một góc trường và cháy một quân xa.

    Để phản công lại, quân đội chánh phủ đă phóng khoảng 100 quả lựu đạn M-79 về các hẻm Việt Cộng đang ẩn nấp. Trong khi đó, Việt Cộng lại dùng đường hẻm từ phía sau chi Cảnh Sát tấn công mạnh vào với hy vọng lấy mặt sau, nhưng thất bại. Sau trận này, Tiểu Đoàn 33 BDQ hành quân trong khu tam giác Trần Quốc Toản – Minh Phụng – đường 46, tịch thu 8 khẩu AK-47, một súng B-40, 2 súng lục Trung Cộng và hạ 15 cánh binh Việt Cộng.

    Đêm 9 rạng ngày 10 tháng 2/1968, sau khi bị các lực lượng Nhảy Dù đẩy lui ra khỏi khu vực Xóm Mới hôm 6 tháng 2/1968, một lực lượng Việt Cộng thuộc thành phần của Trung Đoàn 101 (thuộc Công Trường 7) xâm nhập trở lại vùng này và mở cuộc tấn công vào kho đạn 531 cùng pháo kích Căn Cứ 30 tiếp tế nhiên liệu. Cuộc tấn công này khiến bên quân đội chánh phủ có 20 bị thương, hai pháo đài sập, một khu tồn trữ đạn 105 ly khoảng 2,000 viên phát nổ và gây cho Việt Cộng 10 tử thương với 9 súng bị tịch thu. Tại căn cứ tiếp tế nhiên liệu, có 6 binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa bị thương và hai pháo đài bị bắn sập.

    Ngoài ra Việt Cộng c̣n bắn vào lính gác tại Đài Phát Thanh Quốc Gia. Các toán hoạt động của quân đội có chạm súng với Việt Cộng tại ngă tư Phú Định – Hậu Giang và tại đường 46, Trần Hoàng Quân.

    Trong ngày 11-12 tháng 2/1968, hoạt động của Việt Cộng sút giảm hẳn lại tại hai khu vực chính yếu Trần Hoàng Quân, Trần Quốc Toản, Minh Mạng và Xóm Mới sau khi Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 6 B́nh Tân và thành phần của Trung Đoàn 101 của Việt Cộng bị tổn thất nặng vào những ngày trước. Tại đô thành, Việt Cộng chỉ c̣n hoạt động lẻ tẻ tại khu vực Trần Hoàng Quân, Minh Phụng, Triệu Đà, Trần Nhân Tôn do các toán vơ trang tuyên truyền c̣n sót lại.

    Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 10)


    Kiểm điểm lại t́nh h́nh bên Việt Cộng, người ta thấy rằng:

  • Tiểu Đoàn 6 B́nh Tân đă rút hẳn ra khỏi khu vực hoạt động tại nội thành.
  • Tại vùng ven đô, lực lượng Việt Cộng ở khu Xóm Mới đă vượt rạch Bến Cát rút về vùng An Phú Đông.

  • Tiểu Đoàn 3 Dĩ An rút về vùng B́nh Đông, tả ngạn sông Saigon.
  • Tiểu Đoàn 4 Thủ Đức đă rút về Long Trường, 8 km về phía Đông Nam Thủ Đức.
  • Tiểu Đoàn 5 Nhà Bè đă rút về Long Điền, 6 km về phía Đông Nam Cầu Nhị Thiên Đường.
  • Tiểu Đoàn 508 đă rút về vùng Đa Phước, 7 km về phía tây nam Quận 7.
  • Tiểu Đoàn 267 và 269 rút về vùng Vĩnh Lộc, 9 km phía tây Bà Quẹo.
  • Lực lượng c̣n lại trong đô thành c̣n khoảng 100 người xuất hiện lẻ tẻ tại các khu A, D và C. Họ bắn vào toán Giang Đỉnh tuần tiểu tại ngă ba Rạch Ḷ Gốm, bắn vào toán Quân Y tại đường Minh Phụng và bắn vào Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân (BDQ) tại phía Bắc Xóm Phú Định, v.v.

    Hai người lính VNCH dùng đại liên bắn xả vào vị trí địch quân. Một người lính khác đang chuẩn bị tung lựu đạn. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Cũng vào ngày 12/2/68, các lực lượng Biệt Động Quân mở một cuộc hành quân tảo thanh ra vùng ven đô Phú Lâm để giải tỏa áp lực Việt Cộng. Cuộc hành quân này die^~n tiến như sau:

    Đêm 11 rạng ngày 12 tháng 2/1968, Tiểu Đoàn 38 xuất phát vượt cầu bắc ngang Rạch Cầu Sắt, bắn chết một cán binh Việt Cộng và bắt một người khác. Tiểu đoàn được lệnh tiến quân để phối hợp với Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân đang chiếm giữ ven sông Rạch Ḷ Gốm. Từ hướng tây nam, hai tiểu đoàn này sẽ lùa Việt Cộng về xóm Ḥa Đông và xóm Mỹ Thuận. Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân trong ngày hôm trước được di chuyển từ khu D về làm trừ bị cho Bộ Tư Lệnh chiến dịch để sáng hôm sau được trực thăng vận án ngữ lực lượng địch tại phía Nam đường Rạch Cát đi Bà Điểm gần mũi tàu Phú Lâm. Cũng kể từ ngày này Tiểu Đoàn 41 Biệt Động Quân di chuyển khỏi khu D.

    Kế đó, một chi đội thiết vận xa được tăng cường đến cùng các lực lượng bạn tấn công vào mục tiêu là xóm Ḥa Đông, Mỹ Thuận. Kết quả, Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân tiêu diệt được 26 Việt Cộng và tịch thu 8 súng cá nhân. Trận này tuy không mang lại kết quả lắm nhưng là một trong những trận đánh dấu các cuộc hành quân ra ngoài vùng ven đô.

    Trong các cuộc hành quân ngoài ven đô, một trận đánh quan trọng của lực lượng Hoa Kỳ đă diễn ra vào 15 giờ 30 chiều ngày 11 tháng 2/1968. Trận này đă gây cho Việt Cộng 47 chết, 2 bị bắt, bị tịch thu 30 súng AK-47 và 4 khẩu B-40. Bên phía Hoa Kỳ có 6 binh sĩ tử thương và 15 bị thương. Theo tài liệu để lại tại chỗ, lực lượng Việt Cộng này thuộc Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của cục “R” (Trung Ương Cục Miền Nam) bao gồm các thành phần tham mưu, chính trị và bảo vệ cho Bộ Chỉ Huy.

    Cũng do lực lượng Hoa Kỳ trong một cuộc hành quân tảo thanh ven đô ban đêm, Tiểu Đoàn 4/39 Hoa Kỳ chạm súng với Việt Cộng tại vùng Hưng Long ở phía Nam khu B́nh Điền khiến 154 Việt Cộng chết (do phi cơ oanh kích) và một bị bắt. Người này khai là thuộc Tiểu Đoàn Biệt lập Long An. Về phía lực lượng Hoa Kỳ hoàn toàn vô sự.

    Đến đây, người ta thấy cuộc tổng công kích của Việt Cộng vào Saigon đă thất bại. Các lực lượng tham chiến của họ trước đây cố bám vào thủ đô hoạt dộng phá rối đă bị đẩy lui ra ngoài và chịu nhiều thiệt hại nặng. Trong các ngày kế tiếp, t́nh h́nh thủ đô coi như hoàn tất. Bộ Tư Lệnh chiến dịch Trần Hưng Đạo do đích thân Đại Tướng Cao Văn Viên chỉ
    huy được giải tán kể từ ngày 17 tháng 2/1968. một buổi lễ đă dược tổ chức trong dịp này để tưởng thưởng các chiến sĩ hữu công. Chiến dịch này được giao lại cho Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, kiêm Tư Lệnh Vùng 3 Chiến thuật phụ trách.

    Các khu vực trách nhiệm ABCDE vẫn được duy tŕ. Các Bộ chỉ huy những khu vực này vẫn giữ nguyên như cũ, ngoại trừ vài thay đổi về nhân sự như trường hợp Trung Tá Đào Bá Phước, Chiến Đoàn trưởng Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân nhận lănh khu D thay thế Đại Tá Trần Văn Hai, chỉ huy trưởng Biệt Động Quân. Riêng khu F trước đây do lực lượng Hoa Kỳ đảm trách này sáp nhập vào khu D và do chỉ huy trưởng khu D phụ trách.

    TẤN CÔNG VÀO T̉A ĐẠI SỨ HOA KỲ

    Lúc 3 giờ đêm mồng một rạng mồng 2 Tết, một xe Citroen do Nguyễn Văn Mười lái chở 19 đặc công Việt Cộng tiến về phía Ṭa Đại Sứ trông ra đường Mạc Đỉnh Chi. Mười dừng xe lại. Cả nhóm đặc công nhảy ra bắn chết 2 nhân viên Quân Cảnh Mỹ. Một đặc công dùng súng Bazoka bắn thủng tường chui vào bên trong. Khi người chỉ huy đă vào lọt trong vườn bèn ra phá ổ khóa cổng ngang gần đó để cho đồng bọn vào. Họ mặc quần đen và xanh, mang băng đỏ ở cánh tay, chạy vào bố trí theo đội h́nh, mở cuộc tấn công vào Ṭa Đại Sứ.

    Bên trong Ṭa Đại Sứ có 6 dân chính Mỹ chiếm giữ pḥng truyền tin ở lầu 4 vừa kịp báo cáo bằng điện thoại là Việt Cộng xâm nhập vào bên trong và ngay sau đó liên lạc với bên ngoài bị cắt đứt. Ở tầng lầu dưới, hai quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Mỹ canh gác chạy ra giữ cửa chính. Việt Cộng bắn B-40 vào cửa này khiến một người bị thương nhẹ nơi tay. Nhờ cửa làm bằng một thứ gỗ quá chắc nên qua mấy lần Việt Cộng dùng B-40 bắn vào mà không phá được vào trong.

    Chừng 20 phút sau, một toán Quân Cảnh Mỹ tới cứu viện bị hỏa lực Việt Cộng ngăn không thể tiến được. Có 2 Quân Cảnh Mỹ dùng xe lao thẳng vào vùng hỏa lực địch bị bắn hạ. Và cũng từ lúc này Việt Cộng nhờ bóng tối ẩn núp theo các bồn giồng hoa và các cây cột của ṭa nhà bắn ra. Để cứu viện kịp thời, quân đội Mỹ phải dùng trực thăng đổ quân xuống nhưng mấy lần định xuống đều bị hoả lực Việt Cộng bắn lên dữ dội không đáp được. Măi gần đến 9 giờ sáng trực thăng mới an toàn xuống được.

    Nhưng trước 7 giờ sáng, v́ trực thăng không thể đáp để mang quân tăng viện, nên một toán Quân Cảnh Mỹ đă dùng hỏa lực tấn công ngay hướng cổng chính vào và nhờ có Binh Nhất Paul Healey xung phong vào đầu tiên nên cuộc tấn công đă thành công. Một trận đánh xáp lá cà đă xảy ra tại vườn Ṭa Đại Sứ. Cuối cùng một cán binh Việt Cộng chạy vào căn nhà lầu 2 tầng ngay cạnh ṭa Đại sứ. Nhà này do Đại Tá hồi hưu George Jacobson, một nhân viên của ṭa Đại sứ cư ngụ.

    Việt Cộng chiếm tầng dưới, Đại Tá George Jacobson ở lầu trên. Quân Cảnh Mỹ nằm bố trí ở vườn hoa bắn vào, không biết rơ Việt Cộng ở chỗ nào. Sau cùng một nhân viên an ninh hướng dẫn Quân Cảnh đến sát cửa lầu dưới rồi qua cửa sổ bắn vào. Nhân viên này lấy lựu đạn cay và súng lục tung lên lầu cho Đại Tá Jacobson. Với lựu đạn cay và vũ khí, chính Đại Tá đă tiêu diệt tên Việt Cộng cuối cùng này và chấm dứt trận đánh.

    Tổng kết có 19 đặc công Việt Cộng bỏ xác tại chỗ, về phía Hoa Kỳ có 5 người tử thương. Cuộc chiếm khuôn viên Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ keo dài đúng sáu tiếng đồng hồ.

    TẤN CÔNG BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN VNCH

    Lúc 2 giờ 50 mồng 2 Tết, một tiểu đội đặc công Việt Cộng gồm 12 người thuộc đơn vị F/1 định đột nhập Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH. Tiểu đội này trang bị tiểu liên AK, lựu đạn tay và chất nổ, mặc áo thường dân, mang khăn quàng cổ trắng, băng tay đỏ buộc trên cánh
    tay trái có dấu hiệu ghi là “liên đoàn an ninh thủ đô.” Họ đi trên 2 chiếc xe du lịch. một sơn màu xanh mang bảng VA không số và một sơn màu trắng mang bảng số ED 6473.

    Vừa đến nơi, Việt Cộng liền nổ súng bắn lính gác tại đầu cầu Cửu Long, đối diện tượng Đức Trần Hưng Đạọ Chiếc xe VA tiếng sát hàng rào cản, đổ quân xuống rồi bắn xối xả vào. Tại vọng canh đầu đường này có 2 hạ sĩ quan Hải Quân phản ứng lại bằng súng lục. Bộ Tư Lệnh Hải Quân được báo động do tiếng nổ. Các nhân viên ứng chiến của Hải Quân từ lên lầu đă kịp thời bắn xuống yểm trợ. Một đặc công Việt Cộng bị bắn chết ngay ở hàng rào cản. Một tên khác bị bắn ngă khi tới tiếp viện.

    Việt Cộng vẫn từ hướng công trường Mê Linh tấn công vào. Tiếng súng 2 bên bắn nhau chát chúa. Khoảng 3 giờ 05, một xe tuần Quân Cảnh từ hướng cầu Thủ Ngữ nghe tiếng súng chạy lại. Quân xa này bị hỏa lực bất ngờ của chiếc xe của Việt Cộng mang số ED 6473 xả súng. Hai quân nhân Mỹ ngồi trên xe bị thương. Chiếc xe của Quân Cảnh Mỹ v́ quẹo quá gắt để tránh làn đạn Việt Cộng nên bị lật ngay ở góc công trường.

    Việt Cộng vẫn tiếp tục mở cuộc tấn công vào Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Một bộ phận đặc công Việt Cộng nằm ở hàng rào cản bắn yểm trợ cho một bộ phận khác mang chất nổ vào cổng chánh của Bộ Tư Lệnh với ư định xâm nhập nội vi của trại. Các nhân viên pḥng thủ của Hải Quân từ trên lầu bắn xuống dữ dội. Ba đặc công xung phong vào trước bị bắn gục ngay ở cổng. Những người c̣n lại bị dồn vào thế kẹt, phải nấp sau hàng thùng chướng ngại vật bắn chống trả.

    Một vài cán binh Việt Cộng ở hàng rào phía sau lên tiếp viện, men theo chân tường tới điếm canh đặt chất nổ. Một tiếng nổ phát ra khiến vách tường của ban canh pḥng Đại Đội Công Vụ Hải Quân bị khoét một lổ hỏng. Hai đặc công Việt Cộng theo lổ hỏng chui vào, nhưng cả hai người đều bị quét ngă tại chỗ.

    Khoảng 3 giờ 40 khi tiếng súng đă im, toán Thám Báo Bộ Tư Lệnh Hải Quân xuất trại xem xét. Một vài đặc công Việt Cộng c̣n sót lại chưa kịp chạy đă bị hạ hoặc bị bắt. Như trường hợp một đặc công bị hạ ở bụi cây tại công trường, một người khác bị hạ sau dống gạch của nhà thầu Nguyễn Văn Dần. Một đặc công đầu hàng. Một người khác vùng chạy, vừa thoát khỏi công trường Mê Linh tới hăng rượu BGI th́ bị quân nhân Mỹ đồn trú tại đây bắt. Kết quả: 10 Việt Cộng bị bắn chết, 2 bị bắt sống, 7 AK, một súng lục Trung Cộng và khoảng 100 kg chất nổ plastic bị tịch thu. Bên quân đội VNCH có 2 chiến sĩ hy sinh và 9 người khác bị thương nhẹ.

    Thông thường chỉ toán gác dưới cổng là có vũ khí, c̣n các nhân viên ứng trực không có. Nhưng nhờ có lệnh báo động của Bộ Tổng Tham Mưu lúc 11 giờ khuya, sĩ quan trực nhật mới cấp vũ khí cho các nhân viên. Do đó, khi Việt Cộng đột nhập vào, lực lượng bên trong đă phản ứng kịp thời làm cho Việt Cộng bị tê liệt ngay từ phút đầu. Theo kế hoạch của Việt Cộng th́ họ định chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân chớp nhoáng. Sau đó được quân tăng viện từ bên ngoài vào, họ sẽ chiếm các tàu chiến dọc theo sông Saigon để yểm trợ cho cuộc nổi dậy cướp chính quyền của dân chúng.

    TẤN CÔNG TRẠI THIẾT GIÁP PHÙ ĐỔNG

    Việt Cộng muốn chiếm trại Thiết Giáp này với ư định chiếm các chiến xa v́ họ có mang theo các tài xế chiến xa thuộc Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới R để nếu chiếm được chiến xa th́ họ sẽ lái xe về đánh Saigon. Trước kia th́ trại này có để một số thiết giáp mới nhưng nay th́ không có v́ đă được bổ sung cho các đơn vị cả rồi. Sở dĩ trại thiết giáp bị thủng dễ dàng v́ hệ thống pḥng thủ nơi đây sơ sài, bên trong chỉ có Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp với khoảng 40 nhân viên vừa cư ngụ tại chỗ vừa phụ trách canh gác.

    Việt Cộng đánh ngay vào cổng chính. Khi xâm nhập trại, họ bắt quân nhân và gia đ́nh tập trung và khi rút lui th́ họ đă giết sạch. Một vài sĩ quan cao cấp Thiết Giáp bị tàn sát như Trung Tá Nguyễn Tuấn với cả gia đ́nh của ông (ngoại trừ một bé nhỏ 10 tuổi) và Trung Tá Huỳnh Ngọc Diệp.

    Vào ngày hôm sau, nhiều người thấy vài Commando Car chạy đi chạy lại ở phía Tổng Y Viện Cộng Ḥa. Đó là Thiết Giáp của Chi khu G̣ Vấp vừa làm nhiệm vụ án ngữ địch phía ngang Quận G̣ Vấp và vừa làm nhiệm vụ tải thương để tránh các làn đạn địch bắn lẻ tẻ.

    TẤN CÔNG TRẠI PHÁO BINH CỔ LOA VÀ NỎ THẦN

    Tại khu vực pháo binh có trại Cổ Loa và trại Nơ Thần, gồm Bộ Chỉ Huy Pháo Binh, một vài hậu cứ của Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh đóng trong trại Nơ Thần. Việt Cộng chỉ thành công xâm nhập một phần khu trại Cổ Loa.

    Trại Cổ Loa pḥng thủ sơ sài. Tuy được Bộ Tổng Tham Mưu ban lệnh báo động và một vài quân nhân sống ngoài trại biết Việt Cộng xâm nhập và báo cáo nhưng bất chợt Việt Cộng xung phong vào cổng phía tây bắc của trại khiến tại đây có một tiểu đội canh gác không thể ngăn chặn được địch đột nhập và chỉ ngăn chặn được khi nhờ các khẩu đại bác 105 ly của Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh bắn trực xạ.

    Nhiều phần tử địch được chuyên chở bằng xe gắn máy từ G̣ Vấp đến tăng cường cho mặt trận. Việt Cộng không vào được nên dùng bích kích pháo bắn vào và đồng thời đột nhập cư xá sĩ quan ở phía Bắc để lùng bắt các quân nhân.

    Cả ngày mồng 2 Tết Việt Cộng tạo áp lực nặng nề ở đây và công hảm cả quân lao G̣ Vấp. Tuy quân tiếp ứng của chánh phủ chưa lên kịp nhưng Việt Cộng cũng không mở được một cuộc tấn công nào mạnh mẻ để làm chủ t́nh h́nh trên toàn thể khu vực này.

    Ngày mồng 3 Tết, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) thuộc Chiến DĐoàn B đến giải tỏa. Nhiều trận đụng độ rất gay go đă xảy ra nhưng đến buổi chiều, hai Tiểu Đoàn TQLC đă làm chủ được t́nh thế.

    Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigon, 1968. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Rạng sáng ngày mồng 4 Tết, Việt Cộng c̣n từ các hướng Bắc và Đông Bắc mở một cuộc tấn công chót vào căn cứ này của Pháo Binh. Họ đă thành công đột nhập vào một phần của trại, khiến Pháo Binh của trại Nơ Thần bắn trực xạ một lần nữa mới đẩy lui được Việt Cộng. Trong cuộc tấn công này, 2 khẩu 105 ly bị hư hại. Vào ngày mồng 4 Tết, mặt trận G̣ Vấp tạm yên nhưng Việt Cộng lại chuyển hoạt động sang Ngă Năm B́nh Ḥa (như đă mô tả ở các phần trên).

    Cũng kể từ sau biến cuộc này, Bộ chỉ huy Pháo Binh được rút về đặt trong ṿng trại Trần Hưng Đạo của Bộ Tổng Tham Mưu. Một số sĩ quan Pháo Binh bị thiệt mạng trong biến cố: Trung Tá Tô Ngọc Thọ (Pháo Binh Sư Đoàn 5), Đại Úy Trần Mạnh (Bộ Chỉ Huy Pháo Binh).

    TẤN CÔNG ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA

    Các đặc công Việt Cộng ăn mặc giả Cảnh Sát Dă Chiến dường như chiếm đài phát thanh trước nửa đêm. Họ có khoảng trên một tiểu đội. Tuy nhiên họ đă làm chủ được t́nh h́nh tại đài phát thanh một cách mau chóng và dễ dàng. Theo thường lệ tại đài phát thanh có một trung đội Cảnh Sát Dă Chiến canh gác nhưng không hiểu là trong ngày Tết này có đầy đủ quân số không. Đơn vị Cảnh Sát Dă Chiến tại đây một phần rút lên trên lầu chống cự c̣n một phần chạy thất tán.

    Đặc công Việt Cộng đă mang chất nổ vào phá nhiều máy móc tại đài. Riêng căn nhà mới làm phía sau dùng làm văn pḥng làm việc th́ hồ sơ giấy tờ c̣n nguyên vẹn. Nhân viên đài phát thanh chỉ có một tài xế trực bị bắn chết. Vào 5 giờ sáng lực lượng Nhảy Dù tới phản công và lấy lại đài phát thanh trước 7 giờ sáng. Tất cả 14 cán binh Việt Cộng bị bắn hạ tại chỗ. Quân đội chánh phủ tịch thu được một ít vũ khí và chất nổ.

  • Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 11)


     

    Đài phát thanh tuy bị chiếm nhưng làn sóng truyền thành vẫn được phát đi. V́ đài phát tuyến ở Quán Tre nằm trong ṿng bao của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn điều hành được.

    Khi được biết đài phát thanh chính bị chiếm, Đại Úy Hùng thuộc khối Chiến Tranh Chính Trị Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung tŕnh chỉ huy trưởng là Đại Tá Lê Ngọc Triển dùng ngay băng nhựa ghi nhạc hùng phát thanh ngay. Do đó vào buổi sáng ngày mồng 2 Tết mọi người chỉ nghe thấy nhạc với sự ngắt quảng của những mẫu tin về cuộc biến động do BộTổng Tham Mưu chuyển lên Quán Tre cho phát thanh.

    TẤN CÔNG CỔNG SAU DINH ĐỘC LẬP

    Việt Cộng không vào được bên trong và bị tiêu diệt ngay tại chỗ. Họ chỉ kịp bắn hai trái B-40 vào đồn canh. Trong trận này, 4 cán binh Việt Cộng bị giết, 2 bị bắt sống. Việt Nam Cộng Ḥa tịch thu 5 súng AK và một xe chất nổ.

    TẤN CÔNG CỔNG SỐ 4 VÀ 5 BỘ TỔNG THAM MƯU QUÂN LỰC VNCH

    Cổng số 5 dành cho các gia đ́nh sĩ quan cao cấp cư ngụ trong trại đi lại. Vào khoảng 2 giờ đêm ngày mồng một Tết, một vị tướng lănh vừa đi khuya về. Cổng vừa mở, xe vị Tướng vừa vào. Chỉ một lát sau, một số Việt Cộng nấp sẵn bên con đường nhỏ là đường Trương Quốc Dung ở đối diện với cổng số 5, tấn công sang. Họ đă đi đến nơi này trên một xe hàng từ đường Công Lư rẻ vào đường Trương Quốc Dung và khi đi hết đường này, họ rẻ vào đường Vơ Tánh và cho xe dừng lại. Cán binh Việt Cộng ở trên xe nhảy xuống bố trí và mở màn tấn công vào cổng. Dường như trước đó cũng đă có nhiều cán binh Việt Cộng tới khu vực này ở lẩn quất quanh vùng chùa Long Hoa.

    Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Khi toán quân Việt Cộng xung phong lại phía cổng, các phần tử c̣n lại nấp ở trên bắn yểm trợ cho nhóm kia đột nhập. Tại cổng số 5 lúc ấy, chỉ có 5 quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa canh gác, trong đó có hai người là Quân Cảnh. Hạ sĩ Thảo ở tại cổng số 5 đă phản ứng rất lẹ. Anh vác cây trung liên Bar bắn ngay vào toán xung phong khiến nhóm này chùn lại không đột nhập qua cổng được.

    Ngay lúc đó, một xe Quân Cảnh Mỹ đi tuần tiểu cũng từ đường Trương Quốc Dung tới, thấy xe thường dân kia đang dùng súng bắn vào cổng trại, Quân Cảnh Mỹ trên xe liền phản ứng ngay bắn chết 3 đặc công Việt Cộng trên xe. Các toán Việt Cộng nằm phục sẵn tại chùa Long Hoa nổ súng bắn trả vào xe Quân Cảnh Mỹ. Các quân nhân Mỹ trên xe vừa bị chết vừa bị thương. Do các vụ này mà đặc công Việt Cộng không đột nhập vào cổng được.

    Xem ra nhóm đặc công Việt Cộng tham dự vào cuộc tấn công này đều thuộc đơn vị F-100. Họ định tấn công vào cổng để trước hết bắt các tướng lănh và sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Trong kế hoạch đánh chiếm, họ chia quân đánh vào cổng số 4 ở đường Vơ Di Nguy và cổng số 2 và số 5 tại đường Vơ Tánh. Riêng đối với cổng số 1 nằm vào một khu vực có nhiều cơ quan Việt-Mỹ được canh gác cẩn thận và cổng số 3 vào một khu trong trại th́ Việt Cộng không sắp đặt quân để đánh vào.

    Tại cổng số 4, một toán đặc công Việt Cộng đă trèo tường vào Trường Sinh ngữ từ sớm, nhưng v́ toán quân chính của họ đánh vào khu này đă tới trễ, măi ngoài 7 giờ sáng mới khai hỏa (hồi 7 giờ 05, Việt Cộng vào cổng số 4 bắn B-40 làm sập lô cốt cổng trong đó có bốn quân nhân canh gác và cả bốn người đều bị tử thương. Toán ứng chiến Đại Đội Tổng Hành dinh nổ súng bắn. Việt Cộng lui lại bố trí tại khu Trường Sinh ngữ Quân Đội. Thiếu Tá Trần Lê Tài, chỉ huy toán ứng chiến, bị thương nhẹ ngay loạt đạn đầu của Việt Cộng, rút toán ứng chiến về án ngữ ngang Trường Tiểu Học Quân Đội ở cách cổng trại 200 mét.

    Toán quân Việt Cộng đánh vào cổng số 5 lại chẳng may bị thất bại do sự can thiệp ngẫu nhiên của Quân Cảnh Mỹ. V́ bị thất bại ở cổng số 5 nên họ không tấn công vào cổng số 2. Do đó toàn bộ kế hoạch của Việt Cộng tấn công vào Bộ Tổng Tham Mưu bị thất bại.

    Vào buổi sáng ngày mồng 2 Tết khi toán quân Việt Cộng từ vườn Thơm đến đột nhập cổng số 4, họ không khai thác lỗ hổng tiến sâu vào v́ không bắt được liên lạc với các toán khác. Hơn nữa trời lại sáng rơ gây cho họ nhiều thất lợi.

    Tại Bộ Tổng Tham Mưu trong giờ phút ngặt nghèo này chỉ có một Đại Đội ứng chiến thuộc thành phần văn pḥng khoảng 80 người và mấy chiến xa. Ngay sau khi Việt Cộng đă thất bại không đột nhập được vào cổng
    số 5 th́ cổng này vẫn không có thêm quân tăng cường, dù những tiếng súng của đôi bên đang nổ.

    Ở ngoài phố, các quân nhân Mỹ ở tư dinh đối diện cổng số 5 và một vài quân nhân gác cổng này bắn lẻ tẻ suốt đêm tới sáng. C̣n Việt Cộng ở phía chùa Long Hoa cũng thỉnh thoảng bắn lẻ tẻ sang. Có lẽ họ độ chừng rằng quân ta đă tăng cường bố trí cẩn thận. Họ nghĩ đă mất cơ hội bất ngờ nên không đánh sang. Vào gần sáng, Đại đội Tổng Hành dinh cho một xe Quân Cảnh đi tuần ra bên ngoài chạy từ cổng số 1 xuống gần cổng số 5. Cuộc tuần tiểu này tiến hành vô sự.

    Sĩ quan trực cấp tá Bộ Tổng Tham Mưu, Thiếu tá Nguyễn Đăng Chất nhận lịnh của Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân trong đêm điều động toán ứng chiến đối phó. Vị sĩ quan này bị thương khi thi hành công tác. Măi đến 09g00 sáng hôm sau, lực lượng Nhảy Dù được gởi đến. Từ lúc đó người ta mới tin là Bộ Tổng Tham Mưu thực sự thoát hiểm.

    Người ta kể lại rằng khi Việt Cộng đă nổ súng ngay chính vào Bộ Tổng Tham Mưu, binh sĩ vẫn không tin là Việt Cộng tấn công. Họ cứ cho rằng đó là một cuộc đảo chánh cho nên họ vẫn giữ thái độ thụ động như mấy lần đảo chánh trước. Cũng may là Việt Cộng không tràn vào, nếu họ tràn mạnh vào th́ Bộ Tổng Tham Mưu ắt phải chịu những thiệt hại đáng kể.

    Quân sĩ bị hại kể cả chết lẫn bị thương thuộc ṿng trại của Bộ Tổng Tham Mưu trong vụ biến động này là 23 người.

    TẤN CÔNG TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN QUANG TRUNG

    Đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết, một lực lượng Việt Cộng khoảng 2 tiểu
    đoàn gồm một tiểu đoàn của Trung Đoàn 271/CT9 và Tiểu Đoàn U56 xâm nhập từ phía Bắc vào vùng Hốc Môn. Vào khoảng 3 giờ khuya, họ xuất hiện trước cổng số 1 giáp ranh trại Châu Văn Tiếp. Trước khi tiến vào cổng trại, họ đă đốt trường học và trụ sở xă Trung Mỹ Tây. Sau đó họ kéo quân tiến vào cổng chính. Các quân nhân canh gác thấy Việt Cộng đi tới th́ trưởng trạm kiểm soát liền bắn một phát súng lục xem phản ứng của toán quân này ra sao.

    Quả nhiên Việt Cộng nổ súng ngay vào trạm kiểm soát. một khẩu đại liên của Việt Nam Cộng Ḥa mới được bố trí trên nóc đồn canh từ 11 giờ đêm nổ súng vào toán Việt Cộng. V́ vào quá gần và bị hỏa lực của đại liên bắn quá rát nên Việt Cộng cuống quít rút xuống bờ mương. Nhưng bờ mương này lại nằm dọc theo hướng súng đại liên nên toàn bộ toán quân đầu của Việt Cộng đều bị hạ. Tổng số chết của Việt Cộng bỏ lại trận là 40 người, 6 bị bắt. Quân đội chánh phủ tịch thu 30 súng đủ loại, có 2 người tử thương và 5 bị thương.

    Theo thông thường th́ tại mỗi đồn canh chỉ có một bán tiểu đội canh gác. Nhưng vào ban chiều, nhà trường nhận được lệnh báo động của Bộ Tổng Tham Mưu nên đă tăng cường cho mỗi trạm một đại liên với 3 binh sĩ vào khoảng 11 giờ đêm. Vào buổi sáng hôm sau, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung xử dụng lực lượng cơ hữu hành quân tảo thanh xung quanh trại, tiêu diệt thêm được một số Việt Cộng khác.

    CÁC TRẬN ĐÁNH TRONG VÙNG VEN ĐÔ SAU ĐỢT MỘT

    Cuộc tổng công kích của Việt Cộng trong dịp Tết Mậu Thân đă nhắm vào 28 tỉnh lỵ và địa điểm trọng yếu với một quân số khoảng 97 tiểu đoàn gồm đầy đủ thành phần tác chiến, tham mưu, hậu cần, chính trị và du kích đă không thành công. Lực lượng tham chiến của Việt Cộng cầm cự tại các nơi trong ít ngày đều bị đẩy lui ra ngoài, ngoại trừ thành phố Huế nhờ có thời tiết ẩm ướt và mây mù mà họ đă cầm cự được lâu.

    Tuy bị đẩy lui, nhưng họ c̣n tham tiếc một chiến thắng tưởng tượng v́ dân chúng không ai theo họ cả mặc dù chính quyền quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa không phải là một chính quyền hoàn hảo. Do đó, vào tối ngày thứ Bảy ngày 17 tháng 2/1968, họ lại cố gắng tập trung lực lượng mở một trận tổng công kích mà thường được gọi là cuộc Tổng Công Kích Đợt 2. Đợt tấn công này xảy ra rải rác ở nhiều nơi nhưng cường độ không đáng kể, và chỉ diễn tiến trong một thời gian ngắn.

    Người ta thấy Việt Cộng có khả năng quy tụ quân số quanh các thị trấn nhưng dù vậy họ không thể làm hơn được bằng những chiến thắng tại thị trấn. Một điều được ghi nhận là Việt Cộng có khả năng duy tŕ các cuộc pháo kích nhất là trên chiến trường Miền Nam, nơi đây họ đă mang ra xử dụng một loại hỏa tiển do Liên Xô chế tạo. Đó là hỏa tiển 122 ly với tầm tác xạ tối đa là 11 km và với sức công phá của một khối chất nổ 46 kg.

    Đối với thủ đô Saigon, trong đợt Tổng công kích này, Việt Cộng đă mở màn bằng một cuộc pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất. Cuộc pháo kích xảy ra vào lúc 1 giờ 20. Ngoài phi trường, các quả đạn c̣n rơi vào Phái Bộ Viện Trợ Hoa Kỳ tại căn cư Tân Sơn Nhất, Nha Cảnh Sát Đô Thành, đài radar Phú Lâm.

    Trong đêm, khoảng 100 quả đạn bích kích pháo 82 ly và 37 hỏa tiển 122 ly rơi rải rác vào phi trường. Một quả rơi vào pḥng đợi của phi trường đang có 88 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ thuộc lực lượng Tuần Giang Cửu Long đợi chuyến phi cơ lên đường hồi hương. Quả nổ này gây cho 6 người chết và vài chục người bị thương. Đại bản doanh của Tướng Westmoreland đặt trong căn cứ Tân Sơn Nhất bị trúng 6 quả đạn súng cối, nhưng không gây cho ai chết hoặc bị thương. Không Đoàn 33 VNCH có một phi cơ C-47 bị hủy và một chiếc khác bị hư. Bốn chiếc máy bay Hoa Kỳ bị hủy và một chiếc khác bị hư. Tổng số tổn thất về nhân viên gồm 7 người chết, 131 bị thương, trong đó có 67 người phải vào nhà thương. Phía bên ngoài, phi đạo chỉ bị hư đôi chút.

    H́nh chụp tại Saigon gần tượng Trần Nguyên Hăn (trái) tại ṿng xoay Chợ Bến Thành, 1968.
    (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Cuộc pháo kích vào khuôn viên Nha Cảnh Sát Đô Thành làm cho 5 cảnh sát thiệt mạng và 40 người bị thương. Việt Cộng bắn vào đây khoảng 20 bích kích pháo 82 ly. Qua đêm hôm sau hồi 10 giờ 10, họ lại pháo kích khu nhà của dân chúng nằm phía sau Nha Thanh Tra Lao Động nơi mà người ta gọi là khu xóm Chùa Phật Ấn.

    Ngoài ra, Việt Cộng mở một cuộc tấn công bộ-chiến ngay trong đêm vào vùng cầu B́nh Lợi nhằm phá sập cầu này và cầu Xa Lộ, nhưng họ đă bị Thủy Quân Lục Chiến đẩy lui. Trận đánh kéo dài đến 7 giờ 30 sáng ngày 18 tháng 2/1968 mới kết thúc.

    Trong đêm 17 rạng 18 tháng 2/1968, Việt Cộng c̣n mở cuộc tấn công vào Tân Thới Hiệp nằm trên đường Hốc Môn, Xóm Mới. Khu vực này thuộc trách niệm của Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù. Chiến đoàn này đang hành quân ngoài ṿng đai đô thành ở phía sau phi trường Tân Sơn Nhất thuộc vùng Bà Quẹo, Vinatexco, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, G̣ Vấp, Chí Ḥa và Bảy Hiền. Tiểu Đoàn Quyết Thắng của Việt Cộng thuộc Trung Đoàn Phú Lợi đă đụng độ với Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù ở phía Tây Bắc địa điểm kể trên trong suốt đêm.

    Trận đánh xảy ra vào khoảng 0 giờ 30 sáng ngày 18 tháng 2/1968. Mở đầu, Việt Cộng mở những đợt pháo kích vào vị trí trấn giữ của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, tiếp sau đó họ xua quân mở những đợt xung phong với những vũ khí nặng như B-40, B-41 vào sát pḥng rào của quân chánh phủ. Nhưng lực lượng Nhảy Dù đă chống trả mănh liệt khiến Việt Cộng không thể tiến lên được. Liền khi ấy quân đội chánh phủ phát giác ngay được mấy ổ trọng pháo đang pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất đặt cách Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù ở hăng bột ngọt Tân Thới Hiệp không đầy 200 mét. Các binh sĩ Nhảy Dù liền gọi máy bay đến tiêu diệt ngay được.

    Tiếp theo, Việt Cộng mở những đợt tấn công khác. Nhưng nhờ có một chi đội thiết vận xa và hoả châu tiếp sáng, quân đội chánh phủ đă đánh bật Việt Cộng khỏi ṿng rào và hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh trong vùng. Kết quả trận đánh này, các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa hạ được 78 Việt Cộng, bắt sống một người, tịch thu một súng cối 60 ly, 2 khẩu trung liên Tiệp Khắc, 13 súng B-40, 2 súng B-41, 13 khẩu AK, một súng Carbine, một súng colt, và một trung liên. Bên quân đội Việt Nam Cộng Ḥa có 7 binh sĩ hy sinh, 35 người bị thương và một thiết vận xa trúng đạn.

    Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 12)


     

    Vào đêm hôm sau, ngày 18 rạng ngày 19 tháng 2/1968, Việt Cộng (VC) mở trận đánh vào khu vực Phú Lâm. Việt Cộng đă điều động hai tiểu đoàn chính quy để thanh toán Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân (BDQ) và tiếp theo đó sẽ tái tấn công vào đô thành. Đó là hai tiểu đoàn chính quy 1 và 6 của Việt Cộng. Tiểu Đoàn 6 tấn công vào Tiểu Đoàn 30 BDQ, c̣n Tiểu Đoàn 1 Việt Cộng yểm trợ cho Tiểu Đoàn 6. Tiểu đoàn trưởng cũ của Tiểu Đoàn 6 là Năm Xuân và tiểu đoàn phó cũ là Từ Vũ và toàn bộ chỉ huy của tiểu đoàn này đă chết trong cuộc hành quân vào thủ đô Saig̣n vào dịp Tết.

    Vào lúc 2 giờ 15, Việt Cộng xử dụng súng cối 60 ly, 82 ly và súng phóng lựu B-40 để tạo áp lực cho thành phần xung kích của họ. Những quả đạn súng cối và B-40 thi nhau lao vào vị trí của bộ chỉ huy tiểu đoàn Biệt Động Quân, nhưng nhờ các hầm trú ẩn quá vững chắc nên Việt Cộng không gây được một thiệt hại nào.

    Khoảng 10 phút sau, thành phần xung kích của Việt Cộng được tung ra để thanh toán lực lượng chánh phủ, nhưng Việt Cộng không ngờ có tiểu đội thám báo Biệt Động Quân nằm ở tiền đồn chờ họ. Việt Cộng vừa xuất hiện ở bờ ruộng th́ đă bị nhóm thám báo kia hạ ngay tại chỗ. Việt Cộng cố bám sát vào bờ ruộng để yểm trợ cho toán xung kích, nhưng họ bị mũi súng đại liên của Biệt Động Quân tiêu diệt toàn bộ. Sau trận dánh, Việt Cộng rút về hướng Ấp 1 Hốc Môn, bỏ lại trận địa 40 xác chết, trong đó có một người tên là Chuối, tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn 1 Việt Cộng. Đơn vị Biệt Động Quân tịch thu được 6 khẩu B-40, 2 súng thượng liên Trung Cộng, 2 súng cối 60 ly, 36 súng AK, 10 kg thuốc nổ TNT, cùng một tấn đạn được đủ loại.

    Những cột sắt cao ở phía sau là đài radar Phú Lâm, nơi xảy ra trận giao tranh giữa hai tiểu đoàn số 1 và 6 Việt Cộng với Tiểu Đoàn 30 BĐQ vào ngày 19 tháng 2/1968. Trong trận này, phía Biệt Động Quân nhờ có một tiểu đội thám-báo dùng đại liên đánh phục kích nên đă gây thiệt hại nặng cho hai tiểu đoàn đối phương. Sau trận đánh, các đơn vị Việt Cộng rút về Hốc Môn, để lại trận địa 40 xác chết trong đó có một người là tiểu đoàn trưởng. (H̀NH ẢNH: Bob Meltzer)

    Trong trận đánh này, phải kể đến tiểu đội thám báo và vai tṛ đặc biệt của họ. Tiểu đội thám báo có nhiệm vụ làm tiền dồn cho Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân. Nhờ địa thế khu tiền đồn kiên cố. Ngay từ dầu, tiểu đội thám báo đă giáng cho các toán cán binh Việt Cộng một đ̣n chí tử. Việt Cộng chưa kịp đặt chân bên bờ rào th́ đă bị tiêu diệt bởi những binh sĩ Mũ Nâu đầy kinh nghiệm. Được biết, với một quân số không nhiều mà tiểu đội thám báo BDQ này đă phải chống với một lực lượng đông gấp mấy lần. Việt Cộng đă không kịp lôi những xác đồng đội, kể cả xác của một tiểu đoàn phó. Theo lời khai của một tù binh, Tiểu Đoàn 1 của Việt Cộng là một tiểu đoàn chính quy, nhưng v́ tổn thất quá nhiều nên họ đă bố ráp bắt các thanh niên tại các thôn, ấp để buộc những người này làm những con thiêu thân cho họ. Cũng theo lời khai của tù binh, quân số của tiểu đoàn phân nửa là tân binh vừa bổ sung đến. Chính người tù binh Việt Cộng này vừa đến tiểu đoàn chưa được 2 tuần và chỉ được chỉ dẫn cách bắn súng một cách sơ sài rồi bị đẩy đi tác chiến.

    Trưa ngày 19 tháng 2/1968, một đơn vị bộ binh cơ giới của Mỹ đă giao tranh với một số Việt Cộng cách Hốc Môn 2 km về phía Nam và cách Saigon 15 km về phía Tây-Bắc. Trận chiến khởi dầu từ trưa và kéo dài đến 18 giờ 45. Đêm 19 tháng 2, các cuộc giao tranh dữ dội lại diễễễn ra ở các vùng xung quanh Tân Sơn Nhất. Việt Cộng tăng viện và tạo áp lực tại phía Bắc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Khuya đêm 19 tháng 2/1968, Việt Cộng dùng súng phóng lựu B-40 bắn sập lô cốt và giật ḿn phá hại cây cầu G̣ Dưa, cách Quận Trấn Thủ Đức hơn 1 km.

    Để tiếp tục tàn phá kinh tế của chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa, ngày 20 tháng 2/1968, Việt Cộng pháo kích vào hăng Equipment và chiếm đóng hăng dệt Sicovina tại Thủ Đức. Một trận chiến quan trọng đă xảy ra từ trưa tới tối tại cầu Tre, Tân Thới, Phú Thọ Ḥa cách trường đua Phú Thọ lối hơn 3 km về phía Tây-Bắc. Trực thăng, phản lực và đại bác đă yểm trợ cho Bộ Binh. Việt Cộng dùng cả súng pḥng không liên-thanh để chống trả. Vùng này là một trong mấy đường mà Việt Cộng đă dùng dể xâm nhập thủ đô hôm Tết và trong vài ngày vừa qua đă đặt súng cối pháo kích vào thủ đô.

    Trận đánh xảy ra tại nghĩa địa Triều Châu vào lúc Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân vào thay thế cho Tiểu Đoàn 3/7 của Hoa Kỳ vừa rút đi trao trả khu F được sáp nhập vào khu D do Biệt Động Quân phụ trách. Dường như Việt Cộng đă bám sát vào lực lượng Mỹ từ lâu nhưng tránh đụng độ, và khi quân đội chánh phủ kéo tới, họ đánh liền. Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân do Đại Úy Nguyễn Thiệt chỉ huy. Phóng viên chiến trường Việt Tấn Xă đi theo cánh quân của Đại Đội 3 do vị sĩ quan Trung Úy trẻ tuổi Trịnh Thanh Xuân điều khiển đă mô tả đầy đủ chi tiết như sau:

    Mười hai giờ 10 trưa ngày 20 tháng 2/1968 tại căn cứ đóng quân sân bắn B́nh Thới, Trung Úy Xuân đang sửa soạn ăn cơm. Tất cả đă dọn ra sẵn sàng. Nhưng có tin của Tử Thần (tức Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn) báo khẩn. Việt Cộng tập trung rất đông quanh nghĩa địa Triều Châu. Nh́n trên bản đồ th́ Việt Cộng xuất hiện cách sân bắn B́nh Thới không quá 200 mét tính theo đường chim bay. Địa điểm ghi có địch nằm trong khu tam giác cạnh Tân Hóa, ngay ngang Ấp Tân Hội cách Cầu Tre lối 1 km và ở gần trại Phú B́nh không quá 2 km. Thế là cơm đă dọn ra đầy đủ chỉ c̣n có việc ăn mà cũng không ăn cho trôi nữa. Lúc ấy tiểu đoàn nhận được lệnh phai cấp tốc xuất trận.

    Trung Đội 1 do Trung Sĩ Nhất Trần Xàng, 1 hạ sĩ quan có 30 năm quân vụ, mang 40 binh sĩ tạt qua cánh đồng băng thẳng vào g̣ mả phía tay mặt. Trung Đội 3 do Trung Sĩ Nhất Tăng Ly bảo vệ ban chỉ huy đại đội đi phía trái cũng nhắm mục tiêu g̣ mả. Trung Đội 2 do Chuẩn Úy Út và tiểu đội thám báo gồm toàn những chiến sĩ gan ĺ dánh thọc vào chính diện.

    Các binh sĩ Biệt Động Quân vừa rời khỏi Hương Lộ 14, tức đường Phú Thọ nối dài, tạt qua chùa Giác Viên, vừa ló vào gần Nghĩa Địa Triều Châu là chạm địch khai hỏa ào ạt như vũ băo. Trần Xàng ở vào thế giữa đồng trống, đành phải một mất một c̣n tấn công thẳng vào ổ súng địch. Tuyến bố trí thứ nhất của nhóm xung kích Việt Cộng bị dẩy lui. Toán Trung Đội 1 chỉ kịp nhào xuống giao thông hào của Việt Cộng đă đào sẵn và sâu tới cổ, thế là lại tiếp tục nhă đạn vào từng g̣ mả, từng nấm mộ. Việt Cộng ngó thấy các binh sĩ Biệt Động Quân, lính Mũ Nâu cũng nhận rạ mặt họ từng người một. Một số mặt áo trắng, đạn đại liên đeo đầy ḿnh, có người mặt áo đen, có người cởi trần trùng trục.

    Ngay phút giao tranh mở màn, các binh sĩ Biệt Động Quân nhận định ngay là hỏa lực địch thuộc lực lượng chính quy bởi ngay đợtt súng nổ thứ nhất Việt Cộng đă quật ra chừng 15 phát B-40, cùng nổ đồng loạt với thượng liên, đại liên và AK-50 tưới đạn tới như một trận mưa rào. Thừa thắng, Trung Đội 3 Biệt Động Quân cùng bộ chỉ huy của Đại Đội ào lên chiếm được điểm tựa là một căn nhà có ḷ bún. Nhưng điểm này lại nằm chiếu tướng đối diện với hai khẩu đại liên hạng nặng của Việt Cộng. Trung Úy Xuân đích thân dùng súng M-79 thổi một loạt lựu đạn để tiêu diệt ổ súng địch.

    Có điều lạ là Việt Cộng nằm ĺ tại chỗ và bắn liên hồi mà không di chuyển. Các binh sĩ Biệt Động Quân đoán là xạ thủ Việt Cộng đă bị xích chân vô súng. V́ khẩu đại liên của Biệt Động Quân nằm ngay trước mũi đại liên địch quân nên hai bên bắn nhau lu bù với khoảng cách không quá 20 mét. V́ nóng ḷng muốn khóa họng súng của Việt Cộng, chiến sĩ thám báo Trần Đắc Hiệp đă đứng thẳng lên rồi hướng khẩu M-79 vào căn nhà có bóng Việt Cộng. Đúng lúc đó th́ một cán binh Việt Cộng cũng giơ cây AK-50 lên. Hai bên cùng nh́n nhau một giây rồi cùng bóp c̣. Nhưng đạn vừa bay vụt ra khỏi ṇng súng th́ cũng cùng một lúc hai người đều gục ngă. Một bên trúng đạn AK-50 xuyên thủng nón sắt chết ngay lập tức, một bên th́ lănh trọn quả lựu đạn M-79, đồng thời cả ổ súng mai phục tại căn nhà này cũng bị tiêu diệt. Trung Úy Xuân chỉ vừa kịp thét lên “Hiệp! Coi chừng chết!” Chữ “chết” vừa trút th́ Trần Đắc Hiệp đă chết ngă ngồi ra phía sau, đầu nghiên vào bờ rào, máu trào ra nhuộm đỏ khắp ḿnh. Quá xót xa, Trung Úy Hiệp hét lớn xung phong, định chạy vào kéo xác Hiệp, nhưng Việt Cộng theo sát cái tử thi này bắn đại liên xối xả cày tung đất quanh chỗ Hiệp gục ngă.

    Giữa lúc đó, có một đồng bào phái nam lối 40 tuổi đi tới với một bà già bị kẹt giữa hai pḥng tuyến. Ông cho biết tên là Hồ Văn Hai. Khi thấy Việt Cộng bắn quá kỹ, ông Hai bèn la lớn, “Các anh để tui ra, tui mặc “si vin” chắc là đỡ hơn.” Không đợi ai quyết định, ông Hai đă b́nh thản rút điếu thuốc Bastos đỏ, đốt thuốc rồi ngậm ph́ phèo, dường như ráng tập trung can đảm để lửng thửng đi tới xác Hiệp giữa những làn đạn Việt Cộng bắn tới không kể quân hay dân. Việt Cộng vừa quật hỏa lực rất mạnh, song ông Hai miệng ngậm thuốc, tay kéo xác, vừa kéo vừa té xấp té ngữa lôi được thi hài Hiệp về tới vị trí Ban Chỉ Huy.

    Phía trái, Đại Úy Thiệt, Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn với danh hiệu Tử Thần, đă kêu trong máy, “Đây Tử Thần gọi Hoàng Xà. Anh hăy ngưng lại. Địch nằm giữa. Tôi ở phía trái. Anh ở phía mặt. Hăy lui ra cho 3 con cua vào thanh toán.” Trận địa cách nhau trong gang tấc, Việt Cộng chạy lô nhô thấy rơ.

    Ba con cua (thiết vận xa) khệnh khạng ào tới, nhưng một loạt đạn phóng lựu bay ra làm một thiết vận xa bốc cháy. Dù trước ngọn lửa nghi ngút, các binh sĩ đ sát Đại Úy Thiệt vẫn nhào lên vừa chống thần hỏa vừa bắn xa vào tuyến Việt cộng. Các chiến sĩ Biệt Động Quân của Tiểu Đoàn 33 leo lên thiết vận xa và dùng ngay hỏa lực sẵn có trên xe, biến thành pháo đài khổng lồ quật tưới vào mặt địch.

    Trận địa càng lúc càng quyết liệt. Chiếc thiết vận xa thứ hai xông tới tiếp cứu bị ngay một loạt đạn phóng lựu làm bốc cháy. Lần này Việt Cộng toan nhào ra nhưng các binh sĩ Biệt Động Quân đă nhanh chóng thành thập một tuyến xung kích đánh bằng hơi cay. Bất thần, trận dịa nổi bật một đoàn người đeo mặt nạ h́nh thù quái đản và vô ra như những hung thần quét ngă các toán Việt Cộng. Hầu hết các binh sĩ Biệt Động Quân này đều được trang bị mặt nạ chống hơi cay. Riêng trong trận này, bên Việt Cộng chết rất nhiều. Trận ác chiến tới giờ này chỉ c̣n cách nhau có một bờ tường. Đoàn xe thiết giáp quạt ngả từng loạt Việt Cộng khiến họ nằm chết đè lên nhau.

    Có phi cơ yểm trợ, lúc đó nh́n đồng hồ là 14 giờ 20. Sau gần 100 phút giao tranh, đoàn trực thăng tới tham chiến. Các dàn đại lên trên trực thăng bắn ào ạt. Việt Cộng và Biệt Động Quân gần như lẫn lộn. Trận ác chiến đă lên tới mức cao vượt bực. Nhưng cũng chính vào lúc này th́ pḥng không của Việt Cộng quạt trúng một chiếc trực thăng v́ chiếc này xà xuống quá thấp. Trên một phi cơ khác, vị sĩ quan tiểu đoàn phó của Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân quan sát thấy rơ và gọi cho các bạn dưới đất bám chặt sự di động của Việt Cộng.

    Vào 16 giờ th́ trận cận chiến đánh chiếm từng căn nhà bắt đầu xảy ra trong bầu không khí vô cùng sôi động. Biệt Động Quân và Việt Cộng vật lộn dành giật nhau từng tấc đất. Lúc này xác Việt Cộng được thấy tại chỗ là 211 người, trong đó có ít nhất là 20 phụ nữ. Tới 18 giờ, phi cơ oanh tạc mục tiêu. Việt Cộng di chuyển hỏa lực về hướng ḷ bún.

    Cho tới sáng ngày 21 tháng 2/1968, Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân đă cầm chân Việt Cộng tại khu vực này trong khi từng loạt đại bác và phi cơ oanh tạc dữ dội vào vị trí Việt Cộng. Tiểu Đoàn 33 Biệt Động Quân đă mất một tiếng rưỡi đồng hồ để tiến qua một cánh ruộng rau muống lối 300 mét và tràn vào chiếm các cao ốc tiếp giáp với pḥng tuyến của Việt Cộng.

    Sau khi chiếm được các cao ốc sát pḥng tuyến Việt Cộng, các binh sĩ Biệt Động Quân chỉ cách địch có một bức tường dày và những người lính Mũ Mâu này phải dùng tới dạn hỏa tiển M-72 và đại bác không giật 57 ly khoét từng lổ nhỏ để chui qua đánh thẳng vào pḥng tuyến Việt Cộng. Vào lúc 10 giờ 30 sáng khi pháo binh và phi cơ oanh tạc trên vị trí Việt Cộng, dân chúng trong vùng quanh đó đă trèo lên mái nhà hay gác sân thượng để xem. Nhiều người đă chỉ cho các binh sĩ Biệt Động Quân biết những toán Việt Cộng bỏ vị trí cố thủ chạy trốn sang khu nhà bên cạnh.

    Trong suốt 2 giờ đồng hồ khi phi-cơ lăn lộn thả bom và bắn phá các mục tiêu, các Đại Đội 3 và 4 Biệt Động Quân cùng toàn lực lượng của Tiểu Đoàn 33 đă âm thầm đi theo ven bờ ruộng lướt lên sát tuyến địch. Đoàn quân này tiến hành theo h́nh cánh cung bọc thẳng vô chánh diện, tiến vô nghĩa địa. Nhiều ngôi mả mới lấp đất vội vả hiện h́nh khắp đó đây. Nhiều khẩu súng AK-50 nằm rải rác. Trên thiết vận xa M-113 ở ngay đài chỉ huy là xác của Chuẩn Úy Thạch, người sĩ quan Cọp Bay rất trẻ, đă chết cháy một phân nửa thân thể, mà tay vẫn c̣n níu chặt c̣ súng. Kế bên là tài xế Vơ Đ́nh Chi, ngồi tại pḥng lái. Cả hai đă hy sinh dũng cảm sau khi thiết vận xa của họ cày nát nhiều công sự có B-40 của Việt Cộng.

    Xác Việt Cộng nhiều không sao đếm xuể. Nhiều hầm hố đào rất công phu bị trúng bom. Có nhiều nấm mồ bị cày nát, bật tung cả nấp quan tài, để lộ những bộ xương của người chết đă lâu năm. Thật là một khung cảnh hoang tàn tan nát. Các chiến sĩ Biệt Động Quân của Tiểu Đoàn 33 lướt qua hố, băng qua tất cả để truy theo dấu chân địch. Trận chiến kéo dài từ 12 giờ ngày 20 tháng 2/1968 đến 14 giờ ngày 21 tháng 2/1968 th́ chấm dứt.

    Một số quân nhân VNCH đảm nhiệm công tác dân-sự vụ, giúp đỡ dân chúng trong kỳ Mậu Thân, 1968. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Đứng trên một nhà mồ xây cất công phu, Trung Úy Trịnh Thanh Xuân của Đại Đội 3/33 báo cáo những lời chót: “Trong trận này ta thu được rất nhiều mặt nạ của Việt Cộng dùng để pḥng ngừa hơi ngạt, lại mặt nạ khá lạ mắt, bằng ni lông và có ống dưỡng khí màu xanh lá cây.”

    Tổng số Việt Cộng chết tại chỗ và số xác bị vùi chôn trạng đống gạch ngói hoang tàn là 300 người. Tuy nhiên, Việt Cộng vẫn cố gắng xâm nhập cả ở phía Tây-Bắc thủ dô vào ngày 21 tháng 2/1968. Một lực lực lượng Việt Cộng khoảng một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 272 của Công Trường 9 đă bị Trung Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 25 Hoa Kỳ chận đánh tại xa Vĩnh Lộc, Tân B́nh, cách ranh giới Saigon 6 km về phía Tây-Bắc.

    Cũng kể từ trung tuần tháng 2/1968, người ta thấy Công Trường 9 Việt Cộng, một đơn vị được coi là thiện chiến nhất xuất hiện tại vùng Hốc Môn. Dường như lực lượng này muốn cố gắng tạo một chiến thắng quân sự để bù đắp vào các sự thiệt hại của họ trong cuộc tổng công kích bị thất bại vừa qua.

    Công Trường 9 Việt Cộng toan đem Trung Đoàn 272 của họ xâm nhập theo ngă Vĩnh Lộc nhưng đă bị lực lượng Hoa Kỳ chận đánh khiến Việt Cộng bỏ lại 132 xác chết. Trung Đoàn 273/CT9 tạo áp lực tại vùng G̣ Vấp nhưng lại bị lực lượng Nhảy Dù án chặn nên không tạo được cơ hội mở mũi dùi vào thủ đô. C̣n Trung Đoàn 271 được bố trí lẩn quất ở vùng Hóc Môn làm lực lượng tăng viện cho các toán quân hoạt động phía trước.

    Để đối phó với mối de dọa này, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa vẫn phải duy tŕ nhiều đơn vị bộ chiến ở Saigon. Lực lượng này gồm có hai chiến đoàn Nhảy Dù, một liên đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một liên đoàn Biệt Động Quân và các đơn vị mới được thành lập bằng những quân nhân Khóa Sinh, Pḥng, và Sở để tăng cường cho việc pḥng thủ. Trực tiếp tham gia vào các cuộc hành quân đô thành c̣n có hai lữ đoàn Hoa Kỳ đóng ở ngại ô để mở các cuộc hành quân ở bên ngoài. Lực lượng Hoa Kỳ này do Trung Tướng Keith L. Ware chỉ huy. Bản doanh của họ ở ngay trong ṿng thành Bộ Tổng Tham Mưu. Các công tác đào hầm hố và làm công sự chiến dấu bằng bao cát và giăng kẻm gai được xúc tiến nhanh chóng tại các cơ quan quân sự tại thủ đô để chống pháo kích.

    Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 13)


     

    Đêm 22 tháng 2/1968, khoảng 10 giờ, quân đội chánh phủ đẩy lui một đợt tấn công của Việt Cộng sau kho xăng G̣ Vấp. Ngày 23 tháng 2/1968, t́nh h́nh an ninh tại các khu ven biên tương đối lắng dịu, nhưng vào tảng sáng ngày 24 tháng 2/1968, Việt Cộng lại pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất và vùng ven biên phía Bắc thủ đô. Khoảng 20 trái đạn vừa bích-kích pháo 82-ly và hỏa tiễn 122-ly rót vào khu căn cứ Tân Sơn Nhất gây cho 3 quân nhân tử thương, 17 bị thương, 3 máy bay bị hư hại.

    Tại đây, Việt Cộng pháo kích hai đợt, mỗi đợt cách nhau 3 phút. Một quả đạn rơi vào ṿng thành Bộ Tổng Tham mưu làm 2 binh sĩ bị thương. Một quả đạn khác rơi vào một căn nhà dân tại khu Lăng Cha Cả (nơi vua Gia Long an tán Giám Mục Bá Đa Lộc), làm cho nhà này cháy chỉ c̣n một đống gạch vụn. Hai gia đ́nh vô tội gồm 11 người trong nhà đều chết. Việt Cộng pháo kích từ vùng phía Nam phi trường vào cũng như mấy lần trước đều phía này.

    Sau vụ thất bại đêm 22 tháng 2/1968, Việt Cộng lại cố đánh kho xăng tại xă An Nhơn, G̣ Vấp vào đêm 24 rạng ngày 25 tháng 2/1968. Khởi đầu họ mở nhiều đợt pháo kích và tiếp theo xua quân vào để tấn công. Nhưng đă bị lực lượng pḥng thủ tại nơi này đánh bật ra.

    H́nh chụp tại phi trường Tân Sơn Nhất, 1968. Tấm h́nh chụp từ trong xe quân đội nh́n ra ngoài lúc xe đang di chuyển ra khỏi cổng chánh. (H̀NH ẢNH: Bob Sherman)

    Tại đô thành, Việt Cộng chỉ gây được vài vụ phá hoại, pháo kích và khủng bố. Việt Cộng phá 2 cây cầu ven đô: cầu Giồng Ông Tố ở 7 km Nam Thủ Đức, cầu Kinh ở 3 km Đông Bắc Gia Định. Việt Cộng pháo kích vào đô thành và tỉnh lỵ Gia Định, vào khu dân cư ở bến Nguyễn Văn Thành, Chợ Lớn, làm 40 căn nhà bị cháy, 3 thường dân bị thiệt mạng. Ở trại định cư Tự Do đường Tân Hoà Đông Chợ Lớn và Biệt Khu Thủ Đô, Việt Cộng gây những vụ bắn lẻ tẻ khác tới ngày 23 tháng 2/1968, và vào trạm kiểm soát xe lô Gia Định và Tân Cảng Xa Lộ (New Port).

    Vào sáng ngày 24 tháng 2/1968, liên quân Việt-Mỹ có thiết giáp, phi cơ yểm trợ tiếp tục tảo thanh địch đang gây áp lực và lẫn quất trong vùng các xă Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng và Tân Thới Trung, cách Saigon độ 16 km. Lực lượng này đă chạm súng dữ dội với Việt Cộng vào 12 giờ ngày 25 tháng 2/1968 khi Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù tiến đến làng Tân Thới Trung cách Saigon 10 km về phía Tây Bắc. Cuộc chiến kéo dài đến chiều. Pháo binh, trực thăng vơ trang và oanh tạc cơ đă yểm trợ đắc lực cho bộ binh. Đến 20 giờ vẫn c̣n những đụng độ nhẹ. Kết quả 20 Việt Cộng bị hạ, 5 bị bắt, 10 vũ khí cá nhân bị tịch thu. Về phía quân đội Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) có 2 người tử thương. Lực lượng Việt Cộng trong trận đụng đó gồm khoảng 400 người, và được trang bị cả súng pḥng không. Một trực thăng của cố vấn Tiểu Đoàn Dù bị bắn rơi nhưng không việc ǵ.

    Mặt khác, tại vùng Hốc Môn các Saigon 14 km, Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ chạm súng với Việt Cộng cũng vào buổi sáng 25 tháng 2/1968 và diệt được 32 địch. Sau cuộc đụng độ ngắn ngủi, Việt Cộng đă tháo chạy. Bên Hoa Kỳ có binh sĩ tử thương, 10 bị thương. Hành quân vào vùng thuộc Quận Hốc Môn cách ven đô 5 km về hướng Đông Bắc, ngày một tháng 3/1968, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù gồm 2 đại đội 61 và 64 chia làm hai cánh quân tiến đến mục tiêu và trận đánh ác liệt đă xảy ra vào lúc 8 giờ.

    Lực lượng Việt Cộng là Đại Đội B2/A7 thuộc Sư Đoàn Phú Lợi 3. Vào quá trưa, quân đội chánh phủ làm chủ trận địa, hạ sát 72 Việt Cộng tại chỗ, tịch thu 2 thượng liên, 10 súng AK, 2 súng lục Trung Cộng. Phía bên chánh phủ có 5 chiến sĩ tử thương, 7 bị thương. Trong số Việt Cộng chết có Đinh Hữu Chính, đại đội trưởng của Đại Đội B2/A7 và Trần Văn Ngự, chính trị viên đại đội.

    Cũng kể từ ngày này, liên quân Việt-Mỹ tổ chức nhiều cuộc hành quân giải tỏa các khu vực ngoài đô thành. Tại phía Cầu B́nh Lợi, để giải tỏa áp lực địch, một cuộc hành quân gồm có các quân-binh chủng Hoa Kỳ tham chiến đă diễn ra tại khu tam giác gồm Quận Thủ Đức, Quận Lái Thiêu, Quận Dĩ An, trong đó có những trọng điểm là rừng Đồng An, rừng Dâu Trú khu Ḷ chén, Thuận Giao, mật khu rừng C̣ Mị.

    Bên ngoài khu tam giác này có nhiều đơn vị bộ chiến gồm Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) và Biệt Động Quân (BDQ) với sự yểm trợ của thiết giáp, giang đỉnh hợp thành một hàng rào bao quanh. Trong khu này, ước lượng có 4,000 cán binh Việt Cộng gồm những đơn vị chính quy, chủ lực địa phương Việt Cộng đă thất bại trong vụ tấn công vào đô thành và vùng phụ cận Gia Định hôm Tết Mậu Thân và nhất là đơn vị đă đột kích B́nh Lợi, B́nh Triệu vào ngày 19 tháng 2/1968.

    Cuộc hành quân này không đạt được kết quả mong muốn. Dường như Việt Cộng cố né tránh nên không có cuộc chạm súng nào quan trọng ngoài những vụ chạm súng lẻ tẻ chỉ mang đến cho Việt Cộng một vài thiệt hại nhẹ.

    Lần thứ 3 sau cuộc tổng công kích, Việt Cộng pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất bằng hỏa tiễn 122 ly. Cuộc pháo kích lẻ tẻ kéo dài măi đến 9 giờ sáng ngày 2 tháng 3/1968. Tổn thất nhân mạng nhẹ. Thiệt hại vật chất không đáng kể. Tại các khu vực thuộc Chơ Lớn, Việt Cộng cũng pháo kích lai rai.

    Ngày 7 tháng 3/1968 vào hồi 14 giờ 30 tại Bà Điểm và xă Tân Thới Trung, một cuộc đụng độ khá ác liệt đă xảy ra giữa các đơn vị thuộc Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù và Việt Cộng. Cuộc tác chiến đă kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ với 4 phản lực cơ thay nhau trợ chiến.

    Trong những ngày kế tiếp, nhờ ở các cuộc hành quân ven đô, t́nh h́nh chiến sự tại đô thành lắng dịu, không c̣n có một cuộc tấn công nào bằng bộ binh và những cuộc pháo kích cũng chấm dứt. Kết quả thiêt hại giữa quân đội và Việt Cộng trong tháng 2 và 3/1968 tại Biệt khu Thủ đô như sau:

  • Việt Nam Cộng Ḥa: 323 tử thương, 907 bị thương, 28 vũ khí mất, trong đó có 5 vũ khí cộng đồng.
  • Việt Cộng: 5,289 tử thương, 415 bi bắt, 1,934 vũ khí bị tịch thu, trong đó gồm 1,544 súng cá nhân và 390 súng cộng đồng.

    Thống kê này được trích dẫn trong báo cáo hoạt động hành quân của Bộ Tổng Tham Mưu/Pḥng 3 của các tháng 2 và 3 năm 1968.

    VÀI NÉT SINH HOẠT TẠI SAIGON SAU BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN

    Không khí thanh thản biến mất và thay vào đó một nếp sống chiến tranh. Người dân đô thành chỉ đi ra khỏi nhà khi có công việc, không la cà rong chơi như trước. Các sinh hoạt về ban đêm coi như không có. Các tiệm ăn, cửa hàng đều đóng cửa trước 7 giờ tối. Các rạp hát và rạp chiếu bóng đều ngưng hoạt động. Các trường học cũng nghĩ luôn và măi tới ngày một tháng 4/1968 mới khai giảng lại. Giá sinh hoạt cứ ṿn vọt lên cao. Tô phở trước Tết là $30 này là $40 và giữ vững giá này không xuống. Mớ rau muống trước là $8 nay lên $15. Thịt heo có lúc lên tới $900/kg. Giá gạo không tăng.

    Các giới doanh thương doanh nghiệp ít nhiều đều bị thiệt hại. Các hoạt động thương măi bị sút giảm rơ rệt v́ sự giao thông trong nước khó khăn và măi lực tiêu thụ của quần chúng thấp. Sự thấp kém của nền kinh tế này là v́ dân chỉ mua hàng tiêu dùng thật cần thiết và thực phẩm mà thôi. Thực ra, trong hoàn cảnh chiến tranh như thế, th́ nhiều người đă bị kiệt quệ về tài chánh từ lâu, không đủ tiền ăn hơi đâu mà mua sắm. Không những thế, nền kinh tế tại thủ đô c̣n bị ảnh hưởng tâm lư, giới doanh thương chẳng c̣n thiết ǵ đến khuếch trương, chỉ lo thủ mà chờ thời.

    Trước đây, nhiều đoàn thể chống đối lại chính quyền Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu th́ nay quay lại ủng hộ ông. Nhiều biện pháp được đưa ra mà không bị chống đối như: thi hành lệnh tổng động viên, ban bố lệnh gọi tái ngũ, thành lập Nhân Dân Tự Vệ, đoàn ngũ hóa sinh viên… Lư do rất dễ hiểu là tuy không hài ḷng về chính quyền của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, nhưng dẫu sao đây là một xă hội tự do. Hơn nữa, qua trận tấn công của Việt Cộng vào Tết Mậu Thân, người ta mới thấy rơ mặt thật rất tàn nhẫn của người Cộng Sản, họ đă gây chết chóc đầy đường.

    CÁC TRẬN ĐÁNH TRONG ĐỢT 2

    Cuộc tấn công đợt 2 của Việt Cộng vào thủ đô Saigon được chia làm hai giai đoạn: Thời kỳ thứ nhất từ ngày 5 đến 12 tháng 5/1968. Thời kỳ thứ nh́ từ ngày 25 tháng 5 đến 18 tháng 6/1968.

    Cuộc tấn ông lần này vào thủ đô đă mang một sắc thái khác biệt là Việt Cộng không tấn công vào các cơ quan đầu năo mà chỉ xâm nhập vào những khu dân cư để gây nên một cuộc chiến tranh thiệt hại về nhà cửa và tài sản của dân chúng. Chiến thuật mà Việt Cộng áp dụng ở thủ đô có mang một phần nào đặc tính du kích chiến, v́ lực lượng của họ không nhiều nhờ bám vào các nhà cửa làm công sự chiến đấu và làm sao kéo dài thời gian chiến đấu để gây càng nhiều thiệt hại vật chất càng tốt.

    Cuộc tấn công trong thời kỳ thứ nhất đă nhanh chóng kết thúc v́ quân đội Việt Nam Cộng Ḥa chấp nhận các thiệt hại về nhà cửa để cố gắng đẩy lui Việt Cộng. Tuy bị đẩy ra nhưng Việt Cộng vẫn t́m dịp để quay trở lại. Và họ đă trở lại được nhờ ở ṿng đai pḥng thủ của quân đội chánh phủ rộng răi, có nhiều kẽ hở xâm nhập cũng như ở sự mệt mỏi của các đơn vị VNCH phải luôn luôn chiến đấu không được nghỉ ngơi.

    Thời kỳ thứ nh́ lâu hơn kỳ trước. Tuy cũng vẫn giữ một lối đánh như trước nhưng Việt Cộng đă rút được nhiều kinh nghiệm chiến đấu trong thành phố. Kỳ này, tuy gây cho đô thành nhiều cảnh đổ phá nhà cửa nhưng ngược lại Việt Cộng đă bị thảm bại mất hai trung đoàn thiện chiến và điều quan trọng nhất là trạng thái tinh thần của các
    cán binh Việt Cộng sút kém với việc ra đầu hàng tập thể hàng trăm người cùng một lúc.

    CUỘC TẤN CÔNG CỦA VIỆT CỘNG TRONG KỲ THỨ NHẤT

    Ngày 5/5/68: Tấn công vào Saigon khởi đầu bằng một trận pháo kích với hỏa tiễn 122-ly và bích-kích pháo 82-ly lúc 0 giờ 30 sáng. Những trái đạn đă bắn vào nhiều địa điểm trong đô thành và vùng phụ cận. Một số lớn vào phi trường Tân Sơn Nhất không gây được một sự thiệt hại nào đáng kể. Một trái đạn nổ gần chợ Bến Thành. Một trái đạn nổ làm sập nhà hơi điện trước bịnh viện Phước Thiện và căn nhà số 314 đường Nguyễn Trăi. Mười một (11) quả đạn khác nổ răi rác ở đường Tự Do, Thống Nhất, Hoàng Diệu, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế.

    Sau đó Việt Cộng xuất hiện tấn công vào lực lượng Thủy Quân Lục Chiến án ngữ trên trục giao thông xa lộ, tấn công cầu B́nh Lợi, tấn công cầu xa lộ, Phan Thanh Giản, tấn công bót Cầu Tre tại vùng B́nh Thới. Các cuộc tấn công này xảy ra trong khoảng thời gian từ 03 giờ 30 đến 5 giờ sáng không mang lại cho Việt Cộng thắng lợi cụ thể nào. Nhưng qua các cuộc tấn công này Việt Cộng đă xâm nhập và bám chắc vào các khu vực dân cư tại vùng Thị Nghè, một khu phố thuộc Đa Kao và tại vùng B́nh Thới thuộc Chợ Lớn.

    H́nh chụp một góc phố tại Saigon trong kỳ tổng công kích Mậu Thân 1968. Đây là khu vực gần tượng ông Cao Thắng ở ngă sáu, Chợ Lớn. Trong vùng Chợ Lớn gồm các khu vực Minh Phụng, đường 46, và đường Phú Thọ, t́nh h́nh tạm yên ổn. Quân đội VNCH kiểm soát được những nơi này. Tuy nhiên, khi lực lượng Biệt Động Quân tiến về B́nh Thới ở miệt Phú Thọ Ḥa, họ đă gặp sự chống trả dữ dội của Việt Cộng. Một số khu-trục cơ và trực thăng vơ trang được gọi đến tác xạ yểm trợ. Đến lúc trời gần tối, dưới ánh sáng hỏa châu, các binh sĩ Biệt Động Quân mới làm chủ được t́nh h́nh. (H̀NH ẢNH: Christian Simonpietri)

    Trong khi đó, vào khoảng gần sáng tại nội thành, nhiều phần tử Việt Cộng nổ súng lẻ tẻ và bắc loa tuyên truyền. Đó là những toán cán bộ và đặc công vơ trang tuyên tryền của Việt Cộng. Họ đă xuất hiện tại các đường Phó Cơ Điều, Nguyễn Trăi, Trần Quư, Phan Văn Trị, Cô Giang, Đề Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Cao Đạt và Trần B́nh Trọng. Các toán này vừa hô loa vừa tuyên truyền và rải truyền đơn. Truyền đơn được viết theo danh nghĩa Mặt Trận Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ và Hoà B́nh (nhóm lănh tụ gồm Trịnh Đ́nh Thảo, Lâm Văn Tết, Thượng Tọa Thích Đôn Hậu). Có cả thảy 12 loại truyền đơn khác nhau được tung ra. Các truyền đơn này nhằm cổ xúy dân chúng, hướng dẫn cán bộ của họ và có nội dung tương tự như họ đă nắm chắc thành công, chỉ cần kéo quân vào tiếp quản, tổ chức chính trị và khai thác kinh tế.

    Đặc biệt nhất có một bản tài liệu dành riêng cho các cán bộ chính trị nội thành cao cấp được gọi là 9 chánh sách ở cấp thành thị mới được giải phóng. Trong đó có 3 điều đầu tiên, họ nêu chính sách tịch thu tài sản của dân chúng và tiếp thu các cơ quan công quyền kể cả các cơ sở của Mỹ. C̣n 6 điều kia chỉ là những hứa hẹn đối với dân chúng nhẹ dạ, ngoại kiều cũng như binh sĩ, công chức cán bộ mà họ gọi là biết hối cải và giác ngộ sớm. Ngoài ra, rút kinh nghiệm thất bại nặng nề trong chính sách binh vận và dân vận trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân, lần này họ chỉ dẫn các cán binh của họ phải khai thác triệt để binh dân vận để cố gắng lôi cuốn quân cán chính của ta về phe với họ.

    Ngoài các hoạt động trên, một toán Việt Cộng mưu toan đột nhập vào Ty Cảnh Sát Quận 8 nhưng không thành công. Một toán khác xâm nhập vào được Ṭa hành chánh Q5 treo cờ và đốt sạch một số hồ sơ. Ngay sáng sớm ngày 5 tháng 5/1968, các lực lượng phản kích của quân đội chánh phủ đă mở các cuộc hành quân thanh toán và ngăn chặn.

    Một đơn vị BDQ tiến sang giải tỏa khu vực B́nh Thới, khi tới Phú B́nh ngang ḷ da Phú Thọ th́ đụng độ với Việt Cộng. V́ Việt Cộng bám trong các nhà cửa của dân chúng và dân chúng th́ c̣n bị kẹt trong bàn tay của họ nên trận đánh đă kéo dài suốt ngày mà các binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa vẫn không làm chủ được t́nh thế.

    Một thảm họa xảy ra cho báo chí xảy ra tại nơi đây khi vào khoảng 9 giờ sáng một xe Jeep chở 4 kư giả ngoại quốc chạy trên đường 52 vào săn tin đă bị Việt Cộng bắt giữ và hạ sát cả 4 nhà báo này. Tổng số những người thiệt mạng là 2 phóng viên của hăng thông tấn Reuter là Ronald B. Laramy và Bruce S. Pigott. Hai người khác là Michael Birch thuộc thông tấn xă Úc và John L. Cantwell, đặc phái viên của tạp chí Time. Ngoài ra Bá Tước Hasso Von Kollenberg thuộc ṭa đại sứ Tây Đức cũng bị Việt Cộng chận xe bắn chết tại mặt trận nàỵ

    Một lực lượng khác gồm Thủy Quân Lục Chiến phối hợp với Cảnh Sát Dă Chiến (CSDC) cũng đă tới khu Thị Nghè ngay khi trời chưa sáng. Các lực lượng này chỉ ngăn chặn không cho Việt Cộng tràn lan sang những khu dân cư khác. Mặt khác, v́ ngơ ngách và khu phố toàn là nhà kiên cố nên các lực lượng này chỉ cố xiết chặt ṿng vây và tiến chiếm từng nhà và không thể đẩy Việt Cộng ra trong ngày được. Một điều tai hại cho ngành Cảnh Sát là Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan đến chỉ huy mặt trận này đă bị thương nặng vào buổi trưa. Riêng những toán Việt Cộng xuất hiện hoạt động ngay trong đô thành đều bị thanh toán và tan ră quá nhanh chóng.

  • Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 14)


     

    Toán Việt Cộng hoạt động tại đường Đề Thám đột nhập từ khu vực Cầu Kho, cầu Rạch Bân, Bến Chương Dương vàọ Khu vực Đề Thám là khu dân cư đông đúc và nhà cửa lộn xộn nhất thuộc Quận 2 đô thành. Toán Việt Cộng chỉ có khoảng 10 người trang bị súng AK và lựu đạn đang tuyên truyền th́ bị cảnh sát Quận 2 xông đến ném lựu đạn. Tiếng nổ làm cho mấy tên này hoảng sợ và nhờ vậy Cảnh Sát đă bắn chết 3 Việt Cộng tại chỗ, trong đó có một phụ nữ, và bắt sống 3 Việt Cộng khác, tịch thu 2 súng AK và 2 súng lục Trung Cộng.

    Cũng tại khu trên, một toán Việt Cộng đang tiến vào cầu Rạch Bân th́ bị Thiếu Tá Trần Minh Công dẫn một trung đội Cảnh Sát tới. Việt Cộng liền nổ súng khiến Thiếu Tá Công bị thương nhẹ ở cánh tay phải. Nhưng ông đă nhanh tay hạ ngay một tên này và hô quân tiến lên vây một ngôi nhà địch chạy vào. Việt Cộng bắn ra xối xả nhưng không kịp trở tay khiến Cảnh Sát hạ ngay một tên và bắt sống thêm 2 nữ cán bộ. Tại căn nhà này, Cảnh Sát tịch thu được 8 súng AK, 4 súng lục Trung Cộng, một máy phóng thanh, một máy quay roneo.

    Cầu Kho là địa điểm thứ 3 thuộc Quận 2 bị Việt Cộng đột nhập vào. Khi lực lượng Cảnh Sát tiến vào, Việt Cộng tấn công rất yếu ớt. Đến khoảng 10 giờ th́ mọi cuộc lục soát hoàn tất. Việt Cộng có một cán binh bị chết, 4 bị bắt sống trong đó có 2 nữ cán bộ. Cảnh Sát tịch thu một khẩu AK, một súng M-16 và 2 súng lục Trung Cộng. Các nữ cán bộ này đều khoảng dưới 22 tuổi. Một số có giấy tờ đầy đủ. Mặt trận khu Đề Thám tuy nặng nhưng các chiến sĩ Cảnh Sát đă thanh toán một cách mau lẹ khiến cho khu này trở lại b́nh thường ngay buổi chiều trong ngày.

    Việt Cộng pháo kích vào kho đạn của Tiểu Đoàn 1/5 tại Củ Chi, 1968.
    (H̀NH ẢNH: Sư Đoàn 25 BB Hoa Kỳ).

    Tại Quận 3, một toán Việt Cộng 4 người hoạt động tại đường Nguyên Thiện Thuật cũng bị hạ lẹ làng. Vào lúc 5 giờ sáng, chiếc xe VA251 của Cảnh Sát chạy trên đường th́ bị Việt Cộng nấp trong hẻm bắn ra. Lập tức lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến Quận 3 đến mở cuộc hành quân tại đây. Tổ đặc công Việt Cộng gồm 4 người đàn ông và một thiếu nữ vội trốn vào một căn nhà tại hẻm 22. Chủ nhà vội đi báo cho cơ quan công quyền rơ. Đến bao vây căn nhà này, lực lượng Cảnh Sát đă hạ tại chỗ 2 Việt Cộng và bắt sống 2 người trong đó có một phụ nữ, tịch thu 2 khẩu AK và 2 súng lục Trung Cộng cùng một ít thuốc nổ. Sau vụ này, khu Bàn Cờ trở lại b́nh thường.

    Tại Xóm Chiếu ở Quận 4, bốn thiếu nữ Việt Cộng chưa kịp hoạt động ǵ th́ đă bị nhân viên an ninh bắt giữ, tịch thu 4 súng lục Trung Cộng. Tại Quận 5, khoảng 7 giờ sáng, Việt Cộng vẫn chiếm Ṭa Hành Chánh. Trung Tá Trụ, Trưởng Ty Cảnh Sát đích thân tới chỉ huy cuộc giải tỏa. Việt Cộng chạy ra bị Cảnh Sát bắn hạ 7 người ngay trước cửa, tịch thu 3 khẩu AK và 3 súng trường. Một toán Việt Cộng khác tại góc đường Trần Quư và Phó Cơ Điều mưu toan đánh vào Ty Cảnh Sát Quận 5 nhưng không ngờ họ lại lọt vào ổ phục kích của Cảnh Sát Dă Chiến khiến 6 Việt Cộng bị hạ và 5 bị bắt sống.

    Tại Quận 6, ngoài vụ đụng độ ở B́nh Thới, áp lực Việt Cộng rất mạnh khiến ngay trong buổi sáng dân cư rất nhốn nhác bồng bế nhau đi tản cư. Vào buổi chiều, các Quận 6, 7 và 8 đă có những áp lực rất mạnh của Việt Cộng. Chính tại Quận 8, trong đêm 4 rạng ngày 5 tháng 5/1968, Việt Cộng đă đặt bích kích pháo 82 ly để bắn vào đô thành. Tuy rằng trong ngày 5 tháng 5 chưa có những đụng độ nào chính thức xảy ra tại các quận này nhưng người ta cho rằng nhiều phần tử địch đă xâm nhập lén lút vào được.

    Kết quả từ 4 giờ sáng ngày 5 tháng 5/1968 đến 18 giờ chiều, trong 8 quận đô thành lực lượng chánh phủ đă hạ được 32 Việt Cộng, bắt sống 25 và tịch thu 70 vũ khí đủ loại. Về phía Cảnh Sát Dă Chiến có 6 người tử thương.

    Ngày 6 tháng 5/1968, Việt Cộng lại mở thêm mặt trận ngă tư Bảy Hiền. một đơn vị Việt Cộng xâm nhập từ hương lộ 14 qua đường Hồ Tấn Đức, Lê Văn Duyệt ngă tư Bảy Hiền vào nghĩa trang quân đội Pháp. Ngay sau đó, một lực lượng Nhảy Dù của Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) được điều động từ Biên Ḥa về đă thanh toán xong toán Việt Cộng này trong ngày.

    Buổi chiều ngày 6 tháng 5/1968 vào lúc 18 giờ, một nhóm đặc công Việt Cộng lại xuất hiện ở cổng xe lửa số 6. Sơ khởi họ bắn chết một quân nhân Hoa Kỳ đi Honda ngang qua. Kế đó, quân đội chánh phủ mở cuộc hành quân thanh toán. Tuy bắn chết chết được 3 Việt Cộng nhưng họ vẫn lẫn lút trong khu xóm dọc đường hỏa xa.

    Trong suốt ngày, các trận đánh tại Thị Nghè vẫn tiếp diễn với một mức độ yếu hơn trước. Nhưng trận đánh tại B́nh Thới vẫn không có tiến triển dù quân đội chánh phủ đă dùng đến không quân oanh kích. Đại Tá Đàm Văn Quư, phụ tá đặc biệt của Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, đi quan sát khu vực hành quân Minh Phụng ở Phú Lâm bị Việt Cộng bắn tử thương hồi 10 giờ đêm. Ban đêm, Việt Cộng lại pháo kích. Các quả đạn rớt bừa băi vào đường Nguyễn Cảnh Chân khu gần nhà đèn Chợ Quán, bến xe lô đường Nguyễn Huệ và Nha Cảnh Sát đô thành. Một trái hỏa tiễn 122 ly rơi trúng khách sạn Catinat, đại lộ Nguyễn Huệ.

    Ngày 7 tháng 5/1968, Việt Cộng xuất hiện ở Quận 8 tại đường Phạm Thế Hiển. T́nh h́nh tại vùng B́nh Thới khẩn trương thêm. Suốt buổi sáng, các lực lượng bộ binh không làm sao tiến vào các khu trên được. Nên buổi chiều từ 15 đến 18 giờ các khu trục và phản lực cơ thi nhau oanh kích vào cả hai khu vực trên, nhất là khu vực B́nh Thới. Nhiều đám cháy bốc lên cao, khói tỏa thành những đám mây đen nghịt. Suốt đêm hỏa châu soi sáng các vùng ven đô. Các đám cháy vẫn bừng bừng đến khuya chưa tắt. Dù trong nội thành đang có lệnh giới nghiêm, các đoàn dân chúng ở các khu vực trên lũ lượt già trẻ lớn bé kéo vào đô thành, không thể kiểm soát và ngăn chận được. Các đoàn dân chúng này nằm, ngồi dọc theo các đường phố, tự động tràn vào các nơi công cộng như trường học, nhà thờ, chùa chiền để tạm trú.

    Riêng tại khu Thị Nghè, sau khi các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) mở một cuộc hành quân chót vào khu này th́ t́nh h́nh êm trở lại vào lúc 13 giờ 00. Khu vực ngă tư Bảy Hiền cũng êm trở lại. Sự lưu thông trên các khúc đường chạy ngang qua cũng b́nh thường.

    Ngày 8 tháng 5/1968, t́nh h́nh Chợ Lớn trở nên nghiêm trọng hơn. Việt Cộng xâm nhập vào khu vực cầu B́nh Tiên. Một số khác xuất hiện ở ngă tư đường Hậu Giang, Minh Phụng và các khu kế cận như khu Bải Sậy, hăng dệt Nam Á, Ḷ Gốm. một lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa vào buổi sáng được tăng viện tới khu này mới làm giảm được áp lực Việt Cộng và dồn họ vào khu Ḷ Gốm. Vào lúc 13 giờ 00 phi cơ trực thăng bắt đầu xạ kích khu này. T́nh h́nh tại Quận 8 cũng rất khẩn trương. Trong buổi chiều, khu trục cơ oanh kích vào một vài địa điểm tại đây.

    Ngày 9 tháng 5/1968, một mặt trận mới mở ra ở vùng Khánh Hội. Việt Cộng tập trung quân tại vùng Tân Thuận Đông uy hiếp Quận 4. Dân chúng quận này ùn ùn kéo vào nội thành lánh nạn vào buổi sáng sớm ngày 9 tháng 5. Một mặt trận mới nữa được mở ra tại Tân Thới Hiệp G̣ Vấp nhưng lực lượng Việt Cộng bị quân Nhảy Dù chận đánh khiến họ bị thiệt hại nặng và phải bỏ ư định xâm nhập vàp thành phố qua ngă này. Trận này đến ngày 11 tháng 5 mới chấm dứt hẳn.

    Lúc bấy giờ mặt trận Chợ Lớn trở nên gây cấn. T́nh h́nh buổi sáng cho thấy ở đây có 3 mặt trận chánh:

  • Mặt trận Phạm Thế Hiển thuộc Quận 8: Tại vùng này Việt Cộng rất mạnh uy hiếp quân chánh phủ trầm trọng kể từ đêm 8 rạng ngày 9 tháng 5.
  • Mặt trận B́nh Tiên: Tại đây Việt Cộng chiếm hăng rượu B́nh Tây.
  • Mặt trận Minh Phụng: Mặt trận này ăn thông qua Xóm Giá, Cầu Tre, B́nh Thới. Việt Cộng chiếm các cao ốc cố thủ.

    Cũng v́ t́nh h́nh khẩn trương này, lần đầu tiên người ta thấy lực lượng Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến trong thành phố. Các lực lượng Biệt Động Quân VNCH có chiến xa của Sư Đoàn 9 Hoa Kỳ yểm trợ hồi 09 giờ 00 sáng mở một cuộc phản công dữ dội vào khu Minh Phụng. Cùng lúc đó, nhiều trực thăng vơ trang xạ kích yểm trợ. Nhiều đám cháy đă bốc lên tại khu vực này tới chiều vẫn chưa tắt. Đêm khuya, vào lối 04 giờ 00 sáng rạng ngày 10 tháng 5/1968, Việt Cộng lại pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất trên 10 quả đạn hoả tiểễn 122 ly.

    Ngày 10 tháng 5/1968, mặt trận Khánh Hội trở nên trầm trọng vào đêm 9 tháng 5. Vào buổi sáng sớm ngày 10 tháng 5, chiến xa Hoa Kỳ và bộ binh tiến vào nằm bố trí 2 bên cầu Tân Thuận. Mặt trận Cầu Chữ Y trở nên căng thẳng vào quá trưa khiến khu trục cơ phải oanh kích liên tục từ 14 giờ 00 măi đến 18 giờ 00. Tiếng súng nổ suốt đêm với nhiều đám cháy cao ngất tại khu vực này. Trong khi đó mặt trận Minh Phụng vẫn tiếp diễn suốt ngày rất ác liệt. Một sự kiện cũng được ghi nhận là vào buổi trưa cầu tạm Saigon – Thị Nghè bị sập v́ sức nặng của một xe thiết giáp Mỹ đi qua.

    Ngày 11 tháng 5/1968, Mặt trận Cầu Chữ Y tiếp diễn sôi nổi suốt ngày. Vào buổi sáng, một lực lượng của Sư Đoàn 9 Hoa Kỳ có chiến xa yểm trợ đă vượt Cầu Chữ Y xung phong vào các phố Phạm Thế Hiển, Âu Dương Lân. Một cuộc ác chiến đă xảy ra tại đây măi gần tối quân đội đồng minh mới làm chủ được t́nh thế và giải vây cho một lực lượng bạn bị Việt Cộng vây cố thủ trong trường trung học La San. Cho đến tối, các đám cháy tại vùng này vẫn c̣n rất cao.

    Tại mặt trận Chợ Lớn gồm các khu vực Minh Phụng, đường 46, đường Phú Thọ t́nh h́nh tạm yên. Quân đội chánh phủ đă làm chủ được t́nh thế tại đây. Vào buổi chiều, một lực lượng Biệt Động Quân tiến về B́nh Thới miệt Phú Thọ Ḥa đă gặp sức chống trả khá mạnh của Việt Cộng. Các binh sĩ Biệt Động Quân gọi khu trục cơ và trực thăng vơ trang xạ kích. Sau đó 4 phi tuần phản lực tới dội bom 350 kg. Khi trời tối sẩm dưới ánh hoả châu, lực lượng Biệt Động Quân đă tiến lên và làm chủ được chiến trường B́nh Thới vào khoảng 23 giờ đêm.

    Ngày 11 tháng 5/1968. Đây là ngày ghi dấu các trận phản công quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và Đồng minh. Cũng vào ngày này, Sư Đoàn Sinh Viên Bảo Vệ Thủ đô được thành lập.

    Ngày 12 tháng 5/1968. Biệt Động Quân tái lập trọn quyền kiểm soát khu vực Quận 5 và 6 tại Chợ Lớn.

    Đến lúc trời sáng, quân đội chánh phủ mở một cuộc hành quân cuối cùng vào vùng Cầu Chữ Y măi tới trưa các ổ kháng cự cuối cùng của Việt Cộng mới bị thanh toán. Vào buổi chiều trước khi trời tối, Việt Cộng bắn một vài quả đạn bích kích pháo 82 ly rớt xuống hẻm số 340B đường Đỗ Thành Nhân. Ban đêm, Việt Cộng c̣n đột kích phá hoại được một thành cầu xa lộ gần Saigon.

    Kể từ ngày 5 đến 12 tháng 5/1968 những tổn thất nhân mạng được ghi nhận như sau tại Biệt khu thủ đô:

    Việt Cộng:

  • 1,629 cán binh bị lực lượng Mỹ hạ, 49 bị bắt
  • 880 cánh binh bị lực lượng VNCH hạ, 172 bị bắt.
  • 405 cán binh bị lực lượng Cảnh Sát hạ.
  • 68 cánh binh bị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân hạ, 10 bị bắt

    Tổng cộng: 2,982 Việt Cộng bị hạ, 231 bị bắt sống

    Việt Nam Cộng Ḥa và các lực lượng đồng minh:

  • 67 binh sĩ Mỹ tử thương, 333 bị thương
  • 70 chủ lực quân VNCH tử thương, 303 bị thương
  • 65 binh sĩ Địa Phương Quân và Nghĩa Quân bị tử thương, 306 bị thương

    Tổng cộng : 210 binh sĩ tử thương, 979 bị thương.

    CÁC TRẬN CHIẾN TRONG ĐỢT 2
    (25 tháng 5 đến 18 tháng 6)

    Trong thời kỳ này, có hai mặt trận rơ rệt xảy ra, một ở tại phía bắc thủ đô (khu Gia Định) và một tại phí Nam (vùng Chợ Lớn). Tại phía bắc Thủ đô, Phân Khu 1 và 5 Việt Cộng đă điều động cả 2 trung đoàn: Đồng Nai và Quyết Thắng. Trung Đoàn Đồng Nai gồm có Tiểu Đoàn K3 và K4, và Trung đoàn Quyết Thắng gồm có Tiểu Đoàn Quyết Thắng 1 và Quyết Thắng 2 cùng một số đặc công phân tán thành từng bộ phận nhỏ.

    H́nh chụp các phi cơ C-130 chuẩn bị vận chuyển binh sĩ, đạn dược, và quân tiếp-liệu lên tăng cường cho chiến trường Huế, 1968. (H̀NH ẢNH: sưu tầm).

    Trung Đoàn Đồng Nai lặng lẽ xâm nhập qua các kẻ hở của ṿng đai pḥng thủ vào từ ngày 23 tháng 5/1968, nhưng thực sự tới ngày 25 tháng 5 họ mới phát động trận đánh.

    Đúng ra, Việt Cộng chưa muốn đánh sớm nhưng v́ sự xâm nhập của họ đă bị bại lộ. Khởi sự, Việt Cộng đă từ vùng An Phú Đông xâm nhập vào thành phố Gia Định để đưa bộ chỉ huy nhẹ của Trung Đoàn Đồng Nai với Tiểu Đoàn K3 Phú Lợi vào trước. Toán quân này đă len lơi vào tới khu chùa Tập Thành thuộc Ấp 7. Họ đợi có nhiều cán binh Việt Cộng khác xâm nhập thêm để rồi từ vùng này băng qua cầu tiến tới vùng Bà Chiểu, vượt đường Bùi Hữu Nghĩa qua Ấp 4 xă B́nh Ḥa, vào đường Trần Nhật Duật để làm đà vọt vào Quận 1 ở Saigon.

    Nhưng khi họ đến chùa Tập Thành th́ bị quân đội Việt Nam Cộng Ḥa phát giác. Liền ngay đó, các lực lượng chánh phủ được điều động đến ngăn chận và mở cuộc hành quân tảo thanh cho nên chiến sự đă chỉ hạn chế trong khu Ấp 7, khu cầu Sơn, cầu Băng Ky, Cây Quéo và Cây Thị.

    Mặt trận Cầu Băng Ky trong mấy ngày đầu kết thúc ngay v́ Việt Cộng không có bao nhiêu, nên đă bị Thủy Quân Lục Chiến thanh toán lẹ làng. Đó cũng là v́ lực lượng chánh của Việt Cộng đă dồn sâu vào bên trong thành phố, c̣n tại nơi đây họ chỉ có một số ít quân để bảo vệ đường xâm nhập cho các lực lượng chi viện của họ vào.

    Trong khi đó, lực lượng Nhảy Dù đă gặp một sức chống trả mảnh liệt của Việt Cộng ở khu chùa Tập Thành. Việt Cộng đă tổ chức hầm hố quyết tử thủ khu vực này. Măi sau 13 ngày giao tranh ác liệt, tức là vào ngày 5 tháng 6/1968 th́ quân đội chánh phủ mới kiểm soát được khu vực chùa Tập Thành.

  • Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 15)


     

    Trung Đoàn Quyết Thắng với Tiểu Đoàn 1 và 2 của G̣ Môn (G̣ Vấp và Hóc Môn) măi đêm 31 tháng 5/1968 mới từ khu Rạch Ông vượt qua đường rầy xe lửa vào vùng Cây Thị để tăng viện cho các hoạt động trong nội thành. Lực lượng Việt Cộng khi vào th́ chạm trán với Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) và xảy ra các cuộc đụng độ ở vùng cầu Băng Ky. Mặt trận cầu Băng Ky v́ vậy lại sôi động nhưng chỉ trong 2 ngày lực lượng Thủy Quân Lục Chiến đă dẹp tan hết các toán Việt Cộng ở đây.

    Ngày 5 tháng 6/1968 chấm dứt mặt trận khu Tập Thành. Chiến trận lại chuyển sang vùng Cây Quéo. Việt Cộng kèm quân đội Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) trong khu tứ giác Ngô Tùng Châu, Hoàng Hoa Thám, Lê Quang Định và một con đường không tên. Trong khi dó, Việt Cộng định ḷn qua xóm Thơm để đánh vào các khu vực gần Bộ Tổng Tham Mưu.

    Mặt trận này mà Việt Cộng muốn mở lan rộng ra đă bị các lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa kềm chế nên chấm dứt ngày 11 tháng 6/1968 do Việt Cộng tự động rút đi sau khi bị thiệt hại quá nặng.

    Xe bus trên đường Hai Bà Trưng, Saigon (ở đằng xa phía sau là tượng Hai Bà Trưng).
    (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Vừa dứt mặt trận Cây Quéo, mặt trận Cây Thị lại mở ra trong ngày 12 tháng 6/1968 rất sôi động. Sau đúng một tuần lễễ giao tranh, các đám tàn quân Việt Cộng kiệt quệ định rút lui mà không có lối thoát để rồi cuối cùng tất cả những kẻ sống sót c̣n lại của Trung Đoàn Quyết Thắng đă phải đầu hàng tập thể ngày 18 tháng 6/1968.

    Tóm lại, Trung Đoàn Quyết Thắng Việt Cộng coi như hoàn toàn tan ră sau khi 152 cán binh thuộc hai tiểu đoàn 1 và 2 ra đầu hàng. Theo lời của hàng binh Thượng Úy Phan Văn Xưởng th́ Trung Đoàn Quyết Thắng khi xâm nhập vào có 400 cán binh trang bị đầy đủ. Đến chiều ngày 17 tháng 6 trung đoàn này chỉ c̣n 229 người, trong đó có 120 bị thương nặng nhẹ. Trung Đoàn Trưởng Ba Vinh chết ngay lúc đầu. Chính Ủy Hai Phái lên thay. Với số hàng tập thể và bị chết trong các vụ chạm súng ngày cuối ở vùng cầu Băng Ky, Trung Đoàn Quyết Thắng chỉ c̣n lối 20 người lọt lưới chạy thất tán.

    Trung Đoàn Đồng Nai cũng bị tổn thất nặng trong các vụ chạm súng những ngày đầu tiên và ở vùng Cây Quéo. Mặt khác, một lực lượng của Trung Đoàn này định tăng viện cho mặt trận Gia Định th́ đă bị lực lượng Nhảy Dù gây tổn thất nặng ở vùng An Phú Đông. Quân số c̣n lại của trung đoàn này lối 250 người đă phải rút về vùng B́nh Mỹ, 9 km phía Tây Bắc Tân Uyên.

    Tại mặt trận Chợ Lớn, Phân Khu 2 của Việt Cộng điều động Tiểu Đoàn 6 B́nh Tân và Tiểu Đoàn 308 phân tán xâm nhập từ Phú Định vào các khu vực dân cư phía Nam Chợ Lớn. Hai Tiểu Đoàn này rút ra chỉ c̣n khoảng 100 người chạy về mật khu Bà Vụ để bồi dưỡng.

    Suốt trong thời kỳ tấn công vào thủ đô, không đêm nào là Việt Cộng không bắn hỏa tiển 122 ly vào thành phố. Nhịp độ pháo kích vào đô thành sau ngày 18 tháng 6/1968 giảm thiểu và sau vụ pháo kích chót vào phi trường Tân Sơn Nhất đêm 21 tháng 6/1968, Việt Cộng mới chấm dứt hẳn.

    LƯ DO VIỆT CỘNG THẤT BẠI TRONG ĐỢT HAI

    Theo diễn tiến của các trận đánh trong ngày đầu, Việt Cộng muốn mở 2 mặt trận. Mặt trận thứ nhất đánh vào các mục tiêu như cầu B́nh Lợi, cầu Xa Lộ, khu vưc Thị Nghè, nhằm chiếm vùng Đông-Bắc Saigon bao gồm tỉnh lỵ Gia Định và các khu vực đài phát thanh và tryền h́nh. Việt Cộng đă dự trù một lực lượng gần một sư đoàn gồm Trung Đoàn Đồng Nai, Trung Đoàn 274, Tiểu Đoàn 3 Dĩ An và Tiểu Đoàn 4 Thủ Đức nằm sẵn tại Phân Khu 5 của họ để đánh vào. Nhưng khi khởi sự tấn công, họ đă bị thất bại ngay v́ không thanh toán được các lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa trấn giữ cầu B́nh Lợi và cầu Xa Lộ. Không những Việt Cộng không phá được 2 đầu cầu này để cắt đứt sự giao thông của VNCH với bên ngoài, mà tại cầu B́nh Lợi Việt Cộng c̣n bị thiệt hại nặng. C̣n tại cầu Xa Lộ tuy bị hư hại nhẹ nhưng quân đội chánh phủ vẫn lưu thông được, và nhờ đó họ đă diều động quân kịp thời để bẻ gay âm mưu của Việt Cộng (đánh chiếm Tân Cảng và khu vực Hàng Xanh dẫn lối vào tỉnh Gia Định).

    Việt Cộng chỉ thành công xâm nhập được lối một đại đội thuộc Trung Đoàn Đồng Nai nằm bám trong khu dân cư Thị Nghè và bị cô lập với bên ngoài ngay từ phút đầu của trận đánh, bị thanh toán 3 ngày sau đó. Kế đến, Việt Cộng không mở được một cuộc tấn công nào mới khác vào mặt này nữa. Như vậy, âm mưu của Việt Cộng đánh vào vùng Đông-Bắc đô thành Saigon đă không thành công ngay từ dầu khiến cho cục diện của kế hoạch địch sai lệch.

    Mặt trận thứ hai của Việt Cộng cũng mở trong ngày đầu nhằm đánh vào phía Tây Saigon mà mục tiêu sớm nhất là khu vực B́nh Thới. Tại hướng này, Việt Cộng đă xử dụng một lực lượng khá lớn gồm toàn bộ Công Trường (Sư Đoàn) 9 được tăng cường 2 tiểu đoàn Pháo (của Trung Đoàn 208), Trung Đoàn 697 chủ lực của Quân Khu 2 có các Tiểu Đoàn 267, 269 và 6 B́nh Tân, dường như có cả Tiểu Đoàn 1 của Trung Đoàn 88. Lực lượng này xuất phát từ vùng ranh giới Long An-Hậu Nghĩa tiến vào.

    Trong đêm đầu đến vùng B́nh Thới, Việt Cộng bị quân đội Việt Nam Cộng Ḥa ngăn chận. Tuy lực lượng Việt Cộng đông nhưng không dám ồ ạt tiến vào giữa ban ngày v́ sợ phi pháo tiêu diệt. Họ chỉ xâm nhập vào ban đêm từng toán nhỏ di chuyển phân tán rộng để tránh mọi sự khám phá. Một điểm thất bại khác của Việt Cộng là các toán đặc công hoạt động trong nội thành bị tan ră ngay trong ngày đầu khi mới vừa khởi hấn.

    Việt Cộng định dùng chiến thuật nội-công ngoại-kích. Trong các toán đặc công và vơ trang tuyên truyền có rất nhiều phụ nữ. Có lẽ Việt Cộng tưởng dùng nhiều phụ nữ làm nhiệm vụ tuyên truyền th́ sẽ hấp dẫn và lôi cuốn được quần chúng đô thành ngă theo họ. Nhưng họ không ngờ tới các hoạt động phá rối đô thành tan ră quá sớm v́ các toán này đă hoạt động trong một hoàn cảnh cô lập, từ toán này tới toán kia thiếu phối hợp, không có sự yểm trợ của dân chúng. Hơn nữa, những toán này không lấy ǵ làm đông đảo, hoạt động rời rạc trong một đô thành bát ngát rộng lớn không tài nào gây được thế chủ động trên các đường phố.

    Khi lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến rượt bắt, những toán Việt Cộng này không đủ sức chống cự và không được tiếp ứng bởi các cánh quân từ bên ngoài vào nên bị thanh toán ngaỵ Sự tan ră mau chóng này có thể khiến cho những thành phần khác của họ chưa kịp xuất hiện hoạt động phải im luôn và làm cho kế hoạch quấy rối đô thành của Việt Cộng bi hư hỏng.

    Vào ngày thứ hai, Việt Cộng vẫn cố gắng gia tăng sự xâm nhập suốt đêm vào mặt Tây Saigon. V́ vào đêm hôm trước, hỏa châu của quân đội chánh phủ được thả suốt đêm soi sáng chiến trường mặt Tây với các loại đạn pháo binh bắn vào những điểm nghi ngờ tập trung quân và đường xâm nhập của Việt Cộng, nên sự xâm nhập của Việt Cộng cũng bị hạn chế một phần nào. Tuy nhiên, Việt Cộng vẫn mở rộng được mặt trận ở vùng B́nh Thới, Chợ Lớn do sự tăng viện thêm quân vào buổi tối..

    Một mặt trận mới ở ngă tư Bảy Hiền đă xảy ra trong ngày thứ hai do một thành phần của Trug Đoàn 272 thuộc Công Trường 9. Nhưng măi tới sáng th́ dơn vị này mới tới vùng mục tiêu. Lực lượng Việt Cộng này có nhiệm vụ tấn công phi trường Tân Sơn Nhất và xâm nhập vào các vùng lân cận. Nhưng đến nơi chưa kịp đánh th́ trời đă sáng nên Việt Cộng đă mất hết cả yếu tố bất ngờ và thành công. Hơn nữa, đơn vị của họ phân tán thành nhiều tốp nhỏ không thể tập trung được, nên khi bị các lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa phản kích th́ họ tan ră ngaỵ Mặt trận này chấm dứt ngay ngày hôm đó.

    Vào những ngày kế tiếp, Việt Cộng vẫn tiếp tục tung quân vào với những đơn vị tham gia trong cuộc tổng công kích dịp Tết như Tiểu Đoàn Phú Lợi, Tiểu Đoàn 808, Tiểu Đoàn 5 Nhà Bè và thêm Tiểu Đoàn 265 mới tham dự lần đầu tiên. Riêng các cánh quân Việt Cộng đánh vào phía Tây và Nam Saigon th́ họ đă tiến và bám vào được mục tiêu, nghĩa là họ đă xâm nhập và bám sát vào được những khu nhiều dân cư. Sở dĩ Việt Cộng xâm nhập được vào v́ sự pḥng thủ của quân đội ở các vùng này sơ sài và yếu kém.

    Trước ngày Việt Cộng khởi hấn, 5 tháng 5/1968, lực lượng pḥng thủ ven đô của Việt Nam Cộng Ḥa có trên 10 tiểu đoàn được phân nhiệm như sau:

  • Khu vực G̣ Vấp, An Nhơn: Chiến Đoàn 1 Nhảy Dù Việt Nam Cộng Ḥa.
  • Khu vực Phú Thọ Ḥa: Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Ḥa.
  • Khu vực cầu B́nh Lợi, Xa Lộ: Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Ḥa
  • Nội vi Saigon, Chợ Lớn, Gia Định: Lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến Việt Nam Cộng Ḥa

    Như vậy cho thấy rằng sự pḥng thủ ở phía Nam tức là vùng B́nh Đông, B́nh Tây, khu Phạm Thế Hiển và cầu Chữ Y ít được chú ư tới.

    Tại khu vực Nam và ven biên đô thành có lối 12 tiểu đoàn Bộ Binh Hoa Kỳ thuộc Sư Đoàn 9 và Sư Đoàn 25. Việt Cộng cho xâm nhập vào ven đô từng tốp nhỏ một để lọt qua ṿng đai bên ngoài. Những tốp nhỏ này một khi đă vượt qua ṿng đai trên, cố bám sát vào các khu dông dân cư, tŕ hoăn cầm cự với lực lượng hành quân của Việt Nam Cộng Ḥa và làm đầu cầu xâm nhập cho viện binh thường tới vào ban đêm để mở sâu các cuộc xâm nhập vào trung tâm thành phố.

    Việt Cộng theo phương pháp xâm nhập bám sát nêu trên đă khai thác được địa thế trống trải, quân số ít tại khu vực Tây và Nam Saigon. Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa phải dùng phi pháo với sự tăng ứng của các lực lượng Mỹ mới văn hồi được t́nh thế. Riêng khu Phạm Thế Hiển, trên 8,000 căn nhà đă bị hư hỏng.

    Tại mặt trận Saigon, Việt Cộng bị thất bại lớn khi chưa vào đến ven đô. Trung Đoàn 101 Việt Cộng là một đơn vị thiện chiến đánh trên đường phố đă bị lực lượng Nhảy Dù Việt Nam Cộng Ḥa chận đánh tan tành. Vào dịp tấn công trong kỳ 2, cán binh Việt Cộng đă mất tinh thần với các cuộc dầu hàng tập thể. Cả hai trung đoàn Đồng Nai và Quyết Tiến tham chiến coi như bị tan ră và bị loại khỏi ṿng chiến. Trong các kỳ tấn công này, quân số trực tiếp tham dự vào mặt trận thủ đô Saigon của Việt Cộng là khoảng 7,000 người. Trong số đó, bị chết và bị bắt đă ngót 3,600, nghĩa là Việt Cộng bị thiệt 55% quân số tham chiến.

    CÁC TRẬN ĐÁNH TRONG ĐỢT 2 TẾT MẬU THÂN

    TRẬN ĐÁNH THỊ NGHÈ (từ ngày 5 đến 7 tháng 5/1968): Một toán Việt Cộng đă xử dụng chếc xe vận tải chở gạch mang số EG2649 chạy theo xa lộ và khi tới đầu cầu ddường Phan Thanh Giản, họ dừng xe lại rồi xử dụng súng hỏa tiển B-40 bắn vào vọng gác cầu tại đâỵ Sau dó, toán này tràn qua cầu quẹo về xóm đông dân cư ở bên tay mặt tiến chiếm những cao ốc ở cuối dường Tự Đức và cố thủ tại những cao ốc nơi đây. Kế dó, Việt Cộng tiếp thêm quân vào để tăng cường cho dầu cầu xâm nhập. Cuộc tấn công này đă xảy ra vào lúc 3 giờ 37 sáng và một lực lượng Việt Cộng cấp đại đội đă tham gia vào trận đánh. Lực lượng này là Đại Đội C2 thuộc Tiểu Đoàn Phú Lợi 1.

    Án ngữ tại cùng cầu xa lộ Phan Thanh Giản là Đại Đội 7 Hải Quân ứng chiến. Hạ Sĩ Lâm Văn Mao là người đầu tiên khai hỏa nhưng không kịp cản ngăn sức tràn ngập của Việt Cộng. Người bạn đồng đội của anh đang nằm trong mùng th́ bị loạt đạn AK bắn trúng ngực chết tức khắc. Măi tới 5 giờ 15 một lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa gồm Tiểu Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến, Cảnh Sát Dă Chiến phối hợp cùng Hải Quân mới tới mở cuộc bao vây khu vực trên, nhưng cuộc tiến quân giải tỏa đă gặp nhiều trở ngại v́ Việt Cộng đă chiếm các cao ốc từ bên trên bắn xuống. Việt Cộng đặt thượng liên trên những khung cửa sổ và bắn xối xả xuống quân chánh phủ ở bên dưới.

    Cây cầu nối liền xa lộ với cầu đường Phan Thanh Giản bị Việt Cộng đặt một quả ḿn nổ dữ dội làm hư hại một góc và có 4 căn nhà cất tại mé sông bị sập. Có lối 10 người ngụ tại đây bị thương. Trụ đèn dốc cầu bị đổ, xi măng gạch văng tung toé ra đường. Cây cầu vẫn c̣n xử dụng được, tuy nhiên lưu thông bị phần nào hạn chế.

    Tết Mậu Thân 1968, một xe Commando V-100 của VNCH đang giữ an ninh trên một trục lộ giao thông ở vùng ngoại-ô Saigon, 1968. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Một nhóm Việt Cộng khác bất ngờ mưu chiếm trạm kiểm soát tài nguyên của Cảnh Sát ở Quận 1 tại ngă đường xa lộ vào đô thành. Nhóm Việt Cộng chừng 10 người xuất hiện khoảng 5 giờ bắn xối xả vào trạm trên. Cảnh Sát kịp thời phản ứng bắn chết 1 và bắt 3 Việt Cộng, tịch thu một số súng và lựu đạn.

    Vào buổi sáng ngày 5 tháng 5/1968, nhiều sự hỗn độn đă xảy ra tại ngă tư Hàng Xanh, Xa Lộ khiến quân đội và cảnh sát lập hàng rào án ngữ cấm dân chúng lưu thông. Tiếng súng nổ ḍn tại phía trại gà Thanh Tâm. Người ta thấy một vài xe chữa cháy đến chữa cho khu Tân Cảng bị pháo kích cháy. Tại phía cầu B́nh Lợi, một cột khói đen bốc lên từng cuộn ở kho xăng bị pháo kích cháy. Dân chúng miệt Thị Nghè dắt díu bồng bế nhau tản cư v́ một số Việt Cộng đă bám sát và nằm gọn trong khu cầu xa lộ Phan Thanh Giản vừa chiếm.

    Trận chiến xảy ra trong ngo ngách thành phố nên suốt cả buổi sáng ngày 5 tháng 5/1968 quân đội chánh phủ t́m cách xiết chặc ṿng vây và t́m cách thanh toán từng nhóm Việt Cộng lẻ tẻ. Hai bên lặng lẽ lùng nhau. Việt Cộng thỉnh thoảng bắn một vài trái B-40 nhưng tuyệt nhiên không thấy họ xuất hiện. Bên Việt Nam Cộng Ḥa phải thanh toán từng căn lầu. Một vài dám cháy lẻ tẻ bốc lên. Các toán cứu hỏa phải dến để dẹp cháy.

    Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, đích thân chỉ huy cuộc hành quân truy kích Việt Cộng tại vùng cầu Phan Thanh Giản, đường Tự Đức và bị thương ở 2 chân vào buổi trưa. Trong ngày này có 7 binh sĩ VNCH tử thương. Cuộc giao tranh tới chiều vẫn chưa ngă ngũ. Khoảng 2 tiểu đội Việt Cộng c̣n lẫn quẩn trong khu vực trường trung học Tiến Đức và họ chiếm căn lầu ba của trường này dùng làm địa điểm chống cự. Nhưng về đêm th́ họ lại rút đi nơi khác.

    Vào ngày hôm sau, lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa được tăng cường thêm Biệt Động Quân và Thiết Giáp. Sau đó, họ mở cuộc hành quân chia làm 2 ngă, một đại đội thuộc Tiểu Đoàn 35 BDQ từ hướng Hàng Xanh đánh tới, một đại đội thuộc tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến từ hướng đường Tự Đức ngay sát chân cầu đánh qua.

  • Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 16)


    Vào sáng ngày 6 tháng 5/1968, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) tăng cường thêm Biệt Động Quân (BĐQ) và Thiết Giáp. Họ mở hành quân chia làm hai ngă, một đại đội thuộc Tiểu Đoàn 35 BDQ từ hướng Hàng Xanh đánh tới, một đại đội thuộc tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) từ hướng đường Tự Đức ngay sát chân cầu đánh qua. Cục Tâm Lư Chiến phái một xe phóng thanh quay loa về hướng Bến Cỏ kêu gọi cán binh Việt Cộng (VC) ra đầu hàng và kêu gọi dân chúng rời bỏ nơi đang trú ngụ. Thỉnh thoảng Việt Cộng bắn vài viên đạn AK. Chiến trường im lặng không một tiếng động.

    Tới 10 giờ kém 25 phút, hai chiến xa thiết-giáp được lệnh đánh vào hẻm Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa chạy từ từ vừa bắn xối xả vào các cao ốc trước mặt. Việt Cộng cũng bắn ra dữ dội. Do đó, hai thiết giáp của VNCH bị cầm chân lại ở ngay đầu hẻm. Mười giờ 15, lực lượng Biệt Động Quân làm chủ được một con đường rộng khoảng 4 mét. Một viên thiếu úy VNCH chỉ huy một khoảng nửa tiểu đội xung phong vào thanh toán mục tiêu. Nhưng toán quân này bị khựng lại v́ Việt Cộng bắn trả rát dữ dội.

    Trung Úy Huỳnh Thiện Măng chỉ huy Đại Đội 4 thuộc Tiểu Đoàn 35 BĐQ cho biết lần này Việt Cộng đă dùng một chiến thuật khá tinh vi. Họ chia ra từng tổ lẻ tẻ nên phi cơ VNCH khó oanh kích tiêu diệt. Hơn nữa, các tổ Việt Cộng phân chia ra nhiều nơi, do đó suốt đêm hôm trước lực lượng hành quân VNCH chiếm 2 cao ốc trong khi Việt Cộng vẫn c̣n ở một cao ốc khác, dù cố gắng hết sức các binh sĩ Biệt Động Quân cũng không thể thanh toán nốt được. Họ cũng quá mệt v́ vừa phải leo trèo hết lầu này sang lầu khác vừa phải cực kỳ cẩn thận, nếu sơ hở th́ bị Việt Cộng bắn ngay.

    Cầu B́nh Lợi, nơi xảy ra trận đánh giữa Tiểu Đoàn 6 TQLC và các đơn vị Việt Cộng.
    (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Khoảng 10 giờ 40, một tiểu đội Biệt Động Quân lại được lệnh tấn công vào mục tiêu. Súng của họ bắn ra rất gắt. Binh Nh́ Nguyễn Văn Thành thấy cây súng cối 60-ly của Việt Cộng nằm chơ vơ dưới chân lầu. Anh mừng quá chồm tới định lấy nhưng bị Việt Cộng bắn trúng vai phải vội lăn ra ngoài. Tới 11 giờ, đôi bên vẫn chưa có trận đụng độ nào đáng kể, Việt Cộng dùng súng cối bắn vào sát nách Đài Phát Thanh, Ty Nông Vụ Thi Nghè. Trong khi đó, cây xăng sát nhà thờ Thị Nghè đă bị súng Việt Cộng bắn bốc cháy. Một vài toán Việt Cộng xâm nhập khu đường Thị Nghè nằm cạnh viện dưỡng lăo phá rối. Đă có đụng độ và nhiều dăy nhà bốc cháy tại khu này.

    Suốt đêm mặt trận trở lại yên tĩnh. Lực lượng hai bên tuy ṃ mẫm trong bóng tối để lùng nhau nhưng không có trận đụng độ nào. Việt Cộng đă co rút lại vùng viện dưỡng lăo.

    Qua ngày thứ 3, các đám cháy vẫn c̣n bốc cao. Dân chúng bị kẹt vẫn tiếp tục bồng bế chạy ra. Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến đóng trong trường Nguyễn Duy Khang vào lúc 7 giờ sáng ra lệnh cho Đại Đội 1 do Đại Úy Phan Văn Tân chỉ huy tiến vào khu vực viện dưỡng lăo. Đến 8 giờ 30 cuộc đụng độ với Việt Cộng diễn ra ác liệt. Súng đôi bên nổ liên hồi và nhiều đám cháy bốc lên. Đoàn xe chữa cháy túc trực thường xuyên với cuộc hành quân để dẹp các đám cháy khi ta làm chủ t́nh h́nh tại trận địa.

    Thiếu Tá Phan Văn Thắng cho biết là vào ngày thứ ba của cuộc đụng độ th́ Việt Cộng chỉ c̣n lối một trung đội lén lút trong các ngôi lầu phía sau viện dưỡng lăo, v́ khu Thị Nghè nhà cửa chi chít có nhiều hố rănh, bùn đất bầy nhầy nên quân đội VNCH tiến quân rất khó khăn. Trận Thị Nghè kéo dài đến ngày thứ ba là v́ các binh sĩ VNCH phải chiếm từng căn nhà, từng ngơ ngách một. Hơn nữa việc tiến quân phải thận trọng v́ theo kinh nghiệm ngày đầu, thường thường Việt Cộng lẫn trốn dưới hầm nhà nằm im. Đợi khi các binh sĩ VNCH đến gần th́ mới tḥ súng qua ván gỗ bắn sẻ.

    Tới 10 giờ, Đại Đội 1 TQLC làm chủ t́nh h́nh. Trung đội Việt Cộng bị xiết vào ṿng vây. Một cuộc đụng độ kéo dài đến 13 giờ th́ mới chấm dứt. Kết quả trận này có 10 Việt Cộng chết, 3 bị bắt, 15 súng đủ loại bị tịch thu.

    Tổng kết trận đánh: Việt Cộng 27 chết, 20 bị bắt trong đó có cả cán bộ phụ nữ (nữ cán bộ có dấu hiệu riêng, mặc quần jeans đen, buộc một miếng băng trắng bên tay trái, c̣n nam cán bộ mặc áo rằn ri), tịch thu được 38 súng đủ loại trong đó có một súng cối 60 ly. Phía quân đội VNCH có 7 binh sĩ tử thương, Cảnh Sát bị mất 2 vũ khí cá nhân. Khoảng 100 ngôi nhà của thường dân bị cháy rụi.

    Nhóm tàn quân Việt Cộng vừa thoát ra khỏi khu Thị Nghè tới phía Nam cầu B́nh Lợi th́ bị Tiểu Đoàn 5 TQLC chận đánh khi họ vừa vượt sông Saigon di chuyển lên ấp Trung xă B́nh Trưng cách Giồng Ông Tố về hướng Cát Lái hơn 500 mét. Việt Cộng phải giải vây trối chết mới thoát được. Kết quả Việt Cộng bỏ lại 11 xác chết với 9 súng đủ loại. Phía bên Việt Nam Cộng Ḥa thiệt hại không đáng kể.

    TRẬN ĐÁNH Ở CẦU B̀NH LỢI

    Hai đại đội Việt Cộng tấn công lực lượng Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ cây cầu nhưng họ đă bị đẩy lui sau hai giờ ác chiến. Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc thuộc Tiểu Đoàn 6 cho biết Việt Cộng đem rất nhiều chất nổ để phá sập cầu B́nh Lợi. Thiếu Tá Phúc vừa nắm quyền Tiểu Đoàn được hai ngày đă cho biết trong trận này 42 Việt Cộng bị hạ, phía Thủy Quân Lục Chiến thu được 17 vũ khí đủ loại với 200 kg chất nổ TNT.

    Đại Đội 2 Thủy Quân Lục Chiến thuộc Tiểu Đoàn 2 do Đại Úy Nguyễn Văn Tống trực tiếp dự trận đánh. Đại Úy Tống cho biết là đơn vị của ông đă chuẩn bị tác chiến v́ được tin Việt Cộng đă mở cuộc tấn công tại cầu Xa Lộ trước đó một giờ. Nhờ thế khi toán tiền sát của Việt Cộng vừa lên tới gần tuyến bố trí, các binh sĩ TQLC đă nổ súng trước. Do đó Việt Cộng đă mất yếu tố bất ngờ và bị thất bại.

    Kho xăng tại cầu B́nh Lợi bị cháy khiến một cột khói đen cao ngất tỏa lên trời trong buổi sáng hôm ấy mà mọi người đều trông thấy.

    TRẬN ĐÁNH Ở NGĂ TƯ BẢY HIỀN (Ngày 6 đến 7 tháng 5/1968)

    Việt Cộng tiến theo các ngơ hẻm băng ngang đường Lê Văn Duyệt nối dài kế ngă tư Bảy Hiền rồi đột nhập vào nghĩa trang quân đội Pháp. Chi cảnh sát ngă tư Bảy Hiền phát giác Việt Cộng khi thấy họ băng qua đường Lê Văn Duyệt. Lúc đó vừa tảng sáng. Tại chi cảnh sát này có mấy cảnh sát bỏ chạy. Chỉ một lúc sau, tiếng súng bắt đầu nổ. Việt Cộng toan phá hàng rào kẽm gai vào căn cứ Tân Sơn Nhất theo ngă nghĩa địa quân đội Pháp nhưng trời sáng rơ làm họ thất bại. Việt Cộng bị kẹp vào giữa khu nghĩa địa và chiếm giữ vài nhà lầu quanh khu này cố thủ.

    Việt Cộng bị lực lượng pḥng thủ phi trường ngăn đánh. Đại Tá Lưu Kim Cương, Tư Lệnh Không Đoàn 33 kiêm chỉ huy trưởng yếu khu Tân Sơn Nhất đích thân điều khiển cuộc hành quân thanh toán Việt Cộng. Chẳng may, ông bị trúng đạn tử thương lúc 9 giờ 30.

    Các lực lượng Việt Nam Cộng Ḥa lập tức đổ xô lại bao vây nhóm Việt Cộng này. Về phía căn cứ Tân Sơn Nhất, có các lực lượng pḥng thủ phi trường án ngữ từ Lăng Cha Cả bọc theo ṿng đai pḥng thủ của căn cứ lên phía đường Lê Văn Duyệt nối dài và tiếp giáp với các đơn vị chuyên môn của Sư Đoàn Nhảy Dù từ trại Hoàng Hoa Thám bọc lên đường Nguyễn Văn Thoại. Án ngữ trên đường Nguyễn Văn Thoại hướng vào nghĩa địa có các quân nhân Mỹ ở các cơ quan kế cận và một trung đội Đại Hàn gác Đài Phát Thanh Đại Hàn ngay ngang Chi cảnh sát ngă tư Bảy Hiền. V́ vậy, Việt Cộng nằm gọn vào ṿng vây không lối thoát.

    Vào lúc 8 giờ 30, các khu trục cơ A-1 Skyraider thi nhau dội bom vào khu nghĩa địa. Vào khoảng quá trưa, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Văn Ngọc chỉ huy được điều động từ Biên Ḥa về tiếp cứu. Các binh sĩ Nhảy Dù mở một cuộc xung phong vào nghĩa địa quân đội Pháp dưới sự chứng kiến khâm phục của dân chúng cùng các kư giả điện ảnh quốc tế và quốc nội.

    Trận xung phong này kết thúc với 60 Việt Cộng bị hạ, 11 bị bắt sống, và lính Nhảy Dù tịch thu được 30 vơ khí đủ loại trong đó có một súng pḥng không và một khẩu đại bác không giật 75 ly. Khẩu đại bác này mang vào được mà rất may Việt Cộng chưa dùng tới. Một điều may khác là Việt Cộng tới sát trường Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc mà chưa đột nhập vào bên trong trường nơi có nhiều lưu trú học sinh. Nếu Việt Cộng chiếm được nơi này làm nơi cố thủ sẽ gây nhiều khó khăn cho quân đội chánh phủ.

    Trong trận đánh này, có khoảng 100 nhà cửa của dân chúng ở ngă tư Bảy Hiền phía bên mặt đường Lê Văn Duyệt bị thiêu hủy. Cây xăng Shell cũng bị cháy. May mắn thay, trong khi cháy, có một trận mưa làm tắt các ngọn lửa.

    Theo cung từ của tù binh Việt Cộng, đơn vị tấn công tại ngă tư Bảy Hiền thuộc một thành phần của Trung Đoàn 272 thuộc Công Trường 9 từ Tây Ninh kéo về qua ngă vườn cao su vào khu hăng dệt Vinatexco (bị thiêu hủy kỳ tấn công Tết Mậu Thân) và khu nghĩa địa quân đội Pháp với mục đích tấn công căn cứ Tân Sơn Nhất và Bộ Tư Lệnnh Sư Đoàn Nhảy Dù tại trại Hoàng Hoa Thám. Nhưng Việt Cộng tới trễ vào lúc trời sáng nên bị các đơn vị chánh phủ chận đánh. Toán Việt Cộng xâm nhập vào nghĩa địa Pháp coi như hoàn toàn bị tiêu diệt. C̣n những phần tử khác tẩu thoát về ngă Phú Thọ Ḥa.

    Trận chiến chấm dứt ngay trong ngày 6 tháng 5/1968 nhưng măi sáng ngày 7 tháng 5/1968 các đơn vị VNCH mới thanh toán hết những cán binh Việt Cộng chạy tán loạn và ẩn núp trong trại chăn nuôi của Bộ Canh Nông. V́ vậy mà lần đầu tiên dân chúng trong khu Ông Tạ (đa số là dân di cư Công giáo Bắc Việt) phải chạy loạn. Con đường Nguyễn Văn Thoại tới ngày 8 tháng 5/1968 mới mở lại sự lưu thông đều ḥa.

    Vào hồi 4 giờ sáng, một lực lượng Việt Cộng trên dưới 20 người xuất hiện trên đường B́nh Thới mưu toan đánh úp chi cảnh sát Cầu Tre nhưng không may gặp phải Cảnh Sát Dă Chiến. Đôi bên đánh xáp lá cà. Kết quả 4 Việt Cộng bị hạ, 2 bị bắt sống. Việt Cộng rút về hướng đường 46.

    Một cuộc hành quân của quân đội chánh phủ được mở ra vào buổi sáng nhưng khi tiến ngang ḷ da Phú Thọ th́ đụng độ Việt Cộng. Lực lượng hành quân gồm Tiểu Đoàn 33 BĐQ, Đại Đội 5 Trinh Sát và một chi đội chiến xa. Tuy nhiên, trước sức chống trả mạnh mẽ của Việt Cộng, lực lượng hành quân này không thể tiến thêm được mà phải chia quân án ngữ và nhờ phi pháo bắn phá yểm trợ cho cuộc tiến quân.

    T́nh h́nh mặt trận này bước sang ngày thứ hai lại thêm phần nghiêm trọng. Ban đêm mặc dầu hỏa châu soi sáng và đại bác bắn cầm canh, Việt Cộng vẫn xâm nhập thêm vào. Trong ngày 6 tháng 5, suốt khu vực Phú Thọ và đường 46 thuộc phạm vi của các Quận 5 và 6 đô thành đều có Việt Cộng lợi dụng lẩn trốn vào nhà dân cầm cự.

    Theo lời của Thiếu Tá Nguyễn Đ́nh Lân, trưởng ty cảnh sát Quận 6 th́ mũi dùi của Việt Cộng chọc xuyên vào Quận 6 mỗi lúc mỗi nặng thêm. Sau 50 giờ nổ súng, quân số Việt Cộng ở đây đă tăng vọt lên. Đường xâm nhập của họ vẫn theo lối cũ như trong cuộc tấn công Tết, nghĩa là họ chọc thủng Quận 6 để lọt vào Quận 5 theo lối chợ Thiếc rồi sang Ấn Quang rồi vọt về Quận 3 cùng trung tâm thủ đô. Nhưng mọi cố gắng của họ đều bị chận lại tại đường 46.

    Vào đêm 6 tháng 5/1968, nhiều phần tử lẻ tẻ vượt sang đường Minh Phụng và đă bắn sẻ trúng Đại Tá Đàm Văn Quư làm ông bị tử thương khi đi xe Jeep ngang qua công trường Duy Linh. Việt Cộng nấp trên một cao ốc bắn 2 quả B-40 vào chiếc xe Jeep. Xe Đại tá Quư trúng đạn B-40 lật nhào, liền đó một băng đạn AK bắn kết liễu đời ông.

    Cũng đêm 6 tháng 5/1968, để ngăn cản các cuộc xâm nhập của Việt Cộng vào, một lực lượng của Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ có chiến xa hạng nặng yểm trợ đă đụng độ ác liệt với Việt Cộng tại gần B́nh Thới và khiến Việt Cộng bị thiệt hại khá nặng.

    Ngày 7 tháng 5/1968, Việt Cộng được tăng cường trong đêm đă xâm nhập khu công trường Duy Linh nằm ở cuối đường Trần Quốc Toản. Tiểu Đoàn 35 BĐQ do Thiếu Tá Hồ Văn Ḥa chỉ huy đă được phái tới ngay nơi này hỗ trợ với Cảnh Sát Quận 5 để đẩy lui áp lực địch. Nhiều cuộc chạm súng đă diễn ra ác liệt. Phần nhiều Việt Cộng đều bố trí trên các cao ốc. V́ vậy các binh sĩ Biệt Động Quân và Cảnh Sát tiến chiếm rất khó khăn, trong khi đó dân chúng lũ lượt kéo nhau chạy ra thành thử Việt Cộng đă lợi dụng hoàn cảnh này để bắn xối xả ngăn bước tiến của quân đội chánh phủ.

    Tiểu Đoàn 35 BĐQ được tăng cường một chi đội chiến xa M-41 đặt ngang trước công trường Duy Linh bắn những loạt đạn 76-ly vào phía giữa phố Minh Phụng và liền đó các chiến sĩ Biệt Động Quân xông lên chiếm một vài cao ốc pḥng thủ phía ngoài. Việt Cộng dùng hỏa lực bắn xối xả. Do đó, các phi cơ trực thăng được phái đến tiếp ứng thêm. Lúc 15 giờ 30 lại thêm 4 khu trục cơ Skyraider đến dội bom xuống mục tiêu. Tuy nhiên, Việt Cộng vẫn cầm cự và có cả súng cao-xạ đặt trên hai cao ốc 4-tầng nhả đạn liên tục khiến phi cơ hoạt động khó khăn. Một biển lửa bốc lên tại khu Minh Phụng và cháy suốt đêm.

    Trong buổi chiều ngày 7 tháng 5/1968, nhiều lần xe cứu hỏa đô thành định lao vào để chữa cháy, bị tiếng súng Việt Cộng đẩy lui cho nên đám cháy cứ mặc sức cháy khiến cho một phần khu phố Minh Phụng bị thiêu rụi.

    Vào ban đêm, không những Việt Cộng lẩn trở lại những khu phố mà hôm trước quân đội VNCH chiếm được, họ c̣n tung những toán cán bộ vơ trang len lỏi sâu vào các khu phố khác để t́m các nhà do quân nhân hay công chức ở. Tới các nhà này, dường như có chỉ điểm viên mang theo, họ gọi gia chủ ra, đôi khi gọi đích danh. Nhiều công chức vừa mở cửa ra th́ đă bị Việt Cộng hạ sát tại chỗ. Riêng quân nhân vắng nhà v́ cắm trại nên không có trường hợp nào quân nhân bị giết cả.

    Vào hồi 2 giờ khuya ngày 8 tháng 5/1968, Việt Cộng xâm nhập vào khu vực B́nh Tiên. Tiểu Đoàn 35 BĐQ được lệnh xuất phát từ công trường Duy Linh tới tăng viện. Nhiều cuộc xáp chiến ác liệt đă xảy ra nơi đây.

    Vào buổi trưa, 3 trực thăng vơ trang thường xuyên quần thảo oanh kích trên bầu trời chói nắng. Hàng tràng rốc kết và đại liên từ trên máy bay trút xuống mục tiêu. Ngoài đường Lục Tỉnh và đầu đường Phú Thọ, một chi đoàn chiến xa hạng nặng của Hoa Kỳ phối hợp với Biệt Động Quân tiến chiếm mục tiêu đang cháy ngụt trời. Xác Việt Cộng mặc áo xanh lam quần đen nằm răi rác dọc đường theo lối tiến quân. Từ những cao ốc, Việt Cộng bắn ra dữ dội. Toán lính nón đồng (lính cứu hỏa) cũng đi theo nhưng không đàn áp được các đám cháy.

    Tại đường Minh Phụng, hai ngôi nhà lầu 4-tầng nằm cách nhau lối 50 m cạnh góc đường 46, đối diện với số 324, là đơn vị súng nặng của Việt Cộng. Mỗi ngôi lầu đặt một ổ pḥng không, một ổ đại liên Đông Đức và các súng B-40 hỗ trợ. Việt Cộng từ hai cao ốc này bắn riết dọc the đường Minh Phụng để ḱm thế tiến quân của đối phương. Trong lúc đó, một khẩu đại bác không giật 75-ly nằm sát giữa phố để đợi chiến xa di chuyển tới th́ bắn.

    Vào ngày hôm trước, khẩu 75-ly này bắn làm các chiến xa không tiến vào gần khu này được. Vào giữa đêm, một tiểu đội cảm tử Biệt Động Quân phải tiến chiếm cao ốc Vạn Thành bằng cách trèo lên một mái nhà sát cao ốc tông cửa sổ lọt vào. Cuộc đánh bất ngờ này khiến các binh sĩ VNCH làm chủ được một vài cao ốc ở phía phải dường Minh Phụng.

    Các chiến sĩ mũ nâu (Biệt Động Quân) làm chủ một vài cao ốc ở phía phải đường c̣n Việt Cộng bám sát các cao ốc phía trái. Khi lính VNCH xung phong ra nhặt súng, Việt Cộng bắn. Khi Việt Cộng ra thu hồi, các binh sĩ VNCH bắn trả lại. Một căn lầu 3 tầng màu xám đối diện với vị trí của các đơn vị VNCH là nơi hỏa lực địch mạnh nhất. Sau 3 lần tiến
    chiếm không được, họ phải yêu cầu phi cơ can thiệp. Đứng trên một cao ốc, có thể nh́n thấy một đại liên pḥng không, 3 thượng liên và nhiều vũ khí nằm bên những xác chết Việt Cộng cháy đen.

    Trận chiến tiếp tục gây cấn đến nỗi hai bên phải đánh nhau để dành từng căn nhà, bao vây và đuổi bắt nhau ngay trong các dăy phố. Theo vị sĩ quan đại úy tiểu đoàn trưởng của Tiểu Đoàn 38 BĐQ, Việt Cộng đă đục khoét vách tường của nhà dân để giao thông từ nhà này sang nhà kia. Họ c̣n đào hầm ngay trong nhà dân để tránh các cuộc oanh tạc.

    Một toán binh sĩ VNCH bị cô lập giữa hỏa lực suốt 4 giờ trên một căn lầu, v́ Việt Cộng bắn chặn ngay cửa ra vào nên một người lính bị thương khi thăm ḍ phản ứng địch bằng cách thử băng ra cửa. Một toán lính khác đă xử dụng mưu trí xung phong vào cáo ốc đặt khẩu súng đại bác không giật 75-ly, thu được súng này và hạ 6 Việt Cộng. Tuy nhiên, để chiếm ổ súng nặng, 10 binh sĩ dũng cảm đă bị thương.

    Giao thông trên đường Lê Thánh Tôn, phía sau Chợ Bến Thành. Saigon, 1968.
    (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    Cũng từ giờ phút ấy, trận chiến trở nên khốc liệt. Các đường hẻm đều bị Việt Cộng canh chừng. Mỗi khi có một người lính băng qua, một tràng đạn Việt Cộng bắn đuổi theo. V́ vậy, cuối cùng quân đội chánh phủ phải dùng chiến thuật băng tường bằng cách đục tường để tiến quân.

    Khẩu đại bác 75-ly tuy lấy được nhưng không làm sao di chuyển ra dược. Một chiếc xe GMC chạy đến vừa lui vào định chở th́ bị bắn bể lốp (vỏ bánh xe). Cách đó một khoảng trống bên kia hẻm cũng có một khẩu đại liên nằm chỏng chân mà cũng không sao qua lấy được v́ Việt Cộng canh chừng từ các ngơ hẻm bắn tới.

    Ở một cao ốc c̣n tiếng súng nổ, một chiến xa được gọi lên để triệt hạ ổ pḥng ngự của Việt Cộng. Cao ốc này bị phá tan tành. Việt Cộng ở trên thượng tầng cao ốc bị văng xác lên. Một vài người lính VNCH định xông vào lấy súng th́ bị các làn đạn địch khác bắn ngăn chặn. Lệnh tiểu đoàn trưởng từ Bộ Chỉ Huy qua máy vô tuyến điện yêu cầu chuyển gấp khẩu đại bác của Việt Cộng ra. Nhưng Việt Cộng canh chừng 4 phía, nếu ai vừa ló ra là bị họ bắn ngay. Sau cùng sĩ quan chỉ huy phải kêu đục tường phía sau, đồng thời bắn dữ dội 3 mặt để yểm trợ cho 4 người lính khiêng khẩu đại bác qua phía sau và để lại khu vực
    này cho phi cơ thanh toán.

    Xem như mặt trận Minh Phụng tàn khốc đến nỗi biến thành một bể lửa đốt nhẹm những phần tử Việt Cộng gan ĺ và không đường tẩu thoát. Song song với trận mưa đại bác và bom nổ, Biệt Động Quân đă chia quân thành 3 cánh vây bọc và quét Việt Cộng trong khu phố này. Các binh sĩ Biệt Động Quân vừa đánh vừa ăn cơm. Tại những khu mặt trận c̣n sôi sục, những người lính phải nhịn đói để cố thanh toán các địch quân c̣n lẩn trốn trước khi trời tối. Mặt trận Minh Phụng đă thực sự chấm dứt hồi 20 giờ 30 ngày 10 tháng 5/1968.

    Kiểm điểm trận địa, người ta thấy xác Việt Cộng bị trúng bom nát bấy, thịt văng lung tung. Có những cái xác chỉ c̣n trơ lại một đoạn ngắn hay vài mảnh xương sườn. Có 30 xác Việt Cộng toàn thây đếm được và c̣n những xác nát bét nằm dưới các đống gạch chưa bới ra được và đă xông mùi hôi thối nồng nặc. Ngoài ra ta c̣n bắt được một số tù binh, họ khai thuộc Tiểu Đoàn 267 Việt Cộng.

    Riêng trong trận cuối cùng quyết liệt chiều ngày 9 tháng 5/1968, các chiến sĩ Biệt Động Quân đă tịch thu được 1 đại bác SKZ 75-ly, 2 đại liên Đông Đức, một B-41, một B-40, một AK-47, 12 AK-50 và nhiều lựu đạn, đạn dược. Đặc biệt, Biệt Động Quân đă thu được một lá cờ màu đỏ viền tua vàng, rộng chừng gần một mét, có gịng chữ quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ và lá cờ thi đua luân lưu.

    Mặt trận Minh Phụng, đường 46 và đường Phú Thọ vừa chấm dứt. Tiểu Đoàn 38 BĐQ lại phải tiến sang khu B́nh Thới. Hồi 16 giờ ngày 11 tháng 5/1968, các Đại Đội 1 và 2 của Tiểu Đoàn 38 BĐQ tiến tới xạ-trường B́nh Thới được dân chúng báo cho hay là có Việt Cộng đang bố trí ở khu nghĩa địa Phú Thọ Ḥa. Các đại đội Biệt Động Quân chia làm hai cánh tiến vào nghĩa địa. Đại Đội 1 đi bọc phía Nam xâm nhập vào và yểm trợ cho Đại Đội 2 theo mũi dùi vào ngay tuyến đầu pḥng thủ của Việt Cộng song song với đường B́nh Thới.

    Khi tiến vào, Đại Đội 2 đụng độ đầu tiên với Việt Cộng và được biết nhóm Việt Cộng này thuộc thành phần của Tiểu Đoàn 267. Hỏa lực Việt Cộng rất mạnh khiến Đại Đội 2 không thể tiến được. Đại Đội 1 xâm nhập nghĩa địa cũng bị Việt Cộng chống trả dữ dội. Rốt cuộc cả hai đại đội đều không tiến được v́ Việt Cộng có sẵn những công sự pḥng thủ thiên nhiên rất thuận lợi là những hào tháo nước bên cạnh những ruộng rau, đồng thời Việt Cộng đào công sự chiến đấu rất kiên cố.

    Tới 16 giờ 30, Biệt Động Quân gọi máy bay oanh tạc. Đầu tiên 4 trực thăng vơ trang thi nhau bắn phá xuống nghĩa địa, kế đó 4 phản lực thay nhau dội bom 350 kg cho tới tối mịt. Lúc 20 giờ 00, sau đợt oanh kích bằng trực thăng và phản lực cơ, các Đại Đội Biệt Động Quân lại tiến vào nghĩa địa. Việt Cộng tuy c̣n tiếp tục chống trả nhưng trong các vụ oanh kích họ đă bị hao tổn rất nhiều.

    Trận Chiến Tết Mậu Thân (Phần 17)


    Lúc 23 giờ 00, Biệt Động Quân (BĐQ) hoàn toàn làm chủ chiến trường. Phi cơ C-47 thả trái sáng để Biệt Động quân dễ bề kiểm soát. Tham dự trận đánh này Việt Cộng có lối một đại đội thuộc Tiểu Đoàn 267. Những phần tử c̣n sống sót chạy về hướng tây bắc Phú Thọ Ḥa. Khi mặt trận yên tĩnh, Biệt Động Quân phải thay phiên nhau về pḥng tuyến Minh Phụng để nghĩ ngơi và dùng bữa ăn. Vào sáng ngày 12 tháng 5/1968, Biệt Động Quân tiếp tục mở hành quân lục soát vùng B́nh Thới và mặt trận này thật sự chấm dứt không có một phát súng nào nổ trong ngày.

    Kết quả của cuộc tấn công vào nghĩa địa: Việt Cộng để lại 26 xác chết không kể một số tử thi bị bắn nát hay bị cháy trong các đồng lúa. Quân đội chánh phủ tịch thu 5 súng AK-47, một súng cối 60-ly và một số dụng cụ truyền tin. Ngoài ra, họ c̣n bắt được hai tù binh. Số vũ khí so với số Việt Cộng bị giết tương đối ít v́ vùng chiến địa có nhiều rạch nước có thể vũ khí được ném dấu dưới nước. Kiểm soát mặt trận người ta thấy khu vực chuồng ḅ, vườn rau cải thuộc Hương lộ 14, Phường Cầu Tre, B́nh Thới bị tan nát toàn diện. Nhà cửa cháy thiêu v́ hầu hết vùng ngoại ô toàn nhà lá.

    Quan sát khu vực chiến đấu của Việt Cộng, người ta thấy các hầm trú ẩn nhét đầy rơm để ngồi không bị ẩm ướt. Các hầm cá nhân được đào dưới các dàn mướp. Những rạch và giao thông hào đều ngập nước lút cổ. Khi có phi cơ lượn qua, Việt Cộng lặn xuống trốn mất dạng dưới nước. Chiến địa do Việt Cộng cầm giữ rộng chừng 4 kilometre vuông.

    Hồ con rùa tại Saigon, 1968. (H̀NH ẢNH: R. Wayne Adelsperger)

    TRẬN ĐÁNH B̀NH TIÊN (ngày 8 và 9 tháng 5/1968)

    Sau hơn 2 ngày đêm cố theo mũi dùi về phía đường 46, đường Xóm Đất, không tiến thêm được bước nào vào đất Chợ Lớn, lúc hai giờ sáng ngày 8 tháng 5/1968, Việt Cộng lại mở thêm một mũi tấn công mới toan vượt cầu B́nh Tiên. Lực lượng Việt Cộng khoảng 200 người toan thọc mũi dùi vào hông Chợ Lớn. Dân chúng ùn ùn kéo chạy nhưng bị chận lại ở trên cầu v́ nhân viên công lực không thể kiểm soát nổi nếu để cho dân đi ào ạt. Lực lượng Cảnh Sát pḥng ngự trên các cao ốc liền lăn thùng ra đường và chăng chướng ngại vật để ngăn cản. Bỗng một số Việt Cộng khác xuất hiện từ đường Hậu Giang, Minh Phụng lập đầu cầu cho nhóm Việt Cộng bên kia tiến qua rồi định tiến dọc theo đường Hậu Giang tiến chiếm Chợ Lớn.

    Toán Việt Cộng này treo cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) ở ngay trụ đèn trước trường Quốc Việt và một lá cờ khác nữa ở một đầu cầu. Cảnh Sát tiến lên để chiếm ngă tư này, nhưng một người bị trọng thương khi họ lên hạ cờ. Trung Tá Lê Ngọc Trụ, Trưởng Ty Cảnh Sát Quận 5 đem quân tới tăng viện. Đồng thời Tiểu Đoàn 35 BĐQ cũng tới tăng viện khoảng 7 giờ sáng và chia làm 2 cánh. Một đại đội xuất phát từ đường Lục Tỉnh tiến dọc 2 bên đường tới chiếm hăng rượu B́nh Tây, phần c̣n lại đến cầu B́nh Tiên.

    Hai xe thiết-giáp xông lên mở đường tiến quân vượt qua cầu. Súng B-40 của Việt Cộng ở gần đầu cầu khai hỏa nhưng bắn không trúng. Để phản ứng lại, phía Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) cho thiết-giáp xa bắn hạ ngay ổ phục kích địch rồi lui về án ngữ tại đường Hậu Giang, Minh Phụng. Sau đó Biệt Động Quân xung phong quét sạch toán Việt Cộng tại đây gồm 10 Việt Cộng bị hạ, 4 bị bắt sống. Thế là đầu cầu quân sự mà Việt Cộng lập đêm trước đă bị phá vỡ.

    Lúc 11 giờ, áp lực Việt Cộng đă giảm nhiều. Họ bị dồn về khu vực Băi Sậy, hăng dệt Nam Á, Ḷ Gốm, đầu đường Phạm Phú Thứ. Bộ chỉ huy hành quân của Tiểu Đoàn 35 BĐQ đặt bản doanh tại sân thượng cao ốc số 239 đường Hậu Giang để quan sát. Hiện diện trên sân thượng có Đại Úy Dậu (Tiểu Đoàn Phó TĐ 35 BĐQ) điều khiển cuộc tiến quân.

    Từ trên cao ốc, nh́n về vùng Ḷ Gốm người ta thấy cây cầu B́nh Tiên cong ḿnh làm gạch nối liền giữa B́nh Đông và Chợ Lớn. Hai người lính Biệt Động Quân lăm lăm thủ súng phóng lựu M-79 từ cao ốc hướng xuống để bảo vệ 2 đầu cầu. Thỉnh thoảng các quả đạn M-79 được bắn vào những căn nhà lầu có cửa sổ nh́n sang cao ốc này v́ Việt Cộng từ đó bắn B-40

    sang. Lực lượng tiền sát của Biệt Động Quân vẫn xích dần về phía Việt Cộng. Tiếng súng cá nhân và cộng đồng nổ liên hồi, đạn vọt lạc sang cao ốc xé gió như roi vút. Lá cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ở vùng Ḷ Gốm vẫn c̣n được kéo lên.

    Trong khi đó, Pháo Binh được gọi cứ rót đều đều 2 trái một xuống vùng Ḷ Gốm. Khói lửa lại theo tiếng nổ bốc lên nghi ngút. Tới 13 giờ 00, trực thăng tới oanh kích. Việt Cộng ở bên kia cầu, lính VNCH ở bên này cầu. Cả hai bên đều chiếm cao ốc. Trực thăng có lúc đă bắn lầm vào quân bạn ở bên này cầu.

    Lúc 15 giờ chiều, tiếng súng 2 bên đều lắng dịu. Đến 16 giờ, Thiết Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 35 BĐQ dùng phi cơ quan sát từ phía trên để xem xét t́nh h́nh. Súng Việt Cộng từ phía dưới bắn lên phi cơ. Pháo Binh vẫn tiếp tục hoạt động. Các đám cháy càng lúc càng lớn. Ngọn lửa kéo dài đến nửa cây số theo con rạch dưới cầu Renault. Các nhân viên thuộc Sở Cứu Hỏa Đô Thành được đưa dến từ hồi 15 giờ 00 nhưng họ thúc thủ trước các ngọn lửa cuộn bốc cao.

    Lúc 19 giờ, Đại Đội 3 BĐQ được lệnh vượt cầu Renault. Việt Cộng bắn trả dữ dội khiến Biệt Động Quân phải lui trở lại gốc cầu. Đến 19 giờ 20, các binh sĩ Biệt Động Quân lại xung phong vào khu bên kia cầu và họ đă thành công. Hồ Văn Ḥa, viên sĩ quan tiểu đoàn trưởng ra lệnh hạ lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Bốn binh sĩ, trong đó có Chuẩn Úy Phạm Minh Hoàng điều khiển đă nhận lệnh thi hành sứ mạng trên.

    Dưới ánh hỏa châu và dưới lửa cháy ngụt trời, 4 binh sĩ Biệt Động Quân ḅ tới chân cột điện. Một người lính vừa ḅ lên đến gần mức buộc ngọn cờ bị Việt Cộng bắn khiến anh rơi từ cao xuống tử thương. Các đồng đội của anh liền quạt trung liên lia lịa về những cao ốc có tiếng súng phát ra rồi dùng súng bắn găy thanh gỗ treo cờ. Ngọn cờ từ từ rơi xuống.

    Hạ xong ngọn cờ này, Đại Đội 3 BĐQ vẫn tiếp tục tiến sâu vào ḷng địch, vượt qua những đồ đạc mà Việt Cộng lấy của dân chúng xếp ngang đường làm chướng ngại vật. Lực lượng hành quân tiến tới bao vây rạp hát Tân B́nh đă được Việt Cộng đặt làm bộ chỉ huy tối vừa qua. Để chiếm cao ốc này, Biệt Động Quân đă phải leo lên mái nhà rồi tiến dần vào cửa hông rạp hát. Việt Cộng nổ súng khiến 2 binh sĩ Biệt Động Quân tử thương, nhưng sau đó cũng lọt được vào rạp. Tại đây, các binh sĩ VNCH và Việt Cộng đă bắn nhau trong khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó, quân đội chánh phủ làm chủ được rạp chiếu bóng. Rồi suốt đêm họ chỉ nằm cố thủ tại vị trí chiếm được này mà thôi.

    Riêng Đại đội 4 BĐQ tới giải tỏa hăng rượu B́nh Tây đă hoàn thành công tác trước 11 giờ trong ngày và không gặp sự kháng cự mạnh mẽ nào của Việt Cộng.

    Vào 8 giờ 30 sáng ngày 9 tháng 5/1968, Đại Úy Dậu dẫn hai đại đội vượt cầu Renault tiến sâu vào các đường B́nh Tiên, Nguyễn Văn Chỉ, Văn Thân để kiểm soát chiến trường và tiếp tục dồn Việt Cộng về hướng cầu Kinh, nhưng không c̣n đụng độ v́ Việt Cộng đă rút đi trong ban đêm. Tới 10 giờ 30 cuộc hành quân coi như hoàn tất.

    H́nh ảnh đầu tiên của chiến trường B́nh Tiên cho thấy là hàng ngàn ngôi nhà đă bị cháy thiêu rụi, cột điện đổ, đồ đạc bàn ghế văng văi đầy đường. Kết quả có 32 cán binh Việt Cộng chết tại trận, 16 bị bắt sống. Quân đội VNCH tịch thu được 6 khẩu súng AK, một súng carbine, một súng lục.

    TRẬN ĐÁNH TÂN THỚI HIỆP (từ ngày 8 đến 11 tháng 5/1968)

    Nằm trong kế hoạch tấn công vào thủ đô, vào đêm 8 sang đến rạng ngày 9 tháng 5/1968, lực lượng của Trung Đoàn 101 thuộc Công trường 9 Việt Cộng định xâm nhập qua ngả Tân Thới Hiệp để tiến vào thủ đô. Cuộc tấn công này đă bị Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù ngăn chận ngay ở ngoài thành phố.

    Khoảng 01 giờ 30 sáng, Việt Cộng tới sát pḥng tuyến Nhảy Dù. Đầu tiên Việt Cộng đánh vào Đại đội 5 của Đại Úy Nguyễn Văn Định (đại đội trưởng). Trước khi khai hỏa bằng súng nhỏ, Việt Cộng đă dùng đến 5 khẩu bích-kích pháo 82-ly bắn như mưa xuống pḥng tuyến đối phương. Việt Cộng xung phong 4 lần nhưng không chọc thủng được pḥng tuyến của Nhảy Dù. Đại Úy Định cho biết hỏa lực Việt Cộng rất mạnh, vừa đại liên, trung liên, và có cả B-40. Đến 7 giờ sáng th́ Việt Cộng rút lui. Đại Đội 5 cho quân ra tịch thu được 7 súng cộng đồng và 17 súng cá nhân. Việt Cộng bỏ lại 70 xác.

    Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù được hai tiểu đoàn 7 và 1 Nhảy Dù đến tăng cường hành quân truy kích. Cuộc chiến đă xảy ra dữ dội suốt ngày thứ 2 tại vùng Tân Thới Hiệp với sự yểm trợ của Không Quân (KQ) và các thiết vận xa. Tầm mức của cuộc chiến này hết sức quan trọng v́ nếu pḥng tuyến của Nhảy Dù bị chọc thủng th́ Việt Cộng có thể kéo vào Xóm Mới và xâm nhập vào thủ đô theo đường tiến quân cũ của họ hồi Tết. Trong ngày thứ nh́ có 139 cán binh Việt Cộng bị hạ, 5 bị bắt. Quân đội VNCH thu được 11 súng B-40, 6 thượng liên, 52 súng cá nhân đủ loại. Tổng cộng có 21 binh sĩ Việt Nam Cộng Ḥa tử thương và 52 người bị thương.

    Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, thường xuyên có mặt tại trận địa với quyết định diệt cho bằng hết không cho Việt Cộng tẩu thoát. Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, thị sát mặt trận ngay khi tiếng súng đôi bên đang nổ dữ dội. Đại Tướng đă tới sân thượng hăng bột ngọt Thiên Hương chỉ cách trận địa 500 mét đường chim bay để quan sát.

    Vào ngày thứ 3, trận đánh đă xảy ra quanh chùa Giác Hoa cách hăng bột ngọt 400 mét là nơi mà Việt Cộng đă lập pḥng tuyến rất chắc chắn. Quân đội đồng minh dùng các phi cơ A-1 Skyraider và F-105 để trút bom xuống trận địa. Sau đó, bộ binh và thiết vận xa phối hợp xông vào chiến trường. Khu vực này có nhiều rănh và vườn trống. Việt Cộng bị bao vây nhưng vẫn cố cầm cự để t́m đường thoát. Nhưng trận địa cứ mỗi lúc mỗi thu hẹp.

    Gần chiều tối ngày 10 tháng 5/1968, Pháo Binh tạo một màn khói sát tuyến Việt Cộng để Bộ Binh mở một đợt xung phong cuối cùng nhưng vẫn không vào được mặc dù xác Việt Cộng đă chồng chất nhau ở trên các miệng hố và giao thông hào.

    Trời tối, các đơn vị Việt Nam Cộng Ḥa vẫn cố bao xiết ṿng vây. Suốt đêm, phi cơ AC-47 vơ trang tới bắn yểm trợ và Pháo Binh vẫn tiếp tục rót đạn vào vị trí Việt Cộng. Măi tới trưa ngày 11 tháng 5/1968, quân đội chánh phủ mới hoàn toàn thanh toán trận địa này.

    Tổng kết có 321 Việt Cộng chết, 9 bị bắt sống và bị tịch thu 21 súng cộng đồng, 96 súng cá nhân. Phía Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù có 50 binh sĩ tử thương, 180 bị thương và một người mất tích. Trong ṿng 14 năm thành lập, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù lần đầu tiên gặp một địch thủ xứng đáng là Trung Đoàn 10 Việt Cộng. Trung đoàn này coi như bị xoá tên khi mưu toan đột nhập đô thành.

    TRẬN ĐÁNH CẦU CHỮ Y (từ ngày 9 đến 12 tháng 5/1968)

    Một lực lượng Việt Cộng khá lớn đă xâm nhập vào phía Nam Saigon và uy hiếp hướng cầu Chữ Y (thuộc Quận 8), gồm các đường Phạm Thế Hiển và đường Âu Dương Lân, và hướng bên kia cầu Tân Thuận thuộc Khánh Hội. Ngay từ sáng ngày 9 tháng 5/1968 khi Việt Cộng xuất hiện tại các khu vực trên, dân chúng Khanh Hội và bên kia cầu Chữ Y đă lũ lượt kéo vào thành phố.

    Ngày thứ Năm 9 tháng 5/1968, chiến xa Hoa Kỳ tiến sang bố trí tại 2 đầu cầu Tân Thuận. Con đường xuống Phú Xuân Nhà Bè vẫn lưu thông. Chiến xa Hoa Kỳ c̣n đóng rải rác tại khu Cầu Hàng nơi có nhiều cuộc đụng độ lẻ tẻ và chiều hôm thứ Năm khiến một số nhà bị cháy. Trên đường Tôn Thất Thuyết dọc theo sông, những người lính Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) VNCH đă chia nhau canh gác dọc theo đường này và các khu xung quanh.

    H́nh chụp trên cầu chữ Y, Saigon. Tết Mậu Thân, 1968. (H̀NH ẢNH: sưu tầm)

    T́nh h́nh bên kia cầu Chữ Y tới 16 giờ mới đột biến khẩn trương. Dường như các thành phần tiền phong của Tiểu Đoàn Phú Lợi 2 và Tiểu Đoàn 5 Nhà Bè của Việt Cộng đă xâm nhập vào các khu dân cư. Lực lượng Việt Cộng định vượt qua cầu Chữ Y vào thành phố. Một trận đánh dữ dội đă xảy ra tại tại chân cầu Chữ Y v́ là lần đầu tiên có lực lượng bộ binh Mỹ tham dự.

    Dưới sự yểm trợ của Không Quân, các chiến xa Hoa Kỳ có bộ binh tùng thiết đă vượt qua cầu vào gần tối ngày 9 tháng 5/1968. Việt Cộng trước đó đă chiếm các căn nhà lụp xụp ở sát chân cầu để làm bàn đạp định vượt qua cầu. Các căn nhà này bị bom bốc cháy. Việt Cộng ẩn nấp dưới hầm hố và quân đội đồng minh đă dùng hỏa tiễn và đại liên bắn xuống.

    Trong lúc cuộc ác chiến xảy ra tại cầu này, nhiều dân chúng sợ hăi chạy thục mạng vượt qua cầu là lối thoát duy nhất. Họ đă chen lấn và xô nhau ngă xéo xuống hàng kẽm gai chăng ngang cầu khiến giây kẽm gai vướng vào ḿnh không đứng lên được trong khi đó làn sóng người cứ tiếp tục tràn tới.

    Người ta cho rằng có đến 100 thường dân chạy loạn qua cầu bị chết và bị thương. Người bị chết do xô xéo lẫn nhau trong khi hoảng hốt. Người bị chết bởi trúng đạn của cả hai bên. Các toán dân chúng chạy tỵ nạn qua đường phố vừa lúc phi cơ trực thăng nhào xuống khiến một số dân bị trúng đạn. Có nhiều người chạy lạc vào một nơi có ổ hỏa lực của Việt Cộng và họ bị Việt Cộng bắn gục. Phần c̣n lại bị phi cơ sà xuống bắn vào khu nhà có hỏa lực của Việt Cộng lại bị chết lây. Để giúp các dân tỵ nạn vượt khỏi

    hàng rào kẽm gai chằng qua cầu, lính VNCH phải dùng những tấm gỗ bắc qua hàng kẽm gai để dân chúng bước qua.

    Người ta ghi nhận có phi cơ phóng thanh báo trước cho dân chúng quyết định oanh tạc để họ lánh cư, nhưng trong trường hợp đánh nhau ở đường phố phần th́ họ bị Việt Cộng giữ lại không cho chạy, phần th́ họ không biết chạy về đâu ngoài việc vượt qua cây cầu duy nhất này để vào thành phố.

    Trước ngày 9 tháng 5/1968, lực lượng hỗn hợp Việt-Mỹ gồm Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 39 của Sư Đoàn 9 Hoa Kỳ với chiến xa hỗ trợ và Đại đội 2 của Tiểu Đoàn 35 BĐQ VNCH đă hoàn thành lập một ṿng đai vững chắc bảo vệ cây cầu Chữ Y để Việt Cộng không phá được hay làm đầu cầu vượt qua sông và bảo vệ nhà hơi của nhà đèn Chợ Quán. Nhà đèn Chợ Quán đă bị Việt Cộng pháo kích nhưng không gây được thiệt hại nào.

    Mặt trận cầu Chữ Y sang ngày 10 tháng 5/1968 tạm yên. Khói của các đám cháy ngày hôm qua vẫn c̣n nghi ngút bốc cao. Trong đêm, Việt Cộng định chiếm trại tế bần để giải thoát một số du đăng đang bị giam giữ tại đây và trang bị vũ khí cho họ để thêm quân số nhưng không thành công.

    Lực lượng Việt-Mỹ bắt đầu phản công. Từ phía cầu Chữ Y, một cánh quân bạn xua địch từ bến Phạm Thế Hiển về cầu Mật. Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 39 Hoa Kỳ có thiết vận xa yểm trợ tiến sâu vào đường Phạm Thế Hiển. Đại Đội 2 của Tiểu Đoàn 35 BĐQ VNCH có thiết vận xa Hoa Kỳ yểm trợ tiến chiếm con đường đất vào chợ nhỏ dồn Việt Cộng về phía cầu Mật. Mặt khác, một lực lượng Hoa Kỳ hành quân trực-thăng vận từ mặt ruộng phía đông cầu Chữ Y tạo áp lực và buộc Việt Cộng phải rút qua cầu Mật để làm mồi cho máy bay.

    Lúc 10 giờ, lực lượng hành quân Hoa Kỳ lần ṃ theo đường Phạm Thế Hiển tiến sâu gần tới khu chợ dưới sự yểm trợ của những quả bom Napalm. Khi cách cầu Mật 900 mét th́ đụng Việt Cộng. Có 3 thiết-vận xa được lệnh xung kích. Một chiếc M-113 vừa chồm lên mô đất cao, khẩu đại liên vừa quạt vào hông chợ th́ một trái B-40 từ phiá trái bắn tới khiến thiết vận xa bốc cháy phát ra những tiếng nổ kinh hồn. Hai thiết vận xa kia phải lui về vị trí cũ. Sĩ quan đại đội trưởng bèn xin pháo binh bắn yểm trợ.

    10 giờ 30, một tiểu đội thám báo Hoa Kỳ do một trung úy chỉ huy cúi rạp ḿnh tiến tới mục tiêu. Họ vừa chạy vừa bắn bọc 4 phía. Lúc đến gần một ngôi nhà gạch lợp tôn, Việt Cộng từ trong nhà tông cửa chạy ra và khai hỏa vào tiểu đội Hoa Kỳ. Nhóm Việt Cộng chạy tới một ngôi nhà gạch khác. Khi tới nơi cánh cửa đang đóng kín được mở ra cho Việt Cộng chạy vào trong. Rồi Việt Cộng từ bên trong lại xung phong ra, bắn viên trung úy Mỹ tử thương khi ông xông tới. Viên sĩ quan này c̣n ráng ném được 2 trái lựu đạn khiến cho vài Việt Cộng bị thương trước khi gục ngă.

    Mười một giờ, từng cuộn khói đen bốc lên ở đường Phạm Thế Hiển, đường Âu Dương Lân và mép kinh Rạch Ông. Hàng ngàn nóc nhà tại đường Phạm Thế Hiển bị thiêu rụi và c̣n rất dông dân chúng bị kẹt bên trong. Trận chiến trong ngày 11 tháng 5/1968 kéo dài trong mười tiếng từ 13 giờ 50 đến 23 giờ 50 khiến 85 cán binh Việt Cộng bị hạ. Phía Hoa Kỳ có 4 binh sĩ chết và 24 người bị thương.

    Trong đêm 10 tháng 5/1968, một lực lượng Hoa Kỳ chiếm giữ trường trung học La San bị bao vây. Lực lượng này bị cắt đứt liên lạc với Bộ Chỉ Huy và bị cô lập cách cầu Mật khoảng 200 mét. Cường độ hỏa lực Việt Cộng rất mạnh mẽ đến nỗi các thiết vận xa M-113 phải dội bật trở lại. Nhưng dù bị cô lập, lực lượng hành quân này vẫn bảo toàn lực lượng. Việt Cộng từ một ổ kháng cự cách trường La San hơn 30 mét khạc đạn như mưa vào lực lượng Hoa Kỳ.

    Vị trí này măi tới 17 giờ ngày 11 tháng 5/1968 mới được giải tỏa do một cuộc hành quân hỗn hợp Việt-Mỹ có thiết vận xa yểm trợ sau khi được phản lực cơ dội bom vào các vị trí Việt Cộng tại các cao ốc. Việt Cộng tháo lui bỏ lại chiến trường 98 xác.

    Enter supporting content here