1 Chủ
Nhật 20.4.1975
Trong cuốn hồi kư Đất Nước
Tôi được xuất bản vào năm 2003, vị thủ tướng cuối cùng của
chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa là ông Nguyễn Bá Cẩn cho biết rằng: “Cũng
chính ngày 20 tháng 4 nầy, trong lúc Cộng Sản Bắc Việt đang chặt tay, chặt
chân để bóp cổ và chọc thủng bụng theo thế đánh mà bọn chúng thường
rêu rao để tuyên truyền th́ đồng minh của Việt Nam Cộng Ḥa đă “trảm
thủ” miền Nam bằng một nhát gươm ân huệ. Thật vậy, sáng hôm ấy,
Đại Sứ Martin đến gặp TT Thiệu. Sau khi Đại sứ Martin ra về
th́ một màn khói im lặng và bí mật bao phủ Dinh Độc Lập cho đến sáng hôm
sau” (Nguyễn Bá Cẩn: Đất Nước Tôi, Hoa Hoa Press, Derwood, Maryland, trang 420) Ngày
Chủ Nhật 20 tháng 4 không chỉ có Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin mà c̣n có cả đại
sứ Pháp Mérillon đến hội kiến với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
tại Dinh Độc Lập với mục đích thuyết phục ông từ chức để
cứu văn t́nh h́nh v́ phe công sản dứt khoát không chịu thương thuyết với ông.
Theo Frank Snepp và các tác giả của bộ “The Vietnam experience” th́ Đại Sứ
Mérillon vào gặp TT Thiệu trước Đại sứ Martin, tuy nhiên theo Oliver Todd th́ ông
đại sứ Pháp vào gặp TT Thiệu sau ông đại sứ Hoa Kỳ. Oliver Todd cho
biết vào ngày 20 tháng 4, Đại sứ Mérillon đến Dinh Độc Lập một ḿnh
và nói chuyện thẳng với TT Thiệu. Đại sứ Mérillon nói rằng: “Thưa
Tổng Thống, tôi đến gặp Ngài tại v́ t́nh h́nh đă trở nên vô cùng nghiêm trọng.
Không c̣n vấn đề quân sự nữa”. TT Thiệu không trả lời và Đại
sứ Mérillon nói tiếp: “Tôi thấy chỉ c̣n là vấn đề chính trị. Cần
phải để cho một tiến tŕnh dân chủ được khai triển”. “Tổng
Thống Thiệu ngồi nghe trong khi Đại sứ Mérillon tiếp tục tŕnh bày gần
như là độc thoại về những thực tế mà ông Thiệu dần dần bắt
đầu hiểu. Đại sứ Mérillon nói rằng chính phủ chỉ c̣n nắm giữ
được vài thành phố lớn nhưng ba phần tư lănh thổ đă bị mất
vào tay Cộng sản, rồi ông Đại sứ nói đến những mối liên lạc
thân hữu giữa cá nhân hai người và cả giữa bà Thiệu và bà Mérillon nữa, ông
kêu gọi đến trách nhiệm trước lịch sử, đến danh dự cá nhân
và yêu cầu Tổng Thống Thiệu nên làm một sự hy sinh lớn lao cho dân tộc Việt
Nam qua một sự thương thuyết không thể tránh khỏi để cho một vài
quyền lợi nào đó c̣n có thể cứu văn được. “Tổng Thống Thiệu
bắt đầu nói đến những tái phối trí cần thiết, về sự phản
bội của Mỹ và tinh thần chủ bại của một số tướng lănh. Rồi
Tổng Thống Thiệu kết thúc cuộc hội kiếh bằng mộtn câu nói rất
b́nh dân: “thôi, tới đâu hay tới đó” và ông Đại sứ ra về” (ghi
chú: Oliver Todd: sách đă dẫn, trang 312) Vào hồi 10 giờ sáng, đến lượt Đại
sứ Hoa Kỳ Graham Martin vào gặp Tổng Thống Thiệu và cuộc gặp kéo dài trong
một tiếng rưởi đồng hồ. Đại sứ Martin trước hết
tŕnh bày với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về nhận định của
Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ đối với t́nh h́nh quân sự hiện tại. Thực
ra th́ bản nhận định nầy đă được Frank Nepp, một chuyên viên phân
tích t́nh báo (intelligence analyst) của CIA soạn thảo. Trong cuốn Decent Interval, Frank Nepp tiết
lộ rằng ông đă được Polga, Giám Đốc CIA tại Sài G̣n ra chỉ thị
phải “soạn thảo bản nhận định càng đen tối càng tốt chừng
đó. Đại sứ Martin sẽ dùng bản nhận định nầy để thuyết
phục ông Thiệu rằng đă đến lúc ông ta phải ra đi” Đại sứ
Martin đă đưa cho TT Nguyễn Văn Thiệu bản nhận định do Frank Nepp viết
nguyên văn như sau: “Với cuộc sụp đổ của các cuộc pḥng thủ
của quân đội của chính phủ quanh tỉnh lỵ Xuân Lộc và sự tiếp tục
gia tăng tập trung quân đội của Cộng sản trong Vùng 3 Chiến Thuật cán
cân lực lượng trong vùng chung quanh Sài G̣n hiện nay đă nghiêng về phía Bắc Việt
và Việt Công. Mặc dù chính phủ vẫn c̣n có thể tăng viện cho một trong những
mục tiêu có thể sẽ bị tấn công như Biên Ḥa – Long B́nh ở về phía Đông
Sài G̣n, các tỉnh Long An, Hậu Nghĩa ở về phía Tây hay tỉnh B́nh Dương ở
về phía Bắc, tuy nhiên lực lượng của chính phủ sẽ không đủ sức
mạnh để pḥng thủ tất cả các mục tiêu nầy một cách hữu hiệu.Mặt
khác về phía Bắc Việt và Việt công th́ chỉ trong ṿng ba hay bốn ngày, họ lại
có đủ khả năng phóng ra những cuộc hành quân phối hợp trên mức nhiều
sư đoàn vào tất cả những mục tiêu nầy. Như vậy th́ chính phủ VNCH
sẽ phải đối phó với một t́nh trạng mà trong đó Sài G̣n sẽ bị cô
lập và sẽ không c̣n liên lạc được với bên ngoài chỉ trong ṿng vài tuần
lễ và có thể rơi vào tay của các lực lượng Bắc Việt – Việt
Cộng trong ṿng 3 hay 4 tuần lễ. (Frank Nepp nói rằng ông muốn viết “chỉ
vài tuần lễ” nhưng Polgar không muốn như vậy. Frank Nepp cũng cho biết
thêm rằng sau khi ra đi, ông Thiệu vẫn c̣n để bản nhận định nầy
trên bàn giấy của ông trong Dinh Độc Lập. Khi VC chiếm Sài G̣n, Văn Tiến Dũng
đă lấy được bản nhận định nầy và đă cho đăng nguyên
văn trong cuốn sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của ông ta (ghi chú: Frank Nepp: sđd,
trang 382) Sau nầy, trong một buổi tường tŕnh với Ủy Ban Ngoại Giao Hạ
Viện Mỹ vào ngày 22 tháng 1 năm 1976, Đại sứ Martin nói rằng ông ta đến
gặp TT Thiệu “với tư cách cá nhân, ông ta không đại diện cho TT Gerald Ford,
không đại diện cho Ngoại Trưởng Henry Kissinger và cũng không nói chuyện với
tư cách là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Ḥa, ông chỉ nói chuyện
với tư cách là một người đă từng quan sát t́nh h́nh ở Đông Nam Á từ
bao nhiêu năm qua và cũng là một người mà trong hai năm qua đă bỏ ra nhiều
th́ giờ t́m hiểu tất cả ngọn ngành của các vấn đề quân sự tại
Việt Nam” Sau khi tŕnh bày với TT Thiệu về nhận định đầy đen
tối về t́nh h́nh trong một vài ngày sắp tới, Đại sứ Martin nói rằng ông
không hề nói với TT Thiệu là ông ta phải từ chức, ông “chỉ tŕnh bày với
TT Thiệu một cách rơ ràng, chính xác và khách quan về nhận định của người
Mỹ đối với t́nh h́nh hiện tại” Đại sứ Martin nói rằng ông
“nói với TT Thiệu, sau khi phân tích và so sánh lực lượng hai bên và nếu cả
hai điều dồn lực lượng vào trận đánh cuối cùng th́ các cân quân sự
về phía VNCH rất bi quan. Kết luận của tôi là nếu Cộng sản quyết tâm
đánh để tiêu diệt Sài G̣n th́ Sài G̣n không thể cầm cự được hơn
một tháng. Dù sự pḥng thủ có khéo léo, dũng cảm và quyết tâm đến đâu chăng
nữa th́ cũng không thể kéo dài quá ba tuần lễ. “Tôi nói, theo ư kiến của
tôi th́ Hà Nội muốn giữ Sài G̣n nguyên vẹn chứ không muốn Sài G̣n trở thành một
đống gạch vụn khi họ chiếm đóng. Tuy nhiên không ai biết được
một cách chắc chắn rằng Hà Nội sẽ không biến Sài G̣n thành b́nh địa nếu
mà không có một sự thương thuyết nhằm vào việc đ́nh chiến” (ghi chú:
Graham Martin: Bản Điều Trần Tại Ủy Ban Ngoại Giao của Hạ Viện
Hoa Kỳ tại Washington ngày 22 tháng 1 năm 1976) ĐẠi sứ Martin nói trắng rằng
đây là một việc mà chỉ có một ḿnh TT Thiệu mới có quyền quyết định,
tuy nhiên ông Đại sứ cũng “nhắc khéo” TT Thiệu là đa số người
Việt Nam đều quy trách ông Thiệu là người phải chịu trách nhiệm trước
sự thăm bại quân sự trong hơn một tháng qua, đa số người Việt Nam
không tin rằng ông Thiệu c̣n có đủ khả năng lănh đạo dất nước
vượt qua cuộc khủng hoảng nầy và họ tin tưởng rằng nếu ông
Thiệu ra đi th́ việc thương thuyết với phe Cộng sản sẽ dễ dàng
hơn. Tổng Thống Thiệu hỏi Đại sứ Martin rằng nếu ông ra đi,
liệu quốc hội Hoa Kỳ có thay đổi ư kiến mà bỏ phiếu chấp thuận
viện trợ bổ túc cho VNCH hay không th́ Đại sứ Martin trả lời rằng nếu
cách đây vài tháng, việc đó có thể giúp VNCH có thêm vài ba phiếu tại quốc hội
Mỹ, tuy nhiên đó là việc đă qua. Đại sứ nói thêm rằng “giả thử
như quốc hội Mỹ chấp thuận viện trợ bổ túc cho VNCH đi nữa
th́ sự viện trợ đó cũng không thể đến kịp thời để thay
đổi t́nh h́nh quân sự tại miền Nam” Thật ra th́ khoảng 10 ngày trước
đó, vào ngày 10 tháng 4, TT Hoa Kỳ Gerald Ford trong một bài diễn văn được truyền
h́nh trên toàn nước Mỹ đă cho biết rằng ông đă yêu cầu quốc hội cung
cấp 722 triệu đô la viện trợ quân sự bổ túc cho VNCH theo đề nghị
của Đại Tướng Frederick Weyand và c̣n xin thêm 250 triệu nữa để cung cấp
thực phẩm, thuốc men và cứu trợ cho người tỵ nạn, tuy nhiên đề
nghị đă bị Thượng Viện lúc bấy giờ do Đảng Dân Chủ kiểm
soát ngâm tôm, không cứu xét. Qua ngày 16 tháng 4, trong một bài diễn văn đọc trước
“Hội Các Nhà Biên Tập Báo Chí Hoa Kỳ (American Society of Newspaper Ediors), TT Ford đă lên án
quốc hội bội ước không giữ đúng sự cam kết và nghĩa vụ trợ
giúp cho VNCH trong khi Liên Xô và Trung Cộng lại gia tăng nổ lực viện trợ cho đồng
minh của họ là Cộng sản Bắc Việt. Dùng ngôn từ của giới mộ điệu
football, TT Ford nói rằng: “Tôi cảm thấy muốn phát bệnh khi mà trong hiệp chót
(của trận football) nước Mỹ đă không có một nổ lực đặc biệt
nào, không có một chút cam kết dù là nhỏ nhoi trong việc viện trợ kinh tế và quân
sự mà VNCH cần phải có để có thể tránh được t́nh trạng bi thảm
nầy” Ngày hôm sau 17 tháng 4, Tiểu ban Quân vụ của Thượng Viện Hoa Kỳ
do Đảng Dân Chủ kiểm soát biểu quyết không chấp thuận bất cứ viện
trợ quân sự bổ nào cho VNCH, điều nầy có nghĩa là vấn đề viện
trợ quân sự cho VNCH sẽ không c̣n được đưa ra cứu xét trước Thượng
Viện Hoa Kỳ nữa. Qua ngày 18 tháng 4, quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật
về viện trợ quân sự tài khóa 1976 trên 3 tỷ đô la dành cho nhiều nước
trên thế giới, nhưng trong số những quốc gia nhận được viện
trợ không có VNCH. Như vậy có nghĩa là sau ngày 30 tháng 6 năm 1975, dù có c̣n tồn tại,
VNCH cũng sẽ không c̣n nhận được một số tiền viện trợ nào dành
cho quân sự nữa, không c̣n ngân khoản nào để mua súng đạn, nhiên liệu và cũng
không c̣n để trả lương cho quân đội nữa. Sau khi VNCH bị Cộng sản
cưởng chiếm, Đại sứ Graham Martin đă điều trần với quốc
hội rằng: “Tôi nói với TT Nguyễn Văn Thiệu rằng kết luận của
tôi là dù các sĩ quan trong quân đội vẫn c̣n phải tiếp tục chiến đấu,
nhưng gần như hàu hết các vị tướng lănh của ông Thiệu đều tin
rằng đó là một cuộc chiến vô vọng, trừ khi mà bên cạnh sự chiến
đấu đó phải bắt đầu khởi sự tiến tŕnh thương thuyết.
Tôi nói với ông Thiệu rằng các tướng lănh tin tưởng rằng tiến tŕnh đó
không thể nào được khởi sự trừ khi ộng Thiệu ra đi hoặc là
ông Thiệu phải thực hiện ngay tiến tŕnh thương thuyết đó với phe
Cộng sản. Tôi nói tôi có cảm tưởng rằng nếu ông Thiệu không từ chức
ngay tức khắc th́ các tướng lănh của ông buộc ông phải ra đi” Sau khi
Đại sứ Martin nói hết những điều cần nói. Tổng Thống Thiệu
cam kết với ông Martin là ông “sẽ làm bất cứ những ǵ mà tôi nghĩ rằng
có lợi nhất cho đất nước của chúng tôi.*123 (ghi chú: The Vietnam Experience, sđd,
trang 136)
2 Ngày Thứ
Hai 21.4.1975
NGÀY THỨ HAI 21 tháng 4/1975.
Ông
Thiệu Từ Chức. Sau đêm suy nghĩ, trưa ngày hôm sau, thứ Hai 21 thánng 4, TT Thiệu
mời Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tá Trần Thiện Khiêm,
cưu thủ tướng, đến Dinh Độc Lập và thông báo với họ rằng
ông sẽ từ chức. Tổng Thống Thiệu kể lại cho hai nhân vật nầy cuộc
hội kiến với đại sứ Pháp và đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước
và nhận mạnh rằng cả hai ông đại sứ đều không chính thức khuyến
cáo ông từ chức, tuy nhiên v́ t́nh h́nh quân sự đă trở nên vô vọng và ông cảm thấy
rằng ông không c̣n có thể phục vụ đất nước hữu hiệu được
nữa cho nên ông phải từ chức. TT Thiệu nói với cụ Trần Văn Hương
và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm rằng ông muốn bảo tồn tính hợp
pháp của chế độ VNCH và do đó ông yêu cầu Phó Tổng Thống Trần Văn
Hương nhận lănh chức vụ Tổng Thống VNCH để cứu văn t́nh thế. Tuy
nhiên, trong một cuộc tiếp xúc qua điện thoại tại San Jose, cựu Thủ Tướng
Nguyễn Bá Cẩn đă cho người viết biết rằng trong phiên họp tại Dinh
Độc Lập sáng 21 tháng 4 năm 75, chỉ có ba người đó là Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu, Phó Tổng Thống Trần văn Hương và ông Nguyễn Bá Cẩn, Thủ
Tướng Chính Phủ. Ông Thiệu ngồi giữa, PTT Hương ngồi bên phải và
ông Cẩn ngồi bên trái, không hề có cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm như
trong các tài liệu khác đă nói. Theo ông Cẩn th́ trong phiên họp nầy, TT Thiệu loan báo
cho cụ Hương và ông biết rằng ông đă quyết định từ chức tổng
thống VNCH và yêu cầu Phó Tổng Thống Trần văn Hương lên thay thế ông theo
đứng tinh thần hiến pháp 1967 (ghi chú: Mạn đàm qua điện thoại với
cựu thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn tại San Jose, California, ngày 6/5/2002) Trong cuốn
hồi kư Đất Nước Tôi mới xuất bản gần đây, cựu thủ Tướng
Nguyễn Bá Cẩn cho biết rơ hơn như sau: “Sáng thứ Hai (21/4/75) tôi gọi điện
thoại hỏi Đại Tá Cẩm, đổng lư Văn Pḥng của TT Thiệu để
bàn công việc khẩn cấp, toàn là những tin bất lợi mà tôi thu nhận được
trong hai ngày cuối tuần vừa qua, từ quân sự cho đến ngoại giao, ngoại
viện v.v.. Nhưng Đại Tá Cẩm cho tôi biết nhiều lần là TT Thiệu đang
họp với PTT Hương. Đại Tá Cẩm cũng cho tôi biết là trong ngày Chủ
Nhật hôm qua, Đại sứ Martin đến thảo luận với TT Thiệu về
t́nh h́nh nguy ngập của miến Nam và h́nh như TT Thiệu sẽ lấy những quyết
định tối ư quan trọng. “Sau cùng vào lúc 11 giờ trưa ngày 21 tháng 4, tôi
được mời gặp TT Thiệu. Đến nơi, tôi nhận thấy không phải
chỉ Tt Thiệu mà c̣n có thêm PTT Hương. Phiên họp vơn vẹn chỉ có ba người.
TT Thiệu mở đầu là sau khi thảo luận với Đại sứ Martin, ông ta quyết
định là từ chức và bàn giao trách nhiệm tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa
cho Phó TT Trần Văn Hương theo đúng hiến định. Việc TT Thiệu từ
chức, ông ta cho biết, là đế xem quốc hội Hoa Kư có thay đổi lập trường
của Uy ban quốc Pḥng Thương Viện, tiếp tục quân viện cho Việt Nam để
mở đường cho Hoa Kỳ và đồng minh thương lượng một một
giải pháp chính trị mà phía Cộng sản Bắc Việt nhất quyết từ chối
mọi cuộc thảo luận nếu TT Thiệu c̣n tại chức. Đúng là cả bạn
lẫn thù đang ban cho miến Nam phát súng ân huệ cuối cùng. (ghi chú: Nguyễn Bà Cẩn,
sách đă dẫn, trang 421) Tuy cả hai ông Đại sứ Pháp Mérillon và Hoa Kỳ Martin đă
thuyết phục TT Thiệu nên từ chức trong ngày Chủ Nhật nhưng TT Nguyễn
Văn Thiệu cũng chưa có quyết định dứt khoát v́ dường như ông vẫn
c̣n chờ đợi thái độ của các tướng lănh, ông vẫn c̣n chờ đợi
xem các tướng lănh có c̣n ủng hộ ông trong việc ngồi lại ghế tổng thống
hay không. Trong cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
cho biết vào năm 1984, cựu Tổng Thống Thiệu đă tiết lộ với ông rằng
trước khi quyết định từ chức, ông đă mời các tướng lănh đến
Dinh Độc Lập để báo cho họ biết về cuộc hội kiến với
đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước: “Ông Thiệu kể cho tôi (năm 1984) là
hôm sau ngày gặp ông Martin, ông đă mời các tướng lănh đến dinh Độc Lập-.
Trong buổi họp ông cho họ biết về những chuyện Đại sứ Martin đề
cập tới.Ông Thiệu nói nếu các tướng lănh cho rằng ông là một chướng
ngại vật cho ḥa b́nh của đất nước th́ ông sẽ từ chức. Không ai
phát biểu ǵ cả. Thế là đă rơ họ không muốn cho ông ngồi ghế tổng thống
nữa. Giữa lúc đó, ông tuyên bố từ chức và Phó Tổng Thống Trần Văn
Hương lên thay. (ghi chú: Nguyễn tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 389) Như
vậy có lẽ TT Thiệu đă tham khảo các tướng lănh một cách bán chính thức
trước khi quyết định từ chức và khi không c̣n được họ ủng
hộ nữa, khi ông thấy rằng: “thế là đă rơ họ không muốn ông ngồi
lại ghế tổng thống nữa” th́ ông mới loan báo quyết định nầy
với Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và cựu Thủ Tướng Trần
Thiện Khiêm. Frank Snepp, nhân viên CIA và cũng là tác giả cuốn Decent Interval tiết lộ
rằng khi ông Thiệu nói chuyện với Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và
Đại Tướng Trần Thiện Khiêm (hay Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn) tại
Dinh Độc Lập th́ bộ phận nghe lén của CIA ở ṭa đại sứ Mỹ
nghe hết không sót một lời nào. Trùm CIA tại Sài G̣n là Thomas Polga sau đó đă ra lệnh
cho phụ tá của ông là Thiếu Tướng Charles Timmes đến gặp Đại Tướng
Dương Văn Minh ngay chiều hôm đó và hỏi thẳng ông Dương Văn Minh rằn
nếu người Mỹ có cách loại ông Hương ra khỏi ghế tổng thống
th́ ông Minh có sẳn ḷng đảm nhận chức vụ nầy để điều đ́nh
với Việt cộng hay không? Địa Tướng Minh gật đầu nhận lời,
ông bày tỏ sự tin tưởng rằng ông có thể thuyết phục “phe bên kia”
và ông nói với tướng Timmes rằng ông cần gởi ngay một địa diện của
ông sang Paris để thương thuyết ngay với phe công sản. Nghe ông Minh nói như vậy,
tướng Timmes liến mở cặp lấy ngay một ngàn đô la tiền mặt trao cho
ông Minh để mua vé may bay cho người nầy. Frank Snepp chú thích thêm là ông Minh không hề
gởi người nào sang Paris, không dùng đến số tiền nầy và cũng không trả
lại cho người Mỹ. Frank Snepp cũng cho biết thêm là Đại sứ Martin không
hề hay biết ǵ về việc CIA cho người tiếp xúc với Dương Văn
Minh trước khi ông Thiệu từ chức. (ghi chú: Frank Snepp: sách đă dẫn, trang 395) Chiều
hôm đó, ông Thiệu triệu tập hội đồng Na Ninh quốc Gia gồm có Phó Tổng
Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, Đại Tướng
Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc
Binh, Tư Lịnh Cảnh Sát Quốc Gia, Thiếu Tướng Đăng Văn Quang, Phụ
tá An Ninh, ngoài ra c̣n có thêm sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Văn toàn,
Tư Lịnh Quân Đoàn II và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lịnh Biệt Khu
Thủ Đô dù rằng hai nhân vật nầy không phải là thành viên của HĐANQG. Trong phiên
họp nầy, Tổng Thống Thiệu tuyên bố rằng ông sẽ từ chức và ông
sẽ loan báo việc nầy với quốc dân đồng bào vào tối hôm đó. Theo cựu
Trung Tướng Trần Văn Đôn, lúc đó đang giữ chức Tổng Trưởng
Quốc Pḥng trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn và không được mời dự trong phiên
họp nầy, Đại Tướng Cao Văn Viên đă kể lại với ông rằng
ông Thiệu nói: “Lư do thứ nhất mà ông từ chức là v́ quân đội đưa
ông lên ghế tổng thống năm 1967 th́ bây giờ ông phải làm vừa ḷng quân đội
v́ quân đội định đảo chánh. Lư do thứ hai là ông tar a đi để Hoa Kỳ
viện trợ trở lại cho Việt Nam Cộng Ḥa”. Ông Thiệu không nói rơ tên người
nào dự định đảo chánh nhưng theo lời Tướng Trần Văn Đôn
th́ lúc đó ai cũng nghi là ông ta, tuy nhiên ông minh xác rằng “sự thật không đúng
vậy”. Ông Thiệu cũng cho mọi người biết rằng ông sẽ trao quyền
lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương như hiến pháp đă quy định
và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đă nhận lời. Cựu Đại
Tướng cao Văn viên cho biết them: “Trong buổi họp ở Dinh Độc Lập
ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu tuyên bố từ chức. Theo lời giải
thích của Tổng Thông Thiệu, Hoa Kỳ muốn ông từ chức và dù ông có muốn hay
không th́ một số tướng lănh trong quân đội cũng sẽ ép buộc ông phải
ra đi. Ông hy vọng sự từ chức của ông sẽ đem lại ḥa b́nh và Hoa Kỳ
sẽ tiếp tục viện trợ giúp cho quân dội Việt Nam Cộng Ḥa. Theo hiến
pháp, ông nhường chức lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Cuối
cùng, Tổng Thống Thiệu mong muốn quân đội, Cảnh sát quốc Gia ủng hộ
vị tân tổng thống”.(ghi chú: Cao Văn Viên: sách đă dẫn, trang 219) Chiều
ngày 21 tháng 4 năm 1975, đài phát thanh sài G̣n lien tục đọc thông cáo khẩn cấp của
Phủ Tổng Thống mời tất cả các vị nghị sĩ và dân biểu, các thẩm
phán trong Tối Cao Pháp Viện và các vị giám sát trong Giám Sát Viện đến Dinh Độc
Lập dự phiên họp đặc biệt váo tối hôm đó, tuy nhiên thông báo không nói rơ lư
do của phiên họp nầy. Đúng 7 giờ rưởi tối hôm đó, Tổng Thống
Nguyễn Văn thiệu đă nói chuyện với đại diện cả ba ngành lập
pháp, hành pháp và tư pháp cùng toàn the63 quốc dân đồng bào trong gần 2 tiếng đồng
hồ và được trực tiếp truyền thanh và truyền h́nh trên toàn quốc. Tổng
Thốngh Thiệu tŕnh bày các diễn tiến từ Hiệp Đinh Paris 1973 đến việc
cộng sản leo thang chiến tranh năm 1974, việc Cộng sản chiếm Phước
Long mà không gặp phản ứng nào từ phía Hoa Kỳ để rồi từ đó tấn
chiếm Ba Mê Thuột mở đầu cho sự thất thủ mien Cao Nguyên, miền Trung
và Duyên Hải. Ông Thiệu lên án đồng minh Hoa Kỳ không giữ lời hứa tiếp
tục viện trợ cho VNCH và ông nói rằng: “Người Mỹ từ chối giúp
đở cho một nước đồng minh, bỏ rơi một nước đồng
minh như vậy là một điều vô nhân đạo. Các ông để cho chiến sĩ
của chúng tôi chết đuối dưới làn mưa đạn của địch. Đó
là hành động vô nhân đạo của một đồng minh vô nhân đạo” Ông
Thiệu nói thêm rằng: “Người Mỹ thường hănh diện họ là những
kẻ vô địch bảo vệ cho chính nghĩa và lư tưởng tự do trên thế giới
và sang tới năm (1976) họ sẽ ăn mừng kỷ niệm 200 năm lập quốc,
liệu người ta c̣n có thể tin tưởng vào những lời tuyên bố của người
Mỹ hay không?”. quay sang t́nh h́nh quốc nội, ông Thiệu nói rằng: “Tại một
vài nơi, quân đội của chúng ta đă chiến đấu rất dũng cảm nhưng
tôi cũng phải nh́n nhận rằng có một vài cấp lănh đạo quân đội, không
phải tất cả, đă tỏ ra hèn nhát. Tôi có thể tiếp tục nhiệm vụ tổng
thống để lănh đạo cuộc kháng chiến tuy nhiên tôi không c̣n có thể cung cấp
vũ khí đạn dược (v́ người Mỹ đă cúp viện trợ) để cho
quân đội tiếp tục công cuộc chiến đấu. Nhân dân có thể ghét tôi và họ
cho rằng tôi sẽ là một chướng ngại vật cho hoa b́nh và do đó tôi chỉ c̣n
một giải pháp duy nhất, đó là từ chức”. Ông Thiệu nói rằng ông từ
chức không phải v́ áp lực của đồng minh, cũng không phải v́ những khó
khăn về quân sự do Cộng Sản gây nên. Ông nói rằng các nhà lănh đạo một
số cường quốc trên thế giới thường tự hào là họ đă vượt
qua được sáu, bảy hay mười cơn khủng hoảng và sau nầy đă viết
hồi kư tự đề cao ḿnh như những bậc anh hùng, như những chính khách vô
cùng lỗi lạc, nhưng trong 10 năm lănh đạo miền Nam Việt Nam, từng năm,
từng tháng, từ ngày, từng giờ ông Thiệu đă đương đầu với
mọi khó khăn như lá số tử vi của ông đă nói rơ. Ông Thiệu kết luận
rằng: “Tôi sẳn sàng nhận lănh sự phán xét và buộc tội của đồng
bào nhưng sự sống c̣n của cả một dân tộc không có thể mang ra mặc cả
như con cá ở ngoài chợ. Tôi từ chức nhưng tôi không đào ngũ”. Sau đó
ngừng một giây đồng hồ, ông Thiệu nói tiếp “Theo hiến pháp, người
thay thế tôi là Phó Tổng Thống Trần Văn Hương”. Sau khi dứt lời
ông Nguyễn Văn Thiệu bước xuống mời Phó Tổng Thống Trần văn
Hương lên tuyên thệ nhậm chức. Trong bài diễn văn ngắn ngủi, tân Tổng
Thống Trần Văn Hương nhắn nhủ với quân đội: “Chừng
nào các anh em c̣n tiếp tục chiến đấu, bao giờ tôi cũng đứng tôi cũng
sẽ đứng bên cạnh các anh em. Đất nước chúng ta đang rơi vào cơn
thảm họa nhưng ước vọng quư giá nhất của tôi là sẽ được
đóng góp xương máu và chia xẻ mọi gian nguy của các anh em ở chiến trường.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”. Sau đó cựu Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu ngồi vào ghế của Phó Tổng Thống và tân tổng thống ngồi
vào ghế của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trước đó để nghe
Đại Tướng Cao Văn Viên đọc nhật lệnh cho quân đội tiếp
tục nhiệm vụ chiến đấu và Thiếu Tướng Nguyễn Khắc B́nh kêu
gọi các lực lượng cảnh Sát tiếp tục nhiệm vụ duy tŕ an ninh trật
tự trên toàn quốc. Trong khi lễ bàn giao đang diễn ra tại Dinh Độc Lập,
các đơn vị cuối cùng c̣n lại của sư Đoàn 18 bắt đầu di tản
ra khỏi thị trấn Xuân Lộc sau khi đă chiến đấu vô cùng anh dũng chống
lại một lực lượng chính quy Bắc Việt đông gấp năm lần trong
hơn hai tuần lễ. Khi cụ Trần Văn Hương nhậm chức tổng thống
th́ quân Cộng sản đă tiến về tới Biên Ḥa và bộ máy của cơ quan t́nh báo
Mỹ CIA cùng t́nh báo của Pháp cũng như Đại sứ là ông Jean-Marie Mérillon đă bắt
đầu hoạt động ráo riết để đưa cựu Đại Tướng
Dương Văn Minh lên thay thế ông Trần Văn Hương nhằm thương thuyết
với Cộng Sản. Trong khi đó th́ từ Hà Nội, Ban Bí Thư Đảng đă gửi
điện văn số 316-TT/TW ngày 21 tháng 4 năm 1975 cho tất cả các chi bô Đang chỉ
thị về việc chọn lựa cán bộ để tiếp thu Sài G̣n và các tỉnh miền
Nam. Chỉ thị nầy nói rằng ưu tiên dành cho các cán bộ quê ở miến Nam, nếu
trường hợp thiếu th́ mới dùng cán bộ miền Bắc. Ngoài ra chỉ thị
nầy cũng ra lệnh phải điều động cán bộ khẩn trương để
sớm đi nhận nhiệm vụ. Chỉ thị nầy do Lê văn Lương, Ủy
viện Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ Chức đảng kư tên. (ghi chú: Văn
kiện Đảng: trang 291-293) Cũng trong ngày 21 tháng 4, Tố Hữu thay mặt cho Ban Bí
Thư gởi bức điện văn số 178 gởi cho “Anh Bảy” Phạm Hùng,
“Anh Sáu Mạnh” Lê Đức Thọ và Thường Vụ Trung Ương Cục
về những chỉ thị của Bộ Chính Trị trong công tác tiếp quản thành phố
Sài G̣n bao gồm 156 mục tiêu quân sự, 122 mục tiêu chính trị và hành chánh, 103 mục tiêu
kinh tế v.v.. Chỉ thị nầy dài 7 trang giấy tuy nhiên chỉ là những chi tiết
về việc tiếp thu các cơ quan tại Sài G̣n và quan trọng nhất là việc thành lập
một Ủy Ban Quân Quản tại Sài G̣n-Gia Định cũng như là những ủy ban
quân quản của 11 quận đô thành. Chỉ hti5 cũng chú trọng đến việc
tổ chức ngay các đội quân cảnh, các đội cảnh sát, các đội tự
vệ nhân dân ở địa phương để giữ ǵn an ninh trật tự, quản
lư bọn ngụy quân, ngụy quyền, phát hiện bọn phản động lẫn trốn
và trấn áp bọn phản cách mạng hiện hành. Bản chỉ thị không hề đả
đo65ng ǵ đến chuyện thương thuyết hay ḥa hợp ḥa giải với thành
phần thứ ba thứ tư nào cả. (ghi chú: Văn kiện Đảng: trang 294-299)
3 Ngày Thứ
Ba 22.4.1975
NGÀY THỨ BA 22 THÁNG 4/1975 Theo Oliver Todd trong
cruel Avril th́ vào ngày 22 tháng 4 năm 1975, tức là sau ngày ông Nguyễn Vă Thiệu từ chức,
Lê duẩn nhân danh Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Bắc Việt đă
đánh điện cho Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng đang đặt bản
doanh tại Lộc Ninh, ra lệnh “Phải gia tăng các cuộc tấn công và đánh mạnh
đánh mau trên khắp mọi mặt, mọi hướng. Bức điện văn cua Lê Duẩn
kết luậnn rằng “tấn công chậm đi một ngày nào th́ sẽ đưa đến
những hậu quả vô cùng ngiệm trọng trên cả hai phương diện quân sự
cũng như chính trị” (ghi chú: Oliver todd: sách đă dẫn, trang 319) Theo nhận định
của Oliver Todd th́ dường như Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Bắc
Việt sợ rằng nếu t́nh h́nh chính trị cứ kéo dài th́ trong thời gian nầy có
thể sẽ có những sự can thiệp của quốc tế như hồi năm 1954
khiến cho Việt Minh đă phải chấp nhận một giải pháp chia cắt ở
vĩ tuyến 17 thay v́ một chiến thắng toàn diện. Trong bức điện văn
gởi lúc 15 giờ 30 ngày 22 tháng 4 năm 1975 cho “anh Tuấn”( Văn Tiến Dũng)
“anh Sáu” (Lê Đức Thọ) “anh Bảy” (Phạm Hùng) và “anh Tấn”
(Lê Trọng Tấn) Lê duẩn cho biết rằng sau khi nghe ông Thiêu từ chức, Bộ Chính
Trị đă họp và “nhất trí nah65n định và đề ra chủ trương
như sau: “Nguyễn Văn Thiệu đă phải từ chức. để làm chậm
lại cuộc tấn công của ta vào Sài G̣n, Mỹ Ngụy đă lập chính phủ mới,
đưa ra với ta đề nghị ngưng bắn, đi đến một giải pháp
chính trị ḥng cứu văn t́nh thế thất bại hoàn toàn của chúng. Thời cơ để
mở cuộc tổng tiến công về quân sư và chính trị vào Sài G̣n đă chín muồi. Ta
cần tranh thủ từng ngày để kịp thời phát động tiến công. Hành động
trong lúc nầy là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi
hoàn toàn. Nếu để chậm sẽ không có lợi cả về quân sự và chính trị. Xca1c
anh ra lênh ngay cho các hướng hành động kịp thời, đồng thời chỉ
thị cho khu Ủy Ś G̣n-Gia Định sẵn sàng phát động quần chúng nổi dậy
kết hợp với các cuộc tấn công của quân đội. Nắm vững thời
cơ lớn, chúng ta nhất định giành toàn thắng.” (ghi chú: Văn kiện Đảng,
trang 300-301) Tuân lệnh của Bộ Chính Trị, với tư cách là Tổng Tư Lệnh
chiến Trường Miến Nam, Văn Tiến Dũng đă ban lệnh cho tất cả
các đơn vị của Cộng sản Bắc Việt từ Chiến khu C, Chiến khu
D, Khu Tam Giác Sắt ở Mie2n Đông, cũng như các đơn vị vùng đồng bằng
Sông Cửu Long và vùng Cà Mâu phải khởi sự chuẩn bị tấn công vào Sài g̣n và các tỉnh. Sau
khi ông Thiệu từ chức và sau khi nhận lệnh của Bộ Chính Trị, Ban Thường
Vụ của Trung Ương Cục Miền nam đă gởi ngay một thông tri số 10/TT
ngày 22 tháng 4 năm 1975 cho tất cả mọi cán bộ và cơ sở tại miền nam nguyên
văn như sau: “1. Do những thắng lợi dồn dập của ta và trước
nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của ngụy quyền Sài G̣n, đế quốc Mỹ
đă ép Thiệu từ chức ḥng t́m biện pháp ngăn chận tổng công kích, tổng
khởi nghĩa của ta, làm lạc hướng đấu tarnh của quần chúng, mong tránh
khỏi thất bại hoàn toàn của chúng. Việc Thiệu từ chức và Hương
lên thay trong t́nh h́nh hiện nay càng làm cho tinh thần ngụy quân, ngụy quyền sụp nhanh,
nội bộ chúng càng mâu thuẫn phân hóa sâu sắc, càng có lợi cho ta tấn công nổi dậy
và dành thắnng lợi nhanh chóng ở thành thị và nông thôn. V́ vậy các cấp đảng
bộ và toàn thể quân dân ta cần phải: -Nắm vững mục tiêu đánh đổ
toàn bộ chính quyền địch, dành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. -Quyết
đẩy mạnh cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa và quyết dành toàn thắng. -Đả
phá mọi tư tưởng chờ đợi, chập chờn, do dự. 2. Các cấp các
ngành đều phải tập trung sức đẩy mạnh tấn công nổi dậy, đồng
thời tiếp quản xây dựng tốt vùng giải phóng và phát triển các lực lượng
cách mạng. Phải hết sức tranh thủ thời cơ và thời gian thuận lợi
hiện nay để dành toàn thắng, không được chút nào do dự, chần chừ,
dù là kẻ địch có đưa ra bất cứ đề nghị thương lượng
nhân nhượng nào. -Phải khẩn trương thực hiện các kế hoạch tấn
công quân sự thật kiên quyết triệt để, tiêu diệt thật nhiều sinh lực
địch và chiếm lĩnh các mục tiêu quy định. -Thẳng tay phát động
nhân dân nổi dậy dành chính quyền, nhanh chóng thảo gở hàng loạt đồn bót giải
phóng nông thôn, nhanh chóng diệt ác phá kềm, mở rông quyền làm chủ đưa lên phong
trào khởi nghĩa để phối hợp với tấn công quân sự dành giải phóng
các thành thị. -đặc biệt là cần đẩy mạnh hơn nũaco6ng tác vận
động binh lính và nhân viên ngụy quyền, nhân thời cơ nầy làm tan ră lớn ngụy
quân, ngụy qyền. 3. Tiếp theo việc Thiệu từ chức, sẽ c̣n có những
thay đổi khác trong bọn cầm đầu ngụy quân, ngụy quyền. Các cấp cần
theo dỏi sát các diễn biến nầy để liên tục tranh thủ những thời
cơ cụ thể mà đẩy mạnh tấn công nổi dậy và kịp thời tấn
công binh vận thật sắc bén dành thắng lợi mau lẹ và to lớn hơn nữa. 4.
Ở Sài G̣n và các thành phố, phải kịp thời ngăn chận và đối phó với
mọi âm mưu tuyên truyền lừa mị của Mỹ-Ngụy, đừng để quần
chúng lạc hướng đấu tranh trong lúc nầy. Phải nhân cơ hội nầy mà
đưa quần chúng nổi dậy dùng bạo lực chính trị và vũ trang kết hợp
với binh tề vận mà diệt ác trừ gian dành quyền làm chủ ở cơ sở.
Phải dựa vào sức đấu tranh cách mạng của quần chúng cơ bản mà lôi
kéo quần chúng tiểu tử sản, trí thức tiến bộ đi theo con đường
cách amng5, đừng để cho các lực lương trung gian lừng chừng giao rắc
ảo tương3 ḥa b́nh thương lượng trong quần chúng, kéo quần chúng đi
lạc hướng đấu tranh đấu tranh cách mạng, chệch con đường
tấn công nổi dậy dành toàn thắng. Sau việc Thiệu từ chức, thái độ
của quần chúng, của nhân viên chính quyền và binh lính địch, của các phe phái chính
trị tiến bộ và phản động thế nào, cần báo ngay về KBN (bí danh của
Trung Ương Cục) (ghi chú: Văn Kiện Đảng: trang 302-304) Như vậy sau khi
TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức, CS Bắc Việt không hề có ư định thương
thuyết với bất cứ người nào, bất cứ phe phái nào tại Miền Nam v́
mục tiêu tối hậu của Bắc Việt là tiến công chiếm Sài G̣n cà cưởng
chiếm toàn bộ Miền Nam bằng vơ lực mà thôi. Trong khi đó th́ tân Tổng Thống
Trần Văn Hương lại phải đương đầu với những áp lực
chính trị và ngoại giao nhằm thúc đẩy ông tao quyền lại cho Dương Văn
Minh v́ họ nghĩ rằng Dương Văn Minh có đủ điều kiện để
thương thuyết với CS Bắc Việt. Theo ông Trần Văn Đôn th́ ngày 22 tháng
4 “Theo lời đề nghị của Brocba, cố vấn chính trị và t́nh báo của
ṭa đại sứ Pháp, ông đến gặp Dương Văn Minh, ông hỏi ông Minh: “Anh
có thương thuyết với bên kia được không?” Ông Minh Trả lời: “Được.
Nhưng phải thật lẹ, nếu không chúng ta không dó hy vọng”. Ông Minh cho biết
Hà Nội chờ ông Minh nắm chính quyền rồi sẽ thương thuyết. Ông Minh chưa
tiếp xuac1 với tân Tổng Thống Trần Văn Hương v́ ông Hương chậm
chạp lại không thích ông Minh cho lắm nên kéo dài thời gian. Việc nầy rất là bất
lợi, nhất là có tin Xuân Lộc thất thủ, VC đang tiến váo vây Sài G̣n”. Sau
đó dù đă quá khuya nhưng ông Đôn vẫn xin đến gặp đại sứ Martin
tại nhà riêng và yêu cầu ông Martin đề nghị với Cụ Trần Văn Hương
giao quyền cho Dương Văn Minh để thương thuyết với Hà Nội. địa
sứ Martin hứa sẽ thuyết phục Tổng Thống Trần Văn Hương về
vấn đề nầy. (ghi chú: Trần Văn Đôn: sách đă dẫn, trang 461) Không hiểu
ông Dương Văn Minh dựa vào đâu mà nói với Trần Văn Đôn rằng :”Hà
Nội chờ ông Minh nắm chính quyền rồi sẽ thương thuyết” khiến
sau đó ông Trần Văn Đôn phải chạy dôn chạy đáo hết ṭa đại sứ
Pháp đến ṭa đại sứ Mỹ để vận động Cụ Hương
từ chúc, “trao quyền” lại cho Dương Văn Minh trong khi Hà Nội đă quyết
định “phải hết sức tranh thủ thời cơ và thời gian thuận lợi
hiện nay để dành toàn thắng, dù là kẻ địch có đưa ra bất cứ
đề nghị thương thuyết nhân nhượng nào”. Ngoài đại diện
của CIA là tướng hồi hưu Charles Timmers đến gặp đại Tướng
Dương Văn Minh sáng 21-4, tối hôm đó, sau khi tân Tổng Thống Trần Văn Hương
nhận chức, Perre Brocband, đệ nhị cố vấn và cũng là trưởng ngành
t́nh báo tại ṭa đại sứ Pháp đă có mặt tại tư gia của ông Minh, cũng
được báo chí Việt Nam hồi đó đặt tên là “Dinh Hoa Lan” ở đường
Hồng Thập Tự bên hông Dinh Độc Lập, để hướng dẫn, khuyến
khích và nhất là giúp ông Minh chống lại những nổ lực chống phá ông ta lên nắm
chính quyền một khi Cụ Hương bị áp lực phải từ chức. Trong ngày
hôm đó, đại sứ Pháp Mérillon đă vào dinh Độc Lập đến hai lân để
thuyết phục TT Trần Văn Hương nên từ chức. Đại sứ Hoa Kỳ
Graham Martin phải giữ khuôn mặt hợp hiến, hợp pháp của chính quyền VNCH và
do đó ủng hộ sự duy tŕ vai tṛ tổng thống của Cụ Trần Văn Hương,
ít ra là cũng trong thời gian ngắn. Tối 22 tháng 4, đại sứ Graham Martin thảo
một bức điện văn dài gởi cho ngoại trưởng Henry Kissinger trong đó
ông đại sứ đă phúc tŕnh những điểm chính sau dậy: * Ông Trần Văn
Đôn, Tổng Trưởng Quốc Pḥng, trước đây đă nói với đại sứ
Martin rằng sau khi ông Thiệu từ chức th́ ông ta sẽ người toàn hảo để
đóng vai tṛ thủ tướng. Tuy nhiên trong ngày hôm nay th́ ông Đôn lại nói với Đại
sứ Martin rằng người mà Hà Nội mong muốn sẽ đại diện cho Miền
Nam để thương thuyết là ông Dương Văn Minh, dĩ nhiên là phải có trần
Văn Đôn trong vai tṛ cố vấn. Theo ông Đồn th́ phe phật Giáo, phe Thiên Chúa Giáo và
các giáo phái khác đều sẳn sàng ủng hộ giải pháp nầy. Ông Đôn hỏi Đại
Sứ Martin nghĩ sao về giải pháp nầy th́ đại sứ Martin trả lời rằng
ông không có một quyền hạn nào để ủng hộ hay phản đối giải
pháp nầy v́ đây không phải là một vấn đề của người Mỹ mà lại
là vấn đề của người Việt Nam. Ông Martin đă đề nghị với
ông Tổng trưởng quốc Pḥng Trần Văn Đôn là ông ta nên gặp và thảo luận
với người Pháp. * đại sứ Martin cũng phúc tŕnh với Ngoại Trưởng
Henry Kissinger rằng ông đă gặp Đại sứ Pháp Mérillon sau khi ông nầy hội kiến
với TT Trần Văn Hương. Đại Sứ Mérillon xác nhận rằnng Bộ Ngoại
Giao Pháp đang gây áp lực để thúc đẩy cho giải pháp dương Văn Minh,
tuy nhiên Ông Trần Văn Hương phản ứng rất là chậm chạp, có lẽ v́
già yếu và bệnh hoạn. đại Sứ Martin hỏi Đại Sứ Mérillon rằng
liệu có dấu hiệu nào cho thấy Hà Nội có thể sẽ chấp nhận nói chuyện
với Dương Văn Minh hay không th́ ông Mérillon không trả lời thẳnng cho câu hỏi
nầy. Dại Sứ Martin nói ông nghĩ rằnng người Pháp đă đề nghị
với Hà Nội về giải pháp Dương Văn Minh nhưng Hà Nội chưa trả
lời và người Páp nghĩ rằn Hà Nội đă mặc thị đồng ư. Người
Páp cũng nghĩ rằng nếu có thể đưa ông Minh lên nắm chính quyền ngay th́
sau đó th́ đă một sự đă rồi và Hà nội sẽ khó mà phản đối. *
Đại Sứ Martin nói rằng Thủ Tướng Nguyễn BÁ Cẩn đă được
TT Trần Văn Hương yêu cầu ngồi lại xử lư thường vụ, tuy nhiên
ông cẩn th́ muốn ra đi. Đại Sứ Martin cho biết ông đă nói thẳng với
những người muốn ra đi rằng Ṭa Đại Sứ Mỹ không có sẳn phi
cơ, phải đến cuối tuần (26-27 tháng 4) mới có. Ngoài ra, Đại Tướng
dương Văn Minh cũng có cho Tướng Timmes hay rằng một số sĩ quan người
Bắc thuộc phe Tướng Kỳ đang chuẩn bị chống lại Ông Minh, ông Đại
sứ đă cử người đến gặp ông Kỳ và nói với ông ta rằng người
Mỹ muốn t́nh h́nh tại Sài G̣n phải yên tĩnh cho đến cuối tuần tức
là ngày Chủ Nhật 26 hay 27 tháng 4 năm 75. - Đại Sứ Martin cũng phúc tŕnh thêm
rằng đại Sứ Mérillon đă vào Dinh Độc Lập hai lần trong ngày để
gặp TT Trần Văn hương vào lúc 4 giờ chiều nhưng không đạt được
kết quả nào. Ông Mérillon đă yêu cầu ông Đại sứ Mỹ nên thúc đẩy để
TT Hương từ chức. Sau đó, TT Hương đă mời ĐS Martin vào gặp ông
vào lúc 5 giờ chiều và đă nói chuyện với ông Martin với tư cách như là bạn
bè. TT Hương hỏi ư kiến ông Martin về Dương Văn Minh nhưng ông ĐS Mỹ
nói rằng chưa hề có dịp gặp ông Dương Văn Minh chỉ nghe nói nhiều
về những tham vọng của ông nầy mà thôi. ĐS Martin nói với TT Trần Văn
Hương rằng nhóm “lực lương thứ ba” cũng như là một vài tướng
lănh có thể ủng hộ ông Minh và ông Hương có vẻ đồng ư với ông đại
sứ. Vấn đề quan trọng là liệu cộng sản có chấp nhận nói chuyện
với ông Minh hay không và TT Trần Văn Hương đề nghị ĐS Martin nên thăm
ḍ với ông Đại Sứ Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến
về vấn đề nầy. ĐS Martin cho biết là trong cuộc hội kiến nầy,
TT Hương cho thấy ông ta rất b́nh tĩnh, có lúc ông ta quay sang nói chuyện thi ca với
ông Brunson McKinley, thông dịch viên tiếng Pháp của ĐS Martin. TT Trần Văn Hương
cũng có tâm sự với ông Martin rằng: “Nếu tôi phải làm Pétain của Việt
Nam th́ ít ra tôi cũng sẽ phải đóng vai tṛ đó trong danh dự và đúng với phẩm
giá”. (si je dois être le Pétain du Vietnam, je serai au moins dans l’honner et la dignité) (ghi chú: Oliver Todd:
sách đă dẫn, trang 324) * ĐS Martin phúc tŕnh với NT Kissinger rằng sau khi từ giả
TT Hương, ông đă mời ĐS Ba Lan đến nói chuyện vào lúc 8 giờ tối ngày
22 tháng 4-75. ông Martin nhận xét rằng ông ĐS Ba Lan là một đảng viên cộng sản
cứng rắn nhưng đồng thời cũng là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
ĐS Martin nói với ông ĐS Ba lan về mối ưu tư của TT Trần Văn Hương
và nhờ ông ta thăm ḍ với Hà Nội thử xem họ có chấp nhận vai tṛ của
Dương Văn minh hay không. ĐS Ba Lan là người thận trọng và ông ta trả lời
rằng ông ta sẽ xin phép chính phủ Ba lan để xúc tiến việc nầy. ĐS Martin
nói rằng ông không tin ông ĐS Ba Lan sẽ trả lời cho ông ngay trong ngày hôm sau. TT Trần
Văn Hương Cho Phép Thả Bom CBU ở Xuân Lộc. Ngay sau khi Cụ Trần Văn Hương
nhận chức Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, trong ngày 22 tháng 4, Trung Tướng
Nguyễn văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III đă yêu cầu Đại Tướng Cao
Văn Viên xin với Hoa Kỳ yểm trợ cho Vùng 3 một phi vụ B52 dội bom xuống
khu vực chung quanh Xuân Lộc, nhưng Đại Tướng Viên biết rơ người Mỹ
không thể nào đáp ứng được điều đó cho nên ông từ chối. Tuy nhiên
trước đó mấy tuần, Đại Tướng Federick Weyand và phụ tá Bộ Trưởng
quốc Pḥng Hoa Kỳ Von Marbod đă xoay xở đưa sang Việt Nam mấy trái bom CBU-55.
Loại bom nầy c̣n được gọi là “bom dầu” (fuel bomb), loại bom có
sức công phá và sát hại mạnh nhất trong các loại vũ khí của Mỹ. Sau khi được
thả xuống, bom sẽ nổ tung ra thành hàng trăm trái bom nhỏ khác, mỗi trái nhỏ
nầy sẽ tạo thành một bức màn như dầu hỏa có chiều rộng khoảng
17 mét và bề dày chừng 3 mét là đà trên mặt dất rồi sau đó sẽ nổ tung
gây ra một áp suất khoảng 300 cân Anh trên một inch vuông (300 pounds per square inch) và hút hết
khối lượng oxygen ở dưới đất, ở rong buồng phổi của tất
cả mọi sinh vật, dù là ở dưới hầm sau cũng không thở được. 13
ngày sau khi đă anh dũng chống lại nhiều đợt tấn công của Cộng Sản
Bắc Việt, các đơn vị cuối cùng của Sư đoàn 18 đă rút khỏi Xuân
Lộc ngày 22 tháng 4. Cá nhà báo ngoại quốc đă khen ngợi cuộc rút quân nầy là đă
“được hoạch định và thi hành rất hay” và các đơn vị nầy
về đến Biên Ḥa th́ chỉ bị thiệt hại chừng 30% quân số sau hai lần
giao tranh với một lực lượng địch đông gấp bốn, năm lần.
Bộ Tổng Tham Mưu đề nghị lên TT Trần Văn Hương xin xử dụng
loại bom nầy ở Xuân Lộc để ngăn chận sức tiến quân của CS
Bắc Việt và chính TT Trần Văn Hương đă chấp thuận cho phép Không quân VNCH
thả những trái bom nầy. Với sự trợ giúp về kỷ thuật của các
chuyên viên thuộc DAO (Văn Pḥng Tuy Viên quân Sự Hoa Kỳ), Không Quân VNCH đă gằn loại
bom nầy lên một chiếc phi cơ C-130 xuất phát từ căn cứ Không Quân Tân Sơn
Nhất bay lên thả xuống vùng Xuân Lộc, nói mà các đơn vị cuối cùng của
Sư Đoàn 18 vừa mới triệt thoái tối hôm trước. Trái bom CBU-55 nầy được
thả xuống ngay trên đầu bộ tư lệnh Sư Đoàn 341 của CSBV lúc đó
đang trú đóng ở 6 cây số về phía Tây Bắc thành phố xuân Lộc khiến cho
cả ba bốn trăm bộ đội BV bị tử thương. Đài phát thanh Hà Nội
ngay sau đó đă la lối tố cáo rằng Hoa Kỳ và VNCH đă xử dụng loại
vũ khí hóa vi quang (Chemical-Biological-Radiological weapons) một cách bất hợp pháp. Trung Hoa Cộng
Sản cũng tiếp tay Hà Nội lên án Hoa Kỳ vô cùng mạnh mẽ về việc đă
xử dụng loại vũ khí giết người ghê gớm nầy. Theo Frank Snepp th́ dù
có sự phản đối mạnh mẽ nói trên, Không quân Hoa Kỳ cũng có trợ giúp bằng
cách dùng phi cơ thả xuống vùng do Cộng sản kiểm soát quanh thị trấn Xuân Lộc
hằng chục trái bom “daisy cutters”, tên thông dụng của loại bom BLU-82 tức
là loại bom dùng để khai quang băi đáp cho trực thăng nặng khoảng 15,ooo cân
Anh tức khoảng 7 tấn rưởi cùng với hàng loạt bom 500 cân anh gây ra nhiều thiệt
hại nặng nề cho cộng quân. (Sau 1975, cộng sản t́m được 3 trái bom BLU-82
chưa xử dụng và cho triển lăm tại Sài G̣n). Chính tân Tổng Thống Trần Văn
Hương là người cho phép Không quân VNCH thả những trái bom hạng nặng nầy
xuống đầu quân CSBV tại vùng xuân Lộc. Frank Snepp nói rằng có một số phi
cơ của Hoa Kỳ thuộc loại wild Weasel (Con Chồn Hoang) đă được xử
dụng trong việc tấn công các đơn vị hỏa tiễn pḥng không lưu động
của CSBV đang hoạt động trong vùng đông bắc Vùng 3 Chiến Thuật. Wild Weasel
là biệt danh dành cho các loại chiến đấu cơ F-105 hoặ F-4 được trang
bị với những dụng cụ điện tử đặc biệt ECM (electronic counter-measures)
nhằm vào khám phá các địa điểm đặt hỏa tiển pḥng không SAM của Việt
Cộng và dùng phi đạn không địa tiêu diệt các giàn rada điều khiển các hỏa
tiển nầy. Văn pḥng CIA Sài g̣n không hề được thông báo về việc nầy
và Ṭa Bạch Ốc cũng không muốn cho ai hay biết ǵ về cvie65c phi cơ của Không
Lực Hoa Kỳ lại đă được sử dụng tại chiến trường
Miền Nam Việt Nam trong mấy ngày cuối tháng 4 năm 1975 nầy. (ghi chú: Frank Snepp: sách
đă dẫn, trang 416) Theo Đại Tướng Cao Văn Viên th́ “cuối tháng 2 năm
1975, qua những lần viếng thăm Sài G̣n của Phụ Tà Bộ Trưởng quốc
Pḥng Eric Von Narbod và Đại Tướng Frederick weyand, Bộ Tham Mưu QLVNCH có xin Hoa Kỳ
cung cấp cho Việt Nam cộng Ḥa những loại bom chiến lược mà không quân có thể
sử dụng được. Loại bom Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam là loại bom
có biệt danh là “Daisy Cutter”, nặng 15,000 pounds tức khoảng trên 7 tấn. Không
Quân Hoa Kỳ dùng bom nầy để phá rừng, làm băi đáp cho trực thăng trong cuộc
chiến. Hoa Kỳ hứa gởi cho 27 quả bom và chuyên viên để huấn luyện sử
dụng bom trong ṿng một tuần. “Giữa tháng 4, 3 trái được chở đến
và cuối tháng 4 thêm 3 trái nữa. Một chuyên viên Hoa Kỳ đi theo để hướng
dẫn Không quân Việt Nam gắn ng̣i nổ và cách chuyển vận bom trên phi cơ, tuy nhiên
người phi công Hoa Kỳ có trách nhiệm lái phi cơ lại không đến. Trong t́nh trạng
khẩn trương của chiến trường và sự nguy hiểm khi phải tồn trử
loại bom nầy ở phi trường Tân Sơn Nhất hay Long B́nh, Bộ Tổng Tham Mưu
và Bộ Tư Lệnh Không quâ quyết định tuyển chọn một phi công Việt
Nam có kinh nghiệm để đảm nhiệm việc thả bom. Chiếc C-130 và quả
bom Daisy Cutter” cất cánh vào lúc nửa đêm nhưng sau 20 phút lại phải hạ cánhv́
một lư do kỷ thuật không quan trọng, nhưng phi cơ lại cất cánh 30 phút sau đó. “Vào
một giờ sáng, phi cơ thả trái bom “Daisy Cutter” thả trái bom đầu tiên
xuống một địa điểm cách Xuân Lộc 6 cây sô về hướng tây bắc.
Thành phố xuân Lộc bị rúng động như bị động đất, tất cả
đèn điện bị tắt và truyền tin của địch ngưng hoạt động:
bộ tư lịnh sư đoàn 341 của CSBV bị tiêu diệt. Tinh thần binh sĩ VNCH
phấn khởi. Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh ở
mặt trận Xuân Lộc hỏi “Bộ Tổng Tham Mưu có c̣n nhiều loại bom đó
không?”. Tin đồn loan truyền nhanh chóng ngoài quần chúng là chúng ta đang được
trang bị bom “nguyên tử”. CSBV lên tiếng chửi rũa VNCH và Hoa Kỳ đă sử
dụng vũ khí tàn phá chiến lược” (ghi chú: Cao Văn Viên: sách đă dẫn, trang
201-202) Dường như ngày hôm đó Hà Nội vẫn không nhận được báo cáo
nào của Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Hồ Chí Minh về những tổn thất
do bom CBU gây ra và Hà Nội chỉ biết được tin nầy qua một hảng thông tấn
của Pháp. Ngay hôm đó, Vơ Nguyên Giáp đă nhân danh Bộ Chính Trị gởi cho “anh Sáu”
(Lê Đức Thọ), “anh Bảy” (Phạm Hùng) “anh Tuấn (Văn Tiến Dũng),
“anh tấn” (Lê Trọng Tấn) và “anh Tư Nguyễn” (Trần Văn Trà)
bức điện văn mang số 94B ngày 23 tháng 4 năm 1975: “1- Tin AFP chiều 23-4
cho biết địc dùng loại bom ngạt đầu tiên thả ở khu vực giữa
Biên Ḥa và xuân Lộc bằng 5 máy bay C-130 và có hàng trăm xác chết nằm ngổn ngang trên
trận địa. Có thể chúng đă dùng loại bom ngạt CBU-55 mà tên Uâyen (Tướng
Weyand) đă đề nghị; cũng có thể chúng tung tin để uy hiếp ta, thúc ép ta
đi vào thương lượng. Trong trường hợp nào ta cũng phải thực sự
đề pḥng. 2- Các anh cho kiểm tra nắm được tin ǵ cụ thể th́ điện
ngay cho biết. Cần nhắc lại và phổ biến rộng răi những chỉ thị
pḥng độc pḥng hóa cho bộ đội. Cần chuẩn bị thêm những phương
tiện ǵ th́ điện ngay cho biết. 3- anh ba (lê Duẩn) và Thường Vụ quân Ủy
Trung Ương có ư kiến cách đối phó hiệu quả nhất là: a/ Thực hiện
chủ trương của Bộ chính Trị, phát động sớm cuộc tiến công làm
cho hính thái bộ đội ta và địch ở vào thế tiếp cận xem kẽ. Đối
với các đơn vị tập kết ở xa địch th́ cần ngụy trang tốt
nơi trú quân và có biện pháp pḥng độc pḥng hóa nghiêm ngặt. b/ Để bảo đảm
hành động nhanh chóng và chắc thắng th́ biện pháp tốt nhất là cho tri63n khai ngay
các trận địa pháo 1130 và D.74 (nếu cần th́ dùng một lực lượng bao vây
các vị trí của địch để mở đường cho pháo), đánh mạnh vào
tân Sơn Nhất và các mục tiêu nội đô từ phía bắc và tây bắc cũng như
từ phía nam Nuận Trạch (Nhơn Trạch). Như vậy vừa gây tổn thương
nặng cho không quân địch hiện là chỗ dựa chủ yếu của chúng, vừa
gây rối loạn trong hàng ngũ địch ở nội đô và làm suy sụp hơn nữa
tinh thần chiến đấu của chúng, tạo điều kiện thuận lợi để
ta tấn công vào nội đô, tiêu diệt và làm tan ră địch. C/ Đối với các
sân bay quan trọng khác như Cần Thơ, Vũng Tàu v.v… cần chỉ thị cho các
bộ đội dùng các loại hỏa lực (pháo, cốii) và đặc công đánh phá mạnh. 4-
Chính phù Cách Mạng Lâm Thời đă lên tiếng tố cáo dư luận quốc tế. Ta cũng
đă đề nghị các tổ chức quốc tế lên tiếng tố cáo mạnh mẽ. 5-
Nhận được Diện anh trả lời ngay.” Văn (ghi chú: Văn Kiện
đảng, trang 305-306) Tuy nhiên dù có bom CBU nhưng một Sư Đoàn 18 không thể nào chống
cự được với một lực lượng địch đông gấp bội,
sau 13 ngày anh dũng chống lại nhiều đợt tấn công của quân CSBV, các đơn
vị cuối cùng của Sư Đoàn 18 đă rút khỏi xuân Lộc ngày 22 tháng 4. Các nhà báo
ngoại quốc đă khen ngợi cuộc rút quân nầy là đă “được hoạch
định và thi hành rất hay” và khi các đơn vị nầy về đến Biên
Ḥa th́ chỉ bị thiệt hại chừng 30 phần trăm quân số sau hai lần giao
tranh với một lực lượng đông gấp bốn năm lần. Kế Hoạch
Mérillon. Tại Paris, Tổng Thống Pháp Giscard d’Estaing tin rằng chính Phủ Cách Mạng
Lâm thới Nam Việt Nam của Việt Cộng có thể có hy vọng đóng một vai tṛ
nào đó trong t́nh h́nh chính trị tại Việt Nam và đo đó cần phải duy tŕ sự
hiện diện của ngưới Pháp Tại Miền Nam. TT Giscard d’estaing cho mới Nghị
sĩ Paul d’Ormano, đại diệnPhap1 Quốc tại hải ngoại đến phủ
tổng thống. Nghị sĩ Paul d’Ormano vốn trước kia là chủ đồn
điền tại Đông Dương và ông ta dự dinh95 sang viếng thăm Việt Nam, do
đó TT Pháp đă yêu cầu ông nghị sĩ d’Ormano kêu gọi Pháp kiếu nên ở lại
Việt Nam, đừng có bỏ chạy và TT d’Estaing cũng sẽ ra lệnh cho các viên
chức người Pháp cũng phải ở lại. TT Giscard d’Estaing cũng lien lạc
trực tiếp nhiều lần bằng điện thoại với DS Mérillon tại Sài G̣n
để chỉ thị cho ṭa đại sứ Pháp xúc tiến kế hoạch thành lập
một chính phủ lien hiệp giữa phe Mặt TRân Giải Phóng với những thành phần
không cộng sản tại Sài G̣n càng sớm càng tốt để thương thuyết với
CSBV. Về phía ĐS Pháp tại Sài G̣n, ông Mérillon chủ trương thành lập một Miền
Nam Việt Nam trung lập với đại diện của phe Mặt trận Giải Phóng
Miến Nam, phe quốc gia và “phe ḥa hợp ḥa giải” của Dương Văn minh. Trong
cuốn hồi kư su nầy, ông tiết lộ rằng trung Tướng Cộng đă ủng
hộ giải pháp nầy của người Pháp. Ông cho biết Thủ Tướng Trung Cộng
Chu Ân Lai đă đánh điện cho Bộ Ngoại Giao Pháp là Trung Cộng sẳn sàng hợp
tác với Pháp để “xây dựng một chính thể trung lập tại miến nam
nếu có thành phần MTGPMN tham dự”. Đại Sứ Mériloon cũng cho biết hầu
hết các quốc gia Á Châu, ngoại trừ Nam Dương, đều ủng hộ việc
thành lập một nước Việt Nam đ́nh chiến trong trung lập hơn là một
nước Việt Nam thống nhất dưới quyền cai trị của Hà Nội. ĐS
Mérillon cho biết sở dĩ Nam Dương chống lại giải pháp trung lập nầy
v́ Nam Dương hận Trung Cộng đă đạo diễn vụ đảo chánh hụt
tại quốc gia nầy năm 1965 nhưng ông tiết lộ rằng năm 1978, TT Nam Dương
Suharto có gởi cho ông một bức thư tỏ sự hối tiếc là vào năm 1975 chính
phủ Nam Dương đă có nhận xét si lầm về t́nh h́nh chính trị tại Đông
Dương và đă không ủng hộ kế hoạch của ĐS Pháp tại Sài G̣n. Theo
ĐS Mérillon th́ Chu ân Lai đă đưa ra một danh sách gồm có Trương Như Tảng,
Nguyễn Thị Binh, Đinh Bá Thi, Thiếu Tướng Lê Quang Ba và Trung Tướng Trần
Văn Trà làm ṇng cốt cho thành phần thân Trung Cộng trong chính phủ trung lập tại
Miền Nam để chống lại phe thân Nga do Lê Duẩn cầm đầu tại Hà Nội.
ĐS Mérillon nói rằng Trung cộng “tha thiết muốn cứu sống Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam để xây dựng ảnh hưởng của họ tại Đông
Dương” và phe quốc gia th́ cũng muốn cứu Miền Nam không để cho rơi
vào tay Cộng Sản Hà Nội, như vậy th́ cả hai quan niệm nầy đều cùng
có một mục đích và c̣n có thể dàn xếp được. Sáng ngày 22 tháng 4, ĐS
Mérillon mời Dương Văn Minh đến ṭa đại sứ Pháp ở đường
Hồng Thập Tự để thảo luận về giải pháp trung lập. Đại
Tướng Minh đến gặp ĐS Pháp cùng một phái đoàn đông đảo gồm
có Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu và, theo lời Mérillon, “nhiều nhân vật đang
tập sự làm chính trị, những kẻ chuyên sống nhờ xác chết của đồng
bào họ” như Huỳnh Tấn Mẫm, bà Ngô Bá Thành, Ni sư huỳnh Liên, Lư Quư Chung,
Hồ Ngọc cứ v.v… ĐS Mérillon nhận xét rằng “tôi thấy ông Minh đă
liên lạc quá vội với một thành phần vô ích. Những khuôn mặt nầy, bắc
Việt chưa biết đến họ, c̣n công lao của họ đối với Bắc
Việt th́ cũng chỉ có việc chửi tầm bậy chế độ Việt Nam Cộng
Ḥa mà thôi”. ĐS Mérillon nói rằng: “Huỳnh tấn Mẫm và Ni sư Huỳnh Liên
ai cũng thao thao bất tuyệt ca tụng ḥa b́nh, ca tụng Công sản v́ đánh hơi kẻ
thắng là ai rồi. Riêng Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu th́ có vẽ già dặn hơn, ông
đặt chữ “nếu” ở mỗi mệnh đề, chẳng hạn như
ông nói “nếu chính phủ tương lai mà do ông làm thủ tướ`ng th́ viễn ảnh
ḥa b́nh sẽ nằm trong tầm tay của dân tộc Việt Nam”. Tôi nói với họ
rằng “không ai có thể chối cải được công lao của quư vị trong thiện
chí nổ lực thành lập tân chính phủ, tuy nhiên thẩm quyền tối hậu gờ
phút nầy nằm trong tay Hà Nội, nước Pháp chỉ làm một việc có tính cách trung
gian chứ không đóng vai tṛ chủ động”. ĐS Mérillon nói rằng sau đó ông đă
lễ phép mời mọi người ra về chỉ giữ Tướng Minh ở lại.
Trước khi ra về, ông Mẫu nói nhỏ riệng với ĐS Pháp bằng tiếng La
Tinh, (có lẽ ông không muốn người khác nghe), rằng ông ta muốn được đi
Pháp nếu chính phủ của ông không được Hà Nội công nhận. ĐS Mérillon
nói khi ông trở vào th́ Đại Tướng Dương Văn Minh ngồi chờ với
“nết mặt sung măn, tự hào như kẻ đang nắm vững thời cuộc”
và ông đă mời ông Minh dùng cơm trưa để cùng bàn luận. Theo kế hoạch
của ĐS Mérillon th́ ông Minh sẽ đứng ra lập chính phủ với hai thành phần
đồng đều: phe ḥa hợp ḥa giải của ông cùng với phe MTGP và trong ṿng 24 tiếng
đồng hồ, nước Pháp sẽ vận động các nước âu cha7u cùng các nước
phi liên kết thừa nhận tân chính phủ Việt Nam và như vậy th́ có thể làm chậm
lại đà tiến quân của CSBV. Sau đó, ông Minh sẽ cố gắng chỉnh đốn
lại hàng ngũ quân đội để mặcc cả thế đứng cho phe quốc
gia. Tân chính phủ của ông Minh và MTGP sẽ tuyên bố sẳn sàng thiết lập bang giao
với Trung cộng và các nước XHCN kể cả Liên Xô. Trung quốc đă liên lạc
với Pháp sẽ cử ngay đại sứ đến Sài G̣n trong ṿng 24 tiếng đồng
hồ và sẽ viện trợ cho chính phủ Sài G̣n 420 triệu mỹ kim là số tiền
mà họ hứa hẹn sẽ viện trợ cho Hà Nội. Sau đó, với sự sắp
xếp của Pháp và áp lực của Trung Cộng, tân chính phủ sẽ đ̣i Hà Nội phải
thi hành Hiệp Định Paris 1973. ĐS Mérillon cho ông Monh biết nước Páp sẽ viện
trợ cho tân chính phủ 300 triệu đồng Francs và đồng thời cũng sse4 vận
động các quốc gia Âu châu khác môt ngân khoản độ 290 triệu mỹ kim nữa
qua các chương tŕnh viện trợ kinh tế, văn hóa, phát triển kinh tế và nhân đạo.
Như vậy th́ tổng số tiền viện trợ quốc trế cho Miền Nam Việt
Nam cũng không kém viện trợ của Hoa Kỳ trước đây là bao nhiêu và chính phủ
trung lập có thể tồn tại được. ĐS Pháp cũng cho biết rằng Nguyễn
Thị B́nh từ đầu đến cuối đă hợp tác chặt chẻ với người
Pháp, bằng chứng là sau nầy, 17 ngày sau khi CSBV cưởng chiếm Miền Nam, bà ta đă
tuyên bố tại Liên Hiệp Quốc là Miền Nam sẽ ở trong t́nh trạng trung lập
trong ṿng 5 năm trước khi tiến tới việc thống nhất với Miền Bắc”
và có lẽ đây là một trong những lư do khiến bà ta bị thất sủng sau nầy. Đại
Tướng Dương Văn Minh ngồi yên nghe ĐS Mérillon tŕnh bày kế hoạch của
Pháp và nói với ĐS Mérillon rằng ông ta sẳn sàng thực hiện mọi điều trong
kế hoạch nầy, ông chỉ nêu lên một câu hỏi duy nhất sau đây” “Thưa
ông ĐS, dưới h́nh thức nào tôi sẽ thay thế ông Trần Văn Hương để
thành lập nội càc mới thương thuyết với phía bên kia?”. Ông Mérillon trả
lời rằng: “thưa Đại Tướng, hôm qua tôi có thảo luận với Cụ
Trần văn Hương và Cụ đă đồng ư rằng sẽ trao quyền cho Đại
Tướng nếu Đại Tướng có kế hoạch không để mất Sài G̣n” Những
người thân cận với Cụ Trần Văn Hương cho biết rằng sự
thật th́ tân TT Trần Văn hương su khi nhận chức đă không hề nghĩ đến
việc trao lại cho cựu Đại Tướng Dương Văn minh chức vụ
tổng thống nầy. quan niệm của vị tân tổng thống 71 tuổi nầy là
phải tiếp tục chiến đấu bảo vệ phần c̣n lại của Miền
Nam và nếu thương thuyết th́ ít ra cũng phải ở trong tư thế mà đối
phương có thể chấp nhận. Cụ cũng có ư kiến nếu cần th́ sẽ mời
ông Dương Văn minh giữ chức vụ thủ tướng với nhiều quyền
hạn để thương thuyết với phe công sản. ĐS Mérillon cho biết rằng:
“Khi chúng tôi giới thiệu Tướng Dương Văn Minh sẽ là nhân vật cho
ván bài trung lập của Pháp tại Việt Nam, Cụ Trần Văn Hương sửng sốt
và tỏ lời phiền trách: “Nước Pháp luôn luôn bẻ nho trái mùa! Nó là học tṛ
tôi, tôi biết biết nó quá mà! Nó không phải là hạng người dùng được trong
lúc dầu sôi lửa bỏng. Tôi sẽ trao quyền lănh đạo cho nó nhưng nó phải
hứa với tôi là đừng để Sài G̣n thua Cộng Sản”. Theo hồi kư của
ĐS Mérillon th́ “Chúng tôi giải thích với Cụ Hương là Bắc Việt rất
sợ MTGP Miền Nam đoạt chiến thắng, công khai ra mặt nắm chính quyền.
Chúng ta nên nắm ngay nhược điểm của họ để mà xoay chuyển t́nh thế.
Nếu để một nhân vật diều hâu lănh đạo, Bắc Việt sẽ viện
cái cớ Việt Nam Cộng Ḥa không muốn ḥa b́nh rồi thúc quân đánh mạnh trong lúc quân
đội VNCH chưa kịp văn hồi tư thế phản công. Tạm thời dùng công thức
ḥa hoản mà thôi. “Cụ Trần Văn Hương thông cảm, nhưng thở dài và
kèm theo những lời tỏ ra mất tin tưởng. Kế hoạch của chúng tôi vô t́nh
đè bẹp tinh thần chống Cộng sắt đá của Cụ. Cụ trần Văn
Hương chủ trương nếu cần th́ cứ bỏ ngỏ thành phố Sài G̣n, rút
lực lượng về Miến Tây rồi tổng động viên nhân lực, vật lực
c̣n lại để tiếp tục chiến đấu chống lại Cộng Sản. Giải
pháp nầy th́ sẽ tiếp tục đổ máu nhưng ít ra th́ Việt Nam Cộng Ḥa cũng
không thua một cách quá mất mặt” Mười năm sau, ĐS Mérillon đă viết
trong hồi kư của ông rằng: “Bây giờ tôi mới thấy kế hoạch của
Cụ Hương là đúng, nếu lúc đó các nhà lănh đạo quân sự Miền Nam đừng
bỏ chạy quá sớm, ở lại yểm trợ cho Cụ th́ có thể gở gạc
được phần nào thể diện cho người quốc gia Miền Nam” “Chúng
tôi vẫn nhớ lời cụ nói vào năm 1975: “Ông ĐS à. Tôi đâu có ngán Việt Cộng.
Nó muốn đánh, tôi đánh tới cùng. Tôi chỉ sợ mất nước, sống lưu
đày ở xứ người ta. Nếu trời hại, nước tôi mất, tôi xin thề
ở lại đây và mất theo nước ḿnh” (ghi chú: Jean Marie Mérillon: Saigon Et Moi, Paris,
1985) Trong ngày 22 tháng 4, Lê Duẩn đă gởi điện văn cho Văn tiến Dũng,
Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Lê Trọng Tấn cho biết ư kiến của Bộp chính
Trị nói rằng sau khi TT Thiệu từ chức th́ dường như quân đội Miền
Nam đang: “điều chỉnh sự bố trí lực lượng để lộ
ư định giữ cho được hành lang đường số 4 từ Sài g̣n đến
Cần Thơ” và ra lệnh phải đối phó kịp thời.
4 Ngày Thứ
Tư 23.4.1975
NGÀY THỨ TƯ 23 THÁNG 4/1975 Hai ngày sau khi ông
Thiệu từ chức, tại Washington DC, ĐS Liên xô dobrynin đến trao cho Ngoại trưởng
Henry Kissinger một bản thông điệp của Tổng bí thư cộng sản Liên Xô Breznev,
trong đó, theo diễn dịch của Ngoại trưởng Hoa Kỳ , th́ không những “phía
Việt Nam (tức Hà Nội) bảo đảm với Mac Tư Khoa rằng họ không có ư
định thiết lập những chướng ngại cho sự di tản của người
Mỹ, họ c̣n cho thấy rằng họ không có sự ham muốn hạ nhục Hoa Kỳ,
và rất sẳn sang thi hành bản hiệp định Paris”. Trong phần tái bút, Brezhnev
c̣n bày tỏ sự hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ không có hành động nào để cho
t́nh h́nh tại Đông Dương trở nên trầm trọng hơn”. Ngoại trưởng
Kissinger đă cho chuyển nguyên văn bức thông điệp nầy sang Sài G̣n cho ĐS Martin,
kèm theo lời b́nh luận của Kissinger. ĐS Martin nói rằng chưa bao giờ ông ngoại
trưởng lại gởi cho ông đại sứ một văn thư có tính cách tối quan
trọng như vậy” (ghi chú: Frank Snepp: sách đă dẫn, trang 417) Trong ngày 23-4, Thủ
Tướng Nguyễn Bá Cẩn đệ đơn từ chức lên TT Trần Văn Hương
và tân TT đa yêu cầu nội các Nguyễn Bá Cẩn xử lư thường vụ cho đến
khi có chính phủ mới. Vào thời điểm nầy, dư luận ở Sài G̣n ai cũng
biết rằng các thế lực ngoại quốc muốn ông Dương Văn minh lên làm
tổng thống hay thủ tướng toàn quyền, tuy nhiên Cụ Trần Văn Hương
lại muốn mời Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập chính phủ. Giáo sư Nguyễn
Ngọc Huy là lănh tụ của phong Trào quốc Gia Cấp Tiến tức Đảng Tân Đại
Việt, ông là người rất có uy tín trong giới trí thức cũng như ở trong giới
quân chúng ở Miền Nam. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là người đă được
ụ Trần Văn Hương dành cho cảm t́nh rất sâu đậm từ khi ông c̣n trẻ
tuổi, khi ông đang hoạt động trong tổ chức Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn
của ông Đỗ Văn Năng, một cơ quan ngoại vi của Đại Việt
Quốc Dân Đảng vào hopi62 cuối thập niên 1940 và trong giai đoạn nầy Cụ
Hương sống trong hà ông Năng ở đường Bà Huyện Thanh Quan gần vườn
Tao Đàn. Trong lúc đó, về phía quân đội th́ lại có một nhóm sĩ quan bất
măn với đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Theo Trần
Văn đôn th́ lúc 11 giờ sáng ngày 23-4, Trung Tướng Vĩnh Lộc, Trung Tướng
Nguyễn Bảo Trị, Đại Tá Nguyễn Huy Lợi, Đại Tá Vũ Quang và Đại
Tá Trần Ngọc Huyến đă đến nhà ông và yêu cầu chỉ định người
khác thay thế Đại Tướng Viên v́ ông nầy “không đủ khả năng,
không làm đúng bổn phận,làm việc không hữu hiệu”. Ông Trần Văn Đôn
lúc đó là Xử lư Thường Vuụ Tổng Trưởng Quốc Pḥng đă trả lời
rằng “t́nh h́nh đă thay đổi, tự nhiên rồi cũng có người thay thế
ông Viên”. Thực ra th́ ông Trần Văn Đôn đă biết rơ rằng Đại Tướng
Cao Văn Viên nhất quyết không phục vụ với bất cứ tư cách nào trong một
chính phủ do Dương Văn minh lănh đạo. TT Trần Văn Hương Cử
Tướng Phan Ḥa Hiệp Đi Hà Nội. Trong Decent Interval, Frank Snepp nói rằng “Trong
khi quân đội CSBV đang chuẩn bị và thao dượt cho hành động cuối cùng
của họ là tấn công chiếm Sài G̣n th́ ông Tổng Thống già Trần Văn Hương
cũng t́m cách tiếp xúc kín với phái đoàn Bác Việt tại Tân Sơn Nhất trong ngày
hôm nay và ông đề nghị gởi một người trung gian đi Hà Nội để
thảo luận ngưng bắn. Đề nghị của Ông Hương bị Hà Nội thẳng
tay bác bỏ” (ghi chú: Frank Snepp: sách đă dẫn, trang 433) Tác giả Nguyễn Khắc
Ngữ cũng có đề cập đến việc nầy như sau: “Thu xếp với
Dương Văn Minh không xong, cụ Trần Văn Hương liền tích tự ḿnh lo việc
điều đ́nh với Vệt cộng. Với sự giúp đỡ của Toà Đại
sứ Hoa Kỳ, Trần Văn Hương đă cử một vị tổng trưởng
đi theo cbuyến bay lien lạc của Hoa Kỳ hàng tuần đi Hà Nội để xin
điều đinh nhưng Hà Nội đă không chịu bằng cách không cho chiếc máy bay trên
bạ cánh cho đến khi vị tổng trởng kia rời máy bay.” 142 Các tác giả
cuẫ bộ The Vietnam Experience cũng có đề cập đến vai tṛ của ông Tổng
Trưởng nay nư sau: "ông Hương cũng không tin việc Cộng sản Hà Nộii
sẳn sàng chịu thương thuyết với. Dương Văn Minh. Ông nói rằng tôi sẽ
chỉ
141 Frank Snepp: sđd. trang 433 142 Nguyễn Khắc Ngữ: sđd, trang 344
tin
vào việc đó sau khi tôi có đủ bằng chứng.” Ong Huơng cũng đưa
ra một đề nghị hoà b́nh của ông, đó là đề nghị một cuộc ngưng
bắn tức khắc và thiết lập một Hội Đồng Quốc Gia Hoà giải,
loan báo việc giải nhiệm chính phủ của ông Nguyễn Bá Cẩn mới được
thành lập trong 9 ngày và đề nghị gởi Chuẩn Tướng Phan Ḥa Hiệp Tổng
Trưởng thông tin trong nội các Nguyễn Bá Cẩn làm đặc sứ đại diện
cho miền Nam đi Hà Nội. Cộng sản bác bỏ ngay cả ba đề nghị này một
cách phách lối (contemlptuously), nhất là đề nghị về ngưng bắn.” *143 Trong
một cuộc tiếp xúc với Chuẩn Tướng Phan Ḥa Hiệp, cựu Tổng Trưởng
Thông Tin và Chiêu Hồi trong nội các Nguyễn Bá Cẩn, đồng thời cũng là cựu
Trưởng phái Đoàn Việt Nam Cộng Hoà trong Uỷ Ban Liên Hợp 4 Bên hồi năm
1973, Tướng Hiệp đă cho người viết biết một vài chi tiết khá lư thú
về chuyện này. Tướng Phan Ḥa Hiệp nói rằng vào khoảng hai ngày sau khi TT Trần
Văn Hương nhận chức (23 tháng 4), ông trở về nhà vào lúc đă khuya và được
bà Hiệp cho biết là Văn Pḥng TT Trần Văn Hương đă gọi điện thoại
nhiều lần v́ TT Hương muốn nói chuyện với ông. Tướng Hiệp vội
vàng gọi điện thoại đến phủ Tổng Thống và sau đó đă được
nói chuyện với TT Trần Văn Hương. TT Hương đă nói với Tướng
Hiệp rằng Cụ muốn t́m một đường dây để đề nghị thẳng
với Bắc Việt về chuyện thương thuyết với Hà Nội. Cụ nói rằng
chuyện thương thuyết này cần phải được xúc tiến sớm chừng
nào tốt chừng đó và đường dây qua Phái Đoàn Cộng sản Bắc Việt
trong ủy Ban Liên Hợp 4 Bên là nhanh nhất, do đó Cụ chỉ thị cho Tướng
Phan Hoà Hiệp liên lạc với Phái Đoàn Bắc Việt để thăm ḍ và nếu họ
chấp thuận th́ Tướng Hiệp có thể đi ra Hà Nội, với tư cách là một
nhân
*143 Thevietnam Experence. sđd, trang 142 '
viên trong chính phủ (cabinet member) và đại
diện cho chính phủ để mở đầu cho sự thương thuyết. Tướng
Hiệp nói rằng ông liên lạc với Phái đoàn Hoa Kỳ và được biết rằng
vào ngày hôm sau, 24 tháng 3 năm 1975, sẽ có một chuyến phi cơ C-13O đặc biệt
từ Bangkok bay sang Sài G̣n để đưa một số nhân viên trong phái đoàn Bắc
Việt ra Hà Nội rồi lại trở về Sài G̣n vào buổi tối hôm đó (đây là
chuyến bay liên lạc cuối cùng giữa Sài G̣n với Hà nội). Tướng Hiệp vào
phi trường Tân Sơn Nhất nói chuyện với đại diện của Bắc Việt
và nói thêm với họ rằng nếu Hà Nội đồng ư th́ ông sẵn sàng đi Hà Nội.
Đại diện của Bắc Việt vô cùng ngạc nhiên v́ từ khi có những chuyến
bay liên lạc Hà Nội-Sài G̣n sau Hiệp định Paris, có nhiều sĩ quan trong QLVNCH đă
bay ra Hà Nội nhưng Tướng Hiệp th́ dù có được mời, ông không bao giờ
nhận lời. Tướng Hiệp nói ông yêu cầu người đại diện của
Bắc Việt bay ra Hà Nội ngày hôm sau và khi trở về Tân Sơn Nhứt vào buổi tối
th́ cho ông biết kết quả. Tướng Phan Ḥa Hiệp nói với người viết
rằng tối hôm đó ông suy nghĩ cặn kẻ và ông thấy rằng trong trường
hợp mà ông được Cộng sản cho phép ra Hà Nội, rất có thề là khi ra đến
ngoài đó th́ ông cũng có thể bị Cộng sản bắt giữ, tuy nhiên nếu có điều
kiện thuận lợi th́ ông cũng cứ đi v́ đó là thi hành một nhiệm vụ
mà Tổng Thống Trần Văn Hương giao phó. Sáng hôm sau ông yêu cầu người Mỹ
di tản gia đ́nh ông sang Phi Luật Tân v́ trong trường hợp nếu Cộng sân Bắc
Việt chấp thuận đề nghị của TT Hương th́ ông sẽ đi Hà Nội
và nếu mà ông bị bắt th́ ít ra gia đ́nh của ông cũng đă được an toàn.
Tướng Hiệp nói rằng chiều hôm sau, người đại diện của Bắc
Việt trong ủy Ban Liên Hợp 4 Bên từ Hà Nội trở về và cho ông biết rằng
Hà Nội bác bỏ đề nghị thương thuyết của TT Trần Văn Hương.
Đại diện của Hà Nội c̣n nói thêm rằng Hà Nội đ̣i chính quyền Miền
Nam phải đầu hàng vô điều kiện.*144 Đó là nổ lực duy nhất mà chính
phủ Việt Nam Cộng Hoà cố gắng t́m cách gửi đại diện ra Hà Nội để
thăm ḍ nhằm tiến đến một cuộc thương thuyết và người chủ
trương đường lối này là tân Tổng Thống Trần Văn Hương. Cả
hai ông đại sứ Hoa Kỳ và đại sứ Pháp cũng cùng quan điểm như
vậy và họ nghĩ rằng vẫn c̣n có thể giàn xếp để cho hai phe Sài G̣n và
Hà Nội nói chuyện với nhau nhằm đạt được một giải pháp chính
trị nào đó. Tuy nhiên, cả người Việt Nam, người Pháp và kể cả người
Mỹ là Đại sứ Martin cũng không thể hiểu được rằng cho đến
giờ chót, người làm chính sách (policy maker) cao cấp nhất của nước Mỹ
là Ngoại trưởng Henry Kissinger không hề bao giờ có ư định để cho hai phe
người Việt Nam đối nghịch có thể trực tiếp ngồi lại nói chuyện
với nhau, dù lúc đó đă là những ngày cuối cùng của trận chiến tranh. Trong
cuốn "Khi Đồng Minh Bỏ Chạy," tác giả cho biết rằng: “Ở phi
trường về (sau hhi đưa cựu Tổng thống Thiệu lên phi cơ đi Đài
Loan,) Đại sứ Martin cùng Đại sứ Jean Marie Ménllon lại tiếp tục công
việc sắp xếp giải pháp chính trị. Ong Martin gửi cho Kissinger một điện
văn cho biết vẫn c̣n có thể điều đ́nh giưă chính phủ Sài G̣n và Việt
Cộng: "Ngày 26 tháng 4, Kissinger gủi mật điện gạt đi liền: -"ông đại
sứ đă hiểu lầm ư kiền của tôi về các cuộc điều đ́nh với
Việt Cộng. Tôi đă không nói đến giàn xếp giữa chính phủ Sài G̣n và Việt
Cộng mà nói đến đến thương lượng giữa Hoa Kỳ và Việt Cộng.
Tôi muốn bất cứ cuộc thảo luận nào giữa Hoa Kỳ và Việt cộng cũng
phải được diễn ra tại Paris.
*144: Mạn đàm với cựu Chuẩn
Tướng Phan Ḥa Hiệp tại Anaheim, Califomia, ngày 4 tháng 1 năm 2003 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- "Vào
giờ chót, Kissinger vẫn không muốn cho hai miền Bắc và Nam Việt Nam trực tiếp
điều đ́nh với nhau mà không có sự kiểm soát của ông *145 Cũng trong ngày này,
theo Frank Snepp th́ cũng có một màn hỏa mù khác xảy ra. Frank Snepp nói rằng sáng sớm
ngày hôm đó, Đại Tá Harry Summers, Phó Trưởng Phái đoàn Hoa Kỳ trong ủy Ban Liên
Hợp 4 Bên tại Tân Sơn Nhứt đă đáp chuyến phi cơ liên lạc cuối cùng
từ Sài G̣n đi Hà Nội, có lẽ đó là chuyến bay mà Chuẩn Tướng Phan Ḥa Hiệp
nói đến trong đoạn trên. Trong chuyến bay này, một đại diện của Bắc
Việt đă đến ngồi cạnh Đại Tá Summers và nói nhỏ với ông về
một vài đề nghị riêng. Sau khi về đến Sài G̣n, Đại Tá Summers đă phúc
tŕnh rằng người tiếp xúc với ông đă đưa ra ba "điều b́nh luận"
(comments) đáng chú trọng, đó là: (l) ủy Ban Liên Hợp 4 Bên trong đó có cả Phái đoàn
Hoa Kỳ gồm 15 người phải ở lại Miền Nam Việt Nam dù bất cứ
chuyện ǵ xảy ra; (2) Pḥng Tuỳ Viên Quân sự của Hoa Kỳ (DAO) phải triệt thoái
hoàn toàn và (3) Toà Đại sứ Hoa Kỳ phải thương thuyết với "tân chính phủ'
về tương lai của sứ quán. Sau khi Đại sứ Graham Martin đọc bản
thông điệp của Tổng Bí Thư Brezhnev, xem báo cáo này của Đại Tá Harry Summers
cùng với báo cáo của Đại sứ Hung Gia Lợi trong Ủy Ban Quốc Tễ là ông
Đại sứ Toth, ông tin tưởng một cách lạc quan rằng cuộc vận động
giữa Ngoại Trưởng Kissinger với lănh tụ Liên Xô Brezhnev đă mang lại kết
quả và ông hy vọng rằng Hà Nội sẽ không có ư làm nhục Hoa Kỳ mà sẽ tiến
tới một giải pháp chính trị.*146 145 Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh
Tháo Chạy trang 216. 146 Frank Snepp: sđd, trang 432 Đó là giải pháp của Đại
Sứ Pháp Merillon: TT Trần Văn Hương phải từ chức và trao quyền lại
cho cựu Đại Tướng Dương Văn Minh.
5 Ngày Thứ
Năm 24.4.1975
NGÀY THỨ NĂM 24 THÁNG 4/75
Trần Văn Hương
Tiếp Xúc Với Dương Văn Minh. Theo các tác giả Trần Văn Đôn trong Việt
Nam Nhân Chứng, Frank Snepp trong Decent Interval và Oliver Tood trong Cruel Avril th́ hồi 10 giờ sáng ngày
24-4-75, qua sự trung gian của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm,Tổng Thống
Trần Văn Hương đă đến gặp cựu Đại Tướng dương
Văn Minh tại tư gia của Đại Tướng Khiêm trong cư xá sĩ quan tại
Bộ Tổng Tham Mưu gần phi trường Tân Sơn Nhứt. Đại Úy Nguyễn
Văn Nhựt, cựu sĩ quan tùy viên của Tổng Thống Trân Văn Hương lại
cho người viết biết rằng Cụ Hương không muốn gặp ông Minh ở
dinh độc Lập cũng như tại Phủ Phó Tổng Thống ở đường
công Lư, Cụ cũng không muốn gặp ông Minh tại tư gia của ông Minh trên đường
Hồng Thập Tự như ông Minh muốn, do đó Cụ đă nhờ Đại Tướng
Trần Thiện Khiêm sắp đặt cuộc gặp gở nầy. Cụ Hương cũng
không muốn việc nầy tiết lộ ra ngoài, do đó Cụ đă dùng trực thăng
bay từ Phủ Phó Tổng Thống ở đường Công Lư đến Bộ Tổng
Tham Mưu và ngay cả hai người phi công cũng chỉ được lệnh bay lên Tổng
Tham Mưu sau khi Cụ lên phi cơ. Trong bài diễn văn đọc trước Lưỡng
Viện Quốc Hội ngày 26 tháng 4 năm 1975, TT Trần Văn Hương có nói rằng: “Trong
các cuộc gặp gỡ tại tư thất của người bạn chung - bởi v́ họp
mặt tôi muốn tránh tiếng trước, không thể mời Đại Tướng đến
Dinh Độc Lập nói chuyện. Một mặt tôi cũng không thể tự ḿnh tới
nhà Đại Tướng mà nói chuyện. Cho nên chúng tôi đă cùng nhau đến nhà một
người bạn chung” Trong cuộc tiếp xúc nầy, TT Trần Văn Hương
đă yêu cầu Tướng Minh nhận chức thủ tướng toàn quyền để
thương thuyết với phe Cộng sản theo đề nghị của Đại sứ
Pháp . TT Trần Văn Hương đă nói với Lưỡng Viện quốc Hội về
việc gặp gỡ Tướng Dương Văn Minh rằng: “Người ta bảo
rằng Anh có đủ điều kiện để thương thuyết, vậy th́ xin
anh v́ nước nhà, mọi tỵ hiềm đă qua, mọi sự không tốt đẹp đă
xảy ra, xin anh vui ḷng xóa bỏ để cùng nhau chung lưng dựng nước. Xin Anh chấp
nhận cái ghế thủ tướng để đứng ra thương thuyết với
phe bên kia” Tuy nhiên Tướng Minh đă cương quyết từ chối và ngược
lại ông đă yêu cầu Tổng Thống Hương từ chức, nhường chức
vụ tổng thống VNCH lại cho ông Minh để được toàn quyền nói chuyện
với phe bên kia. Cuộc tiếp xúc đó coi như là đă hoàn toàn thất bại và Cụ
Hương trở về Phủ Tổng Thống. Theo vị sĩ quan tùy viên của TT Trần
Văn Hương, đó là chuyến bay bằng trực thăng duy nhất kể từ khi
Cụ nhận chức Tổng Thống và chuyến bay khứ hồi chỉ mất khoảng
chừng nửa tiếng đồng hio62 chứ Tổng Thống Trần Văn Hương
không có “bay ṿng ṿng khắp Sài G̣n – Chợ Lớn” như một vài người
đă đồn đại sau nầy. (ghi chú: Phỏng vấn cựu Đại Úy Nguyễn
Văn Nhựt, sĩ quan tùy viên của TT Trần Văn Hương) Trong cuốn “Cuộc
Đời của Tướng Nguyễn Khoa Nam”, ông Nguyễn Mạnh Tri, một tong những
tác giả cuốn sách nầy đă được cựu TT Nghuyễn Văn Thiệu dành
cho một cuộc phỏng vấn tại San Jose ngày 22-10-2000. Trong cuộc phỏng vấn
nầy, cựu TT Thiệu có nói như sau về việc ông bàn giao chức vụ tổng thống
VNCH cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương: “Khi tôi quyết định từ
chức, tôi chỉ giao quyền lại cho Cụ Hương mặc dù tôi có nghe nói ông Dương
Văn Minh muốn thay thế Cụ Hương. Tôi từ chức là v́ những lư do riệng
của tôi và tôi nghĩ rằng đó là quyết định tốt nhát cho đất nước
trong t́nh thế khó khăn lúc ấy. Tôi quyết định từ chức v́ bổn phận
bắt buộc tôi phải làm như vậy. Tôi tin rằng giao lại cho Cụ Hương,
chắc chắn Cụ Hương sẽ không bao giờ chịu trao quyền lại cho Việt
Cộng, họa chăng là VC vào Dinh Độc Lập dí súng vào cổ ông. Ông thà chịu để
địch bắt chớ không bao giờ kêu gọi quân dân trao quyền cho bọn chúng”148 *148:
Nguyễn Manh Tri: “Cuộc đời của Tướng Nguyễn Khoa Nam” do Hội
Phát Huy Văn Hóa Việt Nam, Ann Arbor, Michigan xuất bản năm 2001) Có lẽ sau ngày 21 tháng
4 năm 1975, ông Thiệu là một trong số những người hiếm hoi ủng hộ
cụ Trần Văn Hương. Ông Thiệu muốn Cụ Trần Văn Hương ngồi
ở ghế tổng thống v́ muốn bảo vệ cho quyền lợi của cá nhân của
riêng ông, dù sao đi nữa th́ Cụ Trần Văn Hương cũng không thể nào đối
xử “cạn tàu ráo máng” với ông Thiệu, c̣n các thế lực chính trị khác
tại Sài g̣n th́ gần như hầu hết đều chống lại việc cụ Hương
tiếp tục làm tổng thống. Trước hết là toà đại sứ Pháp v́ giải
pháp của người Pháp là dùng lá bài Dương Văn Minh, toà đại sứ Mỹ th́
như trên đă nói chỉ muốn lo cho việc di tản ra khỏi Miền Nam và khoán trắng
mọi sự sắp xếp cho ngời Pháp, tuy nhiên riêng Đại sứ Graham Martin th́
mong muốn Cụ Hương ngồi ở ghế tổng thống thêm dăm ba ngày nữa
để giữ cái bộ mặt hợp hiến của chế độ miền Nam, cựu
Đại tướng Dương Văn Minh th́ chỉ muốn lên làm tổng thống ngay
để có đủ toàn quyền thương thuyết với "những người anh
em bên kia" và cuối cùng là cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng
kiêm Tổng trưởng Quốc Pḥng trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn cùng một số
tướng tá thân cận của ông ta. Theo lời của Trung tứơng Trần Văn
Đôn kể lại trong " việt Nam Nhân chứn” th́ ngay ngày hôm sau khi Cụ Hương
tuyên thệ nhậm chức, một số tướng lănh như Trung Tướng Nguyễn
Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III, chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Tư lệnh
Lữ đoàn III Thiết giáp đă gọi điện thoại “khuyên" ông nên đứng
ra lănh nhiệm vụ thủ tướng. Đến ngày 25 tháng 4 th́ cựu tổng thống
Thiệu mời ông Đôn vào Dinh Độc lập và trong buổi gặp mặt này, ông Thiệu
có nói với ông rằng "Ngoài ông Minh ra, ông là người có thể nhận lănh đựơc
trách niệm này Tôi đă nghĩ đến ông từ năm 1973 nhưng v́ tôi không thay đổi
lập trường chống Cộng triệt để của tôi nên không thể ngồi
chung với họ, nếu chịu thương thuyết th́ tôi đă mời ông làm thủ tướng
từ năm 1973 rồi”. ông Thiệu gọi điện thoại cho Cụ Hương
và “khuyên” Cụ rằng "Nếu ông Dương Văn Minh không chịu làm thủ tướng
toàn quyền th́ Cụ t́m một người khác có thể thương thuyết với bên
kia và người đó theo tôi là ông Trần văn Đôn. *149 Cũng theo lời Trẫn
Văn Đôn th́ đến 4 giờ 3O chiều 24 tháng 4, Tướng Khiêm gọi điện
thoại cho ông Đôn biết là Tổng Thống Trần Văn Hương sẽ chỉ định
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy lănh tụ Phong trào Quốc gia Cấp tiến làm tân thủ tướng.
Cụ Hương biết giáo sư Nguyễn Ngọc Huy từ hồi thập niên 1940 trước
khi sang Pháp du học và Cụ rất quư trọng ông Huy. Sau đó ông Đôn đến gặp
Dương Văn Minh và ông Minh tha thiết yêu cầu ông Đôn giàn xếp thế nào để
cho Cụ Hương đồng ư giao quyền lại cho ông ta càng sớm chừng nào tốt
chừng đó để thương thuyết với phe bên kia. Tướng Đôn nghĩ
rằng nên có áp lực về phía quân đội để Cụ Hương chấp nhận
giải pháp này và ông ta đă điện thoại mời hai Đại tướng Trần
Thiện Khiêm và Cao Văn Viên đến nhà ông Dương Văn Minh, tuy nhiên cả hai ông này
không đến nhà ông Minh mà họ đến thẳng Dinh Độc Lập. Đại tướng
Khiêm vào nói chuyện với Cụ Hương, kế đó là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy
và sau đó Tổng trưởng Quốc Pḥng Trần Văn Đôn cùng Tổng Tham Mưu Trưởng
Cao Văn Viên tŕnh bày về t́nh h́nh quân sự: ṿng đai Sài G̣n đang bị thu hẹp, đạn
dược thiếu và tinh thần chiến đấu của binh sĩ quá sa sút. Tổng
thống Trần Văn Hương nói rằng ông chia xẻ với số phận của anh
em quân nhân tại chiến trường, ông sẽ sống chết với anh em binh sĩ trong
quân đội. Sau đó ông chỉ định Đại Tướng Cao Văn Viên làm Tổng
Tư Lệnh Quân lực VNCH, có nghiă là Tướng Cao Văn Viên có toàn quyền chỉ huy và
điều động quân đội, một chức vụ mà trong suốt thời Đệ
Nhị Cộng Hoà do chính ông Thiệu nắm giữ. Đại tướng Cao Văn Viên phải
miễn cưỡng nhận lời, tuy nhiên ông yêu cầu TT Trần Văn Hương một
điều, đó là "nếu Tổng
149 Trần Văn Đôn: sđd, trang 467
Thống
phải giao quyền lại cbo Đại tướng Dương Văn Minh th́ tôi xin Tổng
Thống cho tôi đựơc nghỉ dài bạn không lương v́ tôi không thể làm việc
dưới quyền Dương Văn Minh". Theo lời Trần Văn Đôn th́ Tổng thống
Trần Văn Hương chấp thuận lời yêu cầu này. Trước khi ra về,
ông Đôn c̣n nói thêm với Cụ Hương rằng “Xin Cụ nghiên cứu lại v́
phía bên kia bọ chỉ muốn nói chuyện với ông Minh mà thôi." . Tối hôm đó, ông Đôn
đến nhà Dương Văn Minh th́ đă có sự hiện diện của Nghị sĩ
Nguyễn Vặn Huyền, Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu và ông Brochand, cố vấn toà
đại sứ Pháp. Ông Minh cho ông Đôn biết là Cụ Hương không muốn từ chức,
cố vấn Brochand tỏ ra thất vọng v́ ông ta cho biết Hà Nội nhất quyết
không nói chuyện với bất cứ nhân vật nào ngoại trừ Dương Văn Minh.
Ông Đôn trấn an nhóm này và nói rằng "ông Hương mới lên mà ép buộc ông phải từ
chức th́ cũng khó xử cho ông ấy, hơn nữa c̣n có hiến pháp và quốc hội”.
Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền đồng ư và sau đó th́ cả ông Minh lẫn ông
Vũ Văn Mẫu đều cho rằng ông Hương cố tŕ hoăn như vậy nhưng
thế nào rồi cũng chấp thuận từ chức. Lá Bài Trằn Văn Đỗ? Vào
cuối tháng 4 năm 1975, sau khi ông Nguyên Văn Thiệu từ chức, Tổng Thống Trần
Văn Hương trong một tuần lễ ngắn ngủi kế nhiệm chức vụ
tổng thống theo hiến pháp đă gặp rất nhiều khó khăn trong việc t́m người
để thương thuyết với Bắc Việt ngơ hầu t́m được một
giải pháp ít bi thảm hơn cho miền Nam và cuối cùng đă phải "trao quyền" lại
cho cựu Đại tướng Dương Văn Minh, một người mà hồi đó
tại miền Nam người ta đồn rằng ông ta là người duy nhất có thể
nói chuyện được với Cộng sản Bắc Việt. Sau ngày 30 tháng 4 th́ tất
cả mọi người đều thấy rơ điều đó không đúng sự thật
v́ trong hai ngày ngắn ngủi lên làm tổng thống, Cộng sản không hề nói chuyện
với Dương Văn Minh và cũng không bao giờ có ư định nói chuyện với ông
ta cả. Trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, sau
khi hơn một nửa lănh thổ bị rơi vào tay Cộng sản, vào khoảng cuối
tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1975, một số dư luận về phía ngoại quốc
có đề cập đến việc đă đến lúc miền Nam nên “nói chuyện"
với Cộng sản Bắc Việt và tên tuổi của Bác Sĩ Trần Văn Đỗ
cũng có được nhiều người nhắc nhở đến. Trong một cuốn
hồi kư được xuất bản vào năm 2003 ông Nguyễn Bá Cẩn, vị thủ
tướng cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa có cho biết: "Theo lời Phó Thủ
Tướng Nguyễn Lưu Viên thuật lại với Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh (đăng
trong Tạp chí Human Rigbts viết bằng Pháp) văn) th́ Thủ Tướng Trần Thiện
Khiêm nói rằng "không có một chính phủ ở một quốc gia nào c̣n có thể đứng
vững sau một sự sụp đổ kinh thiên động địa như vậy. Một
khi đất nước đă mất 14 tỉnh rồi mà không có một nhân vật nào từ
chính phủ cho tới Tổng Tham Mưu bị trừng phạt th́ th́ là một việc vô
lư. Và Thủ Tướng khiêm nói ông ta xin tự nguyện làm “vật tế thần ." “Từ
Tổng Thống Thiệu cho đến Thủ Tướng Khiêm và Phó Thủ Tướng Viên
đều đồng ư là phải có một biện pháp ǵ mạnh hơn quyết định
sự cải tổ nội các. Sau đó, theo lời phó thủ tướng Nguyễn Lưu
Viên th́ Tổng Thống Thiệu đọc lại tờ tŕnh của thủ tướng Trần
Thiện Khiêm, trong đó có đoạn đề cập đền gải pháp nếu cần
có một tân nội các th́ những nhân vật sau đây được Thủ Tướng
Khiêm đề nghị với Tổng Thống Thiệu: 1 . Bác Sĩ TrầnVăn Đỗ 2.
Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy 3. Chủ tịch Thựơng nghị Viện Trần Văn
Lắm 4. Chủ tịch Hạ nghị Viện Nguyễn Bá Cẩn " *150 Như vậy
th́ theo nhận xét của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Bác sĩ Trần Văn
Đỗ được xem là một trong những nhân vật có đủ khả năng
để thay thế ông để đảm nhận chức vụ thủ tướng và
trong số 4 người được ông đề nghị, tên của Bác sĩ Trần
Văn Đỗ được đứng vào hàng đầu, tuy nhiên Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu đă chọn người đứng hàng thứ tư trong danh sách này là ông
Nguyễn Bá Cẫn làm thủ tướng. Người viết có một thời gian được
phục vụ dưới quyền Bác sĩ Trần Văn Đỗ cho nên người viết
biết được rằng giữa Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và Bác
sĩ Trần Văn Đỗ th́ chỉ có một vài liên hệ thân hữu, có quen biết
nhau chứ hai người không hề có liên hệ họ hàng hay là bạn bè thân thiết ǵ
cho lắm khiến cho ông Khiêm đă v́ cảm t́nh cá nhân mà để tên Bác sĩ Trần Văn
Đỗ đứng hàng đầu trong bản đề nghị gửi lên Tổng Thống
Thiệu. Bác sĩ Trần Văn Đỗ là em ruột của Luật sư Trần Văn
Chương, người đảm nhiệm chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao
trong chính phủ của Cụ TrầnTrọng Kim vào năm 1945 và dưới thời Đệ
Nhất Cộng Ḥa làm Đại sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Washington từ năm
1955 cho đến năm 1963 th́ từ chức đề phản đối Tổng Thống
Ngô Đ́nh Diệm. ông Trần văn Chương cũng là thân phụ của bà Trần Lệ
Xuân tức là bà Ngô Đ́nh Nhu. Năm 1954, khi Bác sĩ Trần Văn Đỗ đang giữ
chức vụ Đại Tá, Giám Đốc Nha Quân Y của Quân Đội Quốc Gia 150
Nguyễn Bá Cẩn: đất Nớc Tôi, tác giả xuất bản, San Jose 2003, trang 365-366.
Việt
Nam th́ ông Ngô Đ́nh Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại chỉ
định thành lập một tân chính phủ thay thế cho Hoàng thân Bửu Lộc. Dù rằng
đến ngày 7 tháng 7 năm 1954 chính phủ Ngô Đ́nh Diệm mới ra mắt tại Sài
G̣n, nhưng ngay từ trước khi rời nước Pháp về Việt Nam vào cuối tháng
6 năm 1954, ông Ngô Đ́nh Diệm đă mời Bác sĩ Trần Văn Đỗ đảm
nhận chức vụ Tổng Truởng Ngoại Giao và tân Ngoại Trưởng Trần Văn
Đỗ đă được chỉ thị của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm
bay sang Thụy Sĩ để thay thế cho Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định
cầm đầu Phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam tham dự Hội Nghị
về Đông Dương đang diễn ra tại Genève. Bác sĩ Trần Văn Đỗ
là người đại diện cho Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam đă không kư vào Bản
Hiệp Định Genève về Đông Dương ngày 20 tháng 7 năm 1954 chia đôi đất
nước tại Vỹ tuyến 17. Năm 1955, Bác sĩ Trần Văn Đỗ từ
chức Bộ Trưởng Ngoại Giao cho đến năm 1965 mới trở lại giữ
chức Ngoại trưởng trong chính phủ của Bác sĩ Phan Huy Quát và sau đó tiếp
tục giữ chức vụ này trong ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tức là chính phủ
của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Từ năm 1968 cho đến năm 1965,
Bác sĩ Trần Văn Đỗ không hề giữ một chức vụ nào trong các chính phủ
dưới thời Đệ Nhị Cộng Ḥa sau này. Vào thời điểm năm 1975,
Bác sĩ Trần Văn Đỗ được nhiều người nói đến không phải
v́ ông dă từng giữ chức vụ ngoại trưởng dưới nhiều chính phủ
trước đó, nhưng người ta chú ư đến ông v́ một lư do khác mà ngay cả
người Việt Nam ở miền Nam cũng có ít người được biết: Bác
sĩ Trần Văn Đỗ là nhân vật Miền Nam duy nhất đă được Cộng
sản Bắc Việt mời đến gặp gỡ - được mời chứ không
có xin hay yêu cầu như những người khác - không những chỉ một lần mà đến
hai lần: lần đầu tiên tại Genève vào tháng 7 năm 1954 và lần thứ hai tại
Paris vào khoảng năm 1969 hay 1970. Bác sĩ Trần Văn Đỗ có kể lại cho
nhiều người, trong số đó có cả người viết, về chuyện ông được
Cộng sản mời đến gặp Phạm Văn Đồng, trưởng Phái Đoàn
của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa tại Hội Nghị Genève khi ông vừa
mới đến Thụy Sĩ hồi cuối tháng 6 năm 1954. Bác Sĩ Trần Văn
Đỗ cho biết lúc đó ông chỉ là một bác sĩ y khoa, không có một kinh nghiệm
ǵ về ngành ngoại giao, tuy nhiên, qua sự giới thiệu của ông Ngô Đ́nh Nhu là cháu
vợ của ông, khi ông được ông Ngô Đ́nh Diệm khẩn khoản mời làm Tổng
Trưởng Ngoại Giao để thay thế cho Giáo Sư Nguyễn Quốc Định mà
những người ủng hộ ông Diệm cho rằng "quá thân Pháp” th́ ông cũng phải
nhận lời v́ th́ giờ quá cấp bách, lúc đó đă vào cuối tháng 6 mà Thủ Tướng
Pháp Mendes France th́ đă long trọng hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề
Đông Dương trước ngày 20 tháng 7. Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói trong khi
ông đến Genève vào cuối tháng 6 th́ Phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam
không được người Pháp cho biết một điều ǵ về việc họ
đang thương lượng với Việt Minh, tuy nhiên ông có nghe một vài dư luận
hành lang cho biết một cách mơ hồ về những giải pháp có thể tiến đến
một cuộc hưu chiến tại Đông Dương và một trong những giải pháp
đó là chia cắt nước Việt Nam thành hai phần, không rơ chia cắt ở điểm
nào, địa phương nào. Khi ông đến Genève th́ các phái đoàn tham dự Hội Nghị
đang tạm "ngưng họp” (recess) và trong thời gian này, trưởng phái đoàn Pháp
là Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Mendes France đang về Paris tham khảo với
chính giới Pháp, do đó ông có thêm th́ giờ để thăm ḍ và t́m hiểu t́nh h́nh các phái
đoàn tham dự hột nghị: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Bang Xô Viết, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung
Hoa, Cao Miên, Lào và Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa tức là Việt Minh do Thủ Tướng
Phạm Văn Đồng lănh đạo. Vào đầu tháng 7, vài người bạn của
Bác sĩ Đỗ đang sống tại Paris báo cho ông Đỗ biết rằng Luật
sư Phan Anh có nhờ họ nhắn với ông rằng ông ta muốn gặp. Bác sĩ Đỗ
nói rằng Luật sư Phan Anh là bạn của Luật sư Trần Văn Chương,
anh ruột của ông và cũng là bạn của ông thời c̣n ở Hà Nội trớc năm
1945, ông ta từng làm Bộ Trường Thanh Niên trong Chính Phủ Trần Trọng Kim và vào
thời gian 1954 th́ ông đang làm Bộ Trưởng Kinh Tế của Việt Minh và cũng
đang là một thành viên trong Phái đoàn của Phạm Văn Đồng. Ông Đỗ trả
lời rằng "anh em bạn cũ muốn gặp nhau th́ gặp chứ có chuyện ǵ mà bải
ngại!”. Sau đó ông đă sang nơi trú ngụ của Phái đoàn Việt Minh để
gặp Luật sư Phan Anh và tại đó ông đă gặp cả Phạm Văn Đồng. Bác
sĩ Đỗ nói rằng sau phần chào hỏi, Phạm Văn Đồng hỏi ngay về
vấn đề chia cắt đất nước và khi ông hỏi lại là chia cắt từ
đâu th́ Phạm Văn Đồng nói rằng "ở vỹ tuyến thứ 13." Bác sĩ Đỗ
nói rằng đây là lần đầu tiên ông nghe nói một cách chính thức về vấn đề
chia cắt và cũng là lần đầu tiên ông nghe nói đến "vỹ tuyến thứ 13."
. Phạm Văn Đồng cũng hỏi ư kiến ông về vấn đề “tổng
tuyển cử” và khi Bác sĩ Đỗ hỏi chừng nào th́ Phạm Văn Đồng
trả lời rằng có lẽ trong ṿng 6 tháng. Khi Phạm Vàn Đồng hỏi ư kiến của
ông về cả hai vấn đề này th́ ông chỉ trả lởi một cách ỡm ờ
là “không có ư kiến ǵ” v́ quả thật th́ Bác sĩ Đỗ cũng như phái đoàn
Việt Nam chẳng hay biết ǵ về những quyết định trọng đại này. Bác
sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng nhờ ông tự ư đi sang thăm phái đoàn của
Việt Minh nên t́nh cờ mới biết được rằng Việt Minh và các cường
quốc đă đồng ư về giải pháp chia cắt chứ không phải là "da beo”
tức là ngưng bắn tại chỗ và về sau th́ ông được biết rằng
giải pháp này đă được họ thỏa thuận với nhau từ cuối tháng
4 năm 1954 tức là ngay cả trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc vào
ngày 7 tháng 5 năm 1954. Ngoài ra họ cũng c̣n đề cập đến vấn đề
tổng tuyển cử, những vấn đề sính tử đối với người
Việt Nam mà phái đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam không hề được
biết mảy may ǵ cả. Chuyện nực cười là chính ông, người cầm đầu
phái đoàn này lại chỉ được biết về hai vấn đề tối quan
trọng này qua sự tiết lộ của ông Phạm Văn Đồng Trưởng Phái
đoàn của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa tức là phe đối thủ
của phe Chính phủ Quốc Gia Việt Nam mà sau này người ta vẫn gọi là “phe
quốc gia." Ông Trần Văn Đỗ kể lại chuyện này với một nụ cười
chua xót và ông nói rằng "người ta định đoạt số phận của nhân dân
ḿnh mà chính ḿnh cũng không hay biết ǵ hết." Bác sĩ Đỗ cho biết rằng cuộc
gặp gỡ này diễn ra trong một bầu không khí rất thân hữu, khi ông Phan Anh giới
thiệu ông Phạm văn Đồng th́ ông ta nói rằng: "Xin giới thiệu với anh đây
là "Anh Tô". Tên thật của Phạm Văn Đồng là “ Tô", do đó chỉ trong ṿng
đồng chí, bạn bè thân hữu th́ người ta mới gọi . là " anh Tô ". Ông cho biết
rằng sau một hồi chuyện văn xă giao th́ ông ra về và ngày hôm sau chính ông Phạm Văn
Đồng lại dẫn một nhóm sang thăm đáp lễ phái đoàn của Chính Phủ
Quốc Gia Việt Nam. Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng cho biết thêm rằng cho
đến ngày Hội Nghị Genève về Đông Dương kết thúc vào ngày 21 tháng 7 năm
1954 th́ giữa hai phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng lănh đạo và Phái
Đoàn của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam do ông lănh đạo không hề có chuyện
căi vă, không hề có thái độ hận thù ǵ cả. Ông nói rằng ngày hôm sau khi ông gặp
ông Phạm văn Đồng, báo chí tại Thụy Sĩ đă đăng tăi tin này dưới
cái tít "Cuộc Gặp Gỡ Giữa Hai Huynh Đệ Thù Nghịch” (La rencontre desfrères
ennemis) và đó cũng là một điều may mắn cho Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam
v́ sau đó th́ các phái đoàn như Pháp và Hoa Kỳ đă đến tiếp xúc với ông và
trao cho ông những tài liệu chính thức: đó là một cái "note verbale” tức là một
sự thỏa thuận bằng miệng giữa Pháp, Anh và Mỹ từ ngày 27 tháng 4 năm
1954 chấp nhận giải pháp chia cắt nước Việt Nam và nếu chia cắt tại
vỹ tuyến thứ 18 th́ có thể chấp nhận được. Bác sĩ Trần Văn
Đỗ cũng cho biết rằng ngoài việc gặp gỡ ông Phạm Văn Đồng,
trong thời gian Hội Nghị Genève, ông cũng c̣n được gặp Thủ Tướng
Trung Cộng Chu ân Lai và chính ông Chu ân Lai có ngỏ lời mời ông và ông Ngô Đ́nh Luyện
sang thăm viếng Bắc Kinh. Chuyện này ông có tường tŕnh lên Thủ Tướng Ngô
Đ́nh Diệm ngay sau khi ông về đến Sài G̣n, tuy nhiên sau đó ông không nghe Thủ Tướng
Diệm nhắc nhở ǵ đến chuyện này v́ chỉ ít lâu sau th́ ông từ chức. Chuyện
Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ gặp Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ
Cộng Ḥa Phạm Văn Đồng hồi Hội Nghị Genève năm 1954 rất ít người
được biết v́ dưới thời Ngô Đ́nh Diệm, chính quyền không cho phép phổ
biến những tin tức có liên quan đến Cộng sản như vấn đề này.
Nhưng sau năm 1975, chính Bác sĩ Trần Văn Đỗ đă kể lại chuyện
này qua một lá thư gửi cho cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu và ông này đă
cho đăng vào Phụ Bản của cuốn sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi.
Người viết xin trích lại một đoạn như sau: “Paris ngày 30 tháng 8 năm
1983 “Nhắc lại Hội nghị Genève th́ không mấy ai biết bề trong thế
nào. Ai cũng tưởng tượng trong bàn hội nghị bàn căi kẻ nói qua người
nói lại như đi chợ trả giá. Nhưng sự thật chẳng có bàn cải ǵ trong
pḥng hội nghị cả. "Tôi sang Genève hỏi nhân viên phái đoàn th́ họ nói lúc này nghỉ
hè, các trưởng phái đoàn đều vắng mặt, trừ các phái đoàn Việt Nam,
Lào và Cao Mên. Không có tin tức ǵ các phái đoàn nói chuyện với nbau, không ai đá động
ǵ đến ta cả. Trong lúc đó có tin hành lang nói đến việc chia xẻ đất
nước. Tin đồn không biết thiệt hư, ở đâu ra. Phía Pháp trước
khi tôi qua Genève, ông Tổng Trưởng Guy la Chambre (Ministre des états Associés - Tổng Trưởng
Các Quốc Liên Kết tức là Đông Dương), hứa có tin ǵ th́ sẽ cho ḿnh biết
nhưng không bao giờ cho ḿnh biết ǵ cả. Bởi vậy nên tối 3 hay 4 tháng 7 ǵ đó,
hai ông Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn mạnh Hà đến trụ sở hỏi tôi có bằng
ḷng gặp Phạm Văn Đồng không. Tôi nói tôi không có complex (mặc cảm) ǵ cả,
gặp ai cũng được, ờ đâu cũng được lúc nào cũng được.
Hôm sau tôi đi với ông Nguyễn Hữu Châu qua trụ sở Việt Minh gặp Phạm
Văn Đồng, có mặt Hoàng Văn Hoan, Trần Công Tường. Chào hỏi xong, ông Đồng
nói đến vấn đề chia xẻ đất. Tôi hỏi chia chỗ nào ông Đồng
trả lời: lối vỹ tuyến thứ 13, rồi đem bản đồ ra chỉ
về đường đi từ Pleiku xuống An Khê. Hỏi th́ tôi trả lời không có
ư kiến. Đồng nói. “nhưng chia chỉ tạm thời v́ tính sẽ có tổng tuyển
cử để thống nhất, trong ṿng 6 tháng. " Tôi trả lời chưa có ư kiến ǵ
v́ mới tới. Ngày bôm sau, Phạm Văn Đồng sang đáp lễ nhưng không có nói
ǵ khác. Nhờ vậy tôi mới biết việc họ bàn tính với nbau, định đoạt
số phận ḿnh mà không cho ḿnh biết. Vài giờ sau khi tôi nói chuyện với bên Việt
Minb th́ báo chí tung ra “/a rencontre des frères ennemis" v́ đây là lần đầu tiên mà hai bên gặp
nói cbuyện riêng với nhau. Tôi về đến nhà th́ phái đoàn Pháp kế đến
phái đoàn Mỹ xin lại gặp tôi. Người Pháp hỏi tôi nói chuyện với Phạm
văn Đồng có chi lạ cho họ biết với. Tôi nói tôi đi thăm ông Đồng
cũng như đi thăm các ông - thăm xă giao. " 151
*151 Đỗ Mậu: Việt Nam
Máu Lửa Quệ Hơng Tôi, trang 1441-1442 Hai nhân vật mà Bác sĩ Trần Văn Đỗ
đề cập đến là Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Mạnh Hà là hai nhà trí thức
Việt Nam rất nổi tiếng trong giới người Việt Nam đang sống tại
Pháp. Nguyễn Mạnh Hà là một nhà trí thức nổi tiếng thân Việt Minh ngay từ
thời năm 1945, tuy nhiên Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích th́ không phải là một người
thân Cộng sản. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích là một nhân vật mà đa số người
Việt Nam ở miền Bắc và miền Trung ít biết đến, tuy nhiên người Việt
Nam ở Nam Bộ tức là Nam Kỳ th́ không có ai mà lại không biết đến ông, nhưng
mà dưới một cái tên khác: Bác vật Nguyễn Ngọc Bích. Ông Nguyễn Ngọc Bích là
con của ông Nguyễn Ngọc Tương, Giáo Tông của Đạo Cao Đài tại Bến
Tre. Vào thập niên 193O, ông thi đậu vào trường Politechnique tại Pháp. Trước
ông cũng có hai ngời đă thi đậu vào trường nổi tiếng này là Trung Tướng
Nguyễn Văn Xuân về sau làm Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam đầu
tiên vào năm 1948 và Giáo sư Hoàng Xuân Hăn, Bộ Trưởng Giáo Dục trong Chính Phủ Trần
Trọng Kim vào năm 1945. Sau khi tốt nghiệp trường Politechnique, ông lại theo học
ngành kỹ sư tại École des Ponts et Chaussées tức là trường Kỹ Sư Kiều Lộ,
một trong những Trường Lớn (Grándes Écoles) của nước Pháp. Sau khi tốt
nghiệp kỹ sư kiều lộ, ông trở về Việt Nam phục vụ trong ngành công
chánh, người Việt nam gọi là trường tiền. Hồi đó, tại Việt
Nam chưa có trường nào đào tạo ngành kỹ sư cho nên danh từ này chưa được
thong dụng và riêng tại Nam Kỳ th́ đa số dân chúng gọi những người tốt
nghiệp bằng kỹ sư ở Pháp bằng "bác vật", do đó mà ông đợc mọi
người gọi là ông "bác vật Nguyễn Ngọc Bích” Tháng 8 năm 1945, sau khi người
Nhật đầu hàng, ưgời Pháp trở lại Nam Việt nhằm tái lập chế
độ thuộc địa tại Nam Kỳ nưng nhân dân đă nổi lên chống
lại người Pháp và cuộc kháng chiến tại Nam Bộ bùng nổ vào tháng 9 năm
1945. Bác vật Nguyễn Ngọc Bích cũng hăng say tham gia kháng chiến và ông được
cử làm chỉ huy một đơn vị kháng chiến tại vùng Tiền Giang. Nhằm
ngăn chân không cho quân Pháp tiến về chiếm tỉnh Mỹ Tho và các tỉnh miền Tây,
bác vật Nguyễn Ngọc Bích đă chỉ huy những toán kháng chiến phá sập các cây
cầu quan trọng trên Quốc lộ 4 từ Sài G̣n về miền Tây như cầu Bến
Lức, cầu Tân An thuộc tỉnh Tân An, cầu Long Định thuộc tỉnh Mỹ
Tho và cầu Cái Răng thuộc tỉnh Cần Thơ v.v. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích
được đồng bào Nam Bộ xem như là một vi "anh hung kháng chiến hcống
Pháp và tên tuổi, uy tin của ông nổi bật hơn cả những cán bộ cao cấp
Việt Minh tại Nam Bộ. Chính trong thời gian này, ông được Việt Minh cử
giữ chức Khu Bộ Phó Khu 9 tức là vùng Hậu Giang. Cựu Thủ Tướng Cộng
sản Vơ Văn Kiệt vào thời gian đó chỉ là một cán bộ cấp quận đă
nói về Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích như sau: “Nguyễn Ngọc Bích tham gia kháng
chiến, bị địch bắt và trục xuất khỏi Việt Nam khi là Khu Bộ phó
Khu 9. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến tôi có dịp gặp Nguyễn Ngọc
Bích trong chiến khu. Khi đó ông Ngọc Bích là Khu Bộ Phó Khu 9, một “dân Tây” đẹp
trai và đặc biệt nhiệt t́nh. " *152 Người Pháp điều tra và họ biết
được người chỉ huy việc phá cầu này phải là một người
có hiểu biết thật nhiều về cầu cống và họ biết ngay người
đó không ai khác hơn là bác vật Nguyễn Ngọc Bích, cựu sinh viên trường Ponts
et Chausées tại Pháp. Người Pháp đă huy động mấy tiểu đoàn đi truy
lùng kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích và sau cùng th́ nhờ có sự điềm chỉ, họ
đă bắt sống được ông vào năm 1946. Theo ông Chester Cooper, một chuyên gia
đă từng
*152 Trầm Hương: Đêm Trắng của Đức Giáo Tông, nhà xuất
bản Công An Nhân dân, Sài g̣n 2002, trang phục vụ cho Trung Ương T́nh Báo CIA của Hoa
Kỳ th́ " V́ ông Nguyễn Ngọc Bích càng ngày càng có uy tín trong quần chúng Nam Bộ mà lại
không theo Cộng sản cho nên bọ t́m cách loại ông và báo cho gián điệp của Pháp biết
hành tung của ông. Không rơ Việt Minh có thực sự phản bội mà điềm chỉ
cho t́nh báo của người Pbáp nơi trú ẩn để bắt ông bay không, điều
đó không có ǵ rơ rệt, tuy nhiên ông Nguyễn Ngọc Bích th́ luôn luôn nghi ngờ rằng đó
chính là nguyên nhân khiến cho ông bị Pháp bắt." *153 Trên nguyên tắc, tất cả mọi
sinh viên tốt nghiệp trường Politechnique đều đương nhiên trở thành
sĩ quan trong quân đội Pháp và dĩ nhiên ông Nguyễn Ngọc Bích cũng là một sĩ
quan của Pháp, vậy mà ông lại có những hoạt động chống lại quân đội
Pháp, do đó người Pháp đưa ông ra ṭa án quân sự. Ông bị khép vào tội “phản
nghịch" và bị kết án tử h́nh tại Sài G̣n. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp tích
cực của giới cựu sinh viên các trường Grandes Écoles tại Phấp và sự vận
động tích cực của vợ ông là Bác sĩ Heriette Bùi Quang Chiêu mà người Pháp tại
Đông Dương phải trả tự do cho ông với điều kiện là ông phải
rời khỏi Việt Nam sang sống ở Pháp. Sau khi sang Pháp, ông Nguyễn Ngọc Bích không
hành nghề kỹ sư kiều lộ mà trở lại đi học ngành y khoa và sau khi tốt
nghiệp bác sĩ, ông chuyên nghiên cứu về ngành ung thư. Vào năm 1961, ông trở về
Việt Nam và cùng với Giáo sư Nguyễn Văn Thoại ghi danh ứng cử tổng thống,
tuy nhiên liên danh này bị bất hợp lệ v́ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă cho
ghi thêm một điều khoản vào luật bầu cử quy định rằng tất
cả mọi ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống phải cư ngụ
tại Việt Nam ít nhất là hai năm, một điều
*153 Chester cooper: The Lost Crusade:
America in Vietnam, Dodd, Mead & Company. New York. 1970, trang 123. kiện mà nếu được áp
dụng vào tháng 10 năm 1955 th́ chính ông Ngô Đ́nh Diệm cũng không hợp lệ v́ ông mới
trở về Việt Nam vào cuối tháng 6 năm 1954. Trong thời gian sống ở Pháp,
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích thường hay tham dự những cuộc hội họp trong
giới trí thức nhằm đ̣i người Pháp phải trao trả độc lập cho
Việt Nam, tuy nhiên Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bích không hề theo Cộng sàn. Ông Nguyễn Ngọc
Châu, con trai của Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích, thời trước 1975 là một trong những
vị Giám Đốc của Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín tại Sài G̣n và hiện đang
sống tại Paris, có cho người viết biết rằng ông Gaston phạm Ngọc Thuần,
anh của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, đă từng làm đại sứ của
Việt Cộng tại Đông Đức nhưng sau năm 1975 th́ đă "vượt biên" sang
ty nạn tại Pháp, ông ta là bạn của Kỷ sư Nguyễn Ngọc Bích trước
năm 1945 và đă nói cho ông Châu biết rằng trong thời kỳ tham gia kháng chiến, dù có
được Việt Minh mời mọc, thuyết phục nhiều lẳn nhng Kỹ
sư Nguyễn Ngọc Bích cương quyết từ chối không chịu gia nhập vào đảng
Cộng sản, ông chỉ theo kháng chiến để chống lại thực dân Pháp mà thôi. Trong
thời gian sống tại Pháp, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích chuyên nghiên cứu về bệnh
ung thư và cũng có viết một số bài có giá trị đăng trên báo chí. Sau khi bị
bác đơn không được tham dự cuộc bầu cử tổng thống vào năm
1961, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có viết một bài nhan đề " Vietnam-An Independent Viewpoinf'
(Việt Nam- Một Quan Điểm Độc Lập) đăng trên The China Quarterly) số
tháng 1-3 năm 1962. The chia Quarterly là một tam cá nguyệt san vô cùng giá trị chuyên nghiên cứu
về các vấn đề Á châu và trong số báo này, ngoài Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích c̣n
có bài của những học giả nổi tiếng khác như là Philippe Devillers, P. J. Honey, Bernard
Fall, Gerard Tongas, William Kaye, ông Hoàng Văn Chí và nhà báo như Phong Lê Văn Tiến. Trong phần
giới thiệu về tác giả, tạp chí China Quarterly viết rằng: "Bác sĩ Nguyễn
Ngọc Bích là một trong những người Việt Nam đầu tiên được tốt
nghiệp trường Politechnique ở Paris, sau đó ông trở về phhục vụ tại
Nam Kỳ, thuộc địa của Pbáp. Sul Đệ Nhi Thế Chiến, ông trở thành
một chỉ huy cao cấp trong phong trào kháng chiến tại Nam Bộ nhưng mà ông đă
bị các đồng đội Cộng sản phản bội điềm chỉ cho người
Pháp bắt v́ ông nhất quyết chủ trương công cuộc kháng chiến là để
chồng lại người Pháp để dành độc lập cho Việt Nam chứ không
phải cho đảng Cộng sản. Thoát được bản án tử b́nh nhờ một
thỏa hiệp ân xá giữa hai phe, sau đó ông sang sinh sống tại Pháp cho đến bây
giờ. Ông hiện là giám đốc một nhà xuất bản tại Paris và là một y khoa
bác sĩ, tuy nhiên ông vẫn c̣n rất chăm chú theo dơi rất sát mọi diễn biền chính
trị tại Việt Nam. Ư kiến của ông về các vấn đề miền Nam Việt
Nam rất được nhiều người tôn trọng và ông cũng được họ
xem như là một ngời có thể kế vị ông Ngô Đ́nh Diệm. Bác sĩ Nguyễn
Ngọc Bích có nộp đơn tham dự vào cuộc bầu cử tổng thống năm
1961 nhưng vào giờ chót th́ liên danh này lại bị chính quyền Sài G̣n tuyên bố là bất
hợp lệ v́ lư do “kỷ thuật” *154 Người viết có được
đọc bài này và nhận thấy rằng tuy được viết vào năm 1962 nhưng
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích có nhiều ư kiến vô cùng độc đáo, không những của
một nhà trí thức mà c̣n là một nhà chính trị, một nhà kinh tế và một nhà xă hội
có cái nh́n rất xa và rất rộng. Trong bài này, ông chỉ trích những sai lầm về chính
trị của cả hai chế độ Hà Nội cũng như Sài G̣n và đă đưa
ra những nhận định rất xây dựng về các vấn đề kinh tế cũng
như là xă hội tại cả hai miền. Nếu c̣n sống, có lẽ ông cũng có thể
đóng góp *154 The China Quarterly, January-march 1962, trang 221. được một phần nào
đó trong lănh vực chính trị tại miền Nam vào thời gian giữa thập niên 196O
sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị giết. Tiếc thay khi cảm thấy đă
đến giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư, ông trở về sống những
ngày cuối cùng tại quê hương và từ trần vào ngày 4 tháng 12 năm 1966 tại Bến
Tre. Luật sư Đinh Thạch Bích có được may mắn hầu chuyện với
Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bích mấy lần trước ngày ông tạ thế có nói với
ngời viết rằng B.S. Nguyễn Ngọc Bích quả thực đúng là một ngời
" quốc gia chân chính". Các ông Nguyễn Mạnh Hà, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích và Luật
ư Phan Anh đều là bạn của Bác sĩ Trần Văn Đỗ do đó mà khi
ông Đỗ làm Tổng Trưởng Ngoại Giao, họ đă móc nối cho ông Đỗ
gặp gỡ Phạm Văn Đồng để hai bên nói chuyện với nhau ngơ hầu
có thể t́m được một giải pháp nào tốt đẹp hơn cho Việt nam tuy
nhiên vào năm l954 th́ số phận của Việt Nam lại do các cường quốc quyết
định như lời của Bác sĩ Đỗ: "người ta định đoạt
số phận của nhân dân ḿnh mà chính ḿnh cũng không bay biết ǵ bết!’.' Nhà báo
Pháp nổi tiếng Jean Iacouture cũng có nhận xét về Bác Sĩ Trần Văn Đỗ
như sau: " Tân Tổng Trưởng Ngoại Giao của Việt Nam, Bác sĩ Trần Văn
Đỗ đă sang Genève đại diện cho chính phủ của ông tại bội nghị
với một thái độ ḥa hoăn, đầy tư cách và tinh thần thực tiễn rất
đáng quư. " Lacouture cũng có kể lại cuộc gặp gỡ giữa Ngoại Trưởng
Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Phạm Văn Đồng và Ngoại Trởng Chính Phủ
Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Đỗ như sau: "Ngày bôm sau, 13 tháng 7, là một ngày
vô cùng quan trọng. Mendes-France gặp Chu ân Lai và Phạm văn Đồng, cả Trần Văn
Đỗ cũng gặp Phạm Văn Đồng. Sau khi Mandes France rời Genève về Paris,
Phạm Văn Đồng tiếp Trần Văn Đỗ, Ngoại Trưởng của
phe Quốc Gia, một cơ bội mà ai cũng ngạc nhiên và vô cùng khích lệ. “Phan
Anh, Bộ Trưởng Kỹ Nghệ và Thương Mại là một nhân viên trong phái đoàn
Việt Mihb, vốn là bạn thân của anh Bác sĩ Trần Văn Đỗ. Ngay sau khi ông
Đỗ đến Genève, Phan Anh đă nhắn với ông ta rằng cả hai vị ngoại
trưởng nên gặp gỡ nhau. Bác sĩ Trần Văn Đỗ trả lời: "những
người anh em cùng huyết thống th́ làm sao mà có thể từ chối không gặp gỡ
nbau?” "Và sau đó th́ Phạm Văn Đồng và Trần Văn Đỗ đă chính
thức gặp gỡ đối diện nbau, cả hai người đều gầy ốm
khẳng khiu như nhau, đều có gương mặt khắc khổ nghiêm trang như nhau
và cũng đều có những mối ưu tư khắc khoải về một tổ quốc
chung đang bị cảnh tan nát v́ chiến tranh. Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên
giữa hai phe, và cuộc tiếp xúc này chứ không phải là cuộc thảo luận chính
tri giữa đôi bên đă đựơc mọi người xem như là một việc rất
đáng khích lệ. “Tuy nhiên hai vị tổng trưởng có thảo luận với
nhau về một vấn đề có liên hệ đến cả hai người nhiều
nhất: cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.
Lần đầu tiên ông Phạm Văn Đồng đề nghị một cách cụ thể
là cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức trong ṿng 6 tháng, một thời
hạn mà trước đó ông ta cũng có mập mờ nói đến. Ông Trần Văn Đỗ
tỏ ra thận trọng, không có phản đối những mà điều hiển nhiên đối
với ông và cả hai đồng minh Pháp và Hoa Kỳ đều hiểu rằng nếu tổng
tuyển cử trong thời gian chỉ có 6 tháng sau ngày Việt Minh chiến thắng th́ khó mà
có thể thắng đựơc họ tại pḥng bỏ phiếu” *155 Bác sĩ Trần
Văn Đỗ cũng cho biết thêm rằng ngoài việc gặp gỡ ông Phạm Văn
Đồng, trong thời gian Hội Nghị Genève, ông cũng c̣n được gặp Thủ
Tướng Trung Cộng
*155: Philippe Devillers & Jean Lacouture End of a War. Indochina 1954, Frederick
A. Praeger. New York 1969, trang 281-282. Chu ân Lai và chính ông Chu ân Lai có ngỏ lời mời ông và ông
Ngô Đ́nh Luyện sang thăm viếng Bắc Kinh. Chuyện này ông có tường tŕnh lên Thủ
Tướng Ngô Đ́nh Diệm ngay sau khi ông về đến Sài G̣n, tuy nhiên sau đó ông không
nghe Thủ Tướng Diệm nhắc nhở ǵ đến chuyện này v́ chỉ ít lâu sau
th́ ông từ chức. Theo Bác sĩ Trần Văn Đỗ th́ đây là lần đầu
tiên Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai đă ngơ lời mời đại diện của
Miền Nam Việt Nam sang viếng thăm Bắc Kinh, tuy nhiên mấy năm sau đó th́ Chu
ân Lai lại c̣n ngơ lời mời và đề nghị thiết lập liên lạc ngoại
giao trên cấp tổng lănh sự với Việt Nam Cộng Ḥa và lần thứ nh́ th́ đề
nghị này đă được chuyển đến ông Ngô Đ́nh Luyện, Đại sứ
Việt Nam Cộng Ḥa tại London. Cựu Đại sứ Ngô Đ́nh Luyện cũng có tiết
lộ chuyện này với một số ngời thân tín của ông và mới đây, một
trong những người đó là cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ có ghi lại
nh sau: “Ông Ngô đ́nh Luyện kể cho tôi ngbe một bí mật hết sức quan
trọng mà tôi chưa ngbe bao giờ. Ngày Thủ Tướng Chu ân Lai viếng Anh Quốc
(tôi quên bẵng nhớ năm nào),phái đoàn của Chu ân Lai đông lắm, có đến bơn
100 người và được chính phủ Anh đón tiếp rất long trọng. Ông Luyện
đựơc một tham vụ ngoại giao của ṭa đại sứ Trung Quốc đem
biếu hai ṿ rượu “Mao Thái”, kèm tấm thiệp của Thủ Tướng Chu
ân Lai mời dự tiếp tân ờ ṭa đại sứ Trung Quốc với sự hiện
diện của Nữ Hoàng Anh. Khi ông đựơc đại sứ Trung Quốc giới
thiệu với Thủ Tướng Cbu ân Lai, thủ tướng rất niềm nở, nói
đă biết ông là em của tổng thống Việt Nam, là người ông rất kính trọng
và ngưỡng mộ. Ông xin ông Luyện chuyển lời thăm của Mao Chủ Tịch
đến Ngô Tổng Thống. Ông Chu ân Lai nói ông không có cơ hội để nói nhiều
với Đại sứ Luyện nhưng đă chỉ thị cho đại sứ Trung Quốc
đến gặtp đại sứ Luyện tŕnh bày chi tiết sau. Sau đó, ông đại
sứ Trung Quốc đến thăm ông Luyện ờ ṭa đại sứ Việt Nam. Đại
sứ Trung Cộng nói với ông Luyện rằng Chủ tịch Mao Trạch Đông rất
cảm phục ḷng yêu nước và những ǵ Ngô Tổng Thống đă làm cho miền Nam
Việt Nam được phồ thịnh như ngày nay. ư của Chủ tịch Mao là muốn
có liên lạc ngoại giao với miền Nam Việt Nam. Theo ư Mao Trạch Đông, trước
tiên hai bên sẽ đặt liên lạc trên cấp tổng lănh sự, sau đó sẽ nâng lên
cấp đại sứ nếu t́nh thế cho phép.Theo Mao trạch Đông th́ hai bên sẽ có
liên lạc chặt chẽ về văn hóa và b́nh thường hóa việc buôn bán giữa hai
quốc gia. Trung Quốc cũng sẽ giàn xếp để hai miến Nam Bắc Việt Nam
có đại diện giữa hai miền, sau dó sẽ đi đến việc liên lạc,
tiếp tế và buôn bán giũa hai miền . Ông Luyện trả lời là sẽ tŕnh Tổng
Thống Ngô Đ́nh Diệm và sẽ trả lời ông đại sứ Trung Cộng sau. Ông
Luyện đích thân về Sài G̣n tŕnh Tổng Thống Diệm việc này. Sau đó gần
hai tháng, ông đựơc tổng thống triệu về và cho biết là sau khi đă nhờ
ông đại sứ Trung Hoa Quốc Gia về tham khảo ư kiến Tổng Thống Tưởng
Giới Thạch, tổng tổng cũng tham khảo ư kiến với đại sứ Hoa
Kỳ th́ đi đến kết luận là việc này chưa thể đồng ư trong giai
đoạn này đựơc. " *156 Sự tiết lộ này cho thấy rằng hồi năm
1954 khi ông Chu Ân Lai ngỏ lời mời Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ sang
thăm Bắc Kinh là theo ư kiến của Mao Trạch Đông và đến mấy năm sau
th́ nhà lănh đạo Trung Hoa Cộng sản này cũng vẫn c̣n có ư đó, lần này c̣n đi
xa hơn nữa, ông ta đă đề nghị việc thiết lập liên lạc ngoại
giao, văn hóa và thương mại với miền Nam Việt Nam mà chắc chắn rằng
đó không *156: Nguyễn Hữu Duệ: Nhớ Lại Những Ngày ở Cạnh TT Ngô Đ́nh
Diệm, tác giả xuất bản. San Diego 2003, trang 33-34. phải là điều mà các nhà lănh
đạo Cộng sản Hà Nội mong muốn. Ông Nguyễn Hữu Duệ nói rằng ông
không nhớ rơ năm nào nhưng việc đó xảy ra khi ông Ngô Đ́nh Diệm c̣n làm tổng
thống tức là phải trước năm 1963. Thật là một điều đáng tiếc
cho Miền Nam Việt Nam v́ nếu hồi đó mà miền Nam thiết lập mối bang giao,
dù chỉ là thương mại, với Trung Hoa Cộng sản th́ đó là một điều
vô cùng có lợi về phương diện ngoại giao v́ trong trường hợp đó th́
Trung Cộng sẽ ít thân thiện hơn với Hà Nội và cũng sẽ ít đối nghịch
hơn đối với miền Nam. Thật là đáng tiếc khi chính quyền Ngô Đ́nh Diệm
đă bỏ lở cơ hội đến hai lần. Tuy nhiên đến 10 năm sau th́
chuyện liên lạc với Trung Hoa Cộng sản lại được nhắc nhở đến
và lần này th́ phía muốn xích lại gần Trung Hoa Cộng sản lại chính là Việt
Nam Cộng Ḥa. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết rằng trong một cuộc
phỏng vấn cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại London vào ngày 8 tháng
8 năm 1978, ông Thiệu đă tiết lộ rằng: “Vào mùa thu năm 1974, ngoại
tưởng Vương Văn Bắc đă đề nghị với Tổng Thống Nguyên
Văn Thiệu là Việt Nam Cộng Ḥa nên bí mật tiếp xúc với Cộng Ḥa Nhân Dân Trung
Hoa để yêu cầu các nhà lănh đạo Trung Cộng giảm thiểu bớt sự ủng
bộ của họ dành cho Cộng sản Bắc Việt là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời
tại miền Nam. Lúc đó th́ Tổng Thống Thiệu đang sẵn sàng thỏa hiệp
với Trung Cộng về vấn đề khai thác dầu hỏa trong vùng thềm lục
địa biển Nam Hải và theo đuổi một đường lối ngoại giao
mới theo đó th́ Việt Nam Cộng Ḥa chấp nhận ảnh hưởng của Trung
Cộng trong vùng Đông Nam Á ". Sau đó ông đă phỏng vấn luật sư Vương
Văn Bắc tại Paris vào ngày 22 tháng 8 năm 1985 về việc này và đựơc Luật
sư Bắc cho biết thêm như sau: “Trong thời gian ông Bắc làm đại sứ
Việt Nam Cộng Ḥa tại Anh từ năm 1972 đến năm 1973 ông có quen thân một
vị dân biểu Anh thuộc Đảng Bảo Thủ. Vào cuốn năm 1974, lúc đó ông
Vương Văn Bắc đang làm Tổng Trưởng Ngoại giao người bạn
dân biểu Anh nầy có tên trong một phái đoàn đoàn quốc hội Anh sắp sang viếng
thăm Bắc Kinh. Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đă nhờ ông đại
sứ Việt Nam tại London nhân danh ông tiếp xúc với vị dân biểu này và nhờ ông
ta thăm ḍ với giới lănh đạo Trung Cộng về khả năng có thể xích lại
gần (rapprochement) giữa Bắc Kinh và Sài G̣n. Ông Bắc hy vọng rằng có thể lơi
dụng được sự nghi ngờ sâu xa giữaa Hà Nội với Trung cộng sau cuyến
công du của Tổng Thống Nixon tại Bắc kính. Vị dân biểu Anh này đă nói chuyện
với Thứ trưởng Ngoại giao Trung cộng là ông Kiều Quán Hoa và đă được
ông này cho biết rằng lập trường của Trung Hoa Cộng sản là hoàn toàn ủng
hộ chính phủ Lâm Thời Cộng Ḥa Mien Nam Việt Nam. Kiều Quán Hoa cũng nói thêm rằng
v́ lư do đó mà nếu muốn thay đổi đường lối đối với Sài
G̣n th́ cũng đă quá trễ rồi . Như vậy th́ Ông Vương Văn Bắc đă
biết rơ rằng Trung Cộng đang cố gắng gây dựng chính phủ Cách Mạng Lâm
Thời như là một lực lượng để cầm quyền tại Miền Nam đương
đầu với ảnh hưởng của chế độ Hà Nội. Khi ủng bộ
Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ư đồ của Trung Cộng là duy tŕ ảnh hưởng
của họ tại Đông Dương sau khi người Mỹ triệt thoái ra khỏi vùng
này. " “Khi Ngoại Trưởng Bắc tŕnh với Tổng Thống Thiệu về việc
Trung Cộng khước từ đề nghị của Việt Nam th́ Thống Thiệu nói
rằng: Người Trung Hoa quá tự tin. Họ tự nhủ rằng “Tại sao mà
bây giờ chúng tôi lại phải giúp cho miền Nam? Bây giờ chúng tôi đă có trọn nước
Việt Nam rồi”. Họ tin tưởng rằng Bắc việt sẽ để cho
chính phủ Cách Mang Lâm Thời cai trị miền Nam, như vậy th́ chẳng có lư do ǵ lại
chia xẻ xẻ một miếng bánh với Thiệu " “Có điều nực cười
là ngời Mỹ can thiệp vào Việt Nam với lư do “be bờ” ảnb hưởng
của Trung Cộng trong ḷng Đông Nam Á th́ đến khi cuộc chiến gần tàn, ông Thiệu
cảm thấy rằng Việt Nam sắp sửa bị Hoa Kỳ bỏ rơi v́ chiến
lươc của Nixon là nghiêng về phía Trung Cộng, do đó ông Thiệu muốn quay sang
Trung Cộng để t́m cách “be bờ" Cộng sản Bắc Việt. Ông Thiệu sẵn
sàng đi với Bắc Kinh c̣n hơn bị Hà Nội thống trị. Ông Thiệu tin rằng
Trung Cộng cũng sợ ảnh hưởng của Hà Nội tại Đông Dương
hơn là Sài G̣n do đó họ có thể sẽ bỏ rơi Bắc Việt v́ họ nghĩ
rằng chính Bắc Việt mới là đối thủ chính của Trung Cộng tại Đông
Dương. Viễn kiến của ông Thiệu rất đúng, tuy nhiên tiếc thay ông đă
hành động quá trễ rồi”. *157 Có lẽ Bác sĩ Trần Văn Đỗ có
"duyên" với những người lănh đạo Cộng sản như Thủ tướng
Chu ân Lai của Trung Cộng và Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Cộng
sản Bắc Việt cho nên gần khoảng 15 năm sau th́ nhân một chuyến viếng
thăm Paris với tư cách cá nhân, ông lại được Cộng Sản Bắc Việt
"mời “ đến gặp một lần thứ hai. Bác sĩ Trần Văn Đỗ
có kể lại với một số thân hữu rằng nhân một chuyến ông sang Pháp về
việc gia đ́nh, người viết không nhớ rơ vào khoảng cuối năm 1969 hay đầu
năm 197O ǵ đó, th́ ông nhận được lời mời của ông Xuân Thuỷ, Bộ
Trưởng Ngoại Giao và cũng đư Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa tại cuộc
Ḥa Đàm Paris. Lúc bấy giờ Hội nghị Paris đang ở trong t́nh trạng mà báo chí
gọi là “đánb đánh đàm đàm", tuy Việt Nam Cộng Ḥa cũng có phái đoàn
chính thức tham dự hội nghị nhưng Cộng sản Bắc Việt chỉ nói chuyện
với Hoa Kỳ và tuyệt đối không bao giờ tiếp xúc hay nói chuyện trực tiếp
với phái đoàn miền Nam. *157: Nguyễn Tiến Hưng & Jenold Schecter: Sđd, trang
313-314. Bác sĩ Trần Văn Đỗ lúc đó không c̣n giữ một chức vụ ǵ
trong chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa từ năm 1968 (cho đến năm 1975), ông chỉ
là một người công dân thường mà thôi, v́ thế cho nên ông vô cùng ngạc nhiên khi ông
được chính Bộ Trưởng Xuân Thủy mới đến gặp. Bản tính dễ
dăi, hiền ḥa, cởi mở, hiếu khách và không hề có mặc cảm, Bác sĩ Trần
Văn Đỗ nói rằng thấy chuyện này cũng hay hay và thú vị cho nên ông đă nhận
lời dù rằng ông không có quen biết thân t́nh ǵ với ông Xuân Thủy. Tuy nhiên, v́ cuộc
gặp gỡ này vào giai đoạn đó có phần vô cùng tế nhị về những phương
diện ngoại giao và chính trị cho nên ông đă nhờ ṭa đại sứ Việt Nam Cộng
Ḥa tại Paris phúc tŕnh việc này về Sài g̣n. Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói với người
viết rằng ông không giữ chức vụ ǵ trong chinh phủ cho nên ông không cần phải
xin phép ái cả, tuy nhiên ông phải cho ṭa đại sứ biết v́ ông chỉ muốn thông
báo cho các giới chức có thẩm quyền ở Sài G̣n biết về việc này mà thôi. Ông
cũng nói thêm rằng tuy Sài G̣n có đưa ra một vài ư kiến nhưng ông khẳng định
ông lúc đó chỉ là một thường dân và cuộc gặp gỡ này là do phía Cộng sản
chủ động cho nên ông sẽ chỉ lắng nghe những điều ǵ họ muốn
nói mà thôi. Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng khác với lần gặp gỡ trước
tại Genève có tính cách chính thức v́ ông đang giữ chức Tổng Trưởng Ngoại
Giao của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam và ông Phạm Văn Đồng đang giữ
chức vụ Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao của Chính Phủ
Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, lần này th́ ông Xuân Thủy đang giữ chức Bộ
Trưởng Ngoại Giao kiêm Trưởng Phái đoàn của việt Nam Dân Chủ Cộng
Ḥa tại Paris c̣n ông th́ chỉ là một “phó thường dân" cho nên cuộc gặp gỡ
chỉ có tính cách cá nhân mà thôi. Bác sĩ Đỗ nói rằng trong suốt buổi gặp gỡ,
ông gọi Xuân Thủy bằng “ông Bộ Trưởng” và ông Xuân Thủy th́ gọi
ông là "Bác sĩ” chứ cả hai người không hề gọi nhau bằng tiếng "Anh"
như đối với ông Phạm Văn Đồng hồi năm 1954. Bác sĩ Trần
Văn Đỗ nói rằng ông Xuân Thủy và một vài người phụ tá đă đón
tiếp ông một cách niềm nỡ và cởi mở, tuy nhiên câu chuyện chỉ loanh quanh
trong ṿng xă giao, nói những chuyện thông thường mà thôi chứ tuyệt đối không
có đả động ǵ đến chuyện chính trị, nhất là chuyện liên quan đến
ḥa đàm. Ông nói rằng sau hai tiếng đồng hồ chuyện văn một cách thân t́nh th́
ông ra về và chuyện ông gặp gỡ Xuân Thủy thật sự cũng chỉ có vậy
mà thôi, chẳng có ǵ quan trọng cả. Bác sĩ Đỗ nói rằng sau khi đến gặp
ông Xuân Thủy th́ ông lại gặp phải nhiều chuyện rắc rối làm cho ông rất
bực ḿnh. Trước hết là người Mỹ. Bác sĩ Đỗ nói rằng vị
Phó Trưởng Phái đoàn Hoa Kỳ lúc đó là đại sứ Phillip Habib, trước đó
là phụ tá của Đại sứ Ellsworth Bunker trong chức vụ Phó Đại sứ Hoa
Kỳ tại Sài G̣n. Ông nói rằng ông Habib là bạn thân của ông, vào năm 1965 chính ông Habib
đă thuyết phục ông nên nhận lời giữ chức vụ ngoại trưởng trong
chính phủ quân nhân của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ v́ ông Habib nói rằng "nếu
có bác sĩ trong chính phủ th́ ít ra người Mỹ chúng tôi cũng biết c̣n có một người
có thể nói chuyện được." Vậy mà sau khi ông gặp Xuân Thủy, dù đă kể
lại cho ông Habib nghe những ǵ đă xẩy ra mà ông ta vẫn không chịu tin v́ người
Mỹ nghi rằng Bác sĩ Đỗ gặp Xuân Thủy để trao một đề nghị
ǵ đó của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Hà Nội. Bác sĩ Đỗ
nói rằng sau đó th́ ông đi đâu cũng có người của CIA theo dơi. Có lẽ vào
lúc đó Bác sĩ Trần Văn Đỗ không được biết chủ trương
của Tiến sĩ Henry Kissinger là tất cả mọi sự thương thuyết về
Việt Nam phải do chính người Mỹ hay nói rơ hơn là do chính Kissiger với Bắc
Việt mà thôi. Trong cuốn sách "Khi Đồng Minh Tháo Chạy, ông Nguyễn Tiến Hưng
có t́m thấy một tài liệu nói rơ vấn đề này: “Cho đến thời điển
cuối cùng trước khi Miền Nam sụp đổ ngày 26 tráng 4 năm 1975, Kissinger c̣n đánh
điện cho Đại sứ Martin nói rằng: bất cứ điều đ́nh nào cũng
phải là giữa Hoa Kỳ và phía Bắc Việt chứ không phải giữa Sài G̣n và Hà Nội.
Ông c̣n nói thêm rằng “bất cứ cuộc thảo luận nào cũng phải diễn
ra tại Paris" *158 Sau đó Bác sĩ Trần Văn Đỗ cũng gặp một vài sự
phiền phức ở Sài G̣n. Bác sĩ Trần Văn Đỗ cho biết thêm rằng sau
khi về đến Sài G̣n th́ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại mời ông vào
Dinh Độc Lập để tường tŕnh về cuộc gặp gỡ này. Ông cũng
thực t́nh kể lại như vậy, chỉ có nói chuyện suông mà thôi chứ cũng chẳng
có ǵ quan trọng cả, ông Xuân Thủy không hề đưa ra một đề nghị nào,
không có một điều ǵ nhắn gửi ǵ đến chính quyền Miền Nam, tuy nhiên ông
Thiệu cũng không tin nư vậy và sau đó th́ mối liên lạc giữa Tổng ThốngThiệu
với ông trở nên lạnh nhạt hơn. Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói rằng
cho đến khi về Sài G̣n, ông suy nghĩ thật nhiều mà cũng không thể nào hiểu
được nguyên nhân lại sao ông lại được Xuân Thủy mời đến
gặp tại Paris. Bác sĩ Đỗ nói với ngời viết rằng nếu Xuân Thủy
hay các nhà lănh đạo Cộng sản muốn mua chuộc hay thuyết phục ông th́ đó
cũng là một điều thật vô cùng buồn cười v́ tại Sài G̣n th́ ai cũng
đều biết rằng từ năm 1968, Bác sĩ Tần Văn Đỗ là Phó Chủ
Tịch Chi Hội Việt Nam Liên Minh Thế Giới Chống Cộng (Worl's Anti-communist League),
vị Chủ Tịch Chi Hội là Bác sĩ Phan Huy Quát và Tổng Thơ Kư là luật sư Nguyễn
Lâm Sanh, bạn thân của Luật sư nguyễn Hữu Thọ, lúc đó đang làm Chủ
Tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Sau năm 1975, Bác sĩ Phan Huy Quát bị giam
tại *158 Nguyễn Tiến Hag: Sđd., trang 453-454. Chí Ḥa rồi bị Cộng sản
đầu độc và chết ở trong tù, Luật sư Nguyễn Lâm Sanh, dù là bạn thân
của Nguyễn Hữu Thọ cũng bị đi tù "cải tạo“ ở Bắc Việt
gần 10 năm trời và sau khi đợc trả tự do th́ sang sống ở Pháp rồi
tử trần tại Paris. Mấy năm sau th́ chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
lại yêu cầu Bác sĩ Trần Văn Đỗ tiếp xúc với các đại diện
của Mặt Trận Giải Phóng tại Paris. Theo ông Nguyễn Tiến Hưng th́ „vào
cuối năm 1974 Thiệu „cho phép“ (authorized) cựu Ngoại Trưởng Trần
Văn Đỗ bí mát thương thuyềt với đại diện của Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam tại Paris. Ông Đỗ, một ngời miền Nam đă được
sự tin cậy của các đại diện của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời mà
ông đă từng quen biết từ trước khi cuộc chiến tranh xảy ra. Người
Mỹ không chấp thuận việc ông Đỗ tiếp xúc với phái đoàn Việt Cộng,
tuy nhiên nổ lực của ông Đỗ cũng chẳng đi đến đâu v́ Hà Nội
không muốn chính phủ Cách Mạng Lâm Thời thương thuyết trực tiếp với
Sài G̣n, cũng cùng một lư do mà người Mỹ không muốn Sài G̣n trực tiếp gặp)
gỡ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam. Cả hai phe Bắc Việt
và Hoa Kỳ đều muốn kiểm soát mọi hành động cũng như là kết quả."
*159 Vào năm 1974, theo tinh thần của điều 12 Hiệp định Paris l973, một
hội nghị giữa VNCH và Việt Cộng đă được triệu tập tại
La Celle St Cloud ở Pháp để làm hết sức ḿnh để trực hiện việc kư
kết một hiệpt định về các vấn đề nội bộ của miền
Nam Việt Nam", Bác sĩ Trần Văn Đỗ đă được mời tham dự vào
phái đoàn này cùng với các ông Trần Văn Ân, Nguyễn Quốc Định, Nguyên Đắc
Khê, Nguyễn Ngọc An, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Luật sư Trẫn Văn Tuyên và
Luật sư Nguyễn Thị Vui, trưởng phái đoàn là Bác sĩ Nguyễn Lưu *159
Nguyễn Tiến Hưng & Jerrold Schecter : Sđd., trang 314. Viên và phó trưởng phái đoàn
là ông nguyễn Xuân Phong. Phía Việt Cộng, người cầm đầu phái đoàn là Nguyễn
Văn Hiếu. Hội nghị này diễn ra hằng tuần, mỗi phía đọc một
bài diễn văn soạn sẵn rồi sau đó ai về nhà nấy chờ đến tuần
sau, không khí vô cùng tẻ nhạt và chẳng có đi đến đâu, báo chí Sài G̣n hồi đó
gọi hội nghị này là "chuyện dài nhân dân tự vệ”. Hội nghị kéo dài cho
đến ngày 15 tháng 5 năm 1974 th́ cả hai bên đồng ư ngưng hẳn mọi sự
thương thuyết v́ tất cả mọi người đều biết rơ rằng vấn
đề Việt Nam sẽ chỉ được giải quyết trên chiến trường
mà mọi lực lượng quân sự đều do Cộng sản Bắc Việt lănh đạo. Trong
một cuốn sách tên là "Hồi Ức Về Hội Nghị Paris" do nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia ở Hà Nội xuất bản vào năm 2001 th́ Nguyễn Văn Hiếu
cho biết rằng Bấc sĩ Nguyễn Lưu Viên, Trưởng Phái đoàn VNCH có một
lần ngỏ lời mời phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đến
dùng cơm nhưng họ đă từ chối. Trong một bài phỏng vấn dành cho Tiến
Sĩ Lâm Lễ Trinh cách đây mấy năm, Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên xác nhận chuyện
đó. Ông cho biết rằng: " Tôi có đề nghị phái đoàn của Nguyễn Văn Hiếu
dùng cơm chung v́ cùng là dân miền Nam cả, nhưng họ tránh né". Bác sĩ Nguyễn Lưu
Viên đă từng tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1945, ông từng làm quân y sĩ
trưởng của Sư Đoàn 320 hồi năm 1949 và người chính ủy đại
đơn vị này là Văn Tiến Dũng do đó trong thời kháng chiến ông quen biết
với cả Vơ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Ông rời bỏ hàng ngũ kháng chiến
sau khi đảng Cộng sản chính thức lănh đạo cuộc kháng chiến và trở
về sống trong vùng quốc gia vào nam 1951 và sau này đă giữ chức vụ phó thủ
tướng trong ba chính phủ: Trần Văn Hương năm 1964, Nguyễn Cao Kỳ năm
1965 và Trần Thiện Khiêm vào năm 1969. Ông cho biết rằng có lẽ v́ nguyên nhân ông có tham
gia kháng chiến cho nên đă được chính phủ VNCH chọn làm trưởng phái đoàn
ở Hội nghị La Celle Saint Cloud để đễ bề nói chuyện với Việt
Cộng chứ ông không có tài ăn nói giỏi. Một người có thành tích kháng chiến
trên 5 năm như Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên ngỏ lời mời phái đoàn Việt Cộng
dùng cơm mà họ cũng không dám nhận lời th́ việc Bác sĩ Trần Văn Đỗ
được các nhà lănh đạo Cộng sản cao cấp hơn như Phạm Văn
Đồng và Xuân Thủy mời đến gặp hai lần đủ cho thấy rằng
ông cũng có nhiều uy tín đối với những người Cộng sản Bắc Việt. Tưởng
cũng nên nhắc lại là Bác Sĩ Trần Văn Đỗ tuy từng đảm nhận
chức vụ tổng trưởng Ngoại Giao của Miền Nam nhiều lần nhưng
ông là người có đầu óc rất phóng khoáng, được cảm t́nh của nhiều
người, nhiều phe phái và họ đều cho rằng ông ta có tinh thần "quân tử”,
hiểu theo tiếng quân tử của người Tàu hay là tiếng "gentleman" của ngời
Anh. Về phương diện chính trị, tuy rằng ông là người có tinh thần chống
Cộng sản nhưng ông cũng tôn trọng chính kiến của những người khác,
dù rằng họ theo Cộng sản. Ông là con rể của Kỹ sư Lưu Văn Lang, người
đă được Cụ Trần Trọng Kim mời làm Bộ Trưởng Công Chánh trong
chính phủ đầu tiên vào năm 1945. Vào tháng 4 năm 1954, trước khi Hội nghị
Genève khai mạc, có một nhóm trí thức tại Sài G̣n thành lập một hội mang tên là
"phong Trào Bảo Vệ Ḥa b́nh." Chủ tịch phong trào này là Dược sĩ Trần Kim
Quan và trong số các ủy viên có Luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, Luật sư Nguyễn
Hữu Thọ, Ḥa Thượng Thích Huệ Quang, Thạc sĩ Phạm Huy Thông, Giáo sư Nguyễn
văn Dưỡng, chuyên viên ngân hàng Nguyễn Văn Vi và Kỹ sư Huỳnh Văn Lang. Vào
khoảng tháng 11 năm 1954, phong trào này tổ chức một cuộc biểu t́nh tại chợ
Bến Thành và sau đó th́ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm bắt giam 26 người trong phong
trào này. Tuy những ngời như Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Luật sư
Trịnh Đ́nh Thảo, Tiến sĩ Phạm Huy Thông v.v sau này theo Cộng sản nhưng
vào thời điểm đó th́ họ chỉ hoạt động cho ḥa b́nh mà thôi, do đó
người đứng ra can thiệp với chính quyền của Thủ Tướng Ngô Đ́nh
Diệm trả tự do cho một số người chính là Ngoại Trởng Trần
Văn Đỗ. Nhờ sự can thiệp của ông, có một số người được
trả tự do, trong đó có Kỹ sư Lu Văn Lang, nhạc phụ của ông, Luật
sư Nguyễn Hữu Thọ, sau này là Chủ tịch Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam vào
năm 1961 và Luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, sau vụ Tết Mậu Thân là chủ tịch
Liên Minh Dân Tộc, Dan Chủ Phụng Sự Ḥa B́nh, một tổ chức thân Cộng sản. Bác
sĩ Trần Văn Đỗ được người Mỹ di tản vào ngày 28 tháng 4
năm 1975 rồi sang sống tại Pháp. Cho đến ngày ông từ trần, Bác sĩ Trần
Văn Đỗ vẫn hăng say hoạt động, tuy tuổi đă cao nhưng ông đă
đi nhiều nơi kêu gọi người ty nạn tích cực chống lại bạo quyền
Cộng sản Việt Nam. Người viết có dịp hỏi Bác sĩ Trần Văn
Đỗ hồi tháng 4 năm l975 ông có được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
tham khảo mời làm thủ tướng theo đề nghị của Đại Tướng
Trần Thiện Khiêm hay không th́ ông trả lời rằng ông không hề gặp hay nói chuyện
ǵ với ông Thiệu vào tháng 3 hay tháng 4 năm 1975. Theo cựu Thủ Tướng Nguyễn
Bá Cẩn th́ Tổng Thống Thiệu và Thủ Tướng Khiêm, theo lời Phó thủ tướng
Nguyễn Lưu Viên, cũng đă nghĩ đến các ông Trần Văn Đỗ, Nguyễn
Ngọc Huy và Trần Văn Lắm. Tôi đốc thúc khéo để TT Thiệu mời ông Lắm
như đă tŕnh bày ở đoạn trên nhưng có nhiều lư do, và nhất là những suy
tính chính trị tế nhị làm cho TT không mời họ mà lại "nhắm " vào tôi". *160 Khi
được hỏi rằng nếu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có ngỏ
lời mời ông làm thủ tướng thay thế Đại Tướng Trần
*160:
Nguyễn Bá Cẩn : Sđd., trang 376 Thiện Khiêm th́ ông có nhận lời hay không, Bác sĩ
Trần Văn Đỗ nói rằng chức vụ thủ tướng chính phủ là thi hành
đường lối chính sách của tổng thống và dù rằng vào đầu tháng 4 năm
1975, t́nh h́nh đă trở nên vô vọng nhưng ông không rơ đường lối và chính sách
của ông Thiệu như thế nào, vẫn giữ nguyên "4 không'” như cũ hay là có thay
đổi. Nếu Tổng Thống Thiệu vẫn giữ nguyên chính sách "4 không”, vẫn
mong muốn làm tổng thống một phần ba nước Việt Nam v.v. th́ ông không bao giờ
nhận lời. Tuy nhiên nếu ông Thiệu muốn cứu văn một vài phần c̣n lại
cho nhân dân miền Nam, miền Nam đây là xứ Nam Kỳ cũ v́ miền Trung và miền Cao
Nguyên đă hoàn toàn rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt rồi, nếu ông Thiệu muốn
cho phần c̣n lại của Nước Việt Nam Cộng Ḥa có thể tránh được
chết chóc, đau thương và đổ nát như tại miền Trưng th́ ông ta phải
nghĩ đến việc "nói chuyện” với Cộng sản. Tuy nhiên họ có muốn
"nói chuyện" với chúng ta hay không là một vấn đề khác, một vấn đề
mà chúng ta cũng chưa biết được. Nếu Tổng Thống Thiệu muốn lập
một chính phủ để "nói chuyện" với Cộng sản ngỏ hầu làm chậm
bước tiến của đoàn quân xâm lược của họ, ngỏ hầu chuẩn
bị cho miền Nam thích ứng với t́nh thế mới để phải sống trong ṿng
thỏa hiệp với phe Mặt Trận Giải Phóng và Cộng sàn Bắc Việt, để
ít ra miền Nam cũng c̣n giữ được phần nào danh dự và phẩm giá của
họ th́ trong trường hợp đó, bác sĩ Trần Văn Đỗ nói tiếp rằng
nếu được yêu cầu th́ ông có thể nhận lời. Theo cựu Thủ Tướng
Nguyễn Bá Cẩn th́ khi ông nhận lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để
đứng ra thành lập nội các, ông “cũng đưa ra điều kiện chính trị
mà Tongh63 Thống Nguyễn Văn Thiệu phải miễn cưỡng chấp nhận là trong
công cuộc thương thuyết sắp tới sẽ không c̣n lập trường “4
khộng” nữa. Tôi h́nh dung một thứ liên hiệp với Mặt Trận Giải
Phóng để mua thời gian. .."*161 Như vậy th́ khi thành lập chính phủ Nguyễn
Bá Cẩn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có nghĩ đến việc nói chuyện
trong tương lai với Mặt Trận và đă đồng ư bỏ lập trường
4 không, tuy nhiên nhân vật mà ông chọn lựa để đảm nhận vai tṛ đó là ông
Nguyễn Bá Cẩn. Người viết có hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ rằng
hồi đó, ai là người đă nghĩ đến việc đưa tên của Bác sĩ
vào trong danh sách những ngời đợc đề nghị làm thủ tớng
th́ ông trả lời rằng ông không được biết, tuy nhiên ông cho biết trong khi nói
chuyện với một vài nhà ngoại giao Nhật Bản th́ họ là những người
đă đưa ra ư kiến là nếu cần phải thơng thuyết hay nói chuyện
một cách nghiêm chỉnh với Cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng
Miền Nam th́ nhân vật thích hợp nhất là ông. Người viết đă từng được
tháp tùng Bác sĩ Trần Văn Đỗ sang thăm Nhật Bản nhiều lần và có biết
rơ ràng ông có nhiều liên hệ rất thân thiết với cựu thủ tướng Nhật
Nebusuki Kishi lănh tụ đảng Dân Chủ Tiến Bộ (Liberal Demoratic Party) cầm quyền
tại Nhật Bản từ sau Đệ Nhị Thế chiến cho đến tận bây
giờ. Ông Kishi là vị thủ tướng Nhật đă đưa ước Nhật
phục hồi sau sự bại trận vào năm 1945 để trở thành một quốc
gia cường thịnh nhất trên thế giới về phương diện kinh tế.
Do đó ông Kishi sau này tuy không c̣n làm thủ tướng nhưng vẫn c̣n có rất nhiều
ảnh hưởng trong giới chính trị tại Nhật Bản, nhất là trong giới
lănh đạo của Đảng Dân Chủ Tiến Bộ đang cầm quyền tại
Nhật từ thập niên 1940 cho đến tận bây giờ. Người viết có hỏi
Bác sĩ Trần Văn Đỗ rằng trong quá khứ, ông là người Miền Nam duy nhất
đă được những người *161: Nguyễn Bá Cẩn: Sách đă dẫn, trang
370 trong giới lănh đạo Cộng sản Bắc Việt mời đến nói chuyện
với họ đến hai lần, giả thử như ông được mời và nhận
lời làm thủ tướng vào tháng 4 năm 1975, liệu phe Cộng sản có chấp nhận
"nói chuyện" với ông hay không? Sau vài giây suy nghĩ, Bác sĩ Trần Văn Đỗ nói
rằng ông không tin rằng họ sẽ nói chuyện với ông v́ đến cuối tháng 3
năm 1975 th́ ḿnh có c̣n ǵ nữa đâu để mà họ cần phải nói chuyện với
ḿnh! Chuyện Bác sĩ Trần Văn Đỗ hồi năm 1975 có thể được
mời đứng ra thành lập một chính phủ với đại diện của nhiều
thành phần đối lập để nói chuyện với Cộng sản vẫn c̣n được
nhắc nhở đến gần 10 năm sau. Trong cuốn The Final Collapse đợc xuất
bản vào năm 1983 tại Hoa Kỳ, cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết
rằng: "Ngày 2 tháng 4 năm 1975, trong một cuộc họp thường lệ ở quốc
hội, Thượng Viện VNCH đă bỏ 42 phiếu thuận và 10 phiếu chổng, kết
tội Tổng Thống Thiệu về những thất bại đang xảy ra và yêu cầu
ông thành lập một nội các mới với đại diện của nhiều thành phần
chính trị đối lập. Có nhiều tiếng đồn chính phủ có thể có một
nội các liên hiệp với sự lănh đạo của hai ông Trần Văn Đỗ và
Trần Văn Lắm. Ba ngày sau, ngày 5 tháng 4, chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn
được chỉ định làm thủ tướng".*162 Trong cuộc đời chính
trị, Bác sĩ Trần Văn Đỗ đă giữ chức vụ Tổng trưởng
Ngoại Giao trong ba nội các khác nhau: Nội các của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm
vào năm 1954 nội các của Bác Sĩ Phan Huy Quát vào năm 1965 và nội các của Thiếu
Tướng Nguyễn Cao Kỳ từ năm 1965 cho đến 1968. Tuy nhiên có lẽ số
mệnh đă an bài, dù rằng ông có thể được mời làm thủ tướng đến
hai lần nhưng ông không bao giờ có cơ hội được giữ chức vụ này. *162:
Cao Văn Viên : sđd, trang 218. Cách đó chừng 10 năm, vào tháng 2 năm 1965, sau khi Tướng
Nguyễn Khánh tuyên bố Hội Đồng Tướng Lănh dưới sự lănh đạo
của ông đă "bất tín nhiệm' Thủ Tướng Trần Văn Hương, Tướng
Nguyễn Khánh đă dự định mời Bác sĩ Trần Văn Đỗ ra làm thủ
tướng. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhà báo Lư Kiến Trúc trên đài truyền
h́nh Little Sai gon TV vào ngày 20 tháng 2 năm 2004, cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh cho
biết: " Tôi chỉ định ông Phan Huy Quát làm thủ tướng. Một cái chi tiết
nữa là tôi có hai người lựa chọn, trong lúc đó ngoài ông Bác sĩ Nguyễn xuẩn
Chữ không bằng ḷng (nhận lời làm thủ tướng), là cái ông ǵ làm Bộ Ngoại
Giao của ḿnh, đó là Bác sĩ Trần Văn Đỗ. Trần Văn Đỗ với
tôi có liên hệ chút nào đó, ông Trần Văn Đỗ lúc đó cũng được ngời
ta để ư lắm. Tôi mời ông Trần Văn Đỗ lại, ổng đang đi đánh
tennis. Trời ới! Quốc gia hữu sự như thế này mà mời ổng, ổng đang
đi đánh tennis th́ thôi, th́ cho ổng đi luôn đi. Tôi đưa ông Quát thế thôi”*163 Bác
sĩ Trần Văn Đỗ, dù là một trong những người trong sạch, có tài đức
và uy tín nhất tại Miền Nam nhưng chưa bao giờ nắm giữ chức vụ thủ
tướng, chắc có lẽ đó cũng là cái số của ông. Sau khi đọc bài phỏng
vấn cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh vào năm 2004, người viết không
thể nào hỏi Bác sĩ Trần Văn Đỗ về vấn đề này được
nữa v́ ông đă qua đởi tại Pháp. *163: Lư Kiến Trúc : Phỏng vấn Đại
Tướng Nguyễn Khánh, Nguyệt san Văn Hóa số 86. tháng Ba năm 2004
6 Ngày Thứ
Sáu 25.4.1975
NGÀY THƯ SÁU 25 THÁNG 1975 Ông Thiệu
RA ĐI Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng
4 năm 1975, tuy nhiên ông vẫn c̣n trú ngụ trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 25
tháng 4. Theo bản cáo trạng của Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng Để Cứu
Nước và Kiến Tạo Hoà B́nh phổ biến vào ngày 8 tháng 9 năm 1974 tại Huế
th́ " Tổng Thống Nguyễn vẫn Thiệu có mua một căn nhà ờ trên đường
Công Lư trị giá khoảng 98 trệu đồng và một ngôi nhà ba căn trong Cư xá sĩ
quan cao cấp trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu mà ông đă dùng 30 trệu đồng của
ngân sách quốc gia để sửa chữa và tân trang từ khi c̣n là Chủ Tịch Ủy
Ban Lănh Đạo Quốc Gia năm 1965",*164 tuy nhiên ông Thiệu không muốn dọn ra khỏi
Dinh Độc Lập v́ "lư do an ninh." Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, tác giả cuốn
" The Palace Fale," th́ chính tân Tổng thống Trần Văn Hương đă yêu cầu Đại
sứ Graham Martin thuyết phục ông Thiệu nên rời khỏi Việt Nam và sắp xếp
phương tiện để đưa ông ta ra đi v́ chừng nào ông Thiệu c̣n ở lại
Việt Nam th́ ông ta cứ t́m cách can thiệp vào công việc của tân chính phủ. Đại
sứ Martin đồng ư. Ông Nguyên Tiến Hưng nói rằng TT Trần Văn Hương đă
gọi ông Thiệu và đề nghị ông Thiệu nên ra đi v́ nếu ông Thiệu c̣n ở
lại th́ phe Cộng sản sẽ có cớ để tố cáo rằng chính quyền của
TT Hương là một "chính quyền Nguyễn Văn Thiệu mà không có thiệu." Đề
cho việc ra đi của ông Thiệu có vẻ hợp pháp, TT Trần Văn Hương đă
kư một sắc lệnh cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu làm đại
diện đặc biệt cho VNCH đến Đài Loan để phân ưu về việc
Tổng Thống Tởng Giới Thạch từ trần ngày 5 tháng 4 năm 75. Thật ra
th́ đây là một chuyện khôi hài v́ tang lễ của cố TT Tưởng Giới Thạch
đă diễn ra tại Taipei cách đó ba tuần lễ và người đă đại diện
cho VNCH chính là Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Theo Frank Snepp, người đă
lái xe đưa ông Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất, th́ Cụ Hương cũng
không mấy vui vẻ cho lắm khi ông Thiệu tuy đă từ chức nhưng vẫn c̣n muốn
đóng vai "thái thựơng hoàng” và vẫn c̣n ngồi trong Dinh Độc Lập gọi
điện thoại can thiệp hết chuyện này đến chuyện kia, tuy nhiên nếu
cụ ép buộc ông Thiệu phải ra đi th́ sẽ làm phật ḷng những kê vẫn c̣n
ủng hộ ông Thiệu, do đó Cụ yêu cầu đại sứ Martin t́m một giải
pháp cho vấn *l64: Nguyễn Khắc Ngữ: Sđd, phần Phụ lục đề này.
Đại sứ Martin chẳng mấy tha thiết về việc này v́ cho đến giờ
phút đó, ông vẫn c̣n muốn cho mọi người mang cái cảm tưởng là toà đại
sứ Hoa KỳT không hề dính dáng ǵ đến việc ông Thiệu từ chức. Tuy nhiên,
Tướng Dương Văn Minh th́ lại nghĩ rằng việc ông Thiệu c̣n tiếp
tục ở lại Sài g̣n sẽ là một chướng ngại vật cho việc ông ta vận
động lên thay thế Cụ Hương để điều đ́nh với Cộng sản,
do đó ông Minh đă yêu cầu bạn của ông và cũng là nhân vật số hai của CIA
ở Sài g̣n là cựu Thiếu tớng Charles Timmes phải t́m mọi cách đề đẩy
ông Thiệu ra đi. Khi có thêm áp lực của CIA, Đại sứ Martin phải bỏ thái
độ dè dặt và đành phải sắp xếp đa ông Thiệu ra khỏi Việt
Nam. Theo ông Trần Văn Đôn trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng th́ vào buổi sáng ngày
25 tháng 4, ông Thiệu mời ông Đôn vào Dinh Độc Lập để " nhờ tôi lấy
cho bạn ông ấy một chiếu khán đi ngoại quốc." ông Trần Văn Đôn kể
lại rằng trước khi từ giă, ông nh́n thẳng vào ông Thiệu và nói với ông ta rằng:
"c̣n phần ông, chừng nào ông đi? Tôi biết Mỹ không muốn xảy ra chuyện như
ông Diệm. Xung quanh ông đang bỏ ông, nhất là khi nghe có tân thủ tướng và chính phủ
mới. Nếu tôi lên làm thủ tướng, nội các của tôi cũng sẽ đ̣i bắt
ông và tôi phải làm theo ". *l65 Frank Snepp nói thêm trong phần phụ chú rằng ông Đôn là người
đóng vai tṛ quyết định trong việc ông Thiệu sớm ra đi khi ông Đôn nói thêm
với ông Thiệu rằng "Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Không Quân mốn ông Thiệu ờ
lại - để họ có thể giết ông".*166 Như vậy th́ việc cựu tổng
thống Thiệu ra đi là do ư của tân TT Trần Văn Hơng và tướng Dương
Văn Minh, ông Trần Văn Đôn hù doạ thêm và Đại sứ Martin sắp xếp để
ông Thiệu ra đi càng sớm càng tốt. *165: Trần Văn Đôn: sđd, trang 467-468 *166:
Frank Snepp: sđd, trang 434 Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp kể lại rằng vào hồi
5 giờ 30 chiều ngày 25 tháng 4 năm 75, trùm CIA Thomas Polgar gọi Tướng Charles Timmes và
Frank Snepp vào văn pḥng của ông ta và ra lệnh cho họ phải giúp cho ông ta đưa ông
Thiệu và ông Khiêm đi Đài Loan vào tối hôm đó. Khoảng 8 giờ rưỡi tối,
Tướng Timmes, Frank Snepp cùng 2 nhân viên CIA khác lái ba chiếc xe đến tư gia của
Đại Tướng Trần Thiện Khiêm trong Bộ Tổng Tham Mưu và khoảng
9 giờ tối th́ trùm Polgar cũng đến nơi. It lâu sau th́ một chiếc xe Mercedes
chạy đến đậu ngay trước nhà ông Khiêm và ông Thiệu vội vă bước
vào nhà. Frank Snepp nói ràng ông Thiệu có mái tóc bạc chải bóng loáng, quần áo ủi thẳng
nếp và trong lúc trời c̣n tranh tối tranh sáng, ông ta có vẻ giống như là “một
người mẫu trong tạp chí Gentleman’s Quartery” hơn là một vị cựu
tổng thống." Đoàn tuỳ tùng của ông Thiệu người nào người nấy
đều to con vạm vỡ tay xách những chiếc va-li quá khổ đến những chiếc
xe của toà đại sứ Mỹ và họ đ̣i phải để cho họ đích thân
đặt những chiếc va li đó vào thùng sau xe. Frank Snepp nói ông ta không biết trong những
va-li đó đựng ǵ, tuy nhiên có vẻ rất nặng v́ khi những hành lư đó được
đặt xuống xe th́ nghe như có tiếng kim loại chạm vào kim loại. Trong một
bài nhan đề Từ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà Đen Dinb Độc Lập, Những
Ngày Cuối, một cựu thiếu úy Công Binh đă từng chỉ huy Đại đội
541 Công Binh Kiến Tạo vào sửa chữa Dinh Độc Lập sau ngày bị Nguyễn Thành
Trung dội bom vào tháng 4 năm 1975 có cho biết rằng:”Ngày 25 tháng 4 lăm 1975, vị
trung úy trong Dinh đến bắt tay thăm hỏi. Ánh mắt có vẻ không vui. Ngỏ ư mượn
6 anh em binh sĩ. Khoảng 25 phút, anh công binh trong toán trở lại đưa cho tôi 1O,OOO
đồng và nói ông Trung uư nhắn là đưa cho tôi 4,000 c̣n mỗi anh em binh sĩ 1,OOO đồng.
Nghe xong tôi đưa bết cho anh em binh sĩ để họ chia nhau. Tôi thắc mắc hỏi
xem họ đă làm công việc ǵ th́ họ trả lời: lên trên lầu vào pḥng khiêng một
cái tủ sắt nhỏ xuống dưới thềm Dinh th́ thấy có xe hiệu Scout, loại
cảnh sát dă chiến sử dụng, che bạt kín bịt bùng đậu sẳn. Đẩy
tủ sắt vào sàn xe bên trong có 4 người mặc thường phục áp tăi đi với
viên trung úy. Theo tôi suy nghĩ, đây là tài sản riêng của Tổng Thống Thiệu mang đi
vào phút cuối. Tôi không biết trong tủ sắt nhỏ đó có những ǵ”. *167 Như
vậy, ông cựu thiếu úy Công Binh này cho biết là lính của ông đă di chuyển tủ
sắt nhỏ vào ngày 25-4 tức là ngày ông Thiệu ra đi th́ việc này cũng có thể bổ
túc cho nhận xét của Frank Snepp nói rằng "hành lư rất nặng". Trong một cuộc
phỏng vấn dành cho ông Nguyễn Tiến Hưng ngày 6 tháng 3 năm 1986, ông Thomas Polgar, cựu
giám đốc CIA tại Sài G̣n đă phủ nhận điều này. Ông ta nói rằng ông Thiệu
ra đi không có mang theo nhiều hành lư v́ ông Polgar muốn rằng việc ra đi này phải
thật lẹ làng và êm thấm chừng nào tốt chừng đó. Frank Snepp cũng cho biết
thêm rằng ông Thiệu đă cho gởi đi nhiều thùng tài sản, đồ đạc
sang Đài Loan và Canada từ ngày 2 và 3 tháng 4, tức là mấy tuần lễ trước khi
ông từ chức. Theo Frank Snepp th́ sau khi đưa hành lư vào thùng xe, Polgar, Tướng Timmes
cùng nhiều nhân viên người Việt ra khỏi nhà và bước lên xe. ông Thiệu lên ngồi
đằng sau xe của Frank Snepp, ông ta ngồi giữa Tướng Timmes và một nhân viên
người Việt, (có lẽ là Đại Tá Vơ Văn Cầm, Chánh Văn pḥng của ông Thiệu).
Tướng Timmes đă từng quen biết với ông Thiệu khi ông ta làm tư lệnh Sư
đoàn 1 tại Vùng I hồi năm 1961 và khi ông Thiệu làm tổng thống, Tướng Timmes
vẫn thường thuyết tŕnh cho ông Thiệu về các tiến bộ trong lănh vực b́nh
định. Trên xe, Tướng *167: Nhật báo Người Việt ngày Chủ nhật 20
tháng 4 năm 2003 Timmes nói với ông Thiệu: "Xin Tổng thống cúi đầu xuống"
và khi xe đi vào cổng phi trường Tân Sơn Nhất, ông ta lại vội vă nhắc ông
Thiệu cúi đầu xuống v́ lính gác có thể nh́n mặt người trong xe, nhất là
lúc đó đă sau giờ giới nghiêm. May thay, khi thấy xe mang bảng số ngoại giao
đoàn, lính gác vẫy tay cho đoàn xe chạy thẳng. Khi đoàn xe chạy qua khỏi văn
pḥng của hảng hàng không Air America, người lái xe trước tắt đèn và Frank Snepp
chở ông Thiệu trên xe sau cũng phải vội vă tắt đèn theo. Bên ngoài trời quá
tối, bổng Frank Snepp chợt nh́n thấy trùm Polgar chạy ra cách xe chỉ chừng mấy
thước, anh ta đạp thắng thật gấp và những người ngồi băng
sau kể cả ông Thiệu đều bị dội vào băng ghế trước, tuy nhiên
chẳng có ai bị thương tích ǵ. Pọlgar mở cửa xe và dẫn ông Thiệu đến
phi cơ đậu cách đấy không xa. Ông Thiệu quay lại vỗ vai và cám ơn Frank
Snepp, mắt ông ta long lanh và nắm tay người tài xế Mỹ khá lâu, nói mấy lởi
cám ơn rồi bước vội đến phi cơ. Đại Tướng Trần Thiện
Khiêm và đoàn tuỳ tùng cũng theo chân ông Thiệu. Đại Sứ Graham Martin và đoàn
vệ sĩ của ông đang đứng dưới một chiếc phi cơ vận tải
C-118 bốn động cơ của Không Lực Hoa Kỳ, ông ta cùng Polgar tiễn đưa
ông Thiệu và phái đoàn lên phi cơ rồi sau đó cất cánh rời phi trường Tân
Sơn Nhất bay đi Đài Bắc. Frank Snepp nói rằng v́ có sự sơ sót của Văn
pḥng CIA Sài G̣n, Polgar quên không mang theo hồ sơ tạm dung (parole documents) lên phi trường
cho nên cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi Việt Nam mà không
có giấy tờ ǵ cho phép ông được nhập cảnh vào Hoa Kỳ và cũng không hề
có chiếu khán xuất cảnh của chính phủ Việt Nam.*168 Việc cựu Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam 168 Frank Snepp: sđd, trang 434-436 vào
năm 1975 đến hơn 30 năm sau th́ lại được một nguồn tin xuất
phát từ London nói rằng ông Thiệu đă được người Mỹ đưa bằng
phi cơ ra Đệ Thất Hạm Đội ngoài khơi hải phận Việt Nam rồi
từ đó ông được đưa sang ty nạn tại nước Anh. Nguồn tin này
hoàn toàn không đúng sự thật v́ khi ông Thiệu rời khỏi Việt Nam vào ngày 25 tháng
4 th́ các tàu chiến của Hoa Kỳ chưa nhận được lệnh cho phép đón tiếp
ngời ty nạn Việt Nam và hơn nữa, ông Thiệu được di tản bằng
phi cơ C-118 tức là một loại phi cơ vận tăi 4 động cơ, loại phi cơ
này không thể nào đáp xuống hàng không mẫu hạm được. Ông Thiệu được
đưa sang Đài Loan rồi sau đó ông và gia đ́nh được sang ty nạn tại
Anh Quốc, măi cho đến thập niên 1980 mới di chuyển sang Hoa Kỳ. Cũng trong
ngày 25 tháng 4 khi cựu Tổng Thống Thiệu ra đi, theo Pierre Darcourt th́ TT Trần Văn
Hương đă tiếp kiến Đại sứ Pháp Mérillon trong 80 phút và sau khi ông Mérillon
ra về th́ lại đến lượt Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martinvào Dinh Độc
Lập gặp TT Trần Văn Hương. Darcourt nói rằng cả hai ông đại sứ
đều cố thuyết phục TT Trần Văn Hương nên t́m ngay một công thức
để thương thuyết với phe Cộng sản. Tuy nhiên Cụ Trần Văn Hương
vẫn giữ vững lập trường của ông, đó là ông không thể giao quyền
cho ai ngoài khuôn khổ hiến pháp. Trong khi đó, cũng trong ngày 25 tháng 4, Thường Vụ
Trung Ương Cục đă gửi bức điện văn sổ 481/TV cho "Anh Sáu Dân
(Vơ Văn Kiệt) anh Năm Xuân”? và P.10 tức là Đảng ủy Sài g̣n Gia Định
nói rằng "Theo đài BBC th́ Hương đă gặp Minh nhường quyền tổng thống
cho Minh. Trước đây ta dự kiên Thiệu đổ th́ phải làm gái. Nay Thiệu đổ
trong một t́nh h́nh ta đang thắng lớn, địch đang thất bại và bối
rối, nhưng lại đưa con bài mới này ra và sẽ đặt vần đề
thương lượng để hạn chế thắng lôi của ta và làm lạc hướng
đấu tranh của quần chúng. Cần lănh đạo tư tưởng cho ṇng cốt
ta tuyên truyền trong những người tích cực ở lực lượng thứ ba đừng
mắc mưu bọn đế quốc và phản động đang có âm mưu dùng con bài
mới để ngăn ta giành thắng lợi hoàn toàn. Ta vẫn khẳng định phải
giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để".*l69 Như vậy th́ theo tinh thần điện
văn này, dù cụ Trần Văn Hương có trao quyền cho "con bài mới” là Dương
Văn Minh đi nữa th́ Cộng sản vẫn quyết tâm không thương lượng
và "khẳng định phải dành thắng lợi hoàn ṭan và triệt để” tức
là đi đến chiến thắng toàn diện, đó là chiếm Sài G̣n. - *169 văn kiện
Đảng: trang 307-308
7 Ngày Thứ
Bảy 26.4.1975
NGÀY THỨ BẢY 26 THÁNG 4/1975 Soạn Thảo
Kê Hoạch chiếm Sài G̣n: Khởi Sự Tấn Công vào Ngày 27-4 Về phía Cộng sản,
trong cuốn Đại thắng Mùa Xuân, Tướng Văn Tiến Dũng đă nói đến
những vận động chính trị đang diễn ra tại Sài G̣n nhắm vào việc
thương thuyết với Cộng sản là “những tṛ ngoại giao quỷ quyệt
của những người chỉ muốn t́m cách ngăn cản bước tiến của
quân đội (Cộng sản) và để cứu lấy thân họ th́ chỉ là những
việc vô nghiă”. Sự thật th́ từ ngày 22 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính Trị của
Đảng Cộng sản Việt Nam đă quyết định chấp thuận kế hoạch
cuối cùng của cuộc tổng tấn công, và ngày 14 tháng 4 năm 1975, Chiến dịch 275
được chính thức cải danh là chiến dịch Hồ Chí Minh, tức là chiến
dịch chiếm thủ đô Sài G̣n. Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Lê Duẩn đă gửi điện
văn số 113 cho “Anh sáu” Lê Đức Thọ, "anb Bảy” Phạm Hùng và "anb
Tuấn" Văn Tiến Dũng nguyên văn nh sau: "Hôm nay 26-4, Bộ Chính Trị đă
họp) để nhận định t́nh b́nh quân sự và chính trị ở Sài G̣n đă nghe
điện báo cáo số 46/TK của anh Sáu . Bộ Chính Trị nhận thấy chúng ta cần
hành động hết sức mạnh bạo, hết sức khẩn tương và kịp
thời, nhất là trong t́nh h́nh hiện nay. BA*170 Văn Tiến Dũng và bộ tham mưu
sau đó đă soạn thảo xong kế hoạch hành quân chớp nhoáng sử dụng các đơn
vị chiến xa và cơ giới tiến chiếm 5 mục tiêu trong thành phố Sài G̣n: Dinh
Độc Lập, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ T Lệnh Biệt Khu Thủ Đô,
Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Quốc Gia và Phi trường Tân Sơn Nhứt. Tướng
Văn Tiến Dũng tŕnh kế hoạch hành quân này cho 2 uỷ viên Bộ Chính Trị là Lê
Đức Thọ và Phạm Hùng, nhân vật số hai và số 4 trong Bộ Chính Trị của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Cả hai nhân vật này chấp thuận kế hoạch
và ra lệnh các cuộc tấn công vào vùng ven biên sẽ khởi sự vào ngày 27 tháng 4 và giai
đoạn cuối cùng tức là tấn công vào Sài G̣n sẽ khởi sự vào ngày 29 tháng 4 năm
1975. Trong các kế hoạch của Cộng sản Bắc Việt cũng như chỉ thị
của Bộ Chính Trị, không hề có một điều nào, một câu nào nói đến
việc "có thể trhương thuyết với chính quyền mới của Dương Văn
Minh”. Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên sau này cho biết: "Tồng Thống
Dương Văn Minh thú nhận ông bị Cộng sản lừa. Ông khuyên những cổ
vấn thân cận và con rể là Đại Tá Nguyễn *170 Văn kiện Đảng: trang
309. . Hồng Đài nên rời Việt Nam. Tướng Minh không phbải là người duy
nhất bị Cộng sản lừa: nhiều người dễ tin khác khi nhận ra sự
lừa gạt của Cộng sản và muốn ra đi nhưng đă quá trể”*171 Sáng
ngày 26 tháng 4, Văn Tiến Dũng cùng đoàn tùy tùng của ông rời Lộc Ninh di chuyển
bầng quân xa về Bến Cát khoảng gần 50 cây số ở phía tây-bắc Sài-g̣n, tại
đó ông ta thảo luận với phụ tá của là tướng Việt Cộng Trần
Văn Trà về những chuẩn bị cuối cùng cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Cấp
chỉ huy trực tiếp của Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng,
hai ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, không đi theo Bộ
Tư lệnh Tiền phương của Văn Tiến Dũng mà vẫn đóng tại Lộc
Ninh để phối hợp mọi hoạt động cả chính trị lẫn quân sự
trong giai đoạn cuối của chiến dịch. Tại Trại Davis trong phi trường
Tân Sơn Nhất, tối 25 tháng 4, phái đoàn VC trong Ủy Ban Liên Hợp Bốn Bên đă nhận
được mật điện của Văn Tiến Dũng cho biết quân đội
Cộng sản sẽ khởi sự tấn công Sài G̣n, do đó Đại tá VC Vơ Đông Giang
đă ra lệnh cho tất cả các nhân viên trong phái đoàn Việt Cộng phải đào
hầm để tránh pháo kích. Bức mật điện của Văn Tiến Dũng kết
thúc bằng câu “chúc các đồng chí may mắn. Hẹn gặp các đồng chí tại
Sài G̣n " Đúng 5 giờ chiều ngày 26 tháng 4, được lệnh của Lê Đức
Thọ qua Văn Tiến Dũng, tướng CSBV Lê Trọng Tấn ra lệnh cho hiệu thính
viên truyền lệnh cho các cấp chỉ huy thuộc 6 sư đoàn dưới quyền chỉ
huy của ông ta tấn công vào quận Nhơn Trạch thuộc tỉnh Biên Hoà cùng các vùng nằm
về phía đông Sài G̣n. Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức khai diễn, như vậy
th́ kể từ ngày 26 tháng 4, CSBV không hề có ư định thương *171 cao văn viên:
sđd, trang 225. thuyết với bất cứ ai nắm quyền ở Sài G̣n, kể cả
Dơng Văn Minh. Quốc Hộl Không Đồng Ư Trao Quyền Trong khi đó th́ tại
Paris, Nguyễn Thị B́nh bắn tin cho các thân hữu nười Pháp của MTGPMN rằng
VC quả thật muốn thương thuyết với Dương Văn Minh với điều
kiện là chính phủ mới không có nhân vật nào thuộc phe ông Thiệu. Cùng ngày, chính phủ
Pháp gởi một điện văn cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết rằng Phạm
Văn Ba, Trưởng Phái đoàn của MTGPMN tại Paris vừa thông báo với chính phủ
Pháp rằng MTGPMN có thể sẽ chấp nhận một "công thức chính trị”' nếu
Dương Văn Minh đứng ra cầm đầu một chế độ được
thiết lập "tên tinh thần ḥa giải hoa hợp quốc gia." Tại Sài G̣n, Trần Văn
Đôn cũng nhận được tin qua các "trung gian” thân VC nói rằng họ có thể
sẽ ngưng bắn nếu Dương Văn Minh lên nắm quyền và người Mỹ
phải ngưng di tản người Việt cũng như các chiến cụ ra khỏi Việt
Nam. Trước những tin tức dồn dập về "giải pháp Dương Văn
Minh” như vậy, tại Sài G̣n, các phe nhóm như nhóm ủng hộ Dương Văn
Minh, nhóm Hoà giải Hoà Hợp chịu ảnh hưởng của khối Phật giáo Ấn
Quang, nhóm CIA của Thomas Polgar và nhất là toà đại sứ Pháp, tất cả đều
dồn mọi nổ lực nhằm áp lực TT Trần Văn Hương phải từ
chức càng sớm càng tốt để trao quyền tổng thống VNCH lại cho Dương
Văn Minh. Sáng ngày hôm ấy, Tổng Thống Pháp Giscard d'Estaingn đă trực tiếp gọi
điện thoại nói chuyện với Đại sứ Pháp Mérillon. Khi tổng đài điện
thoại của Bưu điện Sài G̣n gọi cho toà đại sứ Pháp để báo rằng
"có điện thoại của tổng thống," người Pháp tưởng rằng đó
là điện thoại của tổng thống VNCH và nhân viên Bưu điện đă phải
nói rơ và nhắc lại nhiều lần với toà đại sứ rằng không phải là
tổng thống của chúng tôi, đây là điện thoại của tổng thống của
các ông." Trong ngày hôm đó, Đại sứ Mérillon đă gặp TT Trần Văn Hương
đến 3 lần để thuyết phục Cụ trao quyền lại cho Dương Văn
Minh. Tuy nhiên, Cụ Trần Văn Hương là con người nguyên tắc và trọng pháp
(legalist), cái ǵ cũng phải theo đúng tinh thần của hiến pháp và luật pháp, cho nên
không ai ngạc nhiên khi Cụ nhất định từ chối việc trao quyền tổng
thống v́ cái đó không hề có trong hiến pháp. Theo Hiến pháp 1967 của VNCH th́ khi tổng
thống từ chức, phó tổng thống sẽ lên thay và nếu vị phó tổng thống
cũng từ chức th́ nhân vật thứ ba trong việc kế nhiệm là vị chủ
tịch lưỡng viện quốc hội, lúc bấy giờ là Nghị sĩ Trần Văn
Lắm, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện VNCH. Hiến Pháp VNCH năm 1967 cũng
nói rơ là sau khi nhận chức tổng thống, vị phó tổng thống phải tổ chức
một cuộc bầu cử trong ṿng 6 tháng để nhân dân chọn một vị tổng
thống mới chứ vị phó tổng thống mới lên thay thế không được
tiếp tục phục vụ cho hết nhiệm kỳ pháp định. Sáng ngày 26 tháng 4,
Tổng Thống Trần Văn Hương đă yêu cầu Nghị sĩ Trần Văn Lắm,
Chủ Tịch Thượng Viện, triệu tập một phiên họp đặc biệt
của lưỡng viện quốc hội vào lúc 10 giờ sáng để thảo luận về
vấn đề trao quyền tổng thống. Tại quốc hội, TT Trần Văn
Hương nói rằng "Nếu không khéo dàn xếp thế nào th́ e rồi đây Sài G̣n sẽ
thành một núi xương sông máu, điều mà những người có ḷng yêu nướcc
không thể nghĩ đến được, không thể chấp nhận được.
Với sự chấp nhận của Quốc Hội, chính phủ của tôi sẽ đi t́m
sự thương thuyết, nhưng thương thuyết không có nghĩa là đầu hàng
v́ nếu thương thuyết để đầu hàng th́ thương thuyết ǵ nữa?
Thà là chết cho đến cùng chờ sao lại thương thuyết như vậy được." TT
Trần Văn Hương tŕnh bày rằng Cụ đă nghe một số người nói rằng
cựu Đại Tướng Dương Văn Minh có đủ điều kiện để
đứng ra thương thuyết và Cụ đă mời ông Minh làm thủ tướng toàn
quyền nhưng ông Minh không nhận mà ngược lại ông ta lại đ̣i Cụ phải
từ chức, phải giao quyền tổng thống lại cho ông Minh để ông ta có toàn
quyền thương thuyết với Cộng sản. TT Trần Văn Hương nói với
Quốc Hội nguyên văn lời ông Dương Văn Minh nói với Cụ như sau: " thầy
đă hy sinh đến mức này, tôi xin thầy rang hy sinb một bước nữa mà thầy
trao trọn quyền hbo tôi." TT Hương nói rằng ông không có thể làm như vậy được
v́ làm như vậy là vi hiến, chỉ có quốc hội mới có quyền làm được
việc đó v́ chỉ có quốc bội mới có quyền tu chính, sửa đổi hiến
pháp mà thôi. TT Trần Văn Hương nói với quốc hội rằng ông chỉ có quyền
chỉ định một vị thủ tướng, c̣n trao quyền tổng thống cho một
nhân vật không có được chỉ định trong hiến pháp th́: "Hiến Pháp vẫn
c̣n đây, quốc Hội vẫn c̣n đây, tôi không thể làm một chuyện qua mặt được
Quốc Hội, qua mặt được Hiến Pháp. Đây không phải là cái khăn mu-soa,
một tờ giấy bạc trong tay tôi móc ra đưa cbo Đại Tướng Dơng
Văn Minh”. TT Trần Văn Hương nói với Quốc Hội rằng: “nếu
Quốc Hội nghĩ rằng tôi phải giao quyền lại cho Đại Tủởng Dương
Văn Minh, tôi xin phép vâng lời Quốc Hội tôi sẽ trao quyền lại cho Đại
Tướng Dương Văn Minh... C̣n như quư vị nghĩ rằng không chấp nhận
đề nghị đó bởi v́ đây là một điều kiện khắt khe, một điều
kiện của người thắng trận viết cho người bại trận, th́ chúng
ta không c̣n nước ǵ khác hơn là lúc đó chúng ta cứ việc chết tới cùng, không
c̣n biết làm sao hơn được, th́ chừng đó dầu cái thành Sài G̣n này có biến
thành một biển máu, tôi nghĩ rằng người Việt Nam v́ thể diện của
ḿnh, không thể nào từ chối được, trừ một số người không đáng
ǵ nói là không thể nào chấp nhận được chuyện đó . Nếu Thựơng
Đế không muốn cho nước VNCH tồn tại nữa th́ chúng ta hăy cùng chết với
xứ sở, nhưng chúng ta không thể đầu bang”. Tóm lại, TT Trần Văn
Hương đề nghị với lưỡng viện Quốc hội hai giải pháp để
chọn lựa: đồng ư cho tổng thống được chỉ định một
vị thủ tướng với toàn quyền hành động hay là chấp thuận cho Cụ
giao quyền lại cho Dương Văn Minh để thay thế ông trong chức vụ lổng
thống VNCH ngơ hầu có thể t́m được một đường lối hay biện
pháp nào đó để văn hồi hoà b́nh cho Việt Nam dù rằng đây là một giải pháp
không có ghi trong hiến pháp. Sau khi TT Trần Văn Hương ra về, quốc hội bắt
đầu thảo luận về hai đề nghị của tổng thống. Dư luận
cạnh các giới quốc hội cho rằng ngoại trừ một số rất nhỏ
nghị sĩ và dân biểu trong "khối thứ ba" ủng hộ ông, cựu đại tướng
Dương Văn Minh không được cảm t́nh của phần lớn dân biểu và nghị
sĩ v́ họ cho rằng ông Minh thường tỏ ra xem thường quốc hội, ông
Minh coi thường hiến pháp, do đó giải pháp bầu cho ông Minh lên thay Cụ Hương
khó mà được quốc hội thông qua dù rằng nhiều thế lực đang ráo riết
vận động cho giải pháp này. Ngoài ra trong quốc hội vẫn c̣n có một số
người ủng hộ ông Thiệu, họ không bầu cho ông Minh và một số nhỏ
khác thuộc khuynh hướng phe hữu, đa số là người Bắc di cư và tín đồ
Thiên Chúa giáo lại muốn ủng hộ cựu Phó TT Nguyễn Cao Kỳ, do đó mà cho đến
chiều th́ quốc hội vẫn c̣n trong ṿng bế tắc, chưa dứt khoát chọn được
một giải pháp nào. Đến tối hôm đó, sau hơn 10 tiếng đồng hồ
thảo luận, cuối cùng th́ quốc hội cũng đồng ư thông qua một quyết
nghị "tín nhiệm TT Trần Văn Hương và trao cho Tổng thống Trần Văn
Hươơng đựơc trọn quyền làm bất cứ điều ǵ mà ông cảm
thấy rằng cần thiết để đối phó với cuộc khủng hỏang
này”. Như vậy th́ quốc hội lại giao quả banh trở lại cho vị tân
tổng thống 73 tuổi với một quyết nghị có nội dung rất mơ hồ,
không nói rơ nên giao quyền ǵ và giao quyền cho ai và đó cũng không phải là điều mà
Cụ mong muốn v́ quyết nghị này vẫn chưa có đủ tính cách pháp lư để
Cụ giao quyền lại cho ông Dương Văn Minh như đề nghị của Pháp
và Mỹ. Theo ông Trần Văn Đôn th́ chiều hôm đó, trớc khi có sự biểu
quyết của quốc hội, TT Trần Văn Hương gọi điện thoại cho
ông ta và nói với ông rằng "Anh Đôn, tôi sẽ chỉ định anh làm thủ tướng
toàn quyền khi quốc hội biểu quyết cho tôi chỉ định thủ tướng”.
Ông Đôn cám ơn Cụ Hương rồi mời nhóm anh em của ông trong Phong Trào Dân Tộc
Tự Tồn hội họp để chuẩn bị thành lập chính phủ. Ông Đôn gọi
điện thoại cho cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ và ông Kỳ đề nghị mời
Trung tướng Nguyễn Đức Thắng làm Tổng trưởng Quốc Pḥng. Ông Đôn
cũng nói với ông Kỳ rằng " Các anh em Tổng Tham Mưuu về Miền Tây để
tiếp tục tổ chức pḥng thủ và kháng cư. Tôi ở lại cố gắng t́m giải
pháp thương thuyết đ́nh chiến, nếu không đựơc tôi sẽ bay về Miền
Tây lo việc pḥng thủ với các anh em”. Ông Đôn nói rằng ông Kỳ đồng ư
với ông. Sau đó, ông ta gọi điện thoại cho ông Dương Văn Minh và cho ông
Minh biết rằng ông ta có thể được TT Trần Văn Hương chỉ định
chức vụ thủ tướng toàn quyền th́ ông Minh “cười khinh”*172 Thực
ra th́ không có một "anh em Tổng Tham Mưu” nào về Miền Tây để tổ chức
pḥng thủ như lời của ông Đôn. Vào hai ngày 27 và 28 tháng 4 năm 1975, chỉ có hai tướng
Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và cả hai vị
tướng này đă tử tiết vào ngày 30 tháng 4. Trước đó một ngày, ngày 29 tháng
4, cả hai ông Kỳ *11 2 Trần Văn Đôn: sđd, trang 469 và Đôn đều đă
có mặt trên tàu của Đệ Thất Hạm Đội. Theo Oliver Todd th́ máy bay của
Tướng Nguyễn Cao Kỳ có chở theo Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là chiếc
trực thăng tị nạn đầu tiên đáp xuống hàng không mẫu hạm Midway vào
lúc 1 giờ 12 chiều 29 tháng 4 năm 1975. Ông Trần Văn Đôn cho biết rằng chiều
hôm đó, trong khi nhóm anh em của ông đang “bàn thảo về lời tuyên bố với
quốc dân đồng bào", ông ta đă gọi điện thoại báo tin cho Đại sứ
Pháp Mérillon biết rằng TT Trần Văn Hương có thể sẽ chỉ định
ông ta làm thủ tướng toàn quyền th́ đại sứ Mérillon tỏ ra rất thất
vọng. Đại sứ Mérillon nói với ông Đôn rằng “không thể được.
Hà nội chỉ muốn nói chuyện với ông Dương Văn Minh. Nếu người
thương tuyết không phải là ông Minh th́ họ sẽ pháo kích tối nay". Ông Mérillon nói
thêm rằng sở dĩ mà ông biết được như vậy là v́ ông ta có liên lạc
với Hà nội và họ đă hạn định thời gian là tối 26 tháng 4. Ông Đôn
nghe như vậy bèn yêu cầu đại sứ Pháp tŕnh bày việc này với TT Trần Văn
Hương. Sau đó, ông Đôn gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ và ông
cũng yêu cầu Đại sứ Martin nói chuyện với TT Trần Văn Hương. Tối
hôm đó, ông Đôn đến thăm TT Trần Văn Hương để tŕnh bày với
Cụ Hơng về cuộc tiếp xúc với hai vị đại sứ Pháp và Hoa Kỳ
th́ được Cụ Hương cho biết là cả hai ông đó cũng vừa nói chuyện
với Cụ qua điện thoại. ông Đôn kể lại rằng TT trần Văn Hương
đă nói với ông nguyên văn như thế này: “Qua hiểu rồi! Họ muốn ông
Minh, qua sẽ từ chức”. Tiến sĩ Henry Kissinger sau này cho biết việc người
ta đồn đại rằng Cộng sản Bắc Việt chỉ muốn nói chuyện
với Dương Văn Minh là điều không đúng: "Vào ngày 24 tháng 4, người kế
vị ông Nguyên Văn Thiệu là Tổng Thống Trần Văn Hương đă chủ trương
“mở rộng” bằng cách mời tướng Dương Văn Minb giữ chức
vụ thủ tướng. "Big Minh, "biệt danh của ông ta, là nguồn hy vọng lớn
lao của phong tráo “phản đối chiến tranh Việt Nam" từ năm 1967 khi mà
ông ta đă thua ông Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc chạy đua tranh dành quyền lực
tại Việt Nam. ông ta được mọi ngời xem như là một người
“trung lập” và mọi người hy vọng rằng với lập trường
đó th́ ông ta sẽ có thể được phe Cộng sản chấp nhận, tuy nhiên ông
Lê Đức Thọ đă có những thái độ gây cho tôi có cảm tưởng ngược
lại (Le Duc Tbo had given me the opposite impression.) *173 Như vậy, theo lời cựu Trung Tướng
Trần Văn Đôn kể lại trong Việt Nam Nhân Chứng th́ ngày 26 tháng 4, TT Trần Văn
Hương đă mời ông làm thủ tướng. Người viết có hỏi ông Trần
Văn Đính, thứ nam của cố TT Trần Văn Hương, th́ ông Đính khẳng
định rằng không hề có chuyện đó. Theo ông Đính th́ Cụ Trần Văn Hương
không ưa những người vốn là dân Tây, mà thân phụ của ông Đôn, Bác sĩ Trần
Văn Đôn là dân Tây, người con, André Trần Văn Đôn, không những là dân Tây mà lại
c̣n sinh trưởng tại thành phố Bordeaux ở Pháp; Cụ Trần Văn Hương cũng
không ưa những người đă đi lính cho người Pháp trước năm 1945 như
ông Đôn và ông Dương Văn Minh.*174 Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, ông Đôn cũng
có kể lại rằng tối 22 tháng 4, ông đến gặp Dương Văn Minh th́ được
ông Minh cho biết là ông Minh chưa tiếp xúc với tân TT Trần văn Hương v́ "ông
Hương cậm chạp, lại không thích ông Minb cho lắm nên kéo dài thời gian ". C̣n việc
Cụ Hương muốn mời Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy làm thủ tướng th́
khi Giáo Sư Huy c̣n sinh tiền, người viết có lần hỏi giáo sư về chuyện
này và đă được giáo sư *173: Henry Kissinger: 'Ending the Vietnam War," trang 548. *174 phỏng
vấn ông Trần Văn Đính, Huntington Beach, California 2002 xác nhận rằng TT Trần
Văn Hương có mời ông thành lập chính phủ vào ngày 24 tháng 4 năm 1975. Giáo sư
Huy nói rằng chiều hôm đó ông có vào Dinh Độc Lập gặp Cụ Hương. Tuy
nhiên t́nh h́nh biến chuyển quá mau lẹ trong những ngày kế tiếp, nhất là áp lực
từ phía các cường quốc muốn thương thuyết với Cộng sản với
lá bài Dương Văn Minh, cho nên ông đă từ chối và ngày 26 tháng 4, TT Trần Văn Hương
phải ra quốc hội để yêu cầu ngành lập pháp t́m một giải pháp cho vấn
đề này.
8 Ngày Chủ
Nhật 27.4.1975
NGÀY CHỦ NHẬT27 THÁNG 4/1975 Rạng sáng ngày
Chủ nhật, vào lúc 3 giờ rưỡi, Việt Cộng pháo kích 5 trái hỏa tiễn vào
đô thành gây cho 6 người chết và 22 người bị thương, tuy nhiên t́nh h́nh
ở Sài G̣n vẫn yên tĩnh, không có vẻ ǵ là rối loạn. Theo ông Trần Văn Đôn
th́ vào lúc 3 giờ chiều, Đại sứ Mérillon đă gọi điện thoại cho ông
ta và báo tin cho biết rằng nếu đến 6 giờ chiều hôm đó mà chưa có ǵ thay
đổi th́ quân Cộng sản sẽ pháo kích vào Sài g̣n bằng đại bác 13O ly. Theo Jean
Lartéguy trong cuốn L’Adieu à Saigon th́ sau ngày 30 tháng 4, một sĩ quan CSBV đă tiết lộ
với ông Vũ Văn Mẫu rằng các đơn vị Cộng sản được lệnh
bắt đầu pháo kích vào Sài G̣n bắt đầu vào lúc 1 1 giờ tối 30 tháng 4 nếu
Sài g̣n tiếp tục chống cự và CSBV dự tính rằng họ sẽ chiếm Sài G̣n vào
ngày 7 tháng 5 tức là ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ của họ
21 năm về trước. Theo Frank Snepp th́ vào ngày hôm đó, có nhiều phe nhóm chính trị
đă chống lại việc TT Trần Văn Hương không chịu giao quyền cho Dương
Văn Minh. Người đầu tiên là ông Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch Tổng
Liên Đoàn Lao Công Việt Nam mà theo Frank Snepp th́ ông ta là người đă cộng tác với
CIA từ lâu. ông Bửu đă kêu gọi đoàn viên biểu t́nh gây áp lực để đẩy
ông Hương ra khỏi chính quyền. Kế đó là Thương tọa Thích Trí Quang, lănh
tụ Phật giáo ấn Quang cũng đă kêu gọi TT Trần Văn Hương phải
nhường chức cho Dương Văn Minh và nhóm thứ ba là cựu Phó tổng thống
Nguyễn Cao Kỳ cùng với Linh mục Trần Hữu Thanh, Chủ tịch Phong Trào Nhân Dân
Chống Tham Nhũng đă tham dự một cuộc biểu t́nh tại giáo xứ Tân Sa Châu
với gần mời ngàn người tham dự. Trong cuộc mít-tinh này, L.M Trần Hữu
Thanh và cựu PTT Kỳ lên án những kẻ hèn nhát đă bỏ nước di tản theo ngời
Mỹ và hô hào đồng bào ở lại để tử thủ bảo vệ Sài G̣n. Theo
Frank Snepp, ông Kỳ đă nói với những người biểu t́nh rằng: "cái gọi là
chiến thắng của Cộng sản chẳng qua chỉ là hậu quả của việc
những tướng lănh và sĩ quan của quân đội chúng ta đă chọn sự bỏ
chay ngay cả trước khi họ đựơc yêu cầu".*175 Báo chí Việt ngữ trong
nước đă trích thuật lại rằng cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ
đă kêu gọi mọi nười ở lại chiến đấu chống lại Cộng
sản Bắc Việt, ông nói rằng ông cũng sẽ ở lại để chiến đấu
chứ không đi đâu cả, không di tản ra ngoại quốc v́ "ở bên đó làm ǵ có
rau muống, mắm tôm mà ăn?.. . " Lưởng Viện Quốc Hội đồng ư "trao
quyền " Vào lúc 10 giờ sáng, TT trần Văn Hương mời Nghị sĩ Trần
Văn Lắm, Chủ tịch Thượng Viện, Dân biểu Phạm Văn Út, Chủ tịch
Hạ Viện, Thẩm phán Trần Văn Linh, Chủ tịch *175 Frank Snepp: sđd, trang 433
. Tối Cao Pháp Viện, Thẩm phán Lê Tài Triển, Phụ tá Tư pháp của Tổng Thống,
Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc Pḥng và Đại tướng Cao Văn
Viên, Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH, để nghiên cứu kỹ các điều khoản
trong bản Hiến Pháp của VNCH và thảo luận về việc yêu cầu quốc hội
biểu quyết về đề nghị của TT Trần Văn Hương trao quyền
cho một ngời không được quy định trong hiến pháp. Buổi họp kết
thúc vào khoảng 12 giờ trưa và TT Trần Văn Hương đă yêu cầu Nghị sĩ
Trần Văn Lắm triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Lưỡng
Viện Quốc Hội vào buổi chiều hôm đó để thảo luận dứt khoát
và biểu quyết về đề nghị giao quyền tổng thống VNCH lại cho ông
Dương Văn Minh. Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết rằng
ông cũng đă đóng góp ư kiến với Tổng Thống Trần Văn Hương về
vấn đề này: "Sáng chủ nhật 27 tráng 4, Tổng Thống Hương mời tôi
họp tại Dinh Pbó Tổng Thống trên đường Công Lư. Phiên họp gồm có các chủ
tịch của Iưởng Viện Quốc Hội, Tối cao Pháp Viện, Giám sát viện,
hai phụ tá của tổng thống là Lê Tài Triển và Lê Công Chất. Tổng Thống Hương
tóm lược những vận động chính trị đang diễn tiến bức bách cụ
bàn giao cho Tướng Minh cùng lúc với áp lực mặt trận đang đè nặng sát nách
đô thành. Tổng Thổng Hương bằng ḷng nường chỗ cho Tướng
Minh nhưng cụ thắc mắc không biết dựa vào điều khoản nào của Hiến
Pháp v́ cụ bông muốn xé bỏ hiến pháp và đầu hang. Cụ nói đúng lư ra th́ cụ
phải nhường chỗ cho Chủ Tịch Thượng Viện th́ mới theo đúng
hiến pháp. “Trong phiên họp có nhiều người am tường luật pháp, nhưng
cụ lai hỏi tôi: Thủ Tướng có căn bản luật và hành chánh, lại là cựu
chủ tịch Hạ Viện, vậy thủ tướng hăy góp ư tôi giải quyết việc
này ra sao? "Tôi góp ư với Tổng Tổng Hương: “Thưa Tổng Thống, mặc
dù chúng ta không thể chống chọi nỗi áp lực chính trị và quân sự của ngoại
bang và Cộng sản, nhưng tôi cũng xin Tổng Thống đừng dựa vào quyết
định cá nhân và tự tiện bàn giao cho tướng Minh v́ sự bàn giao vi hiến này có
hậu quả chính trị là xé bỏ hiến pháp là tai lại hơn nữa là sử sách sau
nầy sẽ lên án Tổng Thống v́ bàn giao chức vụ cho Tướng Minh mà sau đó
đất nước này mới mất vào tay Cộng sản. " Tuy Tổng Thống và nhân
viên Lưỡng Viện Quốc Hội đều được nhân dân trực tiếp bầu,
tuy Tổng Thống được Hiến Pháp giao cho trọng trách Quốc Trưởng lănh
đạo quốc dân, nhưng theo truyền thống dân chủ cũng như tbeo thủ tục
đă đựơc áp dụng trê n thực tế tại các nước dân chủ lâu đời,
mỗi khi cần phải có những quyết định không được dự trù trong
hiến pháp để cứu đất nước đang bị lâm nguỵ, họ thường
giao trách nhiệm nặng nề này cho quốc hội là cơ quan bao gồm hàng trăm dân cử
và thường được chấp nhận là quyền uy tối cao của đất nước.Vậy
tôi đề nghị Tổng Thống dành cho lưỡng Viện Quốc Hội quyết
định tối hậu " “Hôi nghị chấp thuận đề nghị của tôi
" *176 . Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cũng có nhận xét như sau: "Mặc
dù có nhiều sự đồn đăi cho rằng Cộng sản chỉ thương lượng
một giải pháp chính trị với Tướng Dương văn Minh, nhưng là một
vị tổng thống tin vào hiến pháp, Tổng Thống Hương không thể nào trao chức
tổng thống lại cbo tướng Minh nếu không có sự đồng ư của Quốc
Hội " *177 Phiên họp với Tổng Thống Trần Văn Hương chấm dứt
vào khoảng 12 giờ trưa ngày chủ nhật với quyết định sẽ giao cho
Thượng và Hạ Nghị Viện biểu quyết về vấn đề "trao quyền"
cho Tướng Dương Văn Minh để thương thuyết *176 Nguyễn Bá Cẩn:
Sđd, trang 432-433. *177 cao văn viên: sđd, trang 222. với Cộng sản Bắc Việt
nội trong ngày hôm đó, tuy nhiên v́ th́ giờ quá cấp bách cho nên rất khó mà có thể đạt
giấy mời đến các vị nghị sĩ và dân biểu đến tham dự phiên họp
đặc biệt này trong ṿng chỉ có mấy tiếng đồng hồ. Cựu Thủ
Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết chính đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin đă
gọi điện thoại cho ông để yêu cầu giải quyết sự khó khăn này
nh sau: "Tôi ra về sau khi từ giă cụ Hương, nhà ái quốc khả kính mà tôi không
bao giờ được gặp nữa. Từ địa điểm họp tại tư
dinh Phó Tổng Thống về đến tư dinh Thủ tướng tại số 5 Bến
Bạch Đằng xe chạy độ 15 phút. Thế mà vừa bước chân vào pḥng khácb
th́ điện thoại reo vang. Đại sứ Martin ở phía đầu dây bên kia nói với
tôi: t́nh h́nh vô cùng khẩn trương. Công việc đang phải giải quyết với
cộng sản Bắc việt từng phút từng giây chứ không phải từng ngày, từng
giờ nữa. Tưởng là phiên họp với Tổng Thống Hương đă đi
đến quyết định là bàn giao ngay nội ngày bôm nay. “Không ngờ thủ tướngg
lại đề nghị “giao quả bóng” qua cho quốc hội, biết chừng
nào mới triệu tập cả trăm người đến họp được? Hai
ông chủ tịch quốc hội sẽ bó tay không thể nào có phuơng tiện tống đạt
thư mời dân biểu và nghị sĩ được. Vậy xin thủ tướng giúp
giùm hai vị này trệu tập phiên họp khẩn cấp nội chiều nay. Nếu trễ
kư hạn tối nay của Cộng sản th́ Sài G̣n sẽ lâm nguy. " "Tôi liền điện
thoại thông báo hai vị chủ tịch Thượng và Hạ viện cứ tống đạt
thư mời các dân biểu và nghị sĩ cho đúng nội quy, nghưng e rằng thư
mời sẽ không đến tay đầy đủ cbo các vị dân cử đâu. Tôi chỉ
thị lập tức cho hai đài truyền thanh và truyền h́nh ngưng tất cả các chương
tŕnh phát thanh thường lệ. "Bắt đầu từ giờ phút này, chỉ phát
thanh nhạc hùng, tạo không khí khẩn trương y như khi có biến cổ trước
đây và đọc thư mời các nghị sĩ và dân biểu đến dự phiên họp
khoáng đại lưỡng viện tại Hội Trường Diên Hồng, trụ sở
của Thượng nghị viện vào lúc 7 giờ tối nay" 178 Trong buổi chiều hôm
đó, Đài Phát thanh Sài g̣n liên tiếp đọc đi đọc lại từng giờ
thư mời của Nghị sĩ Trần Văn Lắm yêu cầu các dân biểu và nghị
sĩ đến dự phiên họp đặc biệt khẩn cấp tại trụ sở
Thượng Viện vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Phiên họp ưỡng Viện khai
diễn vào lúc 7 giờ 30 tối với 138 nghị sĩ và dân biểu hiện diện: Có nhiều
người sau này nói rằng phiên họp này không hợp pháp v́ không đủ túc số, tuy
nhiên điều đó không đúng v́ vào tháng 4 năm 1975, tổng số dân biểu và nghị
sĩ trong hai viện quốc hội là 219 người, theo nội quy của quốc hội
th́ chỉ cần quá bán tổng số tức là 110 ngời là đủ túc số để
họp lưỡng viện, như vậy con số 138 người th́ đă quá đủ
túc số rồi. Theo lời yêu cầu của Chủ tịch Thượng Viện, ông Trần
Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc Pḥng đă hướng dẫn một phái đoàn
quân sự đến quốc hội để tŕnh bày về t́nh h́nh quân sự và ṿng đai
pḥng thủ Sài g̣n. Phái đoàn này gồm có Đại Tớng Cao Văn Viên, Tổng Tư
Lệnh QLVNCH, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô,
Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân, Phó Đô Đốc Chung Tấn
Cang, Tư lệnh Hải Quân, Chuẩn tướng Trần Đ́nh Thọ, Trởng Pḥng
3 và Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu và Đại tá Hoàng Ngọc Lung, Trưởng Pḥng
2/Quân Báo thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Ông Trần Văn Đôn, với tư cách
là Xử Lư Thường vụ Tổng trưởng Quốc Pḥng, đă thuyết tŕnh cho Lưỡng
Viện Quốc hội t́nh h́nh bi đát của đất nước kể từ khi Ban Mê
Thuột thất thủ ngày 10/3/75, sau đó mất Quảng trị ngày 19/3 An Lộc ngày 20/3,
Huế ngày 26/3 Quảng Tín ngày 178 Nguyễn Bá Cẩn: Sđd, trang 436. 24/3, Quảng Ngăi
ngày 25/3, Đà nẵng ngày 29/3, Quy Nhơn ngày 1 tháng 4, Nha trang ngày 2 tháng 4, Đà Lạt ngày 4/4,
Phan Rang ngày 16/4, Phan Thiết ngày 19/4, Xuân Lộc ngày 20/4 và ngay trong lúc quốc hội đang
họp th́ quân Cộng sản Bắc Việt đă tới Biên Hoà. Phái đoàn Trần Văn
Đôn tường tŕnh với Lưỡng Viện Quốc Hội rằng hiện CS Bắc
Việt đang có tới l6 sư đoàn tức là vào khoảng hơn 160.000 quân đang bao vây
Sài G̣n cùng với sự yểm trợ của một số rất đông thiết giáp và pháo
binh hạng nặng, trong khi đó th́ ṿng đai pḥng thủ của ta đang từ từ bị
thu hẹp. Cồ hai nghị sĩ là Phạm Đ́nh Ái và Vũ Văn Mẫu hỏi phái đoàn
Quốc Pḥng lực lượng tổng trừ bị của VNCH ở đâu và ṿng đai
pḥng thủ như thế nào th́ được trả lời rằng tổng trừ bị
đang ở ṿng đai pḥng thủ Sài G̣n cùng với hai sư đoàn 5 và 25. Tuy nhiên hai đại
đơn vị này đă bị quân Cộng sản cầm chân, Sư đoàn 5 bị quân Cộng
sản vây ở căn cứ Lai Khê và Sư Đoàn 25 đang bị vây ở căn cứ Đồng
Dù, c̣n trong thủ đô Sài G̣n th́ chỉ có Cảnh sát Dă chiến cùng với một số đơn
vị Biệt Động Quân bảo vệ. Tóm lại, phái đoàn phúc tŕnh rằng tổng
số quân VNCH bảo vệ thủ đô chỉ có khoảng 60.000 người và không có khả
năng tăng viện thêm trong khi đó th́ quân CSBV đông gấp 3 lần và quân của họ
từ các vùng miền Bắc và Miền Tnung tiếp tục kéo về càng ngày càng đông và đó
là viễn ảnh của mặt trận Sài G̣n trong một vài ngày sắp tới. Theo một
nhà báo Pháp th́ trong bài thuyết tŕnh này, ông Trần Văn Đôn "đă đặt ra một bức
tranh vô cùng bi thảm: chỉ vài ngày, có thể chỉ vài giờ nữa, Sài g̣n có thể bị
đại bác 13O ly của Cộng sản tàn phá. Vậy phải thương thuyết ngay
để có ngưng bắn càng sớm càng tốt . " Cựu Thủ Tướng Nguyễn
Bá Cẩn cho biết thêm một vài chi tiết về phiên họp đặc biệt này của
lưỡng viện như sau: "Sau khi ba tướng Trần Văn Đôn, Nguyễn văn
Minh và Nguyễn Kắc B́nh ra về để cho lưỡng viện quốc hội tiếp
tục thảo luận, thời giờ qua rất nhanh thế mà các nghị sĩ dân biểu
kéo dài cuộc thảo luận dằng co xung quanh hai đề tài hợp hiến và chủ
quyền quốc gia, chưa chịu biểu quyết. Dân biểu phạm Anh, Tổng Trưởng
Đặc trách liên Lạc Quổc Hội, từ hội trường Diên Hồng báo cáo với
tôi rằng các nghị sĩ và dân biểu thuộc phe cầm quyền không chống đối
việc trao quyền cho Dơng Văn Minh v́ muốn tránh đổ máu cho nhân dân trong đô
thành. Trái lại một chuyện bất ngờ và đầy mâu thuẩn đă xảy ra là
nghị sĩ và dân biểu đối lập lại do dự chưa chịu biểu quyết
cho tướng Minh là người mà họ đă ủng hộ lâu nay. “Khi trao đổi
với nhau một cách bán chính thức ngoài hành lang của hội trường, một sổ
dân biểu và nghị sĩ đối lập cho biết “sở dĩ họ chống
việc trao quyền cho tướng Minh là v́ họ nghĩ rằng Tướng Minh sẽ không
đủ tài ba để giữ nước mà sẽ làm mất nước vào tay Cộng
sản. " được hỏi “nếu vậy th́ tại sao lâu nay quí anh tín nhiệm tướng
Minh như lănh tụ đối lập trong nước” th́ các dân biểu và nghị sĩ
đối lập trả lời rằng: “chúng tôi nào có tín nhiệm và tín tưởng Tướng
Minh. Chúng tôi chỉ dùng tướng Minh để phá Tổng Thống Thiệu mà thôi!" “Cũng
nên nói thêm là hai toà đại sứ Hoa Kỳ và Pháp vận động khá mạnh nên sau cùng
lưỡng viện quốc bội ngưng thảo luận để biểu quyết " *179 Sau
đó, vào lúc 8 giờ 45 tối, Thượng Nghị Sĩ Trần Văn Lắm đọc
câu hỏi sau đây trước Lưỡng Viện Quốc hội "Ai đồng ư là TT Trần
Văn Hương nên trao quyền cho ông Minh để ông ta có thể t́m kiếm một con
đuờng văn hồi ḥa b́nh cho Việt Nam?" 136 trong tổng số 138 dân *179 Nguyễn Bá
Cẩn: Sđd, trang 442-443. biểu và nghị sĩ bỏ phiếu thuận, hai người
không bỏ phiếu là TNS Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện và Dân
biểu Phạm Văn Út, Chủ Tịch Hạ Viện v́ theo nội quy của Thượng
và Hạ viện th́ vị chủ tịch chỉ bỏ phiếu khi nào không đủ đa
số mà thôi. Như vậy, chỉ 24 tiếng đồng hồ sau quyết nghị ngày
26/4, Quốc Hội đă thông qua một quyết nghị mới minh định việc cả
hai viện lập pháp chấp thuận việc TT Trần Văn Hương trao quyền lại
cho ông Dương Văn Minh và có như vậy th́ việc Cụ Trần Văn Hương
trao quyền mới có vẻ như là có tính cách hợp hiến và hợp pháp và đó là điều
mà Cụ trông đợi. Ông Trần Văn Đôn kể lại rằng tối hôm đó ông
đến nhà Cụ Hương để thông báo việc xảy ra ở quốc hội th́
Cụ nhờ ông Đôn nói lại với ông Dương Văn Minh là Cụ sẵn sàng trao
quyền bất cứ lúc nào. Khi ông Đôn ra về, Cụ Hương nói với ông Đôn
rằng: "họ muốn có ông Minh th́ có ông Minh!”. Theo ông Đôn th́ sau đó ông Nguyễn Xuân
Oánh và ông đến toà đại sứ Pháp và Mỹ thông báo việc quốc hội đă
chấp thuận việc trao quyền cho ông Dương Văn Minh rồi cả hai ngời
ghé đến nhà ông Minh. Ông Đôn nói với ông Minh là Cụ Hương sẵn sàng trao quyền
bất cứ lúc nào th́ ông Minh nói rằng ông ta sẽ nhậm chức vào lúc 5 giờ chiều
ngày hôm sau, thứ Hai 28 tháng 4 năm 1975. (Đại úy Nguyễn Văn Nhựt, cựu tùy viên
của TT Trần Văn Hương quả quyết với người viết rằng tối
27 tháng 4 cũng như tối hôm sau 28 tháng 4, Cụ Hương không hề tiếp ông Đôn
tại Phủ Phó Tổng Thống trên đường Hiền Vương). Sau khi Dương
Văn Minh đă chính thức được quốc hội chấp thuận giao quyền tổng
thống, khuya hôm đó, theo Frank Snepp, đại sứ Hoa Kỳ Martin mới chỉ thị
cho Polgar, trùm CIA Sài G̣n, đi đón những nhân vật thân cận và trung thành với ông Thiệu
đưa lên phi trường Tân Sơn Nhất rồi họ được một chuyến
bay đặc biệt đưa sang Căn cứ Không Quân Clark tại Phi Luật Tân. Trong số
những hành khách trên chuyến bay đặc biệt này có cựu thủ tướng Nguyễn
Bá Cẩn, cựu tổng trưởng Hoàng Đức Nhă và cựu Thiếu tướng Tư
lệnh Cảnh sát Nguyễn Khắc B́nh. Frank Snepp cho biết rằng Đại Sứ Graham
Martin đă ra lệnh không cho một viên chức cao cấp nào trong chính phủ được
ra đi cho đến khi nào Đại Tướng Dương văn Minh được chính
thức giao quyền tổng thống. *180 Cựu thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn nói
với người viết rằng ông ra đi vào tối 27 tháng 4 v́ ông không muốn làm cái việc
bàn giao chức vụ thủ tướng cho Vũ Văn Mẫu. Trong cuốn hồi kư sau
này, ông Nguyễn Bá Cẩn cũng xác nhận rằng ông được toà đại sứ
Hoa Kỳ đưa lên phi trường Tân Sơn Nhứt vào rạng sáng ngày 28 tháng 4 và được
đưa qua Căn cứ Clark Field của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân trên một chiếc
phi cơ vận tăi C-13O cùng với Bác sĩ Phan Quang Đán và ông Hoàng Đức Nhă. Trong khi
tại Sài G̣n, hai viện quốc hội đă thông qua quyết nghị cho phép TT Trần Văn
Hương " trao quyền” cho ông cựu Đại ướng Dương Văn Minh
để "điều đ́nh" với Cộng sản th́ tại Hà Nội, Vơ Nguyên Giáp đă
nhân danh Quân ủy Trung Ương gửi một chỉ thị mang số 113/QUTW ngày 27 tháng
4 năm 1975 cho các đơn vị Cộng sản tại miền Nam về "nhiệm vụ
của các đơn vị quân đội quản lư thành phố Sài Gon-Gia Định". Chỉ
thị này dài tất cả là 10 trang giấy nói về việc "quản lư tốt", nắm vững
đặc điểm của Sài G̣n-Gia Định và công tác cụ thể trong việc quản
lư. Vơ Nguyên Giáp ra lệnh rằng chỉ thị này phải được "quán triệt đầy
đủ đến tân chi bộ và trung đội, tiểu đội và đựơc chấp
hành nghiêm túc". Trong bản chỉ thị này, không hề có câu nào nhắc đến việc
có thể thương lượng với Dương Văn Minh. *180 Frank Snepp: sđd, trang
448
Nhân Vật Trần Văn Đôn Trong cuốn " Việt Nam nhân chứng," tác giả
Trần Văn Đôn cho biết thân phụ của ông là công dân Pháp và ông ra đời tại
Bordeaux vào năm 1917, rồi theo cha trở về Việt Nam. Đến năm 1927, ông lại
được cha cho sang Pháp "du học” lúc mới 10 tuổi. Sau hai năm, ông về thăm
nhà và không muốn trở lại Pháp nên học ở Sài G̣n cùng lớp với Dương Văn
Minh. Sau khi đậu tú tài, vào năm 1939 sang Pháp học về Cao Đẳng Thương Mại
(Hautes etudes Commerciales) nhưng khi Đệ Nhị Thế chiến bùng nổ vào năm đó
th́ bị động viên vào quân đội với cấp bậc binh nh́. Sang năm 194O được
vào học trường sĩ quan trừ bi St. Maixent nhưng giữa chừng th́ phải ra
trận rồi bị Đức Quốc xă bắt. Năm 1940 lại theo cha là Trung úy Y sĩ
Trần Văn Đôn về Việt Nam và phục vụ trong quân đội Pháp. Năm 1944
ông được người Pháp gởi đi học sĩ quan tại Trường Đồi
Thông, được người Pháp đọc là Trường Tông ở Phú Thọ và trở
thành sĩ quan trong Quân Đội Pháp. Năm 1947 được làm sĩ quan tuỳ viên cho
Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân rồi đến năm 1950 được sang Pháp
theo học Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng trong 1 năm, về nước năm
1951 và được cử phụ trách Nha An Ninh Quân Đội. Đến năm 1954 được
cử kiêm nhiệm thêm chức Tham Mưu Trưởng thay cho Đại tá Trần văn Minh
và ở lại chức này cho đến năm 1957. Năm 1955, Trần Văn Đôn từ
bỏ quốc tịch Pháp, đốt cấp hiệu đại tá của Pháp và được
Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm thăng lên thiếu tướng, sau đó được
cử làm Tư Lệnh Quân Đoàn I rồi Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội
VNCH khi Đại Tướng Lê Văn Tỵ bị bệnh. Ông là một trong những người
tổ chức và lănh đạo cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm l963 giết chết
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu nhưng đến ngày 30
tháng 1 năm 1964 th́ bị Tướng Nguyễn Khánh chỉnh lư và sau đó bị cho giải
ngũ. Năm 1967 ông ứng cử vào Thượng Nghị viện, năm 1971 ứng cử
vào Hạ Nghị Viện và vào năm 1975 th́ giữ chức Phó Thủ Tướng kiêm Tổng
trưởng Quốc Pḥng. Trong cuốn "Viêtnam, Qu’as Tu Fait De Tes Fils," tác giả Pierre Darcourt
có viết về Trần Văn Đôn như sau: Trần Văn Đôn có giáng dấp của
một tướng làm chính trị hơn là chỉ huy. Quen với các tṛ âm mưu trong hậu
trường và với các tṛ xin xỏ trong chính phủ, sự nghiệp và thăng thưởng
của bắn nhờ ở sự bợ đở hơn là thành tích. Trung úy Trần Văn
Đôn bắt đầu leo lên hoạt động chính trị từ năm 1946 lẻo đèo
theo xách cặp cho tướng Nguyên Văn Xuân, sau đó theo Trần Văn Hữu rồi đến
Ngô Đ́nh Diệm. Năm 1956 nhiều bạn người Pháp và bạn trong quân đội
đă khinh miệt hắn v́ để làm đẹp ḷng TT Ngô Đ́nh Diệm, hắn đă
chủ tọa một buổi lễ đốt các tàn tích của thời thực dân Pháp thống
trị” và Đôn đă "liệng cặp lon đại tá cùng với các huy chương
mà quan thầy Pháp ban cho vào lửa. Chú ruột của Trần Văn Đôn giận quá và đă
tặng hắn hai cái bạt tai nẫy lửa”. (Ghi chú của người viết.
Đại tá Trần Văn Đôn cùng với một số sĩ quan cao cấp hồi đó
đă từ bỏ quốc tịch Pháp và làm lễ đốt lon của Pháp để lấy
điểm với chính quyền Ngô Đ́nh Diệm và ông Diệm đă thăng cấp cho Trần
Văn Đôn lên thiếu tướng, chỉ có Đại tá Lê Văn Kim, em rể của
Trần Văn Đôn, và Đại Tá Trần Văn Hổ không chịu bỏ quốc tịch
Pháp để được lên tướng cho nên không được ḷng ông Ngô Đ́nh Diệm.
Trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 Trung Tướng Lê Văn Kim được xem là đầu
năo, là linh hồn trong nhóm bộ ba Dương Văn Minh-Trần Văn Đôn-Lê Văn Kim
và sau khi ông Diệm và ông Nhu bị giết, Tướng Lê Văn Kim được chỉ
định làm ủy Viên Chính trị của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, một
chức vụ tương đương với chức vụ Cố Vấn Chính trị
tại Phủ Tổng Thống mà ông Ngô Đ́nh Nhu nắm giữ trong suốt 9 năm ông Diệm
nắm chính quyền.) Sau này, tuy ông Diệm ban cho hắn danh vọng và cho hắn làm Quyền
Tổng Tham Mưu Trưởng Quân đội, hắn vẫn tham dự dự vào việc
hạ bệ ông Diệm. Là bạn của tướng Dương văn Minh, Đôn bỏ
Minh để theo Kỳ. Nhờ Kỳ để ứng cử rồi lại bỏ Kỳ
để theo Thiệu. Làm tṛ ma-nớp để Thiệu sửa hiến pháp cho phép Thiệu
ứng cử lần thứ ba, Thiệu thưởng công bằng cách cho hắn giữ ghế
phó thủ tướng. “Trần Văn Đôn lo xa nên hay đi ngoại quốc, nhất
là những nước có liên lạc thân hữu với Pháp. Tại Paris, hắn đă t́m gặp
các quan thầy cũ để tỏ ḷng hối hận v́ đă giám đốt lon và huy chương
của Pháp. Sau năm 1975, Trần Văn Đôn đă nhờ Tướng Loisillon của quân
đội Páp vận động xin với chính phủ Pháp cho hắn lănh tiền hưu trí
v́ đă phục vụ nước Pháp trong 16 nắm trời (1940-1956) và hắn đă lănh được
sổ tiền là 130.OOO quan (khoảng 32,OOO đô-la). Đồng thời, Trần Văn Đôn
cũng đă nhờ Jean Sainteny (cựu Cao ủy Pháp tại Bắc Việt và là người
rất thân với Hồ Chí Minh) môi giới để hắn móc nối với những kẻ
có liên lạc với Việt Cộng và Hà Nội. Trần Văn Đôn nổi tiếng là
người có tài thông gian với nhiều phụ nữ Việt Nam có chồng nhưng mà vẫn
giữ được liên lạc tốt với những người bị cắm sừng
và giữ đựơc liên lạc với vợ của hắn”*181 Ông Trần Văn
Đính nói rằng trong thời gian Cụ Trần Văn Hương làm thủ tướng
cũng như là Phó Tổng Thống, có *181: Pierre Darcourt: "Vietnam, Q’as Tu Fait de Tes Fils."
bản dịch của Phạm Kim Vinh trong saigon, Người Việt, PO Box 486, Westminster, CA
92683, 1979, tr. 109-110) nhiều người đă yêu cầu Cụ đưa ông Đôn lên giữ
một vài chức vụ quan trọng nhưng Cụ nhất mực từ chối, Cụ
cho rằng ông Đôn chỉ là một người "opportunist” (cơ hội chủ nghĩa,
gió chiều nào theo chiều đó), đời sống riêng tư "thiếu đạo đức",
không xứng đáng để giữ một chức vụ nào trong guồng máy lănh đạo
quốc gia.*182 Người viết có hỏi cựu Đại úy Nguyễn Văn Nhựt
sĩ quan tùy viên của Cụ Trần Văn Hương cho đến ngày cuối cùng, về
tin đồn nói rằng vào cuối tháng 4 năm 1975, Cụ Hương dự định
mời ông Trần Văn Đôn làm thủ tướng th́ ông Nhựt trả lời rằng
" tôi ở bên cạnh Cụ gần như là suốt ngày đêm trong thời gian đó và tôi
không hề nghe Cụ nói với ai về việc mời ông Đôn làm thủ tướng. Riêng
về ông Đôn th́ Cụ có nói như vầy: “Cái ông đó th́ tôi không bao giờ mời
làm một chức vụ ǵ cả." Để có thể hiểu thêm về nhân vật này,
có một câu chuyện được chính ông Trần văn Đôn kể lại cho bạn
bè của ông và trong giới chính trị cũng như các vị tướng lănh có nhiều
người biết chuyện này. Người kể lại câu chuyện này với người
viết là một nhân vật có nhiều liên hệ với ông Đôn từ Sài g̣n cũng như
sau năm 1975. Theo lời ông Đôn kể lại th́ vào khoảng thập niên 1980, ông Đôn
bị một chứng bệnh ǵ đó và được vào điều trị trong bệnh
viện Val De Grace, tức là quân y viện lớn nhất của quân đội Pháp ở gần
Paris và ông đă kết thân với một vị bác sĩ Quân Y người Pháp phục vụ
tại bệnh viện này. Ông Đôn vốn là công dân Pháp trước năm 1955, là cựu
sĩ quan trong quân đội Pháp cho nên đă được hưởng quyền lợi đặc
biệt này. Trong thời gian dưỡng bệnh ở đây, ông Đôn hang ngày đi dạo
và thường gặp một người Việt Nam khá lớn tuổi *182: phỏng vấn
ông Trần Văn Đính, thứ nam của Cụ Trần Văn Hương tại California
2002. cũng đi dạo trong sân bệnh viện với người theo hầu và mỗi
lần gặp th́ bao giờ ông Đôn cũng cúi đầu chào. Nhiều lần như vậy
th́ người bệnh nhân lớn tuổi đó cũng chào đáp lễ và có lần ông ta
dừng lại chuyện tṛ thăm hỏi với ông Đôn. Người đó nghe giọng
nói của ông Đôn th́ biết là người Miền Nam, ông ta hỏi tên tuổi và sau khi ông
Đôn tự giới thiệu th́ ông già đó nói "à, cái tên đó th́ tôi cũng có nghe"' Ông già
đó là Lê Đức Thọ, lúc đó đang được chính phủ Pháp cho sang chữa
bệnh tại Paris. Những lần sau, Lê Đức Thọ gặp ông Đôn cùng đi
với vị bác sĩ người Pháp th́ cũng chuyện tṛ vui vẻ và có lần ông ta nói
với ông Đôn là nên về thăm quê hương v́ "đất nước đang cần
bàn tay xây dựng của Việt kiều". Vị bác sĩ người Pháp, cũng là y sĩ
điều trị cho Lê Đức Thọ, nói với Lê Đức Thọ rằng cả hai
người muốn cùng đi chung sang thăm Việt Nam một chuyến th́ ông Thọ hứa
là sẽ ra lệnh cho sứ quán lo thủ tục cấp chiếu khán khẩn cấp cho hai
người. Vài ngày sau, có nhân viên của sứ quán Cộng sản đến bệnh viện
và đưa chiếu khán nhập cảnh Việt Nam vô hạn định cho vị bác sĩ
người Pháp, ông Đôn bèn hỏi về trường hợp của ông. Tên nhân viên sứ
quán hỏi tên ông Đôn và sau khi được ông Đôn cho biết tên th́ y trả lời
bằng một giọng lạnh lùng "trường hợp của anh th́ phải theo thủ
tục thông thường " Nhận định về phúc tŕnh của Trần Văn Đôn
tại Lưỡng viện Quốc hội ngày 27 tháng 4 năm 1975, Jean Lartéguy đă viết
trong L'Adieu à Saigon rằng “tướng Đôn th́ chẳng có ǵ để mất mát nhiều.
Sinh tại tỉnh Bordeaux, ông là dân Tây. Và mặc dù ông ta đă đốt giấy thông hành và
đốt cặp lon đại tá của quân đội Pháp để làm đẹp ḷng ông
Ngô Đ́nh Diệm và bà Nhu, nhưng ông ta biết là không thể mất cái quốc tịch Pháp.
Những tṛ hề!*183 Pierre Darcourt cho biết về phản ứng của một số
dân cử về báo cáo của ông Đôn: “Trần Văn Đôn đă dệt ra một bức
tranh vô cùng bi thảm. Chỉ vài ngày, có thể chỉ vài giờ nữa, Sài g̣n có thể bị
đại bác 130 ly của Cộng sản tàn phá .Vậy phải thương thuyết ngay
để có ngừng bắn càng sớm càng tốt". Darcourt nói thêm rằng: “ngày sau đó,
các dân biểu nghị sĩ trẻ đă thốt ra những lờ giận dữ và khinh bỉ:
"Đồ bán nước! Quân đầu hàng! Tướng pḥng ngủ!" Darcourt cho biết là
Bác sĩ Thức, trưởng khối Cộng Hoà đă tiến về phiá Đôn và hét lên
nhiều lần: “đồ phản quốc! Phản quốc! Mầy chỉ là một
tên phản quốc! Mày đáng bị xử bắn!'*184 Các Vị nghị sĩ cùng dân biểu
trong hai viện quốc hội lúc đó đều không biết rằng ông Trần Văn Đôn
không c̣n đủ tư cách để làm việc thuyết tŕnh này v́ ông Đôn lúc đó không
c̣n là công dân Việt Nam nữa, ông ta đă lấy lại quốc tịch Pháp, đă lấy
thông hành của nước Pháp vào buổi tra ngày hôm đó và thực ra th́ dù ông ta đă
phục vụ với tư cách là tớng lănh, là nghị sĩ, là dân biểu, là phó thủ
tướng v v của Việt Nam Cộng Hoà trong hơn 3 thập niên nhưng ông ta không hề
mất quốc tịch Pháp v́ thân phụ của ông ta là một người công dân Pháp và ông
ta đă sinh trưởng tại Pháp. Pierre Darcourt tiết lộ rằng: "trước đó
vài giờ, giữ cho trọn nghiă bầy tôi với nước Pháp, Đôn đă tới từ
biệt lại sứ Pháp Mérillon và để lănh giấ thông hành quốc tịch Pháp" Theo
Jean Lartéguy trong L'Adieu À Saigon, khi ông ta đến dùng cơm trưa với Đại sứ
Mérillon th́ ông đại sứ tḥ đầu qua cửa sổ nói với ông rằng "xin lỗi,
chờ tôi một lát v́ *183 Jean Lartéguy: L'Adieu À Saigon, bản dịch Saigon, trang 17 *184 Pierre
Darcourt: sđd, bản dịch "Saigon," trang 113 tôi đang tiếp một thân hữu. Ông ấy
đến từ biệt tôi" Jean Lartéguy nói rằng "Đó là Trần Văn Đôn. Ngày bôm qua
(26-4-75), ông ta c̣n là Phó Thủ Tướng kiêm Tổng trưởng quốc Pḥng và đă có lúc
nghĩ tới việc nắm lấy ghế thủ tướng, nếu không nắm được
cái ghế quốc trưởng. Hôm trước, Đôn hoạt động mạnh để
đẩy Hương khỏi cái ghế tổng thống v́ Đôn dệt ra một t́nh h́nh
quân sự bi thảm dưới sự thật. Trong những ngày gần đây, Đôn là bầy
tôi trung thành của chính sách Pháp. Người ta bảo tôi rằng nhiều tháng trước
đây, Đôn đựơc toà đại sứ Pháp nghe theo về rất nhiều điều.
Tướng Đôn bảnh trai, xuất sắc, nhẹ nhàng đă tới toà đại sứ
Pháp để lấy sổ thông hành (passport) của nước Pháp. Phải chăng ông ta sanh
tại tỉnh Bordeaux?*185 Như vậy th́ vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, cựu Trung tướng
Trần Văn Đôn đă có thông hành của Pháp, điều đó có nghĩa là ông ta đă
hồi tịch trước đó hoặc là ông ta không hề mất cái quốc tịch Pháp
“thổ sinh" như Jean Lartéguy đă nói và một công dân nước Pháp như ông ta tại
sao lại được mời ra thuyết tŕnh về an ninh quốc pḥng tại lưỡng
viện quốc hội của nước VNCH?
8 Ngày Thứ
Hai 28.4.1975
NGÀY THỨ HAI 28 THÁNG 4 /1975 "Trao Quyền"
Cho Dương Văn Minh
Có một số tác giả và cả Frank Snepp trong cuốn Decent
Interval đă nói rằng Cụ Trần Văn Hương có ao ước được làm
tổng thống trong một tuần lễ, do đó Cụ muốn kéo dài cho đến chiều
28 tháng 4 mới giao quyền lại cho ông Dương Văn Minh để cho thời gian Cụ
làm đúng 7 ngày như Cụ từng ao ước. Điều này hoàn toàn không đúng v́ người
quyết định làm lễ bàn giao vào ngày hôm sau chính là Dương Văn Minh. Ông trần
Văn Đôn có kể lại trong Việt Nam Nhân Chứng rằng tối hôm trước ông
có nói với ông Dương Văn Minh là nên “nhận liền nhiệm vụ để
bắt tay vào việc" th́ ông Minh nói rằng “5 giờ chiều mai". Ông Đôn nhận xét
rằng sở dĩ ông Minh muốn đợi đến 5 giờ chiều hôm sau là v́ "ông coi
ngày giờ tốt trước khi nhận việc." Trong một bài đợc đăng
trên báo diễn Đàn phụ Nữ, ông Trần Văn Lắm, cựu chủ Tịch Thượng
Viện đă kể lại với Tiến sĩ Lâm Lễ Trinh rằng tối 27 tháng 4, ông
Lắm đến báo tin với Cụ Hương về việc Lưỡng Viện Quốc
Hội đă biểu quyết đồng ư để TT Trần Văn Hương từ chức
và trao quyền lại cho Dương Văn Minh rồi sau đó đến gặp ông Minh và
đề nghị nên làm lễ bàn giao vào hồi 9 giờ sáng ngày hôm sau 28 tháng 4. Ông Lắm kể
lại rằng ông Dương Văn Minh đi qua pḥng bên cạnh để bàn luận với
Trung Tướng Mai Hữu Xuân là người rất tin bói toán, sau đó ông Minh ra nói với
ông Lắm rằng “9 giờ sáng không được tốt, bàn giao lúc 5 giờ rưỡi'
chiều đi". *186 . Ông Trần Văn Đính, thứ nam của Cố TT Trần Văn
Hương quả quyết rằng Cụ Hương không bao giờ nói rằng Cụ "muốn
làm tổng thống trong một tuần lễ" v́ Cụ không bao giờ có ư muốn làm tổng
thống và các ông Trần Văn Đôn, Trần Văn Lắm kể lại nư trên th́
việc bàn giao chức vụ tổng thống đúng một ngày sau khi quốc hội biểu
quyết không phải là ư của Cụ Hương mà đó là quyết định của Dương
Văn Minh v́ quá tin vào tướng số và nghe theo lời cố vấn của Trung tướng
Mai Hữu Xuân. Theo Tiziani Terzant tác giả cuốn sách " Giải phóng!: The Fall and Liberation of
Saigon," người kư giả Ư bị trực xuất ra khỏi Việt Nam trước đó
ít lâu và vừa mới trở lại Sàig̣n sau khi ông Thiệu từ chức, th́ lễ bàn giao
được thông báo với báo chí là sẽ diễn ra vào lúc 10 giờ sáng, sau đó lại
được hoăn đến 3 giờ chiều và cuối cùng th́ dời lại lúc 5 giờ
chiều. Terzani nói rằng sở dĩ có sự tŕ hoăn như vậy là v́ Dương Văn
Minh gặp khó khăn trong việc thành lập tân chính phủ. Sau khi có tin Dương Văn
Minh lên thay Cụ Trần Văn Hương, giới quan sát tại Sài g̣n tiên đoán rằng
hai *186: tuần báo Diễn Đàn Phụ Nữ số 161 năm 1997 người có thể
được ông Minh chỉ định làm thủ tướng là Nghị sĩ Vũ Văn
Mẫu theo phe Phật giáo Ấn Quang hay là Nghị sĩ Vũ Văn Huyền, thuộc phe
Thiên chúa giáo. Cả hai người ai cũng muốn làm thủ tướng. Cuối cùng th́
Dơng Văn Minh chọn Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu v́ ông Mẫu là người
có nhiều liên hệ đến phe Hoà giải Hoà Hợp Dân Tộc của Phật giáo Ấn
Quang, c̣n Luật sư Nguyễn Văn Huyền th́ làm Phó Tống thống. Theo bài phóng sự
tường thuật lễ bàn giao tổng thống tại Dinh Độc Lập chiều
28 tháng 4 năm 1975 của Đài Phát thanh Sài g̣n th́ buổi lễ bắt đầu vào lúc 5
giờ chiều với sự hiện diện của khoảng 200 người gồm đại
diện Thượng và Hạ Viện, Tối Cao Pháp Viện, Giám Sát Viện và một số
tổng bộ trưởng trong chính phủ Nguyễn Bá Cẩn. Trong buổi phóng sự truyền
thanh cuối cùng này của đài Phát Thanh Sài g̣n, phóng viên của đài nói rằng: " Thưa
quư thính giả, vào lúc này th́ bên ngoài Dinh Độc Lập, chúng tôi nhận thấy trời đă
bắt đầu mưa và Sài g̣n đang trải qua một buổi chiều u ám như
hoàn cảnh hiện tại của đất nước. " . Trong bài diễn văn cuối
cùng, Tổng thống Trần Văn Hương nói: " Thưa quư vị “Bữa nay
là cái ngày đă từ lâu rồi quư vi phải có mà ngày nay đă có, tức là đă đáp ứng
nguyện vọng của tôi từ lâu rồi. "Kbi tổng thống tiền nhiệm trao nhiệm
vụ cho tôi, tôi vẫn biết sức già, dầu muốn dầu không, tuổi trời đă
cao, sức đă ṃn, tất nhiên là không thể nào đảm trách đựơc một nhiệm
vụ lớn lao trong khi mà nước nhà đă trải qua một buổi khó khăn vô cùng
không thể trưởng tượng được. Bởi vậy cho nên trong ḷng tôi vốn
mong mỏi rằng dầu thế nào cũng phải có đựơc một người
ra lănh cái trách nhiệm này để lo cho việc nước. Gọi là cú vét phần nào, cái
ǵ gọi là quyền lợi, cái ǵ gọi là danb dự của nước Việt Nam Cộng
Hoà của chúng ta. “Khi tôi đến trao đổi ư kiến với Đại tướng
Dương Văn Minh, điểm làm tôi thắc mắc là điểm pháp lư bởi v́ nếu
tự nhiên tôi đem cái quyền của tôi trao lại cho Đại Tướng th́ nư vậy,
về phương diện pháp lư, không hợp lư chút nào. Điểm đó, tôi cùng Đại
tướng đă có thảo luận. Sau khi ra ngoài lưỡng viện tôi cũng có tŕnh bày
và lưỡng viện, sau khi thảo luận hai ngày th́ đă t́m ra được giải
pháp mà đây tôi tin là giải pháp đáp lại chỗ mong mơi của mọi người. “Thưa
quư vị, điểm thắc mắc về pháp lư hết rồi th́ về mặt đó chúng
ta không c̣n băn khoăn chi nữa, th́ dầu muốn dầu không cái chuyện lớn lao hiện
giờ không c̣n là chuyện pháp lư nữa, th́ việc làm sao cho nước VNCH dầu t́nh h́nh
có kbó khăn đến đâu đi nữa, th́ cũng phải giữ phần nào cái danh dự
của tổ tiên chúng ta. "Thưa với Đại Tướng, dù muốn dù không, một
chương lịch sử đă giờ qua rồi, những chương sẽ viết tới
đây sẽ do nơi tay Đại Tướng mà bây giờ có hỏi ngay ra rằng Đại
Tướng sẽ viết những ǵ, tôi thấy là Đại Tướng cũng băn
khoăn, không thể trả lời. Nhưng tôi biết rằng với thiện chí của
Đại Tướng đă sẵn có, thế nào việc làm sau này không đến nỗi
phụ ḷng tin cậy của tất cả đồng bào, của quốc hội đă hoàn
toàn đặt nơi Đại tướng. Đường đi nó có khác, nó đă khác, bởi
v́ triều đại đă thay đổi. Chúng ta bây giờ không nghĩa là phải luôn luôn
đổ xương máu, chúng ta không phải nghĩ là chúng ta phải đánh tới người
chiến sĩ cuối cùng, tới viên đạn cuối cùng khi mà c̣n có một biện pháp
nào, một giải pháp nào có thể đem lại hoà b́nh mà không đến nỗi tổn thương
quá sức danh dự của nước nhà: Bởi vậy cho nên đường lối có
lẽ là ở trong khuôn đặt sẵn như thế đó . "Thưa với Đại
Tướng, nhiệm vụ của Đại Tướng rất là nặng. Khi Đại
tướng ra gánh vác việc này tôi thấy rơ ràng là Đại Tướng không những
có một thiện chí không mà thôi, Đại Tướng c̣n phải có những can trường
ǵ mới dám đảm nhận như vậy và tôi cũng mong mỏi thế nào cbo Đại
Tướng thành công. Vả lại, đặt lại vấn đề, giải pháp chiến
đấu để giữ giải pháp dung hoà, ôn hoà, nghiă là quên hết tất cả những
ǵ gọi là căm thù để đem lại trước hết sự hoà giải, ḥa hợp
rồi tới hoà b́nh để cùng nhau sống yên mưu đồ chuyện tái tạo nước
nhà. Theo tôi nghĩ, con đường là con đường đó. “Thưa với Đại
Tướng, xoá hận căm thù không phải là căm thù đối với ở ngoài, mà tôi
cũng xin phép nói là chúng ta cũng nên xoá căm thù tất cả những ǵ gọi là căm
thù ở bên trong. Trước kia, có lẽ những chỗ sai biệt đâm ra nếu là người
Việt Nam thành thật thương nước, th́ tất nhiên người đó dù muốn
dù không cũng phải lo cho nước, yêu nước. Nhưng tiếc có một nỗi đồng
sàng mà có nhiều khi dị mộng,cho nên nghĩ như vậy mà cái ḷng nó nghĩ khác nhau. Việc
làm khác nbau nên sinh ra xích mích, sanh ra đến cái chỗ có thể gọi là căm thù, th́ tôi
thành khẩn yêu cầu Đại Tướng bao nhiêu những việc ǵ có thể gọi
là căm thù nội bộ, Đại Tướng vui ḷng ráng thế nào xoá bỏ hết. Vả
lại trong bộ máy của chế độ nào đều có những người phụng
sự cbo chế độ đó. Nếu chế độ kế tiếp mà c̣n nghĩ đến
những việc trước, t́m ra chuyện ân oán giang hồ gây chuyện thù nữa, th́ những
người bất kỳ ở chế độ nào, tôi nghĩ làm sao mà dám tận tâm với
chề độ đó khi nghĩ đến chề độ sau này có thể trả thù trả
oán. “Cái chỗ mong mơi của tôi là như thế và tôi cũng hết sức thành khẩn
yêu cầu Đại Tướng nên nghĩ đến tiền đồ của nước
nhà, nên nghĩ về sinh mạng, sống c̣n của đất nướớc này, làm thế
nào cho việc hoà giải khởi sư trước ở trong nước này trước khi
ra nước ngoài. “C̣n một điểm nữa có lẽ là điểm chót. Tất
nhiên là Dại Tướng sẽ mang hết sức ḿnh mà làm, nhưng tôi cũngnh́n nhận
ḷng ḿnh dầu có thiện chí đến đâu nhưng sức ḿnh nó có hạn. Đại Tướng
cũng là người, Đại tướng không phải là một vị thiêng liêng nao có
phép mầu cho nên chỉ ph án một lời là mọi chuyện đều đấy như
ư muốn được. Tất nhiên là Đại tướng phải ráng sức, chuyện
Đại Tướng ráng sức mà thành công hay không thành công, đó là một việc tôi tưởng
phần lớn không phải tùy nơi Đại Tướng. Nhưng nếu Đại tướng
thành tâm v́ nước để lo cho nước, ráng văn hồi hoà b́nh lại để dân
sống được yên, làm thế nào cho máu đừng đổ, thịt đừng rơi
th́ cái công của đăi tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại
đời đời. Dầu thế nào, tôi thiết nghĩ rằng không bao giờ mà đất
nước này người ta có thể quên đại tướng. “Tôi xin cám ơn quư
vị”. *187 Đó là bài diễn văn cuối cùng của Cụ Trần Văn Hương,
hai lần làm đô trởng Sài g̣n, hai lần làm thủ tướng chính phủ, cựu
phó tổng thống và cách đó chừng một phút là vị tổng thống cuối cùng của
chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà. Nghe bài diễn văn trao quyền của Cụ,
người ta nghĩ rằng Cụ không nói với ông Dương Văn Minh v́ ông Minh lên làm
tổng thống th́ dù là không hợp hiến đi nữa, ông ta cũng không thể xem những
người đă “phụng sự chế độ cũ” là kẻ thù. Cụ Trần
Văn Hương có lẽ cũng như hầu hết người dân Miền Nam vào lúc đó
đều biết rằng Cộng sản Bắc Việt sẽ thắng trong vài ba ngày sắp
tới th́ cái chính phủ của ông Dương Văn Minh cũng không thể tồn tại,
cho nên khi Cụ nói đến việc "xoá bỏ hận thù, hoà giải, hoà hợp rồi tới
ḅa b́nh", Cụ đề cập đến việc không trả thù những người đă
phục vụ trong chế độ cũ, th́ đó là những điều Cụ muốn *187
Nhật Báo Ngời Việt, số 5990 ngày 2 tháng 5 năm 2002 mượn bài diễn văn
cuối cùng trong đời của Cụ để nhắn nhủ với những người
Cộng sản khi mà "tiều đại đă thay đổi".
Dương Văn Miinh
Không Chịu Treo Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Ḥa
Khi cựu tổng thống VNCH
Trấn Văn Hương đọc xong bài diễn văn và trở về chỗ ngồi,
tất cả quan khách, các đài truyền h́nh, các đài phát thanh và đại diện báo chí
đều hướng nh́n về con người của giờ thứ hai mơi lăm,
cựu Đại tướng Dương Văn Minh. Tiziano Terzani, một trong hơn 100 kư giả
đă chứng kiến buổi lễ giao quyền hôm 28 tháng 4 năm 1975 tại Dinh Độc
Lập, đă tả lại như sau: “Sau khi cựu TT Trần Văn Hương trở
về chỗ ngồi, bục diễn đàn vẫn trống trơn. Dương Văn Minh
vẫn ngồi yên không hề nhúc nhích. Một người lính tiến vào dưới hàng đèn
phản chiếu và gỡ hai lá cớ đem ra khỏi pḥng. Sau đó anh ta trở lại và
tháo gỡ quốc uy cũ của Việt Nam Cộng Ḥa gắn trước bục diễn
đàn rồi một người lính khác mang đến gắn huy hiệu mới của Dương
Văn minh, đó là h́nh hoa mai năm cánh nằm trong dấu hiệu âm dương của người
Trung Hoa, tượng trưng cho hai yếu tố đối nghịch tạo thành sự đồng
nhất trong vũ trụ. “Có nhiều tiếng x́ xào trong hội trường. Nền
Cộng Ḥa đă thay đổi bộ mặt. Dương Văn Minh đứng dậy từ
từ tiến về bục diễn đàn, mặt ông ta tỏ ra nghiêm trọng. Ngay lúc đó
hai tiếng sét nổ thật lớn ở ngoài trời và tiếp theo là tiếng sấm kéo
dài như để đánh dấu ư nghĩa lịch sử của giớ phút đau thương
nầy ..”*188 Trong cuốn Cruel Avril, nhà báo Oliver Todd cũng tường thuật buổi
lễ này tương tự như vậy " một ngời lính trẻ tháo gỡ lá quốc
kỳ sau bục diễn dàn rồi gỡ quốc huy của VNCH và thay thế bằng huy hiệu
mới của Dương Van Minh”. *189 Trong cuốn những Ngày Cuối Cùng Của VNCH,
tác giả Nguyễn Khắc Ngữ đă viết rằng " Cùng lúc ấy, một binb sĩ
vào pḥng, bật đèn cho sáng thêm rồi lấy hai lá cờ lớn đi. Sau đó, anh ta trở
lại gỡ huy hiệu hai con rồng của tổng thống cũ gắn trên bục diễn
đàn mang đi. Liền sau đó, một người lính khác mang huy hiệu mới có bông
mai 5 cánh màu trắng vẽ trên nền xanh, ở giữa có vẽ dấu hiệu âm dương”*190 Cả
ba tác giả nói trên đều không hề nhắc nhở ǵ đến việc ông Dương
Văn Minh tuyên thệ nhậm chức như Phó Tổng Thống trần Văn Hương
đă làm khi ông lên thay thế cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cách đó đúng
một tuần lễ và nhiều nhân chứng dự buổi lễ " trao quyền" hôm đó
đă xác nhận rằng ông Dương Văn Minh chỉ có đọc diễn văn mà không
hề tuyên thệ "trung thành với Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà", điều đó có
nghĩa là tân "Tổng thống' Dương Văn Minh không c̣n công nhận bản Hiến Pháp
l967 của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa. Như vậy, cho tháo gỡ hai lá quốc
kỳ trước khi đọc diễn văn và không thèm tuyên thệ khi nhậm chức tổng
thống VNCH, phải chăng ông Dương Văn Minh muốn gián tiếp nói với phe Cộng
sản rằng ông ta đă xé bỏ bản Hiến Pháp năm 1967 của Việt Nam Cộng
Hoà, không c̣n liên hệ ǵ đến chế độ Đệ Nhị Cộng Ḥa nói riêng và
cà lịch sử ba mươi năm *188: Tiziano Terzani: sđd. trang 40-41. *189: oliver Todd: sđd,
trang 354 *190: Nguyễn Khắc Ngữ: Những Ngày cuối Cùng Của VNCH, Nhóm Nghiên Cứu
Sử địa xuất bản, Montréal, Canada 1979, trang 350 chống lại Đảng Cộng
sản Việt Nam để bảo vệ tự do cho những người Việt Nam không
chịu sống chung với Cộng sản từ miền Bắc cho đến Miền Nam
sau này nói chung. Phải chăng ông Dương Văn Minh muốn nói với "người anh
em bên kia" rằng tân tổng thống Miền Nam" Dương Văn Minh, "tân phó tổng thống
Nguyễn Văn Huyền và "tân thủ tướng" Vũ Văn Mẫu đều là những
người thuộc "thành phần thứ ba", không có liên hệ ǵ đến cả hai nền
Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà mà tượng trưng là lá cờ vàng ba sọc
đỏ vừa được ông cho gỡ xuống cất đi? Một điểm
hơi khá mâu thuẫn là tuy không c̣n công nhận lá cờ vàng 3 sọc đỏ là quốc kỳ,
tuy không c̣n công nhận hiến pháp VNCH năm 1967 nữa, ông Dương Văn Minh lại vẫn
c̣n thích dùng danh xưng "tổng thống” và ông đă sử dụng danh xưng này với
tất cả mọi người trong khi trên thực tế th́ lúc đó chính phủ của
ông không phải là một chính phủ hơp pháp do dân bầu lên (dejure) mà chỉ là một chính
phủ thực tại (defacto), do đó ông chỉ có thể tự xưng là "quốc trưởng”
mà thôi. Trong Decent Interval, Frank Snepp cho biết trong cuốn Đại Thắng Mùa Xuân, Văn
Tiến Dũng nói rằng "chiều 28 tháng 4 bộ tư lệnh chiến dịcb Hồ chí
Minh phân tích t́nh h́nh toàn bộ ờ Sài G̣n và thấy rằng phe địch rất hoang mang,
bộ chỉ huy mất trật tự trong hai ngay đầu của chiến dịch, các mũi
tiến qân của ta vẫn hoạt động theo đúng kế hoạch. Do đó Văn
Tiên Dũng ra lệnh cho cuộc tổng tấn công phải được khởi sự
vào sáng ngày 29/4 để tiến về Sài G̣n. Lệnh này đă được gởi đến
mọi dợn vị cũng như thông báo cho Hà Nội. Tối bôm đó Lữ đoàn Chiến
xa 203 của CSBV với nhiệm vụ tiến thẳng vào thủ đô Sài G̣n đă được
lệnh xuất từ Biên Hoà, tắt đèn tiến theo quốc lộ số 1 hướng
về Sài G̣n”* 191 Trong khi Dương Văn Minh đang chuẩn bị tổ chức
lễ trao quyền tại Dinh Độc Lập th́ Cộng sản đă ra lệnh cho cựu
trung úy không quân Nguyện thành Trung, người sĩ quan phản bội đă lấy phi cơ
A-37 oanh tạc Dinh Độc Lập vào hồi đầu tháng 4 rồi lái phi cơ theo Việt
Cộng, hướng dẫn một đoàn năm chiếc phản lực cơ A-37 từ
Nha Trang bay vào oanh tạc Sài g̣n. Việc này có nghĩa là tuy đă được biết Dương
Văn Minh sắp sửa lên nhận chức tổng thống để thương thuyết
theo sự đ̣i hỏi của Cộng sản như ông ta đă rêu rao, những "người
anh em bên kia" của ông vẫn ra lệnh cho phi cơ của chúng bay vào oanh tạc Sài g̣n. Trong
cuốn Đại Thắng mùa Xuân, Văn Tiến Dũng đă nói rằng “đó là một
cuộc tấn công được phối hợp một cách tuyệt vời". Ngay sau khi
Dương Văn Minh trở thành tổng thống VNCH, ngoài việc phi cơ của Cộng
sản oanh kích, một cơn giông băo lớn chưa từng thấy đă trút xuống thành
phố Sài G̣n với những tiếng sấm nổ c̣n lớn hơn cả tiếng pháo kích
của hoả tiễn 122 ly của Cộng sản. Người dân Sài G̣n lúc đó nhiều
người đă cho rằng đó là điềm trời, đó là “ông trời cũng
khóc cho số phận của Miền Nam”. Trong khi những người ủng hộ
tân " Tổng Thống Dương Văn Minh đang rất lạc quan với viễn ảnh
người được xem là một trong những nhân vật lănh đạo hàng đầu
của “lực lượng thứ ba" sẽ bắt đầu những cuộc thương
thuyết với những " người anh em bên kia" để đem lại ḥa b́nh cho phần
c̣n lại của miền Nam th́ Hà Nội lại xem ông Minh "không c̣n là dại diện cho lực
lương thứ ba" nữa. Ngay hôm đó, Bộ Chính Trị Đảng Lao Động đă
gửi cho "anh Sáu Dân" tức là ông Vơ Văn Kiệt cùng "P.10 và các Khu ủy, B.76, N. 50* là các Ban,
Ngành" một bức điện văn khẩn Số 505/TV *191: Frank Snepp: sđd, trang 470 đề
ngày 28 tháng 4 năm 1975 nói về việc Dương Văn Minh lên làm "tổng thống”
như sau: “1. Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, quân dân ta sắp đánh thẳng
vào sào huyệt cuối cùng của chúng, đế quốc Mỹ đă thay Thiệu, nay thay
Hương đưa Dương Văn Minb lên làm tổng thống với ư đồ thương
lựơng với ta ḥng cứu văn phần c̣n lại của chế độ Sài G̣n. Dương
Văn Minh ra nhận chức tổng thống trong lúc này không c̣n là đại diện cho lực
lượng thứ ba... việc làm của Dương Văn Minh nằm trong âm mưu của
Mỹ, đồng thời cũng phù hợp với lập trường chính trị của
phe nhóm Minh là không muốn cho chế độ Sài G̣n sụp đổ hẳn, muốn ngăn
cản thắng lơị quang vinh của dân tộc trong giờ phút lịch sử hiện
nay. “ư đồ này đă thể hiện rơ trong nội dung bản tuyên bố của
Dương Văn Minh khi nhận chức tổng thống lúc 16 giờ 50 ngày 28 tháng 4 trong đó
không đả động ǵ đến Mỹ, không đề cập đến 2 yêu cầu
cơ bản của ta nêu trong bản tuyên bố của Chính phủ cách mạng lâm thời
ngày 26 tháng 4, lại kêu gọi ngừng bắn ngay tức khắc các cuộc tấn công lẫn
nhau ", kêu gọi quân đội ngụy “giữ vững hàng ngũ, giữ vững vị
trí” để hoàn thành nhiệm vụ mới là bảo vệ phần đất c̣n lại. “kêu
gọi ngừng tấn công, ḥa giải, ḥa hợp đ̣i thi hành hiệp định Pari một
cách chung chung lúc này là thực hiện âm mưu của Mỹ, ngăn chận quân dân ta đánh
sụp đỗ hoàn toàn chế độ thối nát Sài G̣n hiện nay. 2. Như thông tri
số 10/TT.75 ngày 27 tháng 4 năm 1975 của Thường Vụ đă vạch rơ: “trong t́nh
h́nh ngụy quyền đang trước nguy cơ sụp đổ loàn toàn, bất cứ
tên tay sai nào lên ... dù có tuyên bố thi hành Hiệp định Pari, ḥa b́nh, ḥa hợp dân tộc
hay thế nào đi nữa đều phục vụ cho âm mưu Mỹ, trở thành tay sai Mỹ”. Toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân kiên quyết thực hiện quyết tâm không ǵ lay chuyển của
ta là đánh bại hoàn toàn Mỹ-Ngụy, đánh sụp chế độ thối nát Sài G̣n,
công cụ của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, giải phóng toàn bộ miền
Nam, thống nhất đất nước yêu quư của chúng ta. Chúng ta kiên quyết đẩy
mạnh tân công và nổi dậy đến toàn thắng theo kế hoạch đă định,
không có ǵ thay đổi. T́nh h́nh Hương đổ, Minh lên ..., bọn tay sai và bộ máy
kèm kẹp bên dưới càng hoang mang rệu ră chính là điều kiện rất thuận
lợi cho ta dể dành toàn tbắng. ..Chỉ có một con đường đi đến
ḥa b́nh độc lập thật sự tự do dân chủ, cơm áo và ḥa b́nh dân tộc là
đập tan mọi âm mưu của Mỹ và lật đổ hoàn toàn ngụy quân, ngụy
quyền, dành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân”*192 Trong khi tân "Tổng Thống”
Dương Văn Minh đang thành lập tân nội các để chờ đợi nói chuyện
với "người anh em bên kia" th́ ông ta không biết rằng Cộng sản đă không c̣n
xem ông ta như là đại diện của "lực lương thứ ba và tệ hại cho
ông hơn nữa là họ xem việc ông nhận chức "tổng thống” như là "phục
vụ cho âm mưu của Mỹ, trở thành tay sai của Mỹ và muốn ngăn cản
thắng lợi quang vinh của dân tộc trong giờ phút lịch sử hiện nay”. Cũng
trong ngày Dương Văn Minh nhậm chức, tại Hà Nội, "anh Văn" tức ỉa
Vơ Nguyên Giáp đă đại diện cho Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương gửi
điện văn số 135B/TK ngày 28 tháng 4 năm 1975 đến các cán bộ, chiến sĩ,
đảng viên và đoàn viên tại miền Nam như sau: “1. Các anh chuyển lời
động viên vắ sau đây đến cán * Ghi chú: P.10 là Sài G̣n-Gia Định, B.76 là Tây
Ninh và N.50 là B́nh Phước (Long An.) *192 văn Kiện Đảng: trang 320-321. bộ và
chiến sĩ, đảng viên và đoàn viên: “Bộ Chính tri và Quân Ủy Trung ương
gởi lời chào quyệt thắng đến toàn thể cán bộ và chiến sĩ, đảng
viên và đoàn viên, các đồng chí hăy anh dũng tiến lên giành toàn thắng cbo chiến dịch
lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại " 2.Trong giờ phút lịc sử này, thường
vụ Quân ủy chúc các anh khỏe và giành toàn thắng cbo chiến dịch. VĂN*193 Cộng
sản Hà Nội không hề nhắc đến việc thương thuyết với tân " Tổng
Thống” Dương Văn Minh của miền Nam cả. *193 văn kiện Đảng:
trang 323.
9 Ngày Thứ
Ba 29.4.1975
NGÀY THỨ BA, 29 THÁNG 4 NĂM 1975 Vào lúc 4 giờ Sáng ngày
29, Cộng quân pháo kích nhiều trái đạn đại bác 13O ly và hoả tiễn 122 ly vào
khu vực phi trường Tân Sơn Nhứt, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH và Bộ
Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Bạch Đằng. Cuộc pháo kích này đă gây nhiều
tổn thất quan trọng tại phi trường Tân Sơn Nhứt: một chiếc C-13O
của Không Lực Hoa Kỳ bị trúng đạn khi sắp sửa cất cánh, hai chiếc
C-13O khác chở người ty nạn may mắn đă cất cánh trước đó chừng
vài ba phút vâ hai binh sĩ Thủy Quân lục Chiến Hoa Kỳ, hạ sĩ Darwin Judge và bạ
sĩ Cbarles McMahon, vừa mới được đưa đến Sài G̣n cách đó 10 ngày
để phụ trách về an ninh cho chiến dịch di tản Mỹ kiều, bị tử
thương trong ṿng đai pḥng thủ phi trường. Hai binh sĩ này là hai người Mỹ
cuối cùng bị thiệt mạng trong lịch sử Hoa Kỳ tham chiến tại Việt
Nam trong hai thập niên. Một điều đáng chú ư là dường như McMahon là một
cái tên định mệnh: người Mỹ đầu tiên bị chết tại Việt
Nam là Trung Tá Peter Dewey, nhân viên của cơ quan t́nh báo OSS, là một người Mỹ rất
ủng hộ Việt Minh, ông ta đă nhiều lần lên tiếng phản đối người
Pháp và tiếp xúc trực tiếp với các đại diện của Việt Minh, do đó
đă bị người Pháp yêu cầu phải rời khỏi Sài G̣n. Vào ngày 26 tháng 9 năm
1945, Trung Tá Dewey phải trở về Ấn Độ, tuy nhiên v́ máy bay bị trục trặc,
ông từ phi trường Tân Sơn Nhứt lái xe trở về Sài G̣n ăn trưa và đă
bị tự vệ của Việt Minh tưởng lầm là người Pháp cho nên bắn
chết tại cầu McMahon, lúc đó người Việt Nam gọi là cầu "Bạc Má Hồng,"
sau này là cầu Công Lư. Đúng 3O năm sau th́ người Mỹ cuối cùng bị giết
chết tại phi trường Tân Sơn Nhứt v́ đạn pháo kích của quân Cộng sản
Bắc Việt vào rạng sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975 là một hạ sĩ quan Mỹ cũng
mang tên là McMahon, cái tên mà người Việt ngày xưa đă gọi là " bạc má hồng “. Sau
trận pháo kích này, kế hoạch di tản người Mỹ và người Việt ty nạn
bằng phi cơ C-13O xem như là bị huỷ bỏ hoàn toàn v́ phi trường Tân Sơn Nhứt
đă bị hư hại nặng nề. Đến 10 giờ 3O sáng, Tướng Homer Smith,
Tuỳ Viên Quân Lực tại Sài G̣n, gọi điện thoại cho ĐÔ Đốc Noel Gayler,
Tổng Tư Lệnh Quân lực Hoa Kỳ tại Thái B́nh Dương tại Honolulu báo cáo rằng
phi trường Tân Sơn Nhứt không c̣n ở trong t́nh trạng sử dụng được
nữa. Tin này được tŕnh lên cho Bộ Trưởng Quốc Pḥng James Schlesinger đang
tham dự phiên họp đặc biệt của Hội Đồng Nội Các tại Bạch
Cung và ông ta đă phúc tŕnh ngay cho Tổng Thống Ford. Vào lúc 7 giờ sáng tại Washington tức
là 7 giờ tối tại Sài G̣n, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đă triệu tập
một phiên họp khẩn cấp dưới quyền chủ toạ của Tổng Thống
Gerald Ford với sự hiện diện của Ngoại Trưởng Henry Kissinger, Bộ Trưởng
Quốc Pḥng James Schlesinger, Đại Tướng George Brown, Chủ Tịch Bộ Tham Mưu
Liên Quân (Jcs) và ông William Colby, Tổng Giám Đốc Cơ Quan T́nh Báo CIA. Phiên họp đặc
biệt này nhắm vào việc t́m giải pháp hữu hiệu để di tản những người
Mỹ c̣n lại ở Sài G̣n. Ngoại trưởng Kissinger bác bỏ đề nghị sừ
dụng khu trục cơ để hộ tống cho phi cơ vận tăi C-13O, ông nói rằng
nên thận trọng không có những hành động tấn công gây hấn để gây hiểu
lầm cho Hà Nội trong lúc này. Sau cùng th́ hội đồng chấp thuận đề nghị
dung hoà của Đại Tướng George Brown, đó là thử dùng 7 phi cơ C-13O từ Phi
Luật Tân và Thái Lan bay đến phi trường Tân Sơn Nhứt, nếu những phi cơ
này c̣n đáp xuống được th́ chiến dịch di tản bằng phi cơ có cánh sẽ
tiếp tục, tuy nhiên trong trường hợp phi đạo không c̣n sử dụng được
th́ phải quay sang sử dụng kế hoạch cuối cùng, đó là kế hoạch "Frequent
Wind: Option-IV”. Đến 9 giờ 45 sáng, Tổng Thống Ford đă triệu tập một
phiên họp đặc biệt của Hội Đồng Nội các tại Bạch Cung. Mở
đầu phiên họp, Tổng Thống Ford nói rằng “trong hai tuần lễ vừa
qua, Hoa Kỳ đă gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy cho đến giờ này th́
việc di tản đang diễn ra một cách tốt đẹp nhưng chúng ta cũng vẫn
chưa thoát ra đước những khó nhăn có thể xảy ra. Mục tiêu của chúng
ta là ngăn không để cho hốn loạn xẩy ra tại Nam Việt Nam rồi sẽ
gây ra nguy hiếm cho việc di tản của người Mỹ, ngăn chận những hoạt
động của Bắc Việt và gữ cho t́nh h́nh đựơc ổn địnb nhằm
hoàn tất cuộc di tản. “Ngoại trưởng Kissinger phúc tŕnh rằng cho đến
giờ này (9 giờ 45 tối tại Sài G̣n), chỉ c̣n có khoảng tư 300 đến 400 người
Mỹ c̣n đang hoạt động trong khuôn viên toà đại sứ Hoa Kỳ và trong hơn
hai ngày qua, có bơn 4,650 người đă được di tản ra khỏi Sài G̣n, nâng tổng
sổ người đựơc Hoa Kỳ di tản lên đến con số gần 45, 000
người, trong số này chỉ có từ 500 đến 60O là người Mỹ. “Bộ
trưởng Quốc pḥng James Schlesinger báo cáo rằng c̣n có khoảng 700 người tại
trụ sở của Văn Pḥng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ tại Tân Sơn Nhứt nhưng
phi cơ vận tăi C 13O không thể đáp xuống được nữa, do đó phải
di tản bằng trực thăng từ trên sân trhựơng của toà đại sứ.
Ông cho biết thêm rằng vấn đề này cũng gặp phải khó khăn v́ chỉ có
hai chiếc trực thăng có thể đáp xuống cùng một lúc và quân Bắc Việt đă
bắn vào trực thăng di tản. “Ngoại Trưởng Kissinger nói rằng mặc
dù Tổng thống Ford đă ra lệnh là chỉ di tản người việt Nam nếu các
phi cơ vận tăi C-130 c̣n đáp xuống đựơc phi trường Tân Sơn Nhứt
và trong trường hợp không c̣n sử dụng phi cơ C-130 nữa th́ chỉ di tản
người Mỹ mà thôi, tuy nhiên tại Sài G̣n Đại Sứ Martin và thiếu Tướng
Homer Smith đă quyết định vẫn tiếp tục di tản cả những người
Việt Nam c̣n đang có mặt trong toà đại sứ Hoa Ky. “Tổng Thống Ford
nhấn mạnh rằng ông muốn phải di tản ít nhất là tủ 43,OOO cho đến
45,000 người Việt Nam ra khỏi miền Nam Việt Nam. “Bộ Trưởng Morton
hỏi Tổng thống Ford: "những người Việt Nam đựơc di tản này
sẽ đựợc đưa đi đâu và trong số này có bao nhiêu người là thuộc
thành phần “chuyên nghiệp và có học” (white collar)? Tổng thống Ford trả
lời rằng Bộ ngoại Giao đang lo giải quyết vấn đề này và sẽ
có 3 căn cứ quân sự tại Hoa Kỳ đang đựợc chuẩn bị để
đón người tỵ nạn. Tổng thống Ford cũng cho biết rằng theo Ngoại
trưởng Kissinger th́ một số các quốc gia khác đă đựơc Hoa Kỳ tiếp
xúc để đón tiếp một số người ty nạn, tuy nhiên có lẽ Hoa Kỳ
sẽ đón nhận 90 phần trăm số người này. “Ngoại trưởng
Kissinger nói rằng cũng khó mà biết rơ được số người tỵ nạn
có đủ tŕnh độ Nghề nghiệp” và “học vấn” là bao nhiêu tuy
nhiên ông đoán chắc rằng có lẽ con số này cũng khá cao. Về đề nghị
của Bộ Trưởng Norton dự định đưa một số khoảng 5,OOO người
tị nạn Việt Nam sang Lănh Thổ Giám Hộ tại Thái b́nh Dương (Pacific trust Territories)
của Hoa Kỳ, nơi đó có lẽ sẽ cần đến tài năng của những
người ty nạn này th́ Ngoại Trưởng Kissinger nhận xét rằng “đó có
vẻ là một ư kiến bay”. Đó là những chi tiết về phiên họp đặc
biệt của Hội Đồng Nội Các Hoa Kỳ sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975 và Tổng
Thống Ford tuyên bố bế mạc phiên họp vào lúc 10 giờ rưỡi sáng, tức là
10 giờ rưỡi tối tại .Sài G̣n, khoảng hơn 12 tiếng đồng hồ trước
khi Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng" *194 Sáng ngày 29 tháng 4, '”thủ tướng”
Vũ Văn Mẫu đă đọc đi đọc lại liên tục trên Đài Phát thanh
Sài G̣n một bản thông cáo của tân Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu người
Mỹ rút ra khỏi Việt Nam trong 24 tiếng đồng hồ. Bản thông cáo đó là Văn
thư Số O33-TT/VT của Phủ Tổng Thống nguyên văn như sau: “Tổng
Thống Việt Nam Cộng Hoà Kính gởi: ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt
Nam. Thưa ông Đại Sư Tôi trân trọng yêu cầu ông Đại Sư vui ḷng chỉ
thị cho nhân viên của Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 tiếng
đồng hồ kể từ ngày 29 4-1975 để vấn đề Hoà b́nh Việt Nam sớm
được gỉai quyết. Trân trọng kính chào ông Đại Sư SAIGON, ngày 28 tháng
4 năm 1975 Kư tên và đóng dấu: Việt Nam Cộng Hoà-Tổng Thống Đại
Tủớng Dương Văn Minh " *194: "cabinet Meeting Minutes. April 29. 1975. Giải mật
ngày 12 tháng 10 năm 1990. Tài liệu "Box 4, James E. Connor Files," lưu trữ tại Thư Viện
Gerald Ford tại Grand Rapids, tiểu bang Michigan. Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin đă
phúc đáp như sau: “Thưa Tổng Thống, Tôi đă nhận được văn
thư nói trên và tôi đă ra chỉ thị thi hành đúng như lởi yêu cầu của Tổng
Thống. Tôi tin rằng Tổng thống sẽ ra lệnh cho các lực lượng quân đội
của chính phủ cộng tác trên mọi phương diện để giúp cho sự triệt
thoái của các nhân viên Ṭa Tuỳ Viên Quân Lực được dễ dàng và trong an toàn. Tôi
cũng xin bày tỏ sự hy vọng rằng Tổng thống sẽ can thiệp với phía
bên kia để họ có thể cho phép các nhân viên Toà Tuỳ viên Quân Lực Hoa Kỳ được
ra đi trong sự an toàn và trật tự. Xin chúc Tổng thống đươc mọi
sự lành. Grabam Martin Đại sứ Hoa Kỳ " "Tổng thống“ Dương
Văn Minh hân hoan đuổi được người Mỹ ra đi và hy vọng rằng
sẽ có triển vọng để nói chuyện với “người anh em bên kia" của
ông th́ vào lúc 10 giờ sáng ngày hôm đó, Lê Duẩn đă gửi một điện văn "gửi
anh Sáu, anh Bảy, anh Tuấn, anb Tư, đồng điện anh Tấn" như sau: "Bộ
Chính Trị và Quân Ủy đang họp th́ được tin Dương Văn Minh ra lệnh
ngưng bắn. Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị: 1-Các anh ra
lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài G̣n theo kế hoạch; tiến quân với
khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước
vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch,
đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng. 2. Công bố
đặt thành phố Sài G̣n-Gia Định dưới quyền của ủy Ban Quân Quản
do tướng Trần Văn Trà làm chủ tịch. ' Sẽ có điện tiếp, nhận
được điện trả lời ngay. BA *195 Như vậy th́ Bộ Chính Trị
Cộng sản Bắc Việt đă có quyết định "giải tán chính quyền các cấp
của tổng thống "Dương văn Minh và đập tan triệt để mọi
sự chống cự của chúng " chứ không hề nói đến hai chữ " ban giao”
mà ông Dương Văn Minh cùng với nhóm Ḥa Giải Ḥa Hợp của ông đang mong đợi.
. Sau khi phúc tŕnh về Bộ Tổng Tư Lệnh Thái B́nh Dương tại Hawaii, Tướng
Smith tŕnh cho Đại sứ Martin biết về vấn đề phi trường Tân Sơn
Nhứt không c̣n có thể sử dụng được cho phi cơ vận tăi C-13O và ông Martin
cuối cùng phải nhượng bộ v́ cho đến ngày 29 tháng 4, ông đại sứ vẫn
cương quyết chống lại lệnh di tản tức khắc tất cả người
Mỹ ra khỏi Việt Nam của Bộ Ngoại Giao. Thâm ư của Đại sứ Martin
là giữ người Mỹ lại để di tản càng nhiều người Việt Nam
ra khỏi Sài G̣n th́ càng tốt chừng đó. Đại sứ Martin gọi điện thoại
thông báo cho Ngoại Trưởng Kissinger và ông Kissinger tŕnh ngay cho tổng Thống Gerald Ford.
Chỉ trong ṿng vài phút, TT Ford ra lệnh cho thi hành Chiến dịch "Frequent Wind Option IV” tức
là kế hoạch di tản toàn bộ người Mỹ ra khỏi Việt Nam vào lúc 10 giờ
51 phút sáng tại Sài G̣n. Trước đó, vào lúc 1 giờ sáng giờ Washington tức là *195:
văn kiện Đảng: trang 324. khoảng 1 giờ trưa ngày 29 tháng 4, Đại sứ
Martin nhận được bức điện văn "thựơng khẩn" số White House
50782 ngày 29 tháng 4 nguyên văn như sau: “Nơỉ gửi: White House Nơi nhận:
Toà Đại Sứ Hoa Kỳ-Saigon Ngoại trưởng Henry A . Kissinger Gửi đến:
Đại Sứ Graham Marizn 1."Tổng thống đă chủ tọa một phiên bọp của
Hội đồng An ninh Quốc Gia và đă có những quyết định sau đây: A.Nếu
ngày hôm nay mà phi trường Tân Sơn Nhứt c̣n có thể sử dụng đựơc cho
các loại phi cơ có cánh (phi cơ vận tăi C-13O) th́ ông Đại sứ được
phép cho di tản những người Việt Nam được xếp vào thành phần có thể
bị nguy hiếm đến tính mạng. Cho đến cuối ngày hôm nay ông đại sứ
phải cho di tản tất cả nhân viên người Mỹ tại phi trường Tân Sơn
Nhứt cũng như là tất cả những nhân viên ngoại giao tại ṭa đại sứ,
ngoại trừ một thiểu số tối cấn thiết cho nhiệm vụ di tản. B.Ông
Đại Sứ không đựơc tiết lộ cho ai biết rằng hôm nay là ngày cuối
cùng loại phi cơ vận tăi C-130 sẽ được sử dụng để di tản
từ phi trường Tâ Sơn Nhứt. C.Nếu phi trường trở thành bất khiển
dụng đối với phi cơ vận tăi và trở thành nguy hiểm nếu bị Cộng
sản pháo kích, ông Đại Sứ phhải tức khắc cho di tản tất cả - lặp
lại: tất cả- người Mỹ tại văn pḥng Tùy Viên Quân Lực DAO và toà đại
sứ bằng phương tiện trực trăng. Nếu cần th́ các phi cơ chiến
đấu v́ các phi cơ chiến đấu sẽ yểm trợ và hoả lực sẽ
được sử dụng để pḥng vệ trong trường hợp các trực thăng
bị tấn công trong khi thi hành việc di tản. 2. Đô Đốc Gayler, Tư lệnh
Hoa Kỳ tại Thái B́nh Dương, sẽ nhận được lệnh tương tự
từ Bộ Quốc Pḥng. Trân trọng Henry A . Kissinger. *196 Trong khi bản thông cáo của
"Tổng Thống “ Dương Văn Minh đ̣i người Mỹ phải triệt thoái
nhân viên của DAO được "Thủ Tướg” Vũ Văn Mẫu đọc đi
đọc lại nhiều lần trên đài phát thanh Sài G̣n th́ trên đài phát thanh của Quân
lực Hoa Kỳ tại Việt Nam được gọi tắt là AFRS, vào buổi trưa
một ngày cuối tháng 4 nóng bức, người xướng ngôn viên đọc đi đọc
lại nhiều lần lởi nhắn: "Motber wants you to call home” (Mẹ muốn con gọi
về nhà) và người dân Sài G̣n được nghe bản nhạc “I’m Dreaming of
a White Christmas “ (Tôi mơ một Giáng Sinh Đầy Tuyết Trắng) phát đi phát lại
liên tục trong ngày hôm đó. Lời nhắn và bản nhạc này là mật hiệu báo cho tất
cả mọi người Mỹ tại Sài G̣n biết rằng Chiến Dịch Frequent Operation
IV đă khởi đầu và tất cả mọi công dân Hoa Kỳ đều phải đến
những điểm hẹn đă ấn đinh sần từ trước để được
di tản ra khỏi Việt Nam. Trong ngày 29 tháng 4, hàng trăm trực thăng C-53 và C-46 đă
từ Hạm Đội Thứ Bảy ngoài khơi bờ biển Việt Nam bay đến
Sài G̣n di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người Việt Nam đang tập
trung tại các địa điểm như Văn Pḥng DAO ở Tân Sơn Nhứt, các cao ốc
của người Mỹ và nhất là toà đại sứ Hoa Kỳ trên đại lộ
Thống Nhất. Đại sứ Graham Martin không chịu di tản v́ ông muốn ở lại
toà đại sứ để *196: "Secretary of State Henry Kissinger's Cable on President Ford's Decisions
on the Saigon Evacuation, April 29, 1975." (Công Điện của Ngoại Trưởng Henry Kissinger về
Quyết Định của Tổng Thống Ford trong việc Di Tản Sài G̣n ngày 29 tháng 4 năm
1975). Tài liệu giải mật ngày 10 tháng 1 năm 2000, lưu trữ tại Thư Viện
Gerald Ford, Grand Rapids, Michigan. kéo dài thời gian nhằm di tản thêm một số người
Việt Nam dù rằng Ngoại trưởng Kissinger đă nhiều lần ra lệnh cho ông phải
ra đi càng sớm càng tốt. Vào lúc 11 giờ 40 tối 29 tháng 4, một toán chuyên viên chất
nổ của Thuỷ Quân lục chiến Hoa Kỳ đă phá nổ toàn bộ Toà Tuỳ Viên
Quân Lực DAO, tức là Bộ Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam gọi
tắt là MAC-V trước năm 1973, nơi mà trong hơn 10 năm đă từng là biểu
hiệu của sự cam kết của Hoa Kỳ với trên nửa triệu quân nhằm chống
lại âm mưu thôn tính Miền Nam Việt Nam của Cộng sản Bắc Việt. Sự
phá huỷ cơ sở này, trước đây được giới báo chí gọi là "Ngũ
giác Đài Phương Đông” (Pentagon East) là dấu hiệu cho biết rằng đối
với người Mỹ, chiến tranh Việt Nam đă kết thúc. Cựu Tổng Thống
Trần Văn Hương Không Chịu Di Tản Trong ngày 29 tháng 4, dù rất bận rộn
trong việc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và người ty nạn Việt Nam,
Đại sứ Martin cũng đă t́m cách đến gặp Cụ Trần Văn Hương,
cựu Tổng Thống VNCH tại Phủ Phó Tổng Thống trên đường Công Lư lần
chót. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc An, bạn thâm giao của Cụ Hương th́ cuộc
gặp gỡ này đă diễn ra như sau: "Cũng ngày đó, 29 tháng 4 nam 1975, Đại
sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lư với một tham vụ
sứ quán nói tiếng Pháp Đại khái đại sứ nói: “Thưa Tổng Thống,
t́nh trạng hiện nay rất nguy hiểm. nhơn danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến
mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ
nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chánh phủ chúng
tôi Cam kết bảo đám cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương
vị tổng thống cho tới ngày Tổng Thống trăm tuổi già. " Tổng Thống
Trần Văn Hương mỉm cười trả lời: "Thưa Ngài Đại Sứ
tôi biết t́nh trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đă đến đỗi như
vậy Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến
mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn ông đại sứ. Nhưg tôi đă suy nghĩ
kỷ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết
rằng Cộng sản vào được Sài G̣n, bao nhiêu đau khổ nhục nhă sẽ trút
xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lănh đạo đứng hàng đầu
của họ, tôi t́nh nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần
nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân
mất nước. Cám ơn ông Đại Sứ đă đến viếng tôi”. Khi
nghe câu: “les États Unis ont aussi leur part de responsibilités (Hoa Kỳ cũng có phần trách niệm
trong đó), Đại Sứ Martin giựt ḿnh nh́n trân trân Ông Trần Văn Hương. Năm
198O, ông thuật lại với tôi: “Dứt câu chuyện, on se sépare sans même se serrer la main”
(chúng tôi từ giă nhau mà cũng chẳng có hề bắt tay nhau). *197 Đây không phải là
lần đầu tiên cụ Trần Văn Hương từ chối lời mời di tản
ra ngoại quốc. Trong cuốn hồi kư "Saigon et Moi", cựu đại sứ Pháp Mérillon
cho biết rằng trước ngày 28 tháng 4 năm 1975, ông ta có chuyển lời mời cụ
Trần Văn Hương sang sinh sống ở Pháp sau khi giao quyền lại cho Dương
Văn Minh th́ cụ đă trả lời như sau: "Ông đại sứ à, tôi đâu có ngán
Việt Cộng. Nó muôn đánh, tôi sẽ đánh tới cùng. Tôi chỉ sợ mất nước,
sống lưu đày ở xứ người ta. Nếu trời hại nước tôi, nước
tôi mất, tôi thề sẽ ở lại đây và mất theo nước ḿnh”. *197: G.S.
Nguyễn Ngọc An: "Cụ Trần Văn Hương" đăng trên Báo Thời Luận,
không rơ ngày. Cựu Đại úy Nguyễn Văn Nhựt, sĩ quan tùy viên của Phó Tổng
Thống Trầ Văn Hương cho người viết biết vào những ngày cuối
cùng trong tháng 4 năm 1975, Cụ Trần Văn Hương đă nói với các anh em phục
vụ tại Phủ Phó Tổng Thống rằng “thấy các em c̣n trẻ tuổi mà phải
chịu hy sinh gian khổ v́ chiến tranh “qua” rất thương, tuy nhiên sổ phận
của đất nủớc ḿnh là như vậy, ḿnh phải đánh cho tới cùng." Sau
khi bàn gian chức vụ tổng thống cho Dương Văn Minh, tối 28 tháng 4, cụ
Trần Văn Hương dă dọn ngay về tư gia ở trong đường hẻm đường
Phan Thanh Giản, tuy nhiên qua sáng ngày hôm sau, 29 tháng 4, cụ phải trở lại Dinh Phó Tổng
Thống ở đường Công Lư một lần cuối cùng để tiếp kiến
đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin khi ông Martin đến từ giă cụ. Trong một
cuộc tiếp xúc với Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, cựu phó thủ tướng Việt
Nam Cộng Ḥa tại Westminster vào cuối năm 2005, Bác sĩ Viên có cho người viết
biết rằng vào sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, ông và bà Trần Văn Văn có đến thăm
Cụ Trần Văn Hương một lần cuối và Cụ Hương đă nói với
hai người rằng hai vị đại sứ Pháp và Hoa Kỳ có đến mời ông
đi tị nạn nhưng ông đă từ chối ḷi mời của họ. Vào năm 1978,
khi Việt Cộng trả lại "quyền công dàn" cho Dương Văn Minh, các anh em đang
bị tù “học tập cải tạo” đều bị đi xem h́nh ảnh và phim
chiếu lại cảnh cựu "Tổng thống” Dương Văn Minh đang hồ
hỡi hân hoan đi bầu quốc hội " đảng cử dân bầu" của Cộng sản. Cụ
Trần Văn Hương cũng được Cộng sản trả lại “quyền
công dân" nhưng cụ đă từ chối. Cựu Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương
đă gửi bức thư sau đây đến các cấp lănh đạo chính quyền Cộng
sản: " .. hiện nay vẫn c̣n có mấy trăm ngàn nhơn viên chế độ cũ,
cả văn lẫn vơ, từ Phó Thủ tướng, Tổng Bộ trưởng, các tướng
lănh, quân nhân công chức các cấp các chính trị gia, các vị lănh đạo tôn giáo, đảng
phái đang bị tập trung cải tạo, rĩ tai th́ ngắn hạn mà cho đến nay
vẫn chưa thấy được được Vê'. "Tôi là người đứng
đầu hàng lănh đạo Chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa, xin lănh hết trách nhiệm
một ḿnh. Tôi xin chính phủ mới thả họ về hết v́ họ là những người
chỉ biết thừa hành mạng lệnh cấp trên, họ không có tội ǵ cả. Tôi xin
chính phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, c̣n lo làm ăn xây dựng đất
nuớc. “Chừng nào những nguời tập trung cải tạo được về
hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng
đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi". Cụ
Trần Văn Hương không hề nhận “quyền công dân” của Cộng sản
và cho đến khi từ trần vào năm 1981 th́ cụ vẫn c̣n lâ công dân của Việt
Nam Cộng Ḥa
10 Ngày Thứ
Tư 30.4.1975 / Ngày Cuối Cùng
Cuối Cùng NGÀY THỨ TƯ, 3O
THáNG 4 Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng
4, tuy nhiên con số người Mỹ c̣n lại ở Sài G̣n vẫn c̣n nhiều. Vào lúc 1 giờ
30 sáng, Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Ṭa đại sứ Mỹ phải kết
thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài G̣n, và Đại sứ Martin phải
ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên đến
3 giờ 45 sáng, vẫn c̣n có trên 400 người tại toà đại sứ Mỹ trong đó
có cả Đại sứ Martin. Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đă quyết
định kết thúc cuộc di tản và tất cả các phi công đều nhận được
lệnh như sau: "Đây là lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ và lệnh này phải
được chuyển lại bởi bất cứ phi công trực thăng nào liên được
với Đại Sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép
di tản và Đại Sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên.
Phi cơ chở đại sứ Martin phát đi ám hiệu “Tiger, Tiger, Tiger" để
báo cho biết rằng ông Martin đă được di tản". Vào lúc 4 giờ 58 sáng ngày 30
tháng 4, Đại Sứ Martin"bị hộ tống” lên trực thăng mang tên là Lady Ace
09, trên chiếc trục thăng này một phân đội Thuỷ Quân Lục Chiến đă
được lệnh bắt giữ ông đại sứ để áp tăi lên phi cơ nếu
ông ta c̣n chống lại lệnh di tản. Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin đă cố
t́nh cưỡng lại lệnh của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhưng ông lại là ân
nhân của một số người Việt Nam v́ nếu không có ông th́ họ không có may mắn
được di tản ra khỏi Sài G̣n trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm
1975. Theo Ngoại Trưởng Kissinger th́ Đại Sứ Martin đă phối hợp di tản
được 6,000 ngời Mỹ và trên 50,000 người Việt Nam ra khỏi Sài G̣n. Sau
khi Đại Sứ Martin bị hộ tống lên trực thăng, trong toà đại sứ
lúc đó vẫn c̣n gần 200 người Mỹ mà trong số đó có 170 người là lính
Thuỷ Quân Lục Chiến có nhiệm vụ bảo vệ cho chiến dịch di tản.
Cuộc di tản vẫn tiếp tục cho đến đúng 7 giờ 53 phút sáng ngày 3O tháng
4 năm 1975 th́ chiếc trực thăng CH-46 cuối cùng mới rời khỏi sân thượng
của toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n mang theo Trung sĩ Juan Valdez, người lính
Mỹ và cũng là người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Chuyến phi
cơ trực thăng cất cánh khỏi sân thượng của ṭa đại sứ Mỹ
vào hồi 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 này đánh dấu sự kết thúc của
chính sách “ủng hộ miền Nam Việt Nam chiến đấu chống lại sự
bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong vùng Đông Nam Á của Hiệp
Chủng Quốc Hoa Kỳ qua 5 đời tổng thống: Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford
trong hơn 20 năm. Đối với người Mỹ, cuộc chiến tranh đă chấm
dứt nhưng đối với một số người Việt Nam th́ cuộc chiến
vẫn chưa tàn. Vào ngày 30 tháng 4, có một số chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam
Cộng Ḥa vẫn c̣n tiếp tục chiến đấu dù rằng trong vô vọng. Duơng
Văn Minh Ra Lệnh Đầu Hàng Vào lúc 10 giờ 24 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, "Tổng
thống” Dương Văn Minh đă đọc nhật lệnh trên đài phát thanh Sài
G̣n ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân thuộc Quân Lực VNCH phải buông súng đầu
hàng. Ông Dương Văn Minh đă tuyên bố như sau: "Đường lối, chủ
trương của chúng tôi là ḥa giải và ḥa hợp dân tộc để cứu sinh mạng
đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự ḥa hợp ḥa giải gữa người
Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu của người Việt Nam. V́ lẽ
đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa hăy b́nh tĩnh
ngưng nổ súng và ở đậu th́ ở đó. “Chúng tôi cũng yêu cầu anh em
chiến sĩ Chính Phủ Cách Măng Lâm Thời Cộng Ḥa miền Nam ngưng nổ súng, v́ chúng
tôi ở đây đang chờ gặp Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền
Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong ṿng trật
tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào." “Thủ tướng “Vũ
Văn Mẫu cũng đọc lời kêu gọi mọi tầng lớp dân chúng hăy chào mừng
"ngày Hoà b́nh cho Dân tộc Việt Nam" và ra lệnh cho mọi công chức phải trở về
nhiệm sở. Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng Tham Mưu Phó Quân Lực
VNCH nhân danh Trung tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham Mưu trưởng (vắng mặt),
ra lệnh cho tất cả mọi quân nhân các cấp phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh của
" tổng thống" Dương Văn Minh về vấn đề hưu chiến. Dương
Văn Minh cũng đưa ra lời kêu gọi những "người anh em bên kia" hăy ngưng
mọi hoạt động gây hấn và ông ta nói rằng chính quyền của ông đang chờ
đợi được gặp gỡ chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt
Nam để cùng thảo luận về " buổi lễ bàn giao quyền hành và để tránh
đổ máu cho nhân dân." Dương Văn Minh không hề đề cập đến cũng
như không đưa ra lời kêu gọi nào với Cộng sản Bắc Việt, lúc đó
dường như ông cố t́nh làm như không biết việc chính Cộng sản Bắc
Việt mới là những người lănh đạo hàng ngũ những " người anh
em bên kia" của ông. Ông Dương Văn Minh chỉ kêu gọi những “người
anh em bên kia" trong cái gọi là "chính phủ cách Mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam", chắc
là ông ta đă nghĩ đến những người lănh đạo trong cái chính phủ này
như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh tấn Phát, Nguyễn Thị B́nh v.v, nhưng ông ta
không biết rằng những người mà ông ta kêu gọi đó không hề có một quyền
hành nào, c̣n những kê có quyền hành lúc đó như Lê Đức Thọ, Ván Tiến Dũng,
Phạm Hùng, ba ủy viên Bộ Chính trị đại diện cho Hà Nội đang thực
sự nắm toàn quyền trong chiến dịch Hồ Chí Minh th́ ông ta không có đả động
tới. Thượng Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu
Trưởng Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt và đồng thời cũng là Tư Lệnh
Chiến trường Miền Nam Việt Nam lúc đó đang nghe lời kêu gọi của Dương
Văn Minh trên đài phát thanh Sài G̣n. Ngay sau đó, thay v́ tiến về Sài G̣n để "bàn giao”
như lời kêu gọi của Dương Văn Minh, Văn Tiến Dũng đă ra lệnh
cho "tất cả các quân đoàn, các vùng quân sự và mọi đơn vị các cấp phải
tiến càng nhanh càng tốt đến các mục tiêu đă được chỉ định
ở sâu trong các đô thị cũng như các tỉnh, kêu gọi địch quân đầu
hàng, giao nạp vũ khí và bắt giữ tất cả các sĩ quan từ cấp thiếu
tá trở lên; đập tan ngay tức khắc mọi mưu toan kháng cự. " Ông "Tổng
Thống” Dương Văn Minh không thể nào biết được rằng trưa
ngày hôm đó, Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương đă gửi điện văn
số 516/TV ra lệnh cho các cấp lănh đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh phải "bắt
địch đầu hàng vô điều kiện": "vấn đề hiện nay là bắt
địch đầu hàng không điều điện chứ không phải cử người
thương lương với địch để ngưng bắn tại chỗ như
có nơi đă làm. Những nơi địch chịu đầu hàng: ta kéo quân vào bắt
địch, hạ vũ khí và tước vũ khí của chúng, giải tán quân đội và
bộ máy chính quyền của địch, phát động quân chúng truy kích, tiêu diệt bọn
gian ác và phản động c̣n ẩn nấp chống lại ta. Những nơi địch
không chịu đầu hang: ta cần phát động quần chúng nổi dậy, kêu gọi
binh sĩ khởi nghĩa kết hợp với mũi tấn công đánh vào các điểm
then chốt của địch, tiêu diệt những đơn vị ngoan cố chống lại
ta, buộc chúng phải đầu hàng không điều kiện. Phải đặc biệt
chú ư chiếm lĩnh, khống chế các sân bay không để chúng sử dụng các máy bay để
chống lại ta và tẩu thoát".*198 Ngoài bức điện văn nói trên, chính Vơ Nguyên Giáp
thay mặt cho Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung ương cũng đă gửi bức điện
văn số 151 ngày 3O tháng 4 năm 1975 gửi cho "anh Sáu” tức là Lê Đức Thọ,
"anh Bảy” tức là Phạm Hùng, "anh Tuấn" tức là Văn Tiến Dũng, "anh Tư”
tức là Trần Văn Trà và "anb Tấn" tức là Lê Trọng Tấn nội dung như sau: “Theo
ư kiến của Bộ Chính Trị và Quân ủy trung ương, 1.việc chỉ đạo
Ủy Ban Quân Quản Sài G̣n-Gia định (kể cả những mệnh lệnh, tuyên bố)
giao cho Trung Ương Cục và Quân Ủy Miền phụ trách. 2.Hôm nay sẽ ra một lời
kêu gọi của Bộ Chỉ Huy Quân giải Phóng. Chúng tôi đang dự thảo và cho phát. 3.Có
thể dùng Dương Văn Minh để kêu gọi các đơn vị của địch
hạ vũ khí, nhưng không phải với tư cách Tổng thống mà chỉ với tư
cách một người đă sang hàng ngũ nhân dân. *198: Đại Thắng Mùa Xuân, trang 329-331. 4.
Sẽ tuyên truyền lớn về thắng lơi giải pbóng Sài G̣n-Gia Định, nhưng
nhấn mạnh cuộc chiến đấu đang tíếp tục nhằm hoàn toàn giải
phóng miền Nam. Đă chỉ thị chuẩn bị ngày mừng chiến thắng, sau khi hoàn
thành việc giải phóng miền Nam sẽ tổ chức thống nhất cả nước.
Anh Tố Hữu sẽ có điện cho các Anh. 5. Mười một giờ đă nhận
được tin ta cắm cờ trên Dinb Độc Lập. Gửi các anh lời chúc đại
thắng lơi. Các anh Bộ chính Trị rất vui, rất vui . . . VĂN*199 Như vậy
th́ trước khi xe tăng của Cộng sản Bắc Việt ủi cổng sắt- đă
được mở rộng- để vào chiếm Dinh Độc Lập, nơi mà ông "Tổng
thống” Dương Văn Minh cùng với các ông "phó Tổng thống” Nguyễn Văn
Huyền, "thủ tướng" Vũ Văn Mẫu cùng với một số nhân viên trong "nội
các” của họ để chờ “bàn giao” cho Cộng sản th́ các giới lănh
đạo ở Hà Nội đă quyết định không coi ông như là "tổng thống”
mà chỉ là "một ngưới đă sang hàng ngũ nhân dân," tức là một kẻ đầu
hàng, "đầu hàng không điều kiện" như đă ṇi trong văn thư số 505 cùng
ngày. Các sĩ quan Cộng sản cấp dưới cũng đă nhận được lệnh
này cho nên đối với họ th́ những người tự nhận là tổng thống,
phó tổng thống, thủ tướng v.v. đang ngồi trong Dinh Độc Lập chỉ
là những kẻ đầu hang mà thôi. . Bởi vậy, vào lúc 12 giờ 15 trưa ngày 30 tháng
4, khi chiến xa mang số 879 của Lữ Đoàn Thiết Giáp 203 của quân *199: văn
kiện Đảng: trang 332-333. đội cộng sản Bắc Việt ủi sập
hàng rào sắt tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, "Tổng thống" Dương Văn
Minh thấy vị sĩ quan Cộng Sản đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ,
v́ không biết cấp bậc của quân đội Nhân dân miền Bắc nên ông Minh tưởng
rằng đang đứng trước một tướng lănh cao cấp: “Thưa Quan
Sáu, tôi đă chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông”. Viên sĩ quan Bắc
Việt chỉ huy đoàn chiến xa này là Thượng Tá Bùi Tùng đă dùng danh từ "mày tao
“ xằng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng: “Mày dám nói trao quyền
hả? Mày chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nh́n. Mày làm ǵ có quyền
nào để trao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này
đây. Ngoài ra tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một
trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ
tao cấm mày bông được ngồi xuống!” *2OO Người thuật lại
những lời đối thoại trên là cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa,
một người rất thân cận với ông Dương Văn Minh. Vào năm 1963 ông là
Thiếu Tá ngành Thiết giáp, đă theo tướng Dương Văn Minh đảo chánh Tổng
Thống Ngô Đ́nh Diệm và đă được Dương Văn Minh tin cậy cử
vào phái đoàn đi vào Chợ Lớn "đón” ông Diệm. Trên đường về Bộ
Tổng Tham Mưu, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă
bị giết trên xe thiết vận xa M-113 *200 Dương Hiếu nghĩa : "Hồi Kư Dang
Dở," kể lại theo lời của Trung Tá Nguyễn Văn Binh, cựu Quận Trưởng
G̣ Vấp, cựu dân biểu, có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30 tháng 4
năm 1975 khi quân Bắc Việt chiếm Sài G̣n. Xuân Thời Luận, Califonia 2004, trang 141. và
từ đú cho đến nay, có nhiều người vẫn c̣n có nghi vấn là ông Dương
Hiếu Nghĩa có thể là một trong những người có trách nhiệm trong cái chết
của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Chắc chắn rằng ông Dương Hiếu
Nghĩa không phải là kẻ thù hay có hiềm khích với ông Dương Văn Minh mà đặt
điều viết lại sự đối thoại trên đây nếu chuyện đó không
có thật. Chiều hôm đó, Cộng sản không cho phép Dương Văn Minh đọc
lởi đầu hàng tại Dinh Độc Lập tức là Phủ Tổng Thống của
VNCH, họ đă áp giải ông đến đài phát thanh Sài G̣n để đọc lời
kêu gọi như sau: "Tổng Thống chính quyền Sài G̣n kêu gọi Quân Lực Việt Nam
Cộng Ḥa hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng Miền Nam
Việt Nam. Tôi tuyên bổ chính quyền Sài G̣n, từ trung ương đến địa
phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đền địa phương
trao lại cho chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam". Ngay buổi
chiều ngày 30 thỏng 4, Đài Phát Thanh Giải Phóng loan báo kể từ nay, thành phố Sài
G̣n được cải danh là " thành Phố Hồ Chí Minh”. Kể từ ngày hôm đó,
ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài G̣n đă mất tên, Sài G̣n không c̣n nữa. Kể từ ngày hôm đó, Quốc
gia Việt Nam Cộng Hoà không c̣n nữa. Và cũng kể từ ngày hôm đó, tại Miền
Nam Việt Nam Tự Do cũng không c̣n nữa.
|